Các tai biến nhân sinh DN
1. Khái niệm chungTrong một số tài liệu trên thế giới thường đề cập đến các tai biến công nghiệp, với khái niệm rộng, bao gồm các loại tai biến gắn với các hoạt động kinh tế khác nhau của con người, về thực chất là các tác động nhân sinh. Các tai biến như vậy, khác hẳn các tai biến thiên nhiên đã đề cập trong các chương trước, ở chỗ nguyên nhân ở đây là do con người gây nên một cách hoặc vô thức, thiếu hiểu biết hoặc cố ý vì quá đề cao, hoặc chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà quên đi hâu họa lâu dài trong các hoạt động kinh tế. Về thực chất đây chính là các tai biến nhân sinh.Các tai biến nhân sinh biểu hiện ở các quy mô, mức độ tác hại rất khác nhau, từ tác hại của một vài hóa chất độc hai, đến tác hại của cả một ngành công nghiệp hóa chất, cũng như công nghiệp năng, luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp quốc phòng, nhà máy hạt nhân, hoạt động lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, trong khai thác mỏ, khai thác nước ngầm, trong xây dựng giao thông vận tải Ngay trong từng lĩnh vực có nguy cơ gây tai biến nhân tạo, các dạng biểu hiện tai biến cũng rất khác nhau. Ví dụ, hóa chất độc hai từ nghành công nghiệp khi bị rò rỉ, bị thải ra mà chưa được xử lý một cách đảm bảo, ngoài việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tác hại tới sức khỏe của con người, nhiều khi có thể gây nổ, cháy trên phạm vi rộng lớn.Dưới đây sẽ đề cập đến một số loại tai biến chình, phổ biến trong thực tế, liên quan đến hoạt động nhân sinh.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tai biến nhân sinh DN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tai biến nhân sinh
Khái niệm chung
Trong một số tài liệu trên thế giới thường đề cập đến các tai biến công nghiệp, với khái niệm rộng, bao gồm các loại tai biến gắn với các hoạt động kinh tế khác nhau của con người, về thực chất là các tác động nhân sinh. Các tai biến như vậy, khác hẳn các tai biến thiên nhiên đã đề cập trong các chương trước, ở chỗ nguyên nhân ở đây là do con người gây nên một cách hoặc vô thức, thiếu hiểu biết hoặc cố ý vì quá đề cao, hoặc chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà quên đi hâu họa lâu dài trong các hoạt động kinh tế. Về thực chất đây chính là các tai biến nhân sinh.
Các tai biến nhân sinh biểu hiện ở các quy mô, mức độ tác hại rất khác nhau, từ tác hại của một vài hóa chất độc hai, đến tác hại của cả một ngành công nghiệp hóa chất, cũng như công nghiệp năng, luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp quốc phòng, nhà máy hạt nhân, hoạt động lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, trong khai thác mỏ, khai thác nước ngầm, trong xây dựng giao thông vận tải …
Ngay trong từng lĩnh vực có nguy cơ gây tai biến nhân tạo, các dạng biểu hiện tai biến cũng rất khác nhau. Ví dụ, hóa chất độc hai từ nghành công nghiệp khi bị rò rỉ, bị thải ra mà chưa được xử lý một cách đảm bảo, ngoài việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tác hại tới sức khỏe của con người, nhiều khi có thể gây nổ, cháy trên phạm vi rộng lớn.
Dưới đây sẽ đề cập đến một số loại tai biến chình, phổ biến trong thực tế, liên quan đến hoạt động nhân sinh.
Các loại tai biến nhân sinh phổ biến và các nguy cơ thiệt hại liên quan
Các tai biến trong lĩnh vực công nghiệp
Mọi cải tiến trong cuộc cách mạng công nghiệp, các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các hoạt động kinh tế nói chung, công nghệ nói riêng, một mặt mang lợi i1ch kinh tế, mặt khác cũng tạo nguy cơ gây tai biến, hiểm họa. Sự gia tăng đáng kể các tai biến, hiểm họa công nghiệp trong thế kỷ 19, cao hơn hẳn thời kỳ trước đó đã phản ánh hiện tượng vừa nên ở trên, Fritche (1992) đã làm một phép đối sánh và nhận thấy tại châu Âu và châu Mỹ, với trình độ phát triển công nghiệp cao, tỷ lệ thiệt hại do các hiểm họa công nghiệp tương đương nhau.
Các nước có nền kinh tế phát triển có điều kiện đầu tư cao hơn các nước có nền kinh tế thấp, do đó giá trị thiệt hại tuyệt đối do các hiểm họa nói chung, trong đó có hiểm họa công nghiệp tại các nước phát triển, thường nhỏ hơn so với thiệt hại tại các nước chậm phát triển.Tại các nước có nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thiệt hại người và của do tai biến công nghiệp, so với tai biến thiên nhiên thường nhỏ, song số lượng người chết do tai biến nói chung, trung bình khoảng 20 lần cao hơn so với các nước phát triển (P.Blailie và cs, 1994).
Các tai biến dẫn đến hiểm họa trong công nghiệp hiện nay diễn ra khá rộng rãi, tại các nước phát triển, và các nước có nền kinh tế thấp, nhất là sự hợp tác ở quy mô Liên quốc gia ngày càng được mở rộng, cũng như loại hình, trong khi quy trình, giải pháp an toàn, phòng chống các thiệt hại do công nghiệp lại chưa được đầu tư cân xứng với quy mô phát triển, mở rộng sự lei6n doanh, liên kết đa quốc gia đang diễn ra như đã nên ở trên.
Tai biến dẫn đến hiểm họa công nghiệp đã được biết đến từ hàng trăm năm trước, gia tăng vào cuối thế kỷ 19, đang được mở rộng ngay cả trong các thập niên cuối thế kỷ 20 trong đó năm 1984 là năm được ghi nhận là năm xảy ra nhiều hiểm họa lớn liên quan đến lĩnh vực công nghiệp trên thế giới. Dưới đây là một số điển hình:
+ Ngày 25 – 02 – 1984 tại Cubato, Brazin đã xảy ra vụ đổ dầu, dẫn đến hỏa goạn tại khu công nghiệp ở đây, làm trên 500 người thiệt mạng.
+ Ngày 19 – 11 – 1984 đã xảy ra vụ nổ khí hóa lỏng ở khu công nghiệp xây dựng trong khu dân cư của thành phố Mêhicô, thuộc Mêhicô, làm chết 450 người, trên 30.000 người mất nhà cửa và trên 30.000 người phải sơ tán đi nơi khác.
+ Ngày 3 – 12 – 1984, đã xảy ra vụ rò rỉ 45 tấn khí Methyl isocuanate (MIC) từ nhà máy sản xuất thuốc diệt côn trùng tại thành phố Bopan (Bhopal) Ấn Độ, gây ra một hiểm họa công nghiệp lớn cho trên một triệu cư dân tại đây, MIC là một hóa chất công nghiệp được sử dụng sản xuất thuốc diệt côn trùng, song bay hơi mạnh, hoạt tính cao, phản ứng mạnh với nước, độc hại có thể so sánh với Cyanur. Vụ rò rỉ hóa chất tại Bopan đã cướp đi sinh mạng của khoảng trên 6000 người, làm 34.000 người hỏng mắt, 200.000 người bị nhiễm độc, tổn hại sức khỏe (Hazarika, 1988). Có tài liệu nêu con số người chết, bị thương trong thực tế vượt xa các số liệu nêy trên (Blaikie và cs, 1994).
+ Đêm 25 ngày 26 – 04 – 1986 vụ rò rỉ chất phóng xạ lớn nhất thế giới từ nhà máy điện hạt nhân Checnobyl, cách thành phố Kiev 130 km về phía Bắc, thuộc Ukraina, đã tạo nên một thảm họa do chình con người gây ra, và cũng chính con người phải gánh chịu.
Sự cố dẫn đến sự rò rỉ, thoát ra khỏi lò phản ứng một lượng lớn chất phòng xạ, đầu tiên tỏa ra trên phạm vi bán kính hàng trăm km, tạo nen các đám cháy, sau đó khói và khí cả chất thải phóng xạ, chứa iode – 131 và Cesci – 137 rất dễ bị hấp thụ bởi các mô sống , lan tỏa ra xa và bay vào khí quyển. Hai tuần sau đó, khói phóng xạ đã lan tỏa hầu như khắp khu vực Tây Bắc Âu. Ngoài khu vực Checnobyl, các vùng có mưa vào thời gian xảy ra thảm họa đều có dấu hiệu lưu giữ chất phóng xạ trong môi trường đất, nước. Các vùng như vậy gồm Scandinavi, Áo, Đức, Thụy Sỹ nơi các chất phóng xạ có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn hươu thịt của vùng. Bệnh ung thư gia tăng trong các khu vực lân cận chắc chắn do hậu quả của thảm họa nói trên.
Ngay vào những năm cuối thế kủ 20, cuối năm 1999 đầu năm 2000, khi mà các qui định, quy trình có tính pháp lệnh nhằm bảo vệ môi trường đã quen thuộc và được thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới thì vẫn xảy ra hiểm họa rò rỉ một lượng lớn các chất độc như cyanur, chì, kẽm từ các khu cônnghie65p chế biến vàng và công nghiệp hóa chất của một số nước trên bớ sông Đanúyp, làm chết hàng chục ngàn tấn cá tại đây. Số cá chết là lớn, song sự ô nhiễm dòng sông Đanúyp, hủy hoại môi trường tại đây mới là hiểm họa khó lường hết được.
Các tai biến trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, nhiên liệu
Đây là lĩnh vực luôn luôn có khả năng gây ra những sự cố, hiểm họa cho những người trực tiếp lao động tại đây, cũng như cho cả cộng đồng lân cận.
Trong lĩnh vực khai thác mỏ thì khai thác than được tiến hành phổ biến và được nhiều người biến đến. Ngoài việc thỉnh thoảng xảy ra các vụ sập hầm mỏ, nổ khí gây chết người, tác động mang tính tai biến đối với môi trường khu vực liên quan rất đáng quan tâm, đó là sự khai thác các mỏ than lộ thiên, bán lộ thiên, cùng với việc bóc bỏ đất đá, tao nên các bãi thải … đã hủy hoại môi trường cảnh quan và sinh thái tại đây.
Hiện tượng này cũng thấy rõ ở tại các vùng than Quảng Ninh. Chỉ riêng tại công ty than Hồng Gai và Cẩm Phả, hàng năm đã bóc và thải bỏ một lượng đất đá lên tới 1 tỷ m3. Từ các bãi đá khổng lồ trên đất liền, khi mưa đến, các dòng lũ bùn – lũ đá đã hình thành, đầu tiên lấp đầy các nơi trũng thấp cục bộ tại đây, vùi lấp các dòng chảy nhỏ, sau đó chảy tràn vào các dòng chảy lớn hơn, dẫn trực tiếp ra vịnh biển.
Tại đoạn bờ từ Cửa Ông đến Cẩm Phả, vật liệu từ bãi thải của mỏ Đéo Nai đưa trực tiếp ra mép nước, tạo các vật liệu bùn – than kéo dài tới hàng kilomet, lấn ra phía biển vài trăm mét, có chỗ đạt tới 1km.
Tại phía Nam mỏ Hà Tu, tại bãi triều Khe Cá các vật liệu, sạn, cát, bột than từ bãi thải của mỏ đã tạo nên một vạt kéo dài trên 1km, phủ lên bãi triều và làm chết rừng ngập mặt sú, vẹt tại đây. Các vật liệu bùn, bột than mịn, được các dòng triều đưa đi xa, lấp các eo vịnh ở phía nam khối đá vôi Quang hanh, không những làm thu hẹp diện tích sú vẹt, mà còn tác động làm san hô tại đây bị suy thoái và chết.
Tại các vùng khai thác vàng và đá quý tự phát, do việc khai thác thủ công, không tuân theo một quy trình kỹ thuậ đúng đắn, nên đã gây ra những cái chết thương tâm do sập lò, giếng…Song các tác động tiêu cực đến mội trường cảnh quan do đào bới bừa bãi, rồi xả các hóa chất độc hai, trong đó có Cyanur, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước tại nơi khai thác và các vùng lân cận, mới là những thảm họa đáng lưu tâm, cần có biện pháp hạn chế, kể cả đình chỉ.
Khai thác dầu khí cũng là một lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây ra các tai biến, sự cố, hiểm họa. ………………..
Các tai biến trong lĩnh vực xây dựng, giao thông – vận tải
Khi động cơ đốt trong được phát minh, mở đầu và tạo nền tảng cho các ứng dụng sau này trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường không … thì không ai lường hết được mặt lợi trong thực tế cuộc sống kinh tế - xã hội, cũng như các tai biến, sự cố hiểm họa nó gây ra. Với con số thống kê chưa đầy đủ, trung bình hàng năm có tới trên 25.000 người chết vì tai nạn giao thông trên thế giới (Blaikie và cs, 1994). Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật cao, mặt an toàn giao thông đoược đảm bảo cao hơn hẳn so với những thập kỷ trước đây, song thực tế cho thấy tai nạn giao thông gây tử vong vẫn tiếp tục tăng, nguyên do chủ yếu là sự phát triển gia tăng vận chuyển đường dài, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng và sức chở của từng xe cộ, tàu, máy đạt lượng lớn. Chính vì thế, có thể số lượng tai nạn giao thông không tăng nhiều so với trước kia, song một khi đã xảy ra thì nguy cơ gây tai nạn, kể cả đến sinh mạng con người là rất lớn.
Các tai nạn giao thông gây chết người đương nhiên là nghiêm trọng, song các vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc vận chuyển các vật liệu gây cháy, nổ, gây độc hai, gây ô nhiễm môi trường, cũng như việc xả thải khí đốt của các động cơ xe cộ, tàu máy các vụ tràn dầu, làm ô nhiễm nước, không khí, tác động xấu đến môi trường sống, hậu họa chưa thể lường hết được.
Các con số được các nhà khao học đưa ra cho thấy, các xe ô tô có nguy cơ gây tai nạn nhiều nhất, thứ đến xe lửa, đường thủy, sau đó là hàng không. Lứa tuổi của người lái phương tiện giao thông có động cơ, gây tai nạn chiếm tỷ lệ cũng hkác nhau: ¾ số vụ tai nạn giao thông xe cộ do những người ở lứa tuổi 16 – 19, số còn lại do các người ở tuổi cao hơn.
Ở Anh, riêng tai nạn đường bộ hàng năm gây thiệt hại tính ra tiền, mất khảong 8 tỷ bảng Anh. Sau dđây là một vài vụ tai nạn giao thông lớn, điển hình được nêu trong nhiều tài liệu trên thế giới:
+ Vụ vận chuyển khí propan, bị nổ trên đường xảy ra vào năm 1978 tại Tây Ban Nha, làm 200 người chết và 120 người bị thương, còn tác động độc hại đối với môi trường chưa được đánh giá.
+ Vụ trật bánh của đoàn tàu hỏa chở hỗn hợp các khí độc hại gồm propan và clorin gần Toronto, Canada, xảy ra vào tháng 11 – 1979, tuy không gây ra tử vong, song phải sơ tán khỏi vùng 250.000 người và nhiều người phải vào bệnh viện.
+ Vụ đắm tàu Titanic tại Đại Tây Dường, năm 1912 đã làm chết và mất tích trên 2200 người.
Còn các vụ tai nạn máy bay, đó đây thỉnh thoảng vẫn xảy ra, tuy không có con số thống kê đầy đủ, song cũng là tai nạn đáng lưu tâm.
Ở Việt Nam, những năm gần đây có nhiều biểu hiện gia tăng tai nạn giao thông, cả đường bộ, tàu hỏa, đường thủy, đường hàng không thì ít hơn song cũng có.
Trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa, công trình công cộng, công trình giao thông như đường sá, cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện, hồ chứa…thường mang nhiều lợi ích cho nền kinh tế của các quốc gia, tuy nhiên luôn tác động đến môi trường, phần lớn là tiêu cực, tác động biến đổi cấu trúc nền móng, gây lún, biến dạng môi trường cảnh quan tạo điều kiện cho các tai biến xói lở, trượt lở, các hồ chứa nước lớn có thể gây động đất kích thích, nếu thiết kế, thi công không đảm bảo quy trình kỹ thuật có thể gây vỡ đập ,lũ lụt và các hiểm họa khó lường.
Tuy chưa thống kê trong các tài liệu, song các biểu hiện về tai biến, sự cố, hiểm họa liên quan đến lĩnh vực xây dựng, thủy điện, thủy lợi nói chung, khá phổ biến, rộng khắp. Có thể quy mô mỗi sự việc không lớn nhưng luôn tác động trực tiếp đến con người trong nhiều công đoạn, từ khởi công xây dựng đến quá trình sử dụng, bảo dưỡng…nên vấn đề này rất đáng được quan tâm.
Các tai biến trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và cháy rừng
Trong một số tài liệu, các biểu hiện về tai biến, sự cố do con người tác động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp được đề cập tản mạn và ghép vào các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, công nghiệp khai thác đường thủy hoặc trong các thảm họa cháy, cháy rừng…và còn thiếu các số liệu mang tính hệ thống, nhưng các tai biến này nhiều khi đã đạt mức hiểm họa, có nguy cơ diễn ra trên các phạm vi rộng lớn, trên cácloại cảnh quan môi trường khác nhau như đồng bằng, đồi núi, ven biển, tác động tiêu cực đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, gây suy thoái môi trường.
Các tai biến liên quan đến lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp khá đa dạng có thể phân ra một số loại tai biến như sau:
Gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, góp phần làm giảm tính đa dạng sinh học của môi trường sinh thái, tác hại đến sức khỏe con người…do tác động của các hóa chất độc hai từ phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)…gây nên
Tại các nước đang phát triển, kin htế nông nghiệp giữ một tỷ trọng cao của nền kinh tế quốc dân, khoảng 80% bệnh tật và trên 30% số tử vong là do sử dụng nguồng nước ô nhiễm (Thông tin môi trường N03, 1996)
Ở VN, nhờ sử dụng các HCBVTV mà tỷ lệ sản lượng lương thực đáng kể không bị thất thoát, mất đi. Vì thế xu hướng sử dụng HCBVTV của nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Năm 1980, có 10.000 tấn/năm thuốc HCBVTV được sử dụng ở nước ta. Năm 1990 con số này là 25.000 tấn/năm. (Phạm Bình Quyền, 1995)
Vào thời điểm năm 1998, tại VN sử dụng 82 loại thuốc trừ sâu, 54 loại thuố diệt cỏ, 63 loại thuốc trừ bệnh hại cây trồng, 18 loại thuốc kích thích sinh trưởng thực vật, 6 loại thuốc diệt chuột….(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Sau nhiều thập niên sử dụng rộng rãi, co1 lúc vượt ngưỡng cần thiết các loại HCBVTV, tại nhiều nơi của nước ta đã xuất hiện hiện tượng suy giảm về tài nguyên thủy – hải sản, suy giảm về chủng loại, những dấu hiệu suy kiệt, suy thoái rừng ngập mặn, suy thoái môi trường sinh thái.
Tác hại đối với môi trường, sức khỏe con người, do sử dụng HCBVTV quá mức, có nguy cơ gia tăng nếu như không có những hướng dẫn điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
Gây xói mòn, rửa trôi, làm mất tài nguyên đất, dẫn đến suy thoái môi trường, hoang mạc hóa do tiến hành trồng tỉa làm nương rẫy trên các vùng địa hình dốc, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật bào vệ môi trường,hoặc du canh du cư, chăn thả tự nhiên thiếu quy hoạch…
Gia tăng các tai biến lũ, lụt, lũ quét, trượt lở, gây suy thoái môi trường do việc phá rừng đầu nguồn, đốt, làm cháy rừng.
Hiện tượng cháy rừng có thể do nguyên nhân tự nhiên, nhưng phần lớn liên quan đến việc đốt rừng làm rẫy hoặc các hành vi bất cẩn của con người.
Theo các nhà khoa học, chỉ có 10% tổng số vụ cháy rừng do sét, núi lửa và thường chỉ diễn ra tại các vùng khô hạn ở Châu Phi, Châu Úc và một số nơi ở Châu Mỹ. phần lớn là do con người gây nên với quy mô nhỏ, gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát tạo nên thảm họa, gâ y thiệt hại lớn về người và của. Một vài ví dụ:
+ Vụ cháy rừng tại Michigan và Xinxixin năm 1871, thiêu hủy khảong 1,7 triệu ha rừng, làm chết trên 1.500 người.
+ Vụ cháy rừng tại Trung Quốc năm 1987 thiêu hủy khoảng 1 triệu ha rừng và thảo nguyên, làm chết gần 200 người.
+ Vụ cháy rừng năm 1983 tại bang Victoria (Australia) làm 76 người chết, trên 2000 người mất nhà cửa, thiệt hại vật chất khoảng 2000 triệu đô la Úc.
+ Vụ cháy rừng năm 1997 tại Indonesia, thiêu hủy trên 100.000 ha rừng, gây nhiều thiệt hại vật chất.
+ Ở VN, vụ cháy trên 10.000 ha rừng tại bình thuận năm 1997
Hiện tượng phá rừng, cháy rừng tại nước ta trong những thập niên qua rất đáng báo động. năm 1945 diện tích rừng ở nước ta chiếm 43% diện tích lãnh thổ, sau hơn 50 năm, diện tích rừng chỉ còn khoảng 28%.
Nhà nước đang có chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc để bảo vệ môi trường. Chỉ như thế mới có thể từng bước điều chỉnh, giảm thiểu quy mô, nhịp độ, thiệt hại gây ra do các tai biến, hiểm họa môi trường, suy thoái môi trường, đã và đang diễn ra liên quan đến giảm diện tích rừng trong thời gian qua trên địa phận lãnh thổ đất nước.
Gây suy thoái môi trường đới bờ ven biển, cửa sông, ven biển…do tiến hành canh tác, nuôi trồng thủy – hải sản, khai phá rừng ngập mặn thiếu quy hoạch, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trong vùng.
Gây tổn thương, cạn kiệt tài nguyên sinh học, suy giảm đa dạng sinh học, tổn thất nguồn gen…do tiến hành khai thác thủy – hải sản quá mức, có tính chất hủy diệt.
Gây bùng phát cácloài lạ có tính cạnh tranh cao, gây hại làm mất cân bằng sinh thái do du nhập các loài mới một cách cơ học, chưa có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ cáchậu họa về mặt môi trường sinh thái.
Tai biến sinh học do bùng phát các sinh vật biến đổi gen (genetically modified organisms _ GMO)
Ứng xử, giảm thiểu đối với các thiệt hại do các tai biến nhân sinh
Các tai biến nhân sinh rất phong phú, đa dạng. Mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực luôn gây ra các tác động, chủ yếu là tác động tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các nguy cơ tai biến, là tiền đề cho các hiểm họa môi trường. chính vì thế, việc đề xuất chiến lược ứng xử, giảm thiểu đối với các thiệt hại do tai biến nhân sinh gây nên là việc cấp bách có ý nghĩa lớn và thiết thực.
Xây dựng, hoàn chỉnh các cơ sở pháp luật, pháp quy, các văn bản hướng dẫn.
Phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật, pháp quy, các văn bản hướng dẫn.
Tiến hành quy hoạch và xây dựng các kế hoạch thực hiện chính sách môi trường đối với từng địa phương.
Tiến hành bản hiểm đối với các tai biến,sự cố, hiểm họa môi trường do tác động nhân sinh ở quy mô lớn cho đến quy mô gia đình, cá nhân.
Tiến hành cứu hộ, viện trợ, giải quyết các hậu quả sau sự cố, hiểm họa môi trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các tai biến nhân sinh DN.doc