Các vấn đề marketing

60. Thương hiệu tự sự  Giá trị thương hiệu không chỉ bao gồm những yếu tố liên quan đến đặc tính sản phẩm mà  còn nằm ở những điều tưởng chừng đơn giản. Chẳng hạn như nguyên liệu tự nhiên hay màu  sắc bao bì.  Cái may của tôi  Tôi ra đời trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước chưa quen dùng bởi vì tôi là một sản  phẩm trái cây đóng gói. Tại một đất nước nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam, người tiêu  dùng có thể mua bất kỳ loại trái cây tươi  nào tùy mùa, tại đầu hẻm hay góc phố. Để tồn tại  và phát triển, ông chủ của tôi phải bôn ba ra nước ngoài tìm kiếm thị trường. Sau nhiều năm  thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng cao, cung không đủ cầu.  Tôi được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận là vì tôi vẫn giữ được mùi vị trái cây tự  nhiên dù là sản phẩm đóng gói. Đó là điều may mắn cho tôi bởi vì tôi được sinh ra từ một  đất nước nông nghiệp còn đang phát triển như Việt Nam. Nông dân chưa có điều kiện ứng  dụng các phương pháp khoa học trong nông nghiệp để làm thay đổi mùi vị hay màu sắc của  các loại nông sản.  Không ngờ cái mùi tự nhiên đó lại chính là sự khác biệt mang lại giá trị cho tôi trong thời  buổi toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với vô số nông sản phẩm chế biến tại các nước tiên tiến.  Thật hãnh diện khi tôi là một trong số rất ít thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên thị trường  nước ngoài trong thời điểm hiện tại!  Thời thế đã thay đổi, giới trẻ trong nước bắt đầu chọn mua và thưởng thức tôi thường xuyên  hơn. Họ thường dùng khi xem truyền hình hay đi hát karaoke với bạn bè. Giờ đây, hình ảnh  của tôi trong tâm trí giới trẻ không còn là một nông sản sấy khô bình thường với dáng vẻ  “nông dân” nữa mà là một “gia vị” cho cuộc sống hiện đại. Tôi nghĩ đã đến lúc mình phải  “hóa thân” để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của giới trẻ hiện đại.

pdf130 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC VẤN ĐỀ MARKETING Các vấn đề Marketing  Trang 1  60. Thương hiệu tự sự  Giá trị  thương hiệu không chỉ bao gồm những yếu tố  liên quan đến đặc tính sản phẩm mà  còn nằm ở những điều tưởng chừng đơn giản. Chẳng hạn như nguyên liệu tự nhiên hay màu  sắc bao bì.  Cái may của tôi  Tôi ra đời trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước chưa quen dùng bởi vì tôi là một sản  phẩm trái cây đóng gói. Tại một đất nước nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam, người tiêu  dùng có thể mua bất kỳ loại trái cây tươi  nào tùy mùa, tại đầu hẻm hay góc phố. Để tồn tại  và phát triển, ông chủ của tôi phải bôn ba ra nước ngoài tìm kiếm thị trường. Sau nhiều năm  thâm nhập thị trường, nhu cầu tăng cao, cung không đủ cầu.  Tôi được người  tiêu dùng nước ngoài chấp nhận  là vì  tôi vẫn giữ được mùi vị  trái cây  tự  nhiên dù là sản phẩm đóng gói. Đó là điều may mắn cho tôi bởi vì tôi được sinh ra từ một  đất nước nông nghiệp còn đang phát triển như Việt Nam. Nông dân chưa có điều kiện ứng  dụng các phương pháp khoa học trong nông nghiệp để làm thay đổi mùi vị hay màu sắc của  các loại nông sản.  Không ngờ cái mùi tự nhiên đó lại chính là sự khác biệt mang lại giá trị cho tôi trong thời  buổi toàn cầu hóa, phải cạnh tranh với vô số nông sản phẩm chế biến tại các nước tiên tiến.  Thật hãnh diện khi tôi là một trong số rất ít thương hiệu Việt Nam xuất hiện trên thị trường  nước ngoài trong thời điểm hiện tại!  Thời thế đã thay đổi, giới trẻ trong nước bắt đầu chọn mua và thưởng thức tôi thường xuyên  hơn. Họ thường dùng khi xem truyền hình hay đi hát karaoke với bạn bè. Giờ đây, hình ảnh  của tôi  trong tâm  trí giới  trẻ không còn là một nông sản sấy khô bình thường với dáng vẻ  “nông dân” nữa mà là một “gia vị” cho cuộc sống hiện đại. Tôi nghĩ đã đến lúc mình phải  “hóa thân” để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của giới trẻ hiện đại.  Giá trị là màu sắc  Tôi cũng là một loại thực phẩm ăn liền ­ thương hiệu mì ăn liền tên V đã ra đời và tồn tại  hơn bốn mươi năm trên thị trường,  ngay cả trong cái thời mà đất nước này phải ăn độn gạo  với các nông sản khác như  khoai hay bắp. Người tiêu dùng và nhất là các cô cậu sinh viên  rất ưa chuộng tôi bởi vì ngoài hương vị đậm đà, có thể ăn nhanh bất kỳ lúc nào, tôi còn phù  hợp với túi tiền của họ nữa. Tôi không chỉ nổi tiếng với những giá trị này thôi nhé.  Qua hàng chục năm, những khách hàng trung thành của tôi rồi đến thế hệ con em  họ vẫn  chọn tôi. Mặc dù trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu na ná giống nhau và tôi cũng khoác  nhiều dáng vẻ màu sắc khác nhau nhưng người tiêu dùng vẫn nhận ra và chọn mua tôi.  Khi mua, người ta chỉ cần nói “bán cho tôi gói mì tím”. Đơn giản bởi vì tôi có bề ngoài màu  tím mà họ dễ dàng nhận biết  từ xa. Tuy gam màu tím trông có vẻ không phù hợp với bản  thân tôi cho lắm nhưng qua thời gian nó trở thành “có giá trị” trong mắt người tiêu dùng từ Các vấn đề Marketing  Trang 2  lúc nào mà chính bản thân tôi cũng không hề biết. Nó giống như trường hợp bạn chọn một  lon nước cola mà không cần đọc tên nhãn hiệu khi đi vào siêu thị vậy.  Điều này giống như một phản xạ có điều kiện. Tôi nghĩ chắc hẳn nhiều yếu tố liên quan đến  chất lượng sản phẩm đã được tích lũy dần dần vào trong cái màu tím bề ngoài của tôi. Và nó  trở thành giá trị quan trọng của tôi đối với người tiêu dùng trong nước. Tôi rất vui vì mình  sở hữu giá trị đó.  Hai cuộc đời và một nỗi trăn trở ­ Tôi cần phải tiến hóa như thế nào?  Mỗi  thương hiệu đều muốn có cuộc sống riêng. Cả hai chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi cần  được đổi mới  liên tục để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người  tiêu dùng theo từng thời kỳ.  Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà vô số nhãn hiệu có tên tuổi từ các các nước  khác nhau đã đến Việt Nam. Nhưng phải tiến hóa như thế nào để người tiêu dùng vẫn tiếp  tục đặt niềm tin và chọn mua là điều không dễ dàng chút nào.  Bản thân chúng tôi là những thương hiệu nội có nhiều nỗi trăn trở trong bối cảnh hội nhập.  Là  thương  hiệu,  ai  cũng  có  cùng mục  tiêu  phát  triển  nhanh  và  phát  triển  bền  vững. Hai  chúng tôi cũng thế. Có nên ước vọng trở thành một thương hiệu quốc tế hay không? Giá trị  cốt lõi của chúng tôi đang nằm ở chỗ nào? Làm thế nào để luôn tiến hóa mà vẫn nhận được  sự ủng hộ từ số đông khách hàng hiện có? Hy vọng rằng tất cả những mối  trăn trở này sẽ  được các nhà chuyên môn giải quyết một cách thấu đáo.  Còn hơn thế, chúng tôi mong muốn mang một sứ mệnh cao cả hơn. Đó là đóng góp  vào  cụm từ “A Product of Vietnam  ­ Sản phẩm của Việt Nam” trong thời kỳ hội nhập kinh tế  toàn cầu.  Theo TBKTSG  61. Những điều cần biết khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên  internet  Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân xuất phát từ “sự  định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân. Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương  hiệu của họ qua các phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, nhưng đối với  thương  hiệu cá nhân mọi người lại nhận diện nó qua chức năng, kinh nghiệm và cảm xúc.  “I Googled you before today’s meeting.”, đó là câu đầu tiên chàng trai nói với cô gái trong  lần đầu gặp gỡ. Cô gái đã đưa ra những thông tin tốt nhất về bản thân mình trên internet và  chàng trai, với một ít kiến thức về mạng đã dễ dàng tiếp cận được với những thông tin này.  Anh cảm thấy cô gái có những điểm phù hợp với mình và hai người đã quyết định hẹn hò  với nhau. Đây là một trong những cách mà cô gái có thể sử dụng để xây dựng thương hiệu  cá nhân cho mình.  Với bài báo nổi  tiếng năm 1977, Tom Peter đã khuyến khích xu hướng xây dựng  thương  hiệu cá nhân một cách mãnh mẽ, ông cho rằng “Không quan tâm đến tuổi tác, không quan  tâm đến chức vụ và không chú ý đến công việc kinh doanh chúng ta đang tiến hành, nhưng  tất cả chúng ta đều phải hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Các vấn đề Marketing  Trang 3  Chúng ta đã và sẽ là những CEO của các công ty riêng của chính mình,  trong kinh doanh  việc quan trọng là tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân”.  Rất nhiều người đã lao vào phong trào xây dựng thương hiệu cá nhân, tìm kiếm cả về hình  thức lẫn nội dung. Xu hướng này vẫn vững mạnh dù bị lên án rằng thương hiệu cá nhân bản  thân  nó  đã  là  nỗi  ám  ảnh  đối  với  các  tổ  chức.  Theo  Financial  Times  “Thật  khó  chịu  khi  thương hiệu cá nhân làm cho người ta tham vọng,  lén lút và hời hợt,  tệ hơn là ảnh hưởng  xấu trong kinh doanhcàng chú ý đến mình, bạn càng ít tập trung vào công việc của mình.  Những sự lên án đó đúng hay sai? Thật khó có thể đưa ra câu trả lời vì khi xây dựng cho  mình một thương hiệu cá nhân, mỗi người đã có một định hướng rõ ràng và cụ thể, nhưng  khi thực hiện một số người cho rằng đơn giản đó chỉ là những thông tin mà bạn upload lên  mạng và mọi người có thể vào đó để xem đồng thời tìm hiểu về bạn. Một thực tế đã chỉ ra  rằng, đa số các trường hợp thì thương hiệu cá nhân của bạn chủ yếu là được định hình bởi  tác động ngoài sự kiểm soát của bạn.  Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân xuất phát từ “sự  định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân. Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương  hiệu của họ qua các phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, nhưng đối với  thương  hiệu cá nhân mọi người lại nhận diện nó qua chức năng, kinh nghiệm và cảm xúc.  Khi một cá nhân không có nhiều chi phí để tiến hành quảng bá cho thương hiệu cá nhân của  mình, họ nghĩ ra giải pháp với chi phí thấp là dùng internet, tuy nhiên tại đây lại có rất nhiều  nguyên nhân gây khó khăn trong việc thể hiện tất cả những thông điệp, cảm xúc của mình.  Trên  Internet  chúng  ta  quảng bá  thương hiệu  thông  qua  các  bảng  tóm  tắt,  các  bản  tham  khảo, các bài báo viết về cá nhân, một số hình ảnh về bản thân của mình. Tuy nhiên có một  số người lại quá lợi dụng hình thức này. Ví dụ như khi tôi vào Google để tìm tên một người,  kết quả là tìm thấy rất dễ dàng nhưng khi xem đến phần thông tin của người đó, tôi cảm thấy  khó chịu khi người đó upload lên mạng nhiều thông tin không cần thiết, trong khi lại thiếu  đi một số thông tin cần thiết, điều này gây khó chịu cho người truy cập.  Mặt khác một số người còn sử dụng Internet là nơi để phê phán, công kích người khác, hãy  quan sát các ứng cử viên chính  trị hoặc quan  tòa đã bị mọi người công kích như  thế nào  trong thập niên qua, đôi khi chỉ vì họ phát biểu thiếu chi tiết, cụ thể nên bị mọi người hiểu  lầm.  Đôi khi bạn  thể hiện tất cả các  thông  tin  lên một  trang web để giới  thiệu về mình, nhưng  trang web đó lại thể hiện nhiều hình ảnh, thông tin không tốt. Điều này sẽ làm cho hình ảnh  của bạn bi sụt giảm, giá trị thương hiệu cá nhân bị sai lệch, nhưng bản thân chúng ta nhiều  khi lại không nhận ra được vấn đề này  Ngày nay việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng trở nên khó khăn hơn, hiện tại chúng ta  khó xác định được đối tượng truyền thông của mình nhưng bạn rất dễ dàng được mọi người  biết đến. Hãy lấy Google là một ví dụ. Sau khi chúng ta gõ từ khóa mình muốn tìm, kết quả  tìm kiếm được thiết lập theo dãy, những thông tin được nhiều người yêu thích được ưu tiên  hơn so với những thông tin có chất lượng hoặc được phép sử dụng. Các vấn đề Marketing  Trang 4  Quảng bá thương hiệu cá nhân thông qua internet là một giải pháp có nhiều ưu điểm như chi  phí thấp, tốc độ lan truyền nhanh, nhưng nó cũng có rất nhiều yếu điểm như: không mang  lại khả năng  làm  tăng giá  trị  công việc và cuộc sống, khó  truyền đạt nội dung,  làm giảm  hình ảnh tiếp thị  Chúng ta luôn mong muốn cải cách và nâng cao thương hiệu cá nhân cho bản thân mình.  Nhưng hãy  luôn nhớ rằng, dù cho bạn sử dụng giải pháp nào đi nữa, mà bạn không kiểm  soát được thương hiệu cá nhân của mình,  thì đó chính là lúc bạn đang hủy diệt đi  thương  hiệu cá nhân của mình mà bạn không hề biết.  (lantabrand)  62. Thị trường MP3 rung chuyển vì cuộc chiến Apple – Microsoft  Không thể ngồi im chứng kiến Apple làm mưa làm gió trên thị trường nhạc số, Microsoft đã  chính thức tuyên chiến bằng Zune, một thiết bị nghe nhạc/giải  trí multimedia đa năng, dự  kiến ra mắt ngay trong năm nay.  Không hề thua kém, Apple ngay lập tức phản pháo bằng việc bóng gió tiết lộ dự án iPhone ­  một mẫu điện thoại di động "ông hoàng nhạc số".  Zune ­ Kẻ thách thức bạo gan  Thay vì tấn công trực diện vào iPod, Microsoft đã chọn một hướng đi an toàn nhưng tham  vọng hơn: Trong khi thiết kế và các chiến dịch marketing của iPod chủ yếu nhắm đến người  tiêu dùng, thì Microsoft lại giang rộng tay chào đón giới nghệ sĩ.  Các hãng đĩa rõ ràng đang "rúng động" vì kế hoạch của Microsoft, và điều này hứa hẹn một  tiềm năng khổng lồ cho Zune.  "Nếu các nghệ sĩ phấn khích về Zune, người tiêu dùng cũng sẽ bị  cuốn  theo. Nếu như cả  cộng đồng sao cùng phát cuồng vì Zune, một mình ông phù thủy Steve Jobs (Giám đốc điều  hành  Apple)  cũng  chẳng  làm  nên  trò  trống  gì",  nhà  phân  tích  Rob  Enderle  của  Enderle  Group nhận định.  Microsoft có  bộn  tiền  và hãng  sẵn sàng  chấp nhận  thua  lỗ  ban đầu  để  xâm nhập  vào  thị  trường nhạc số, tương tự như trường hợp Xbox đã làm với thị trường video game.  Microsoft thừa giàu có để vay mượn chiến thuật quen thuộc bên làng di động, ấy là giảm giá  vô tội vạ các mẫu điện thoại hấp dẫn để đổi lấy hợp đồng thuê bao dịch vụ trong nhiều năm.  Chưa hết, Microsoft cũng đủ lực để thực thi các liên minh, đưa công nghệ MP3 vào trong ô  tô, điện thoại, video game và máy tính gia đình. Rõ ràng, Microsoft đang sở hữu một thứ vũ  khí mà Apple  không  tài nào  với  tới được,  ấy  chính  là nền  tảng game với Xbox và Xbox  Live.  Quan trọng nhất, nên nhớ rằng phần mềm của Microsoft đang chạy trên 90% số máy tính  của toàn thế giới. Chỉ cần một động tác kết nối đơn giản với những tài nguyên sẵn có này,  dịch vụ nhạc số của Microsoft đã có thể thăng hoa. Các vấn đề Marketing  Trang 5  "Họ (Microsoft) đang tính toán lại toàn bộ các ưu thế của mình. Họ đang tiến vào thị trường  nhạc số  theo một cách khác. Microsoft đang biến Apple  từ một đại gia  thành một đối  thủ  nhỏ bé trên mọi phương diện, xét theo tiềm lực và tài nguyên".  iPod ­ Kẻ phòng thủ bậc thầy  Tuy nhiên, trước hết, Microsoft phải vượt qua được một nhược điểm cố hữu, có tính lịch sử  của hãng trong việc thiết kế phần cứng và marketing ­ hai lĩnh vực mà Apple đã chứng tỏ họ  là bậc thầy.  Yếu  tố  quyết  định  trong  cuộc  chiến Apple  và Microsoft  không phải  là  tập  đoàn  của Bill  Gates có thể làm được gì, mà là cách thức Steve Jobs sẽ phản ứng lại như thế nào.  Từ  lâu,  các  quan  chức  của Apple  đã dự đoán  trước  việc Microsoft  nhảy  vào  địa  hạt  của  iPod. "Chúng  tôi không ngồi  im bó gối đâu", Giám đốc  tài  chính Peter Oppenheimer vừa  mới khẳng định trước đại hội cổ đông như vậy.  Và sự  thật đúng  là có một dãy dài các phát minh  iPod đang xếp hàng chờ được công bố.  Apple đã chuẩn bị sẵn sàng cho đợt đổ bộ của Microsoft.  Microsoft không phải đối thủ đầu tiên lăm le hạ bệ iPod. Trước đó, Sony, Samsung cũng đã  từng  lên  tiếng  thách thức Apple, nhưng đều đã thất bại, hoặc chưa  thành công.  "Có nhiều  tiền chưa hẳn là bảo đảm bằng vàng. Con đường sẽ rất chông gai, tiêu tốn nhiều sức lực và  tiền của", Enderle nói.  Theo Enderle, Apple có thể phản ứng xa tới mức thay thế hoàn toàn iPod bằng một thiết bị  mới tinh vào cuối năm nay. Thậm chí, họ còn có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng  điện thoại iPhone.  Khi được hỏi  về  thành công  của dòng điện  thoại Walkman của Sony,  giám đốc  tài  chính  Apple ­ Oppenheimer trả lời đầy tự tin "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cạnh  tranh của mình trên thị trường, và chúng tôi phấn khích về những gì đang có trong dự định.  Tôi không nghĩ là những chiếc điện thoại hiện hành đã tương xứng với danh hiệu máy nghe  nhạc tốt nhất của iPod. Nhưng theo thời gian, điều này có thể thay đổi, và xin khẳng định lại  là chúng tôi không chịu ngồi yên đâu nhé!".  Theo VietNamNet  63. Hãy loại bỏ những phiền nhiễu cho khách hàng!  Bạn đang phải “vật lộn” với những khách hàng lập dị, các sản phẩm kém sức sống, dịch vụ  rối rắm và nhiều vấn đề đau đầu khác?. Bạn không biết làm cách nào để thoát khỏi chúng?.  Nếu vậy thì điều quan trọng trước tiên là bạn hãy tìm hiểu xem tại sao những vấn đề như  vậy lại xuất hiện. Các vấn đề Marketing  Trang 6  Một trong những lý do chủ yếu là khách hàng luôn mong đợi những sản phẩm/dịch vụ của  bạn đạt chất lượng đúng như quảng cáo, kèm theo đó là một dịch vụ chăm sóc khách hàng  chu đáo. Rất dễ  hiểu  tại  sao nguyên nhân  của những mong đợi như vậy,  bởi  vì bản  thân  chúng ta cũng là những khách hàng. Nếu được lựa chọn giữa một vật dụng có thể sử dụng  và vận hành đơn giản, hiệu quả, với một vật  “không  thể hiểu nổi” mà lại  luôn hỏng hóc,  đương nhiên chúng ta sẽ lựa chọn cái đầu tiên.  Khi khách hàng không cảm thấy thỏa mãn với chất lượng sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ làm gì?.  Trừ khi đó  là một  tình huống hết  sức  tồi  tệ,  liệu họ có  liên  lạc với bạn để  trình bày, giải  thích hay phàn nàn, đề nghị bạn giúp họ khắc phục vấn đề không?. Có lẽ một vài người sẽ  làm như vậy  để  “trút  giận” về những gì họ  trải  qua. Nhưng một  số nghiên  cứu  cho  thấy,  phần đông khách hàng chỉ  lẳng lặng chuyển sang các đối  thủ cạnh tranh khác, còn bạn sẽ  không bao giờ biết được lý do tại sao.  Điều gì khiến khách hàng bực bội?  Có thể bạn nghĩ rằng tất cả các công ty đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ đều đã nghiên cứu  kỹ lưỡng và quan tâm chu đáo tới các khách hàng, và họ luôn đưa ra những sản phẩm/dịch  vụ tốt nhất mà họ có. Không hẳn bao giờ cũng vậy, đặc biệt là khi thị trường không có sự  cạnh tranh gay gắt. Thậm chí cả khi các nhà cung cấp đã nỗ lực tối đa, các vấn đề khúc mắc  vẫn có khả năng xuất hiện.  Bất kỳ sản phẩm (như các loại dụng cụ, đồ dùng, phần mềm) hay dịch vụ (như sửa chữa,  vận chuyển) nào cũng đều có thể gây phiền hà cho khách hàng bằng việc tạo ra nhiều yêu  cầu, điều kiện phức tạp cho sản phẩm/dịch vụ của họ. Đó có thể là thời gian xếp hàng, thời  gian chờ đợi, cài đặt hay cập nhập một thông tin gì đó, thiết lập hệ thống vận hành, lập trình,  hướng dẫn đào tạo, bảo dưỡng, những chi tiết kỹ thuật, trả lời thắc mắc, chờ đợi những trợ  giúp khách hàng.... Tất cả đều là những nguyên nhân dẫn tới cơn đau đầu của khách hàng.  Khi những yêu cầu, điều kiện như vậy được “đính kèm” sản phẩm, thì bất luận chất lượng  sản phẩm của bạn tốt đến đâu, sự phiền nhiễu vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ và  tình cảm của khách hàng đối với những gì bạn đang chào bán. Sự phiền nhiễu có thể xuất  hiện từ những điều rất nhỏ nhặt như đôi chút tác động khiến sản phẩm/dịch vụ vận hành khó  khăn  hơn. Chúng  có  thể khiến  khách  hàng bực mình, hay  làm  cho  họ  cảm  thấy  giận  dữ.  Trong trường hợp xấu nhất, cơn đau đầu có thể gây nên những ảnh hưởng lớn hơn. Không  một sự bồi thường, bù đắp nào có thể xoa dịu những khách hàng bất mãn!.  Vậy phương thuốc là gì?  Bạn muốn nhìn thấy điều gì?. Bạn muốn có những khách hàng trung thành?. Chắc chắn là  thế  rồi!. Vậy  thì để có được các khách hàng trung  thành, bạn phải  loại bỏ những cơn đau  đầu của họ, cũng như cần tạo ra những trải nghiệm thoải mái cho khách hàng trong mọi tình  huống. Dưới đây là bốn cách giúp bạn tìm hiểu những gì khiến khách hàng nói “không” với  sản phẩm của bạn.  1.  Thông qua  trang web,  thư,  email,  hay  các  cuộc  điện  thoại  trợ  giúp  để  thăm dò  khách  hàng. Bạn có thể hỏi khách hàng thích và không thích những gì liên quan tới sản phẩm/dịch  vụ của bạn, và họ có đề xuất gì để cải thiện không. Bạn thậm chí có thể mở rộng phạm vi  của các cuộc điện thoại trợ giúp bằng cách hỏi khách hàng: “Theo ý kiến của quý vị, chúng  tôi có thể làm điều gì để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Các vấn đề Marketing  Trang 7  quý vị?”. Khách hàng sẽ rất thoải mái bộc lộ tâm sự và suy nghĩ của họ với bạn, và sau đó  họ sẽ không còn cảm thấy bực bội nữa.  2. Nghiên cứu các bản giải  thích phần trợ giúp kỹ thuật của công ty để xác định từng loại  thắc mắc của khách hàng. Điều gì thật sự gây khó chịu cho khách hàng, hay khiến cho sản  phẩm/dịch vụ không phát huy hiệu quả như mong đợi?. Bạn hãy xem xét  từng chi  tiết mà  bạn tìm thấy. Ví dụ, có phải đa số các cuộc gọi đến bộ phận kỹ thuật đều là để hỏi về cách  sử dụng sản phẩm/dịch vụ?. Liệu chúng có lỗi cài đặt,  thiết kế hay vận hành nào không?.  Bản hướng dẫn sử dụng có khó hiểu hay thiếu sót không?. Một cách khác để tìm hiểu về các  thiếu sót là đặt câu hỏi “Tại sao hệ thống của bạn vẫn chưa rõ ràng và dễ hiểu nhằm giúp đỡ  khách hàng đạt được mục tiêu thực tế của họ?”.  3. Quan sát cách khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm. Đây có thể là một cách thức hiệu  quả giúp bạn tìm hiểu về khách hàng, khi bạn chịu bỏ thời gian để xem khách hàng nỗ lực  cài đặt, thiết lập, tìm hiểu và sửa chữa sản phẩm của bạn như thế nào. Nếu bạn có ý định để  các sản phẩm được dễ hiểu và dễ sử dụng, biện pháp này có thể làm rõ một vài khía cạnh  bạn còn chưa biết.  4. Ưu tiên sử dụng quy tắc 80:20. 20% sự phiền nhiễu được xem là đem lại cho các khách  hàng  80%  nỗi  bực  tức,  vì  vậy,  bạn  hãy  bằng mọi  cách  loại  bỏ  những  tác  nhân  gây  ảnh  hưởng tiêu cực, cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng. Điều này nói có vẻ dễ hơn làm,  tuy nhiên, về lâu dài, khách hàng sẽ thật sự cảm kích bạn.  Tóm lại, việc tìm hiểu và làm giảm bớt sự phiền nhiễu có thể ngăn chặn “cuộc di cư” của  những khách hàng khó tính, đồng thời giúp đỡ bạn từng bước thu hút ngày một nhiều khách  hàng trung thành cho công ty.  (Dịch từ Customer Service Manager)  64. Chiến lược mới của các nhà quảng cáo trực tuyến  Không như truyền thanh hay truyền hình, internet dường như là một sân chơi mới cho các  hãng quảng cáo. Với những khách hàng thông minh biết rõ phải làm thế nào để ngăn chặn  quảng cáo, nhiều công ty ngày nay đang phải vật lộn tìm kiếm những cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_van_de_marketing.pdf
Tài liệu liên quan