Nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh Hoá Quyết định thành lập: Quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 27/01/1992. Toạ độ địa lý: 19 độ 31' đến 19 độ 43' vĩ độ Bắc và 105 độ 25' đến 105 độ 43 .
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vườn quốc gia & khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học
đặc trưng của của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy trường Sơn, tiếp giáp biên giới
Việt - Lào.
Góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, bảo đảm an ninh môi trường và phát
triển bền vững về kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Ban quản lý: Đã có ban quản lý được thành lập từ năm 1995 với biên chế 64 người
Các giá trị đa dạng sinh học: Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế Vũ quang
có 76% diện tích rừng là rừng tự nhiên và được chia thành 2 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh á
nhiệt đới phân bố trên độ cao 1000m chiếm 20% diện tích Vườn với 2 loài ưu thế là Pơ Mu Fokiania
hodginsii và Hoàng Đàn Cupressus torulosa ; Kiểu rừng xanh kín nhiệt đới dưới 1000m, với trữ lượng
cao, nhiều cây gỗ lớn. Đã thống kê được 465 loài thực vật bậc cao với nhiều loài quý hiếm như: Cẩm lai,
Lát hoa, lim, giổi, Pơ mu, Hoàng đàn, Trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý.
Động vật rừng đã thống kê được 70 loài thú trong đó nhiều loài quý hiếm như: Sao la Pseudoryx
nghetinhensis , Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis , hổ, voi Elephas maximus , bò tót, voọc chà
vá...
Các dự án có liên quan:
Dân số trong vùng:
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) - ảnh: Nguyễn ngọc Chinh
(Nguồn: Vườn quốc gia Vụ Quang Việt Nam)
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa giới hành chính các xã: Tân Trạch, Thượng
Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 189/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển hạng Khu BTTN Phong Nha - Kẻ Bàng thành Vườn quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 17 độ 21' đến 17 độ 39' vĩ độ bắc và từ 105 0 57' đến 106 0 24' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 85.754 ha, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 64.894 ha, phân
khu phục hồi sinh thái là 17.449 ha, phân khu dịch vụ hành chính 3.411 ha.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng, các hệ sinh thái phong phú và đa dạng trong phạn
vi rang giới của Vườn.
Bảo vệ các giá trị khoa học đối với khu hệ động, thực vật điển hình của miền Trung Việt Nam, đặc biệt các
loài linh trưởng và các loài thú mới phát hiện.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc nghiên cưu, bảo tồn hệ động vật, thực vật. Đẩy mạnh hợp
tác nghiên cứu trong và ngoài nước, phục vụ đào tạo, tham quan học tập.
Khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên để phãt triển du lịch sinh thái, cải thiện việc làm, nâng cao
đời sống cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và kinh tế - xã hội.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm quản lý Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Hệ thống hang động: Các nhà khoa học Việt Nam và Anh đã tiến hành khảo sát, khám phá 20 hang động
với tổng chiều dài 70 km, trong đó hang động nổi bật nhất là động Phong Nha. Động Phong Nha dài 7729
m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 m. Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm kiến
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình hài lạ mắt như hình sư tử, hình ngai
vàng, hình đức Phật... Tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió (thổi luồn qua khe đá trong động) và răng (thạch
nhũ trong động tua tủa như hàm răng).
Động Phong Nha được có 7 cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát,
đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài
nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.
Hệ động thực vật: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với
các loại thực vật đặc trưng như: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Chò đãi (Annamocarya sinensis),
Chò nước (Plartanus kerii) và Sao (Hopea odorata). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài
thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới,
13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có Sao và Dầu (Dipterocarpaceae). Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh
sống của 113 loài thú lớn, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (có 1 loài thằn lằn mới phát hiện ở đây)
(18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài
đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 bộ linh
trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, đặc
biệt là Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensis), Sao la, Mang. Phong Nha - Kẻ Bàng được
đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia
trên thế giới.
Ban quản lý:
Hoạt động du lịch:
Các giá trị đa dạng sinh học:
Các dự án có liên quan:
Dân số trong vùng:
Nguồn: Vườn quốc gia Phong Nha Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
Vị trí địa lý: Là một phần của dãy Trường Sơn bắc, Vườn Quốc gia Bạch Mã nằm trên địa phận huyện
Phú Lộc và Nam Đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng từ tây
sang đông, thấp dần ra đến biển đông (đỉnh Bạch Mã cao 1.450m).
Quyết định thành lập: Quyết định của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm
1991
Toạ độ địa lý: Từ 16 độ 05' đến 16 0 15' vĩ độ Bắc và từ 107 độ 43' đến 107 độ 53' kinh độ Đông
Quy mô diện tích: 22.030 ha. Vùng đệm: Vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia, tính từ ranh giới Vườn
(rộng nhất là 9 km, hẹp nhất là 0,51 km) với diện tích là 21.300 ha.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền bắc và miền nam,
bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu của Vườn (Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam
mào đen, Voọc chà vá chân nâu, Sao la, Trầm hương, Kim giao...), bảo vệ các cảnh quan tự nhiên
trong vườn, phục hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá.
Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức dịch vụ nghiên cứu theo chương trình và
hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh. Thực hiện các
chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.
Cơ quan/cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Vườn quốc gia
này . Ban quản lý: Ban giám đốc Vườn quốc gia
Hoạt động du lịch: Giá trị du lịch của Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khí hậu (nhiệt độ 18 độ C - 23
độ C), với nhiều rãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ
du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến
đường như: Đường mòn trĩ sao, đường mòn thác đỗ quyên, đường mòn thác ngũ hồ, đường mòn Hải Vọng
Đài và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như một số biệt thự thời
Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại...
Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Bạch Mã với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, những
kết quản nghiên cứu cho thấy nơi đây có tới 1.406 loài thực vật. Hơn 30 loài thực vật được ghi trong sách
đỏ Việt Nam và có nguy cơ tuyệt chủng như Vàng đắng Coscinium fenestratum, Hoàng tinh hoa trắng
Disporopsis longifolia, Lan kim tuyến, Đỗ quyên, Trầm hương Aquilaria crassna, Đỉnh tùng
Cephalotaxus hainanensis...
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu. Các nhà khoa học đã ghi
nhận được 931 loài động vật gồm: 83 loài thú, 333 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 39 loài cá
nước ngọt, 218 loài bướm, 178 loài côn trùng cánh cứng, 28 loài mối, trong đó có 68 loài đã được ghi tên
trong sách đỏ Việt Nam. Một số loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm như Voọc ngũ sắc (Pygathrix
nemaeus), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenis), Culi lớn, Culi nhỏ, Gấu...Hổ vẫn có ghi nhận tại
vườn, ngoài ra Bạch Mã còn là nơi cư trú của Sao la (Pseudorys nghetinhensis), Mang trường sơn
(Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), đây là những loài thú lớn
mới phát hiện ở Việt Nam.
Các dự án có liên quan: Có nhiều dự án đã được thực hiện như: Dự án sức khoẻ cộng đồng tại vùng đệm.
Dự án tăng cường năng lực quản lý rừng ở Thừa Thiên Huế (SNV tài trợ). Dự án pháp triển Vườn quốc
gia Bạch Mã có sự tham gia của cộng đồng do WWF phối hợp thực hiện (trợ giúp tài chính của liên minh
Châu Âu, 1995 - 1997)
Dân số trong vùng:Vùng đệm cảu Vườn quốc gia Bạch Mã bao gồm 9 xã, 2 thị trấn thuộc hai huyện Phú
Lộc, Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và một xã thuộc huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Dân số trong
vùng với khoảng 62.774 người đa số là người kinh, ngoài ra còn có dân tộc Katu, Mường, Vân kiều.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Nguồn: Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam
VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum,
trên địa bàn 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi
Quyết định thành lập: Quyết định số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30/07/2002 về việc chuyển hạng khu
BTTN Chư Mom Ray thành Vườn quốc gia Chư Mom Ray.
Toạ độ địa lý: Từ 14 độ 18' đến 14 độ 38' vĩ độ bắc và từ 107 độ 29' đến 107 độ 47' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 56.621 ha (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 40.566, Phục hồi sinh
thái: 12.137 ha và dịch vụ - hành chính: 3.918 ha) . Vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện
tích 188.794 ha nằm trên địa bàn 8 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động, thực vật rừng quý hiếm, các thảm thực vật
rừng nguyên sinh, các sinh cảnh quan trọng.
Bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn thuỷ điện Ya Ly, các con sông trong vùng, bảo đảm an ninh
môi trường và phát triển bền vững kinh tế tự nhiên.
Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên vùng bắc Tây Nguyên.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần nâng cao đời sống cộng
đồng.
Tham gia hợp tác quốc tế về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên liên biên giới Việt Nam - Lào -Căm Pu Chia.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ Ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Đã có Ban quản lý với các phòng chức năng,
một hạt kiểm lâm với 9 tram kiểm lâm.
Hoạt động du lịch: Quốc lộ 14C theo quy hoạch sẽ nối Kon Tum với miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Đặc biệt cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi sẽ hoàn thành trong khoảng 1 vài năm tới tạo điều kiện cho
Chư Mom Ray phát triển du lịch sinh thái. Hơn nữa sân bay Pleiku cách Vườn quốc gia khoảng 1 giờ ô tô
sẽ tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước tham quan Vườn Quốc gia.
Các giá trị đa dạng sinh học: Theo phân loại IUCN năm 1998 Chư Mom Ray là nơi duy nhất bảo tồn
rừng trến núi đá cao Granít. Hệ động, thực vật nơi đây rất phong phú và đa dạng với 12 kiểu hệ sinh thái
từ rừng kín nguyên sinh thường xanh lá rộng trên núi trung bình đến rừng thưa thường xanh, rừng hỗn
giao, đồng cỏ, đồng rêu...Nhiều loài quý hiếm nhe Thông nàng, kim giao, thông tre, thích đơn, cẩm lai,
trắc, gáo....
Đợt khảo sát 1999-2000 ghi nhận 1.491 loài thực vật thuộc hạt trần, hạt kín. Phong lan, họ cây Dầu
Dipterocapaceae... trong đó có 2 loài đặc hữu Kon Tum, 47 loài đặc hữu Nam Trường Sơn và 68 loài đặc
hữu của Việt Nam
Kết quả khảo sát trong nhiều năm cho thấy cho đến nay đã ghi nhận ở đây 97 loài động vật và 210 loài
chim khác nhau, Ngoài ra còn có 45 loài lưỡng cư, 17 loài bò sát. Các loài thú lớn quý hiếm và là đối
tượng bảo tốn như: Voi châu Á (Elephas maximum), Bò tót (Bos gourus), Bò rừng (Bos javanicus),
châu rừng (Bubalus bubalis), Bò xám (Bos sauveli). Hổ, Voọc chà và chân nâu (Pygathrix nemaeus)...
Chư Mom Ray còn là một bộ sưu tập các loài động vật khác như Mang trường sơn, chó sói, báo hoa mai,
gấu ngựa, mèo rừng, culi, rắn hổ mang chúa, rùa núi viền, niệng, công, trĩ sao, gà tiền.
Dân số trong vùng: Dân số vùng đệm bao gồm 8 xã,1 thị trấn với tổng số 24.690 nhân khẩu gồm các dân
tộc Kinh, Gia-rai, H'Lang, Rơ mâm, Mường, Tày, và Thái. Đời sống cộng đồng địa phương còn khó khăn,
chủ yếu làm nương rẫy và sống vào nghề rừng.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Nguồn: Vườn quốc gia Chư Mom Rây Việt Nam
VƯỜN QUỐC GIA YOOK DON
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Yook Don nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn
Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp và xã Ea Pô huyện Cư Jút - tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định thành lập: Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Yok Don được phê duyệt theo Quyết
định số 352/CT ngày 29/10/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Ngày 24/6/1992 Bộ Lâm nghiệp ra
quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Don trực thuộc Bộ lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yook
Don được mở rộng theo quyết định số 39/2002/QĐ-TTg ngày 18/3/2002 của Thủ tướng Chính Phủ.
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 45' đến 13 độ 10' vĩ độ bắc và từ 107 độ 29' đến 107 độ 48' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Được mở rộng với diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
80.947ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha. Vùng
đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh Vườn quốc gia.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng trong
pham vi ranh giới Vườn quốc gia.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động, thực vật điển hình của Khu vực Tây Nguyên, đặc biệt các
loài thú lớn như: Voi, Bò tót, bò rừng, hổ, báo, mang lớn...
Xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn, tạo điều kiện cho nghiên cứu, bảo tồn hệ động, thực vật rừng. Đồng thời
tạo thuận lợi cho đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khao học trong và ngoài nước, tham quan học tập.
Khai thác thế mạnh của thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn người dân trong việc tạo việc
làm, tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, cải thiện đời sống cho đồng bào, phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh quốc phòng.
Cơ quan / cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ban quản lý: Đã được thành lập, gồm các phòng chức năng, Ban giám đốc, ban du lịch và Hạt kiểm lâm
trực thuộc Vườn.
Hoạt động du lịch: Yook Don có mức độ đa dạng sinh học cao nên rất có tiềm năng về du lịch sinh thái.
Đến với Yook Don du khách có thể đi dọc sông Sêrêpốc bằng thuyền để ngắm Vườn quốc gia hay có thể
cưỡi voi đi theo các tuyến du lịch độc đáo. Bạn có thẻ đến thăm bản Đôn với đa số người dân tộc Lào có
nghề săn voi truyền thống và các phong tục đậm đà bản sắc, hay thưởng thức những ly rựu cần...Hay có
thể ngủ lại trong những nếp nhà tranh, đắm mình trong những đêm họi Êđê, M'nông...
Cánh Buôn Ma Thuột 40 Km và TP. Hồ Chí Minh nửa ngày đường đầy là điểm du lịch tiềm năng
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Các giá trị đa dạng sinh học: Chứa đựng một hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn. Bảo tồn một hệ sinh thái
độc đáo điển hình cho 3 nước Đông Dương. Đồng thời Vườn sẽ trở thành một bảo tàng sống sinh động
cho việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử tiến hoá, diễn thế và mối quan hệ giữa rừng thường xanh với rừng
khộp và giữa rừng khộp với rừng nửa rụng lá. Các loài cây thường gặp là Dầu trà beng, Dầu long, Dầu
đồng, Cẩm liên, Cà Chắc và Chiêu liêu. Rừng thưa cây lá rộng rụng lá hơi khô nhiệt đới . Các loài cây
trên đều là cây gỗ quý và thuộc loại gỗ cứng dùng nhiều trong xây dựng. Chúng có đặc tính hình thái
chung là vỏ dày, chịu lửa rất tốt nên có thể sống sót sau nạn lửa rừng thường xuyên xảy ra vào mùa khô.
Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp : Cây gỗ đặc trưng của kiểu rừng này là cây
Săng đào (Hopea ferrea) và Sao đen (Hopea odorata). Ven các sông suối là rừng hành lang với ưu thế
của 2 loài Tre.
Nguồn: Vườn quốc gia Yookdon Việt Nam
VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Chư Drăm, Cư Vui, Hoà
Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Cao, Bôn Krang,
Krông Nô, Đăk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định thành lập: Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo Quyết định số
92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Chư Yang Sin thành Vườn
quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 14' đến 13 độ 30' vĩ độ bắc và từ 108 độ 17' đến 108 độ 34' kinh độ đông
Quy mô diện tích: Vườn quốc gia Chư Yang Sin có tổng diện tích: 58.947 ha (Phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt: 19.401 ha, phục hồi sinh thái: 39.526 ha, dịch vụ hành chính: 20 ha) . Vùng đệm Vườn quốc gia Chư
Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), Huyện Krông
Bông, Lắk (Đắk Lắk).
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài
động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu.
Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội
địa phương.
Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Srêpôk, Mê Kông, điều hoà và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin.
Ban quản lý: Ban quản lý Vườn quốc gia đã được thành lập thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk
LắK
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm ngay cạnh thành phố Buôn Ma Thuột có vẻ đẹp
nên thơ của rừng nguyên sinh, Vườn có tiềm năng lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Ngoài ra nơi
đây còn có các địa danh văn hoá lịch sử gắn liền với chiến thắng năm 1975 với nhiều màu sắc văn hoá cá
dân tộc Ê Đê, Mơ Nông.
Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Chư Yang Sin có diện tích rộng lớn ở Tây Nguyên, rừng
tự nhiên ở đây còn giữ được vẻ hoang sơ hiếm thấy ở Việt Nam. Sự đa dạng sinh học thể hiện bởi nhiều
loại thảm thực vật khác nhau, sự phong phú của các loài động, thực vật: đã ghi nhận 876 loài thực vật bậc
cao, đại diện cho các kiểu khí hậu tứ Á nhiệt đới đến nhiệt đới, trong đó có 143 loài đặc hữu của Việt
Nam, đặc biệt một số loài rất quý: Thông Đà Lạt, Thông Lá dẹt, Pơ Mu, kim giao, Đỗ quyên. Chư Yang
Sin là điểm cuối cùng của dãy trường sơn thuộc Nam Tây Nguyên là điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh
học. Theo như điều tra bước đầu đã có 46 loài thú, 212 loài chim (5 loài đặc hữu: Khướu đầu đen, Khướu
đầu đen má xám, Mi núi bà, sẻ họng vàng, khướu mỏ dài). Tại đây còn có mặt 7 loài chim, 17 loài thú
đang bị đe doạ tuyệt chủng. Nơi đây sẽ là mẫu chuẩn hệ sinh thái Tây Nguyên.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Các dự án có liên quan: Trước đây Birdlife International kết hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk
Lắk xây dựng một dự án nhỏ kéo dài trong 5 năm với sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) nhằm
xây dựng khu BTTN Chư Yang Sin
Dân số trong vùng: Tình trạng săn bắt, khai thác lâm sản là áp lực lớn nhất của cộng đồng địa phương lên
Vườn quốc gia. Mặc dù nền kinh tế của người dân Ê Đê và M'Nông đã chuyển dịch theo hướng nông
nghiệp mở rộng nhưng đời sống vẫn còn nghèo và chưa ổn đinh.
Nguồn: Vườn quốc gia Chư Yang Sin Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ
Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn Huyện Lạc Dương và Huyện Đam Rông Tỉnh Lâm Đồng cách thành phố
Đà Lạt 50km theo tỉnh lộ 723.
Quyết định thành lập: Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng chính phủ Về việc
“ Chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà” .
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 00' 00” đến 12 độ 52' 00” vĩ độ Bắc và từ 108 độ 17'00” đến 108 độ 42' 00” kinh
độ Đông.
Quy mô diện tích: 64.800 ha trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 28.731 ha;
- Phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha;
- Phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha;
Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và và các loài động thực vật rừng
đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một
vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây
nguyên và vùng Nam Trung bộ.
- Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm
phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên
hải cực Nam Trung bộ.
- Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt,
bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc
phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.
Thủ tướng chính phủ phê duyệt 9 chương trình hoạt động của Vườn quốc gia bao gồm:
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
• Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;
• Chương trình phục hồi sinh thái rừng;
• Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng;
• Chương trình nghiên cứu khoa học;
• Chương trình phát triển du lịch sinh thái;
• Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên;
• Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đệm;
• Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật;
• Chương trình hợp tác quốc tế.
Cơ quan, cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng trực tiếp quản lý. Ban quản lý được thành lập từ
năm 1986, đến năm 2004 chuyển thành Vườn quốc gia. Hiện nay Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có 66 cán
bộ công nhân viên (với 2 Thạc sĩ, 29 Đại học) trong đó có 41 kiểm lâm viên.
Hoạt động du lịch: Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp
với nhiều thác nước có đủ điều kiện khai thác du lịch sinh thái. Hiện nay đang xây dựng dự án du lịch sinh
thái.
Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mươi tám vườn quốc gia
nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính
Huyện Lạc Dương Tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm
Viên). Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là
một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc,
khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở
phía Nam). Trong chương trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup - Núi Bà được xác
định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn và là khu vực ưu tiên số một trong công tác bảo
tồn (khu vực SA3). Với 91% diện tích 64.800 ha của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là rừng và đất rừng.
Trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau. Có 1468 loài thực vật
có mặt ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác
nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số
48/2000/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) như
Thông đỏ (Taxus wallichiana), Calocedrus macrolepis, Fokienia hodginsii, Pinus dalatensis, Pinus
krempfii . Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận.
Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài,
bidoupensis có 5 loài. Động vật có 52 loài (Chiếm 25% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh
mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 của
Chính phủ. Có 36 loài (chiếm 17,31% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2000.
Có 26 loài (chiếm 12,5% tổng số loài trong khu vực) được ghi trong danh lục sách Đỏ IUCN (2000) như
Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung
(Hylobates gabriellae), Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Báo lửa (Catopuma
temminckii), Voi (Elephas maximus), Sói lửa (Cuon alpinus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus
arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Hổ (Panthera tigris). Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
còn được đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Các dự án có liên quan: chưa có các dự án trong nước và quốc tế về đa dạng sinh học.
Dân số trong vùng: Có 3.100 hộ, 17.051 nhân khẩu nằm trên địa bàn các xã Lát, Đa Sar, Đa nhim, Đa
Chais, Đưng K'Nớ, thị trấn Lạc Dương thuộc Huyện Lạc Dương và xã Đa Tông- huyện Đam Rông tỉnh
Lâm Đồng. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 92%.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Nguồn: Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA
Vị trí địa lý: Xã Khánh Hiệp, Khánh Hải; huyện Ninh Hải; tỉnh Ninh Thuận
Quyết định thành lập: Số 243/NN-PTLN/CV ngày 12/01/1998
Toạ độ địa lý: Vĩ độ 11 độ 35'40" đến 11 độ 48'24" vĩ độ Bắc; kinh độ 109 độ 03'36" đến 109 độ 14'24"
kinh độ Đông.
Quy mô diện tích: 29.673 ha.
Vùng đệm: Thuộc 3 xã : Tri Hải, Nhơn Hải, Phương Hải; diện tích 11.200 ha; dân số 4.141 hộ, 24.546
khẩu
Mục tiêu, nhiệm vụ:
Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Ban quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận
Hoạt động du lịch:
Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật rừng có 2 dạng rừng khô hạn và rừng thường xanh. Đây là
một dạng kiểu rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam dạng khảm giữa nửa lá dụng và lá dụng trên đất thấm,
gần biên giới Cambodia có diện tích trảng cỏ ngập nước. Các loài cây gỗ ưu thế trong Vườn là vên vên
Anisoptera costata , dẩu mít Dipterocarpus costatus , dẩu trai Dipterocarpus intricatus , sao đen Hopea
odorata , Trầm hương Aquilaria crassna , Hoàng đàn giả Dacrydium pierei , Kim giao Podocarpus
fleuryi …
Khu hệ động vật ở Vườn quốc gia Núi chúa chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ nhưng theo một số nhà
khoa học nơi đây vẫn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Voọc và chân xám Pygathrix nigripes ,
gấu ngựa Ursus thibetanus , Rùa da Dermochelys coriacea, Đồi mồi dứa Chelonia mydas , Vích Caretta
caretta ....Nhiều loài chim qúy hiếm vẫn còn hiện diện như: cốc biển bụng trắng Fregata andrewsi , gà lôi
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Lophura nythemera , phướn đất Carpococcyx renauldi, công Pavo muticus...chứng tỏ mức độ đa dạng
nơi đây vẫn còn khá cao
Các dự án có liên quan: Dự án bảo tồn rùa biển
Dân số trong vùng: 9.150 hộ, 53.409 khẩu
Nguồn: Vườn quốc gia Núi Chúa Việt Nam
VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Bù gia mập nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bình Phước trên địa bàn hành chính
các xã Đắc Ơ, Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Phía Tây và Tây Bắc là suối Đăk Huýt,
đường ranh giới Việt Nam - Cambodia. Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Đăk Lăk.
Quyết định thành lập: Quyết định chuyển hang khu BTTN Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia số
170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 8' đến 12 độ 17' vĩ độ bắc và từ 10 độ 03' đến 107 độ 17' kinh độ đông
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 26.032 ha . Vùng đệm của Vườn quốc gai Bù Gia Mập có diện tích
15.200 ha (7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha thuộc Đăk Lăk)
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật, các mẫu chuẩn hệ sinh thái
rừng nhiệt đới ẩm thường xanh - rụng lá trên đồi, núi thấp có độ cao dưới 1.000m đặc trưng cho sự chuyển
tiếp từ vùng Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ.
Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện: Thác Mơ, Cần Đơn
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịc sinh thái.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác bảo tồn, đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo
dục môi trường, du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa
phương.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước trực tiếp quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Ban quản lý: Ban quản lý được thành lập trên cơ sở ban quản lý của Khu BTTN Bù Gia Mập.
Các giá trị đa dạng sinh học: Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 275 loài thực vật có mạch thuộc 77 họ đã
được ghi nhận, nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ Afzelia xylocarpa , Trắc Dalbergia cochinchinensis ,
Giáng hương Pterocarpus macrocarpus , Trai Fagraea fragans , Mun Diospyros horsfieldii , Lát hoa
Chukrasia sp , Gụ mật Sindora siamensis Chai Shorea guiso ... Kết quả điều tra của Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật cho thầy Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 437 động vật trong đó có 59 loài nằm trong sách
đỏ Việt Nam. Trong đó có 73 loài thú, 168 loài chim nhiều loài có nguye cơ tuyệt chủng cao như. Gà nôi
hông tía Lophura diardi Hồng hoàng Buceros bicornis . Đax phát hiện được 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng
cư tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (1998).
Các dự án có liên quan: Các đợt nghiên cứu của Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Nguồn: Vườn quốc gia Bù gia Mập Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Vị trí địa lý: Nằm trên địa phận ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Trụ sở Vườn quốc gia nằm
trên huyện Tân Phú - Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km theo quốc lộ 20.
Quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 01/CT ngày 13/01/1992 thành lập Vườn
quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích Khu rừng cấm Nam Cát Tiên.
Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát
tiên cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (với phần mở rộng diện tích)
Toạ độ địa lý: Từ 11 độ 20' đến 11 độ 50' vĩ độ bắc và từ 107 độ 09' đến 107 độ 35' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: 73.878 ha (Phần thuộc tỉnh Đồng Nai: 38.100ha, Lâm Đồng: 30.635ha và Bình
Phước: 5.143ha)
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng trong vườn. Bảo
tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài
động vật quý hiếm khác.
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục phục vụ công tác
bảo tồn Vườn quốc gia. Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư góp phần tạo công ăn việc làm, nân cao
đời sống cộng đồng dân địa phương.
Cơ quan/cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Ban quản lý: Đã được
thành lập từ năm 1986. Hiện nay Vườn quốc gia Cát tiên có 175 cán bộ công nhân viên, trong đó có 109
Kiểm lâm, gốm 19 trạm kiển lâm, đội kiểm lâm cơ động, pháp chế và Ban lãnh đạo.
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Cát tiên có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hết sức phong phú đặc
trưng cho kiểu rừng miền đông Nam Bộ. Ngoài ra Cát Tiên còn có các giá trị về văn hoá - lịch sử với di
chỉ nền văn hoá Ốc Eo, là căn cứ địa cách mạng trong đầu tranh chống Mỹ. Môi trường trong lành, cảnh
quan thiên nhiên thanh bình, người dân mến khác. Với đội ngũ hướng dẫn nhiệt tình có kiến thức về chuyên
môn là những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với nhiều kiểu hình, tuyến và
điểm du lịch sinh thái như: Quan sát chim, xem thú ban đêm, du thuyền trên sông Đồng Nai, du lịch mạo
hiểm vv...
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Các giá trị đa dạng sinh học: Cát Tiên có nhiều sinh cảnh rừng khác nhau từ rừng thường xanh nguyên
sinh và thứ sinh trên đất thấp ưu thế với các cây họ dầu (Dipterocarpaceae) rừng dụng lá nguyên sinh và
thứ sinh, đất ngập nước với hồ và các trảng cỏ ngập nước theo mùa bao gồn các loài (Saccharum
spontaneum, S. arundinaceum và Neyraudia arundinacea) và nhiều kiểu sinh cảnh thứ sinh khác. Vườn
quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận hơn 1.300 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 34 loài có tên trong
sách đỏ Việt Nam như gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Dáng hương (Pterocarpus
macrocarpus)...
Đến nay đã ghi nhận 77 loài thú, 318 loài chim và 58 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 130 loài cá. Trong đó
nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Voi châu Á (Elephas maximus), Tê giác một sừng (Rhinoceros
sondaicus), lợn rừng (Sus scrofa), Bò tót (Bos gaurus)... Voọc và chân đen (Pygathrix nigripes) Vượn
đen má hung (Hylobates gabriellae) Cát Tiên có 3 loài chim đặc hữu: Gà so cổ hung (Arborophila
davidi) , gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini) và chích chạch xám (Macronous kelleyi), nhiều loài
chím nước rất hiếm như: Ngan cánh trằng, già đẫy.. Trước đây Cát Tiên cũng là nơi trú nghụ của cá sấu
nước ngọt (Crocodylus siamensis), nhưng hiện toại loài này gần như đã tuyệt chủng ngoài hoang dã.
Vườn đang có kế hoạch khôi phục và bảo tồn cá sấu.
Các dự án có liên quan: Đã có nhiều dự án trong nước và quốc tế thực hiện ở Cát Tiên trong những năm
gần đây: Chương trình nghiên cứu loài tê giác, Chương trình phục hồi cá sấu nước ngọt, Hợp tác với tổ
chức Birdlife International điều tra chim năm 1997. Năm 2000 Dự án bảo tồn Vườn quốc gia đã tiến hành
kiểm kê, đánh giá các quần thể chim, thú móng guốc, linh trưởng. Chương trình xây dựng vườn thực vật
(1999-2005). Đặc biệt hiện vẫn đang triển khai dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên do WWF tiến hành
với sự trợ giúp tài chính của Chính phủ Hà Lan..
Dân số trong vùng: Vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên có 9 cụm dân cư. Ở Khu Cát Lộc tỉnh Lâm đồng
có 3 xã với khoảng 650 hộ, Khu tây Cát Tiên giáp Bình Phước có khoảng 1.110 nhân khẩu thuộc các dân
tộc Tày, Nùng, Dao di cư tự do, Khu Nam Cát Tiên có khoảng 298 hộ người dân tộc S'tiêng và 38 hộ
người kinh. Tổng số 32 xã, thị trấn của 8 huyện của 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng có khoảng
17 vạn dân.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Nguồn: Vườn quốc gia Cát Tiên Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã: Tân Lập, Hoà Hiệp, Tân Bình
thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh 30km)
Quyết định thành lập: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát được thành lập theo Quyết định số
91/2002/QĐ-TTg ngày 12/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Lò Gò - Xa
Mát thành Vườn quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 11độ 02' đến 11 độ 47' vĩ độ bắc và từ 105 độ 57' đến 106 0 độ 04' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Tổng diện tích Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là 18.765 ha, trong đó phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt là 8.594 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 10.084 ha, phân khu dịch vụ hành chính: 87 ha.
Vùng đệm: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có diện tích vùng đệm là 18.600 ha, bao gồm 4 xã thuộc
huyện Tân Biên.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng dày bán ẩm, sự đa dạng sinh học đặc trưng của
vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Miền đông Nam Bộ và Đồng bắng sông Cửu Long.
Tiếp tục điều tra, phát hiện bổ sung và bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm hiện có trong
Vườn.
Góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử cấp quốc gia như: Căn cứ của chính phủ cách mạng Lâm
thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Mặt trận giải phóng Miền Nam trong thời ký chống Mỹ.
Làm cơ sở triển khai hợp tác bảo tồn thiên nhiên vùng biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia và bảo tồn đa
dạng sinh học giữa các nước Đông Dương.
Góp phần duy trì cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng, phát huy các giá trị sinh thái phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.
Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
Ban quản lý: Ban quản lý đã được thành lập từ khi còn là khu BTTN với 19 trạm bảo vệ rừng.
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là
du lich sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá, bởi vì nơi đây cách thị xã không xa và có nhiều di tích lịch sử.
Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật rừng có dạng khảm giữa nửa lá rụng và lá rụng trên đất
thấm, gần biên giới Cambodia có diện tích trảng cỏ ngập nước. Các loài cây gỗ
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
ưu thế trong Vườn
là Vên vên Anisoptera cochinchinenis, Dầu rái Dipterocarpus alatus, Dầu cát Dipterocarpus costatus,
Dầu trai Dipterocarpus intricatus, Sao đen Hopea odorata, Sến cát Shorea roxburghii, căm xe Xylia
xylocarpa, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Bằng lăng Lagerstroemia sp .
Khu hệ động vật ở Lò Gò - Xa Mát chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ nhưng theo một số nhà khoa
học nơi đây vẫn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Voọc vá chân xám Pygathrix nigripes, Voọc
bạc Semnopithecus cristatus, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Chó sói Cuon alpinus ....Nhiều loài chim qúy
hiếm vẫn còn hiện diện như: Gà lôi hông tía Lophura diardi, Hồng hoàng Buceros bicornis, Già đẫy nhỏ
Leptoptilos javanicus, Vẹt má vàng Psittacula eupatria, Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni ...chứng tỏ
mức độ đa dạng nơi đây vẫn còn khá cao.
Dân số trong vùng: Hiện tại vẫn còn khoảng 600 hộ dân sinh sống trong ranh giới Vườn quốc gia
Nguồn: Vườn quốc gia Lò gò Sa mát Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Tràm Chim thành Vườn
quốc gia và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim gia đoạn 1999 - 2003.
Toạ độ địa lý: Từ 10 độ 37' đến 10 độ 46' vĩ độ bắc và từ 105 độ 28' đến 105 độ 36' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 7,588 ha, rong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.889 ha, phân
khu phục hồi sinh thái là 653 ha, phân khu hành chính và dịch vụ là 46 ha.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long
thành mẫu chuẩn sinh thái quốc gia về đất ngập nước vùng lụt kín.
Bảo tồn các giá trị độc đáo về văn hoá, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợ lú hệ sinh thái của vùng vì lợi
ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái chung của Vùng Đông Nam Á.
Cơ quan/cấp quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp
Ban quản lý: Đã được thành lập
Hoạt động du lịch: Ở Đồng Tháp có 2 mùa khô và mưa. Mùa mưa lũ ngập mênh mông kéo dài từ 2 đến
5 tháng đã tạo cho Đồng Tháp những cảnh quan đất ngập nước đẹp. Đây là mẫu chuẩn sinh thái duy nhất
còn laih của vùng Đồng Tháp Mười. Cùng với các vùng đất ngập nước khác như Gò Thpá, Xeo Quýt
(Đồng Tháp) và Láng Sen (Long An) là những căn cứ địa cánh mạng của các thời kỳ chiến tranh chống
ngoại xâm. Hàng năm vào cuối tháng 12, khi mùa lũ qua, khí hậu trở nên dịu mát là lúc chim sếu bay về
Tràm Chim, hiện tượng này kéo dài hết tháng 4. Đây là thời điểm du khách có thể ngắm nhìn sếu bay đi và
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
về sau lúc sáng sớm và chiều muộn sau cánh rừng tràm. Khách đến Tràm Chim chủ yếu để du lịch sinh
thái, khách có thể du thuyền trên những kênh rạch để tìm hiểu văn hoá của cộng đồng địa phương.
Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật ở Đồng Tháp Mười được đặc trưng bởi kiểu rừng kín lá
rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn.
Nguồn: Vườn quốc gia Chàm chim Việt Nam
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia U Minh Thượng bao gồm diện tích đất đai của các xã An Minh Bắc, thuộc
huyện An Minh và xã Minh Thuận thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14/1/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang thành Vườn quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 09 độ 31 đến 09 độ 39' vĩ độ bắc và từ 105 độ 03' đến 105 độ 07' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: 8.053 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 7.838 ha, phân khu phục hối sinh
thái là 200ha, phân khu hành chính dịch vụ là 15 ha. Vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia là phần diện tích
giữa đê bao trong và đê bao ngoài có diện tích 13.069 ha.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng
ngập nước quan trọng của Hạ Lưu sông Mê Kông.
Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước, đặc biệt 8 loài chim nước quan trọng và các
loài động vât quý hiếm.
Góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia về Chiến Khu cách mạng U Minh Thượng trong
thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
Góp phần cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền
vững của đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời phát huy giá trị của hệ sinh thái rừng tràm phục vụ nghiên
cứu khoa học và tham quan, du lịch sinh thái.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Ban quản lý: Đã được thành lập, gồm ban giám đốc và Hạt kiểm lâm trực thuộc Vườn.
Hoạt động du lịch:
Các giá trị đa dạng sinh học:
Các dự án có liên quan:
Dân số trong vùng:
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
(Nguồn: Vườn quốc gia Côn Đảo Việt Nam)
Vị trí địa lý: Gồm 14 đảo lớn nhỏ, nằm trong quần đảo Côn Sơn, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, cách
thành phố Vũng Tầu 180 km.
Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày 31/03/1993 của Thủ tướng
Chính phủ.
Toạ độ địa lý: Từ 8 0 34' đến 8 0 49' vĩ độ bắc và từ 106 0 31' đến 106 0 45' kinh độ đông
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 15.043 ha (phần trên đảo là 6.043 ha và phần biển là 9.000 ha)
Mục tiêu, nhiệm vụ: Vườn quốc gia Côn Đảo có nhiệm vụ Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và động, thực
vật quí trên đảo và vùng đệm dưới biển. Tôn tạo, bảo tồn rừn gắn với cảnh quan và quần thể di tích văn
hoá, lịch sử.
Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tham quan, du lịch.
Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu.
Ban quản lý: Có ban quản lý, gồm Ban giám đốc, các phòng chức năng và một hạt Kiểm lâm (8 trạm
bảo vệ và 1 đội cơ động).
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên
vẹn, có mức độ đa dạng sinh học cao, có nhiều bãi biển đẹp và các di tích lịch sử quan trọng. Tai đây đã
quy hoạch nhiều tuyến, điểm duc lịch với nhiều loại hình như câu cá, lặn, đi bộ, xe đạp, ngắm cảnh thiên
nhiên, du thuyền hay du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học.
Các giá trị đa dạng sinh học: Thành phần thực vật Côn Đảo khá phong phú và đa dạng với khoảng 882
loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài
dây leo, 202 loài thảo mộc...44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài
được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Một số loài được xếp vào danh mục quý hiếm như:
Lát hoa (Chukrasia tabularis), Găng néo (Manikara hexandra),...
Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp thú chiếm 28 loài, chim 69
loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: Sóc mun (Callosciunis
filaysoni), Sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), Chuột hưu Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis),
Thạc sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus condorensis). Côn đảo là Vườn quốc gia có hệ động vật có xương
sống trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liến với nhiều loài đặc hữu.
Về hệ sinh thái biển, Côn đảo rất đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được,
trong đó thực vật ngập mặn có đến 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phu du thực vật 157 loài,
phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài...37 loài có tên trong sách đỏ Việt
Nam. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như thuỷ sản, dong biển. Các loài thú biển quý hiếm như: Cá voi
xanh (Neophon phocaenoides), Cá nược (Orcaella brevirostric), Du gông (Dugon dugong). Đặc biệt
Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Các dự án có liên quan: Nhiều chương trình đã được tiến hành với sự trợ giúp của các tổ chức trong
nước và quốc tế như: Chương trình cứu hộ rùa biển (WWF thực hiện), Chương trình điều tra, khảo sát cỏ
biển và Du gông, Chương trình phát triển du lịch sinh thái. Dự án trình diễn quản lý môi trường biển và ven
biển do ngân hàng châu Á ADB tài trợ. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học biển do WWF-Đông
dương, Viện hải dương học Nha Trang, Đại học kinh tế kỹ thuận Hông Kông thực hiện năm 1998-2000
(DANIDA tài trợ).
Dân số trong vùng: Dân cư ở Côn Đảo chỉ phân bố ở đảo Côn Sơn và tập trung ở trung tâm thị trấn và
khu vực cỏ Ống với khoảng 4.000 người chủ yếu là người kinh, một số bộ phận là người Khơ Me.
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC
Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu BTTN Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng,
Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và
một phần các xã Cửa Dương, Hành Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang.
Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Phú Quốc thành Vườn Quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 10 độ 12' đến 10 độ 27' vĩ độ bắc và từ 103 độ 50' đến 104 độ 04' kinh độ đông.
Quy mô diện tích: Tổng diện tích 31.422, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.603 ha, phân khu
phục hồi sinh thái: 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ: 33 ha.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý
hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo.
Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn,
cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện
đảo Phú Quốc.
Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ Tây Nam tổ quốc.
Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (Uỷ ban nhân
dâm tỉnh Kiên Giang)
CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Convert to PDF by Outdoorwalker
Ban quản lý: UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định 01/2002/QĐ-UB ngày 17/01/2002 thành lập Ban
quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, gồm ban giám đốc, các phòng chức năng. Năm 2002 biên
chế của Vườn là 32 người.
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và
những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái nhưng vấn đề ở đây là
phải cần một chiênd lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của
du lịch với môi trường tự nhiên.
Các giá trị đa dạng sinh học: Có ít thông tin về khu hệ động vật đảo phú quốc. Thảm thực vật nơi đây
là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các
đai cao rừn còn giầu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thái nhiều. Với ưu thế ở đây là các cây họ đậu
Fabaceae. Đến nay đã ghi nhận được 929 loài thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhân cho rằn ở Phú
Quốc trước đây có loài Vượn Pillê sinh sống.
Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rạn san hô bắt gặp ở quanh các đảo nằm ở phía Nam.
Các rạn san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rạn san hô rất phong phú, các loài họ cá
mú Serranidae và cá bướm Chaetodontidae và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài
san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạn san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài
rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như trai tai tượng Tridacna squamosa và ốc đụn cái Trochus
nilotichus . Phú quốc đã ghi nhận loài đồi mồi Eretmochelys imbricata đến vùng biển này đẻ trứng,
nhưng đến nay tầm suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người dân địa phương về sự xuất
hiện của bò biển Dugong dugon nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức.
Các dự án có liên quan:
Dân số trong vùng: Dân cư trên đảo Phú Quốc là dân du nhập từ nhiều vùng khác nhau. Trên đảo ngư
nghiệp là hoạt động kinh tế chính, mặc dù vây du canh, du cư là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học.
Nguồn: Vườn quốc gia Phú Quốc Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các vườn quốc gia & khu bảo tồn thiên nhiên việt nam.pdf