Các vấn đề nuôi thủy sản trong các ao

Đến thời điểm này kỹ thuật nuôi cá tra ở ĐBSCL đã phát triển khá hoàn thiện tuy nhiên, giải pháp để xử lý một lượng chất thải khổng lồ thì vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra ứng dụng vào thực tiễn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch vùng nuôi cá tra cho ĐBSCL tuy nhiên, đây không phải là cây đũa thần để giải quyết được các vướng mắc về môi trường mà cần phải có giải pháp cụ thể có tính tổng hợp bao gồm quy hoạch vùng nuôi, hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuôi, các công nghệ nuôi, công nghệ xử lý chất thải.

doc19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các vấn đề nuôi thủy sản trong các ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU c & d Nuôi thủy sản là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, cá tra là đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy thu hút nhiều người nuôi làm cho diện tích và sản lượng tăng cao. Tuy nhiên, mặc dù nghề nuôi cá tra mang lại nhiều lợi ích như vậy nhưng cũng còn nhiều bất cập như người dân nuôi không đúng quy hoạch, nước thải chủ yếu thải ra sông không qua xử lý, gây ảnh hưởng đến môi trường, tác động đến đời sống người dân. Đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Những năm gần đây, diện tích nuôi cũng như số hộ nuôi có biến động lớn. Theo thống kê, diện tích ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha. Nhưng vấn đề đặt ra là, các hộ nuôi ở đây chủ yếu là tự phát, không có ao xử lý nước thải, nước thải hầu hết là thải ra sông, nên gây ảnh hưởng môi trường nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, khi mở rộng diện tích nuôi cá tra theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và làm tăng thu nhập cho người dân thì vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở các kênh, rạch từ việc nuôi cá tra càng trở nên đáng quan tâm. Hơn nữa, người dân vẫn chưa có ý thức tốt cũng như các kiến thức cần thiết về việc quản lý và xử lý nguồn nước thải, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và các vùng lân cận. Ngoài ra, chất lượng nước bị ô nhiễm làm cho dịch bệnh xảy ra nhiều, hao hụt nhiều trong quá trình nuôi cá, chất lượng cá nuôi thấp gây khó khăn cho việc xuất khẩu, tác động đến hệ sinh thái vùng nuôi sẽ gây nên tình trạng nuôi cá tra không bền vững. Từ những lý do trên, việc đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do nuôi cá tra ở ĐBSCL là cần thiết và đưa ra giải pháp làm giảm tác động môi trường, góp phần vào việc nuôi cá tra bền vững. B. NỘI DUNG c & d I. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA ĐBSCL: Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%0, mùa mưa 5-20%0, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen (cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn…). Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ĐBSCL đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng NTTS ở ĐBSCL hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng NTTS vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng NTTS trên vùng triều toàn quốc. Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển NTTS mặn lợ rất lớn (trên 630.000 ha), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. II. HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 1. Hiện trạng: Hình 1. Nuôi cá tra ở Cái Bè Do có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước), cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra. Và nhất là từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, dần dần nông dân chuyển những vùng đất trồng lúa, màu không có hiệu quả sang đào ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá tra. Đầu năm 2007 do giá cá tra tăng cao, người dân thu được nhiều lợi nhuận thì phong trào đào ao nuôi cá tra phát triển rất mạnh, nhiều người nuôi cũ mở rộng diện tích và kích thích người nuôi mới nhập cuộc. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm. Cần Thơ là địa phương có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn vùng. Hiện trạng sản xuất này chứng tỏ thủy sản đúng là thế mạnh của ĐBSCL chỉ sau cây lúa. Do đó, sắp tới Hiệp hội nghề cá và ban ngành liên quan cùng ngư dân tiếp tục phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng ổn định và bền vững hơn nhằm tăng thu nhập, giải quyết lao động và góp phần năng cao đời sống nông thôn. Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá tra tăng nhanh nên chất thải từ ao nuôi ca tra thải ra kinh rạch cũng tăng lên. Chính điều này đã làm cho chất lượng nước ở các con kênh và sông ngày càng xấu đi và có nguy cơ bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Hình 2. Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-T7/2008 và quy hoạch đến năm 2020 2. Định hướng phát triển trong tương lai: Theo quy hoạch phát triển vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với 2.100ha. Đến năm 2015 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha và đến năm 2020 là 13.000ha. Như vậy, từ quy hoạch trên cho thấy diện tích nuôi cá tra sẽ tăng dần trong thời gian tới và sản lượng nuôi đến năm 2020 sẽ có thể đạt 1,8 triệu tấn. Với sản lượng như trên áp lực đối với môi trường ngày càng cao đặc biệt trong điều kiện diện tích tăng trong thời gian tới chủ yếu sẽ nằm trong khu vực khó khăn hơn về chất lượng nguồn nước cấp và khả năng tiêu thoát kém. III. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRONG CÁC AO NUÔI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG NÀY: 1. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước trong nuôi cá tra: Hình 3. Nước thải từ ao nuôi cá tra Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thủy sản thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng tăng. Hoạt động này sẽ gây ra áp lực tác động tiêu cực đến môi trường. Nuôi thâm canh được coi như một quá trình cuối đường ống bao gồm một lượng lớn các vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu protein, phốt pho sẽ là nguồn tác động mạnh mẽ đến môi trường. Theo tính toán chỉ khoảng 20% lượng thức ăn khô được chuyển vào thành trọng lượng cá còn lại là do dư thừa, bài tiết và đặc biệt được thải ra theo con đường tiêu hóa. Các nghiên cứu của Boyd, 1985, Gross và cộng sự, 1998 cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27 -30% Nitrogen, 16 – 30% photpho và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn cho vào ao nuôi như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 192 tấn. Bảng 1: Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra Cách tính Khối lượng (tấn) Sản lượng cá 150 Thức ăn sử dụng Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P, FCR=1,6 240 Chất thải phát sinh Bằng 80% thức ăn khô 192 Chất thải dạng N 37% N được cá hấp thu 7,6 Chất thải dạng P 45% P được cá hấp thu 2,88 Chất thải dạng BOD5 0,22 kg BOD5/kg thức ăn (Wimberly, 1990) 52 Khả năng phú dưỡng của tảo Bằng 2- 3 lần lượng thức ăn sử dụng 480-7420 Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng tại ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 2.368.000 tấn chất hữu cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Con số trên là một giá trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu không có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra. Bảng 2: Tổng hợp tính chất nước trong ao nuôi cá Tra tại Tiền Giang. Thông số Điểm quan trắc Ao 2 tháng Ao 4 tháng Ao 6 tháng Kênh dẫn 1 Kênh dẫn 2 Total N 6,29 19,36 17,21 3,25 6,53 TOC 14,91 29,25 27,34 9,87 10,28 N-NH4+ 4,46 14,52 13,84 0,71 1,17 TSS 134 178 182 217 164,8 TDN 5,06 15,96 14,75 - - DOC 7,00 9,44 9,57 - - Nguồn : TT nghiên cứu môi trường và xử lý nước tháng 6 năm 2008 Như vậy, từ bảng cho thấy mức độ ô nhiễm trong nguồn nước là khá lớn đặc biệt là chất ô nhiễm dạng N. Có tới 80 – 82% hàm lượng tổng N ở dạng hòa tan trong đó 88 – 91%  hòa tan ở dưới dạng NH4+.  Xét giá trị hàm lượng các bon cho thấy 32 – 46 % các bon ở dạng hòa tan trong nước và 54 – 68% ở dạng lơ lửng. Bảng 3: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh trong nuôi thủy sản Hình thức nuôi Sản lượng  (Tấn/ha) Lượng nước thải  (m3/tấn sản phẩm) Lượng nước thải (m3/ha) Nuôi cá da trơn công nghiệp tại Trung Quốc (catfish) 100-200 50-200 5.000 – 40.000 Nuôi tôm công nghiệp tại Taiwan 12,6-27,4 29.000-43.000 365.400-1.178.200 Nuôi cá (Salmonids) trong bể tại Anh - 252.000 Nguồn : Như vậy với thải lượng lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao như trên chất thải từ các ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trường nước ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến các hoạt động sinh hoạt của người dân trong vùng. Lấy cách tính khác thông thường hàm lượng N tổng số trong nước thải từ các ao nuôi cá tra vào các tháng cuối là khoảng 14 mg/l, nêu lấy trung bình lượng nước cần thay cho các ao nuôi vào khoảng 15%/ngày, thời gian thay nước trong 1 vụ là 150 ngày thì tổng hàm lượng Nitơ thải ra môi trường sẽ vào khoảng 21 kg/ngày = 2.250kg/vụ. Lượng đạm này đủ dùng cho 15ha lúa sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra còn do người dân nuôi tự phát khi giá cá tra tăng đột biến thì người dân đổ xô nhau nuôi cá làm diện tích tăng ồ ạt và đã phá vỡ quy hoạch. Điều này làm ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng, nước thải cá tra và bùn ở đáy ao không được xử lý ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh hoạt người dân. Bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm môi trường ở những vùng nuôi cá tra ở các tỉnh có diện tích ao nuôi lớn như: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp đã đến mức báo động. − Tại Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành đo đạc khảo sát môi trường, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước. Kết quả quan trắc 8 điểm nước mặt khu vực nuôi cá và 14 điểm nước mặt khu vực các ao nuôi cá cho thấy phần lớn nước ở các ao nuôi đều có BOD từ 32-84 mg/l (vượt tiêu chuẩn 8-12 lần), COD từ 35-96 mg/l (vượt tiêu chuẩn 5-10 lần)... Cũng theo khảo sát (trên khu vực sông Tiền) chất lượng nước mặt ở khu vực nuôi cá có sự gia tăng ô nhiễm cao hơn so với khu vực không nuôi cá. Nước sông khu vực nuôi cá qua khảo sát đều có BOD từ 29-46 mg/l (vượt tiêu chuẩn 7-12 lần), COD từ 44-80 mg/l (vượt tiêu chuẩn 4,5-8 lần), lượng oxy hòa tan (DO) từ 3,4-4,8 mg/l... − Tại Tiền Giang số liệu thống kê cho thấy mức độ ô nhiễm của vùng nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là khá lớn, đặc biệt là chất ô nhiễm dạng N. Có tới 80-82% hàm lượng N hòa tan dưới dạng NH4+. Xét giá trị hàm lượng Cácbon (C) cho thấy 32-46% hàm lượng C ở dạng hòa tan trong nước và 54-68% ở dạng lơ lửng. − Tình hình ô nhiễm môi trường ở những vùng nuôi cá tra ở huyện Châu Phú (An Giang) được thể hiện qua kết quả quan trắc nước huyện Châu Phú (Bảng 1). Bảng 4. Kết quả quan trắc nước ở huyện Châu Phú đợt 1 (tháng 2) và đợt 6 (tháng 11) năm 2006 Chỉ tiêu pH DO BOD TSS NH3 COD Coliforms Đơn vị tính mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Tháng 2/2006 6,5 5,1 16 34 2,29 48 23x103 Tháng 11/2006 6,9 4,2 30 80 8 78 0,36x103 TCVN 6774:2000 6,5 - 8,5 5 < 10 ≤ 100 ≤ 0,93 TCVN 5942 :1995 6 - 8,5 ≥ 6 < 4 20 0,05 < 10 5x103 Ghi chú: TCVN 6774 :2000 : Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. TCVN 5942 :1995 : Tiêu chuẩn chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh. Qua số liệu bảng 1 về môi trường nước ở huyện Châu Phú cho thấy chỉ số BOD, COD, TSS, Coliforms đều vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá và ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải cá Tra được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh không qua xử lý. 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: a. Đào ao nuôi cá không theo quy hoạch: Hình 4. Đào ao nuôi cá tra Do người dân ồ ạt đào ao không theo quy hoạch làm diện tích đào ao tăng lên ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái và làm ô nhiễm môi trường. Theo Sở Tài Nguyên – Môi Trường thành phố Cần Thơ (2007) do quá trình nhiều ao được đào đã làm cho tầng phèn tiềm tàng trong lòng đất bị tác động bởi quá trình oxy hóa sẽ diễn ra và sự lan truyền phèn nhanh chóng làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải, các nguồn thức ăn dư thừa thối rửa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng như vôi, hóa chất, các khoáng chất Ditomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3 là các sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành cũng là các nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường. b. Chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ diện tích nuôi: Do chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ diện tích nuôi, hệ thống xử lý nước thải và do thái độ của người dân không quan tâm đến việc xử lý nước thải và bùn đáy ao. Theo Hùng Anh (2007), trích lời Lý Thị Thanh Loan cho biết: Hiện nay ô nhiễm nguồn nước mặt do nuôi cá tra đang hết sức nghiêm trọng, những người nuôi cá tra đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi ca, mạnh ai nấy xả nguồn nước ô nhiễm này ra sông rạch. Sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ không quan tâm xử lý nước thải để bảo vệ môi trường của người nuôi cá sẽ làm các sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành những dòng sông chết do chất thải từ các ao cá tra. c. Ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa trong quá trình nuôi: Hình 5. Thức ăn thừa là nguồn làm ô nhiễm nước Nguyên nhân thứ ba của ô nhiễm nguồn nước do nuôi cá tra là thức ăn thừa trong quá trình nuôi cá được đưa thẳng ra sông, rạch. Thực tế cho thấy, nuôi cá tra trong ao, hầm, chỉ có 17% thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại khỏang 83% hòa lẫn, lắng đọng trong môi trường nước trở thành chất hữu cơ bị phân hủy (Phạm Văn Mấy và ctv. 2007). Đây là nguồn chất thải nguy hiểm, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi màu của nguồn nước trên sông rạch. Ngoài ra, khi nước thải ra môi trường không xử lý thì sẽ làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật trong tự nhiên, bùn ao sau khi nạo vét nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất trong khu vực như nhiễm phèn ảnh hưởng quá trình sản xuất canh tác của người dân (Phòng khuyến ngư, 2006). Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2007), hiện có 2 loài cá Leo và cá Kết đang thị trường ưa chuộng, để nuôi kết hợp với cá tra để làm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi cá. Mô hình nuôi kết hợp này đã xử lý được khâu thức ăn của cá tra dư thừa chìm xuống đáy ao gây ô nhiễm nguồn nước trong ao và khi đưa ra bên ngoài làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm. d. Hệ thống ao nuôi chưa đạt chuẩn: Hình 6. Quy trình nuôi cá tra đạt chuẩn Đa số những hộ nuôi cá tra hầm đều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi thả ra sông rạch, đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Theo Tố Quyên (2007) trong tổng số 1.600 ha diện tích nuôi cá tra ở An Giang có đến 90% số ao chưa có hệ thống xử lý chất thải và để chất thải từ nuôi cá tra thải ra môi trường không bị ô nhiễm thì 3 ha nuôi cá tra thì phải có 1 ha làm bể lọc xử lý nước thải. Điều này chỉ có thể làm được đối với những hộ nuôi ở diện tích lớn và có điều kiện về kinh tế. Vì vậy, để phát huy lợi thế nuôi ca trá ở tỉnh An giang và huyện Châu Phú nói riêng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu đảm bảo sự bền vững và an toàn của môi trường, các địa phương cần tập trung quy hoạch hợp lý diện tích nuôi. Trong đó đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa vào nuôi và xử lý triệt để nguồn nước thải, bùn đáy ao, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo chất lượng con cá thương phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong thời hội nhập. Đây chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, khi mà lượng chất thải vượt quá sức chứa của nguồn nước ở đây sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Lúc đó, không chỉ thiệt hại cho chính người nuôi cá mà tác động xấu đến nguồn nước ngọt trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt cho cư dân. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC NUÔI CÁ TRA: 1. Tác động xấu đến môi trường: Nguồn tài nguyên nước ở những khu vực nuôi đang biến đổi cả về trạng thái và chất lượng… không những đe dọa đến phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các hệ sinh thái gần khu vực nuôi (Phạm Đình Đôn.2007). Môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến người dân đặc biệt là người nghèo do hầu hết các ao nuôi không có hệ thống xử lý nước thải, phần lớn đều đổ ra kênh rạch ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây. Theo ông Huỳnh Hồng Pha (hội viên chi hội Vĩnh Mỹ, Châu Đốc) cho biết: “Nước sông rạch, kênh mương tại những vùng nuôi cá tập trung đã bị biến màu. Người dân nghèo tại các khu vực đó không có nước sạch nên phải sử dụng nguồn nước đó đã có dấu hiệu mắc một số chứng bệnh về da”. Mặc khác, ô nhiễm nguồn nước còn ảnh hưởng trở lại đối với những người nuôi cá tra do những hộ nuôi trên nguồn nước thải nước trong ao nuôi cá tra mà không xử lý, hộ dưới nguồn nước bơm vào ao. Vì vậy khi một ao nuôi bị dịch bệnh thì các ao khác kéo theo cũng bị bệnh làm cho cá chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Một khi con cá tra không nuôi được thì nguồn lợi thủy sản cũng mất dần, không nuôi thủy sản chẳng lẻ chuyển dịch cơ cấu cây trồng một lần nữa. Môi trường nước ô nhiễm làm cho tỉ lệ hao hụt trong quá trình nuôi ngày càng cao, từ 7 – 9% năm 2000 nay tăng lên 30 – 34% ( Tố Quyên. 2007). 2. Mặt tích cực: Nếu biết tận dụng tốt và xử lý triệt để về nước thải và bùn ở đáy ao sẽ rất có lợi cho họ và hạn chế được ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ điển hình: − Mô hình nuôi trứng nước của anh Lê Phát Thanh (ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang) đã mạnh dạn chuyển 5.000 m2 đất ruộng trồng lúa 2 vụ sang đào ao nuôi trứng nước bằng cách sử dụng nước thải từ ao, hầm nuôi cá tra đã mang lại thu nhập cho gia đình mỗi năm hơn 100 triệu đồng, giúp gia đình anh thoát khỏi nghèo khó và giúp cho hộ nuôi cá tra không làm ô nhiễm nguồn nước khi thải trực tiếp ra sông rạch ( Lê Hòang Vũ. 2007). − Anh Trần Văn Sanh ở xã Khánh Hòa huyện Châu Phú, anh vét bùn lắng duới đáy ao đem bón lót trồng khoai cao và lấy nguồn nước thải ra từ ao cá tưới cho khoai cao, năng suất đạt 3,4 tấn/ha, tăng 0,9 tấn so với vụ trước, giảm 50% lượng phân hóa học và làm giảm ô nhiễm môi trường (Thành Chinh. 2008). Tuy nhiên có một số hộ tận dụng chất thải này để nuôi trứng nước, trồng khoai cao có hiệu quả về kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường nhưng số người làm mô hình này rất ít, chủ yếu là do tự phát. Để thực hiện được các mô hình này thì nước thải và bùn đáy ao phải có một lượng nhất định, trong khi đó lượng nước thải và bùn đáy ao thải liên tục 1 ngày thay nước một lần và hút bùn đáy ao theo định kỳ 2 hoặc 3 tuần một lần. Ngoài ra, người dân có thể tận dụng nguồn nước thải cá tra để tưới tiêu cho lúa, giảm tác hại cho người dân và mỗi công lúa tăng khoảng 10 – 15% năng suất, giảm chi phí bón phân các chủ hầm cá không còn bị người dân phiền vì nước thải hầm cá đã tận dụng tưới lúa (Thanh Phong. 2007). Mô hình này chỉ thích hợp cho những địa điểm nuôi cá gần ruộng và có diện tích đủ lớn mới có thể xử lý hết lượng chất thải từ ao nuôi cá thải ra. Đối với trồng lúa thì đòi hỏi diện tích trồng lúa gấp 20 lần diện tích ao nuôi cá (Quốc Tuấn, 2008). Bên cạnh đó, nước thải và bùn đáy ao cung cấp cho cây lúa phải theo định kỳ và khi xả nước trong ao cá với lượng nước lớn hơn 2.000 m3 mỗi ngày thì cây lúa trong vùng sẽ ngộ độc chất hữu cơ do nước thải chứa nhiều chất hữu cơ (Thành Chinh. 2008). Trong bùn đáy ao có nhiều chất hữu cơ khi bón cho lúa làm cây lúa tăng trưởng nhanh không trổ bông được. Đối với trồng lúa thì đòi hỏi diện tích trồng lúa gấp 20 lần diện tích ao nuôi cá (Quốc Tuấn, 2008). V. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG NUÔI CÁ: Như đã phân tích ở trên ô nhiễm môi trường do chất thải từ nuôi cá tra ở mức rất cao. Với đặc tính lượng nước thải nhiều chủ yếu dạng dễ phân hủy sinh học trong điều kiện các khu vực nuôi cá đều nằm trong các vùng nông thôn, gần các khu sản xất nông nghiệp nên các giải pháp áp dụng để xử lý nước thải từ nuôi cá đều thiên về hướng sử dụng công nghệ sinh học tự nhiên và đơn giản. Tại trường đại học Mississippi Mỹ đã nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý chất thải trong nuôi cá da trơn ở Mỹ với tỷ lệ tương ứng sử dụng là 15, 25, 35% diện tích đất ngập nước so với diện tích nuôi cá cho hiệu quả xử lý Amoni từ 2 – 63%; NO2- 29 – 97%; NO3- 28 – 80%, Phốt pho 52 – 95%. Hình  7. Hệ thống đất ngập nước sử dụng trong nghiên cứu tại đại học Mississippi Tại đại học Clemson – Mỹ cũng đã sử dụng hệ thống tuần hoàn để xử lý nước thải từ khu nuôi cá da trơn và tận dùng chất dinh dưỡng trong nguồn nước thải để nuôi tảo thu sinh khối để sử dụng cho các mục đích năng lượng. Hình 8. Mô hình sử dụng nước thải từ nuôi cá để nuôi tảo tại đại học Clemson Tại Thái Lan nhóm nghiên cứu của Yang đã sử dụng giải pháp nuôi tuần hoàn cá da trơn trong điều kiện thí nghiệm, bao gồm nước thải từ bể nuôi cá tra được chuyển sang bể nuôi cá rô phi sau 3 – 7 ngày được tuần hoàn lại cho bể nuôi cá tra cho hiệu quả về kinh tế và môi trường. Tại Việt Nam các nghiên cứu sử dụng hệ thống đất ngập nước để xử lý chất thải trong nuôi cá tra cho hiệu quả. Thử nghiệm của Lê Anh Tuấn – Đại học Cần Thơ sử dụng cách lọc nước thải qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo cho hiệu quả xử lý khá cao. Hiệu quả xử lý trong hệ thống này là khá khả quan: BOD5 đạt 84%, TKN 85%, TSS 67 – 96%. Hình 9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra (Lê Anh Tuấn)  Người dân tại xã Phú Bình, Phú Tân, An Giang đã thử nghiệm sử dụng nước thải từ các ao nuôi cá tra để ương cá tra con sau đó tái sử dụng nguồn nước này tưới cho lúa có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Người dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang sử dụng nước thải từ hầm nuôi cá để tưới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá sử dụng cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rết về kinh tế và môi trường. VI. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ NUÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG: Đến thời điểm này kỹ thuật nuôi cá tra ở ĐBSCL đã phát triển khá hoàn thiện tuy nhiên, giải pháp để xử lý một lượng chất thải khổng lồ thì vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra ứng dụng vào thực tiễn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch vùng nuôi cá tra cho ĐBSCL tuy nhiên, đây không phải là cây đũa thần để giải quyết được các vướng mắc về môi trường mà cần phải có giải pháp cụ thể có tính tổng hợp bao gồm quy hoạch vùng nuôi, hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuôi, các công nghệ nuôi, công nghệ xử lý chất thải. 1. Giải pháp quy hoạch: Trên cơ sở của quy hoạch tổng thể của Bộ NN&PTNT các địa phương cần phải xây dựng ngay quy hoạch chi tiết cho các vùng nuôi của địa phương mình dựa trên trên cơ sở điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng của các khu vực. Các khu vực nuôi cần phải được quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt. Với định hướng quy hoạch các khu vực nuôi cá tra sẽ nằm ven các sông Tiền, sông Hậu hay các sông lớn trong các vùng nên vấn đề cấp có thể rất thuận lợi nhưng cần phải thật sự chú trọng đến giải pháp tiêu thoát nước thải cho các khu nuôi không ảnh hưởng đến nguồn cấp. 2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá tra thân thiện với môi trường bao gồm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) hạn chế các ảnh hưởng của thức ăn tự chế đến môi trường nước. Đầu tư nghiên cứu làm rõ về thành phần chất thải theo thời gian nuôi cá, xác định rõ tải lượng các chất ô nhiễm từ các ao nuôi trên cơ sở đó tính toán diện tích và cách thức xử lý cho phù hợp. Với đặc tính nước thải lớn, thành phần chủ yếu là chất dễ phân huỷ sinh học, hàm lượng đạm cao, các vùng nuôi nằm gần các khu sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi cho vấn đề này là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ có tính khả thi và phù hợp với hầu hết điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý trong vùng ĐBSCL. Đầu tư nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý chất thải phát sinh từ nuôi cá tra. Chú trọng đến giải pháp hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới nông nghiệp trong đó phải làm rõ được vấn đề điều kiện áp dụng, cách thức, tỷ lệ diện tích, thời gian lưu, các vấn đề nước thải phú dưỡng, cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khi sử dụng cho cánh đồng tưới nông nghiệp. Hình 10. Mô hình sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra tưới nông nghiệp − Ngoài các giải pháp trên Chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các vùng chăn nuôi thủy sản, bắt buộc các đơn vị, cá nhân chăn nuôi thủy sản phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp xử lý ô nhiễm. Bên cạnh các biện pháp mạnh, chặt chẽ từ UBND tỉnh, chính quyền địa phương thì ý thức phối hợp của người trực tiếp nuôi thủy sản đóng vai trò rất quan trọng để làm giảm tối thiểu ô nhiễm nguồn nước mới khả thi. − Hướng dẫn những hộ nuôi cá tra thực hiện đúng quy trình nuôi cá tra sạch để đảm bảo môi trường nước, có thể cấp giấy phép hành nghề cho người nuôi. Nếu thực hiện không tốt sẽ rút giấy phép và bị xử phạt tài chính. − Khuyến khích các hộ nuôi xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nuôi cá tra kết hợp với một số loài thủy sản nhằm ăn những thức ăn dư thừa, chất thải từ con cá tra. − Phân bố khẩu phần hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của cá. Trong nghiên cứu của Dương Nhựt Long, nhằm tránh ô nhiễm môi trường nước thì nuôi với khẩu phần như sau: cá tra, basa có trọng lượng từ 12g đến 200g phân bổ thức ăn trong ngày từ 8 đến 10% của trọng lượng đàn cá, từ 200 – 300g phân bổ từ 6 – 7%, từ 300 – 700g phân bổ 4 – 5%, từ 800- 1100g phân bổ từ 1,5- 3%. Với công thức này thì giảm được lượng thức ăn cho cá, giảm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mà cá vẫn phát triển bình thường, đảm bảo trọng lượng khi thu hoạch (Hà Văn. 2007). NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác vấn đề nuôi thủy sản trong các ao.doc
Tài liệu liên quan