Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa

- Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát 250 khách hàng bưu chính ở địa bàn thành phố Nha Trang, với mẫu chưa thực sự đủ lớn nên chưa bao quát toàn bộ vấn đề nghiên cứu, vì vậy cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các Huyện/Thị để có thể phát hiện và phán ảnh đầy đủ các yếu tố có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; - Nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố vô hình như: Định hướng kinh doanh, năng lực makerking, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các yếu tố hữu hình để có thể xây dựng một mô hình nghiên cứu tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy các nghiên cứu sau có thể phát triển, bổ sung thêm những nhân tố mới để có thể hình thành và xây dựng một bộ thang đo, một mô hình tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới sự đánh giá của khách hàng

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH KHÁNH HÒA THE FACTORS AFFECT THE DYNAMIC COMPETITIVE CAPABILITIES OF KHANHHOA PROVINCE POST Lê Thị Thu Thảo1, Đỗ Thị Thanh Vinh2, Nguyễn Tiến Thông3 Ngày nhận bài: 17/7/2015; Ngày phản biện thông qua: 17/9/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu, nhận dạng và đo lường các yếu tố vô hình có tác động đến năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa. Số liệu được thu thập từ 250 khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ bưu chính tại BĐTKH thông qua bản câu hỏi được thiết kế sẵn. Các phương pháp thố ng kê so sá nh, mô tả , tổ ng hợ p; kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy. Kết quả khảo sát cho thấy có 4 trong 9 nhân tố được xem xét có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp và năng lực tổ chức. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm xây dựng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Từ khóa: Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, năng lực động, năng lực cạnh tranh động ABSTRACT This study aims to explore and identify and measure the intangible factors that affect the competitive capabilities of Khanh Hoa Province Post. The data have been collected from 250 current customers of the postal services in Khanh Hoa Province Post through a well-designed questionnaire. The research methods include statistics, comparison, description, syntheses; Cronbach’s Alpha coeffi cient, Exploratory factor analysis (EFA) and Regression. Research results show that 4 of 9 considered factors have affected the competitive capabilities of the fi rm. These are customer responsiveness, sensing capabilities, corporate reputation and organizational capabilities. The study also suggests some implications for building and developing the dynamic capabilities resource in order to create competitive advantages in business. Keywords: Khanh Hoa Province Post, dynamic capabilities, dynamic competitive capabilities 1 Lê Thị Thu Thảo: Cao học Quản trị kinh doanh 2012 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, 3 ThS. Nguyến Tiến Thông: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Với chính sách mở cửa và hội nhập, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bưu chính Việt Nam đã chuyển sang một môi trường kinh doanh mới, với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, thách thức lớn nhất đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh đặc biệt là năng lực động là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực động nói riêng có tầm quan trọng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG sống còn và trở thành một đòi hỏi tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bưu chính trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác từ ngày 01/01/2013 Bưu chính Việt Nam chính thức tách riêng khỏi Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam và thành lập Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trực thuộc Bộ thông tin và Truyền thông. Trước cơ chế đổi mới đó, để có thể đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới, thì việc nhận dạng, duy trì và phát triển nguồn năng lực động của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được trên thị trường nội địa và từng bước trên thị trường quốc tế có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị và kinh tế. Hơn nữa, lý thuyết về năng lực cạnh tranh động đã được vận dụng vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tại Khánh Hòa hiện nay chưa nhiều nghiên cứu về năng lực động, vì vậy nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực động là một nhu cầu bức bách nhất là đối với các ngành kinh doanh dịch vụ như Bưu chính. Do đó ứng dụng lý thuyết năng lực động vào Bưu điện tỉnh Khánh Hòa (BĐTKH) sẽ góp một phần cho đơn vị nắm rõ các yếu tố, đặc biệt là các yếu tố vô hình có thể tạo nên năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh động Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết nguồn lực và lý thuyết năng lực động. Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp tập trung phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009), chúng được chia ra thành hai nhóm: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant, 2002; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Không phải tất cả những nguồn lực của doanh nghiệp đều có thể duy trì những lợi thế cạnh tranh. Theo Barney (1991), để duy trì lợi thế cạnh tranh, một nguồn lực của doanh nghiệp phải có 4 thuộc tính sau: Có giá trị; Hiếm; Khó thay thế; Khó bị bắt chước, gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable). - Nguồn lực có giá trị: Có nghĩa rằng nó khai thác được những cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp để mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Nó cần phải hiếm trong sự cạnh tranh tiềm tàng và hiện tại của doanh nghiệp và chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp này sử dụng để thực thi các chiến lược tạo ra giá trị mà không cùng lúc được thực thi bởi nhiều doanh nghiệp khác. - Nó khó bị bắt chước hoàn hảo được. - Nó không có những sự thay thế tương đương có tính chiến lược cho nguồn lực này đó là giá trị mà hiếm bắt chước được hay không thể bị bắt chước hoàn toàn. “Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp là một khung nghiên cứu lý thuyết đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành kinh tế và quản trị như trong marketing, quản trị nguồn nhân lực, lý thuyết về doanh nhân, kinh doanh quốc tế, kinh tế,... Đặc biệt, lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp đã trở thành một trường phái nghiên cứu trong quản trị chiến lược” (Nguyễn Đình Thọ và Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127 Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, tr.158). Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát triển, đặc biệt nó được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities; Teece và ctg, 1997; Eisenhardt và Martin, 2000). Barney (1991, p.106) nói rằng một công ty đạt được lợi thế cạnh tranh khi “thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào”. Nguồn lực có thể trở thành năng lực động và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là những nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN (có giá trị, hiếm, khó thay thế và khó bị bắt chước (Barney, 1986; Eisenhardt và Martin, 2000). Theo Teece và ctg (1997, p. 516) Năng lực động là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt và Martin, 2000). Vì vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực xác định, xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh một cách có hiệu quả, thích ứng với sự biến đổi của môi trường để mang lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 2. Mô hình đề xuất Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) kết hợp với các nghiên cứu riêng lẻ của từng nhân tố năng lực động như năng lực tổ chức (Gerd Schienstock, 2009), năng lực nhân thức (Lindblom và ctg, 2008), danh tiếng doanh nghiệp (Roberts và ctg, 2002) đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa gồm có 5 nhóm nhân tố sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu Trong đó: - Định hướng kinh doanh được đo lường bằng 6 biến quan sát (Phụ lục 1) - Năng lực marketing được đo lường bằng 14 biến quan sát - Năng lực tổ chức được đo lường bằng 7 biến quan sát - Năng lực nhận thức được đo lường 4 biến quan sát - Danh tiếng doanh nghiệp được đo lường bằng 7 biến quan sát và năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa được đo lường bằng 3 biến quan sát Giả thuyết nghiên cứu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu gồm 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngành Bưu chính. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và xây dựng các thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc điều tra sơ bộ 30 khách hàng để hoàn thiện các thang đo cho phù hợp với doanh nghiệp và thu thập thông tin từ bản câu hỏi khảo sát 250 khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ Bưu chính của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, đối tượng được phỏng vấn và gửi bản câu hỏi khảo sát là những người đang làm việc và sinh sống tại TP. Nha Trang. Số liệu được xử lý, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua phần mềm SPSS 20. Nội dung bản câu hỏi gồm hai phần chính: (1) Khảo sát các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp: Định hướng kinh doanh, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp với 41 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ; (2) Một số câu hỏi về thông tin cá nhân của người trả lời như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, dịch vụ, đối tượng khách hàng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô tả mẫu Tổng số bản câu hỏi hợp lệ thu về và sử dụng cho nghiên cứu là 227. Trong đó phân bố mẫu như sau: nữ chiếm 44%, nam chiếm 56 %; Khách hàng có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 13%, từ 26 đến 40 tuổi chiếm 23%, từ 41 đến 55 tuổi chiến 38% và trên 55 tuổi chiếm 26% ; Khách hàng có trình độ phổ thông chiếm 17,6 %, trung cấp – cao đẳng chiếm 12%, đại học chiếm 64% và sau đại học chiếm 6%; Khách hàng được hỏi sử dụng nhiều nhất dịch vụ chuyển phát nhanh EMS chiếm 27 %, bưu phẩm chiếm 20%, phát hàng thu tiền COD chiếm 15%, bưu kiện chiếm 11%, còn lại là báo chí và các dịch vụ khác chiếm 16% ; Khách hàng cá nhân chiếm 48%, khách hàng là các cơ quan HCSN, DNNN, CTy TNHH/CTy CP chiếm 52%. Bảng 1. Các nhân tố và giả thuyết nghiên cứu Số TT Ký hiệu Sốbiến Nhân tố Giả thuyết nghiên cứu Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc 1 Định hướng kinh doanh H1 (+) Doimoi 3 Năng lực đổi mới, sáng tạo H11 (+) Chudong 3 Năng lực chủ động H12 (+) 2 Năng lực Marketing H2 (+) Dapung 5 Năng lực đáp ứng khách hàng H21 (+) Phanung 3 Phản ứng với đối thủ cạnh tranh H22 (+) Thichung 3 Thích ứng với môi trường vĩ mô H23 (+) Quanhe 3 Chất lượng mối quan hệ H24 (+) 3 Tochuc 7 Năng lực tổ chức H3 (+) 4 Nhanthuc 4 Năng lực nhận thức H4 (+) 5 Danhtieng 7 Danh tiếng doanh nghiệp H5 (+) Biến độc lập 6 Canhtranhdong 3 Năng lực cạnh tranh của BĐTKH (Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả, 2014) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129 2. Kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố EFA và tổng hợp các nhân tố Biến độc lập Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tochuc4 0,790 Tochuc5 0,788 Tochuc3 0,736 Tochuc6 0,682 Tochuc2 0,656 Dapung1 0,790 Dapung5 0,761 Dapung3 0,707 0,401 Dapung2 0,637 Dapung4 0,602 Quanhe3 0,875 Quanhe1 0,861 Quanhe2 0,858 Nhanthuc4 0,802 Nhanthuc1 0,739 Nhanthuc2 0,711 Nhanthuc3 0,638 Phanung3 0,805 Phanung1 0,768 Phanung2 0,701 Danhtieng4 0,791 Danhtieng3 0,721 Danhtieng6 0,557 0,312 Danhtieng2 0,510 Danhtieng5 0,462 Doimoi3 0,807 Doimoi1 0,794 Doimoi2 0,745 Chudong3 0,880 Chudong1 0,866 Chudong2 0,807 Thichung3 0,723 Thichung1 0,362 0,704 Thichung2 0,661 Eigenvalues 7,127 3,050 2,591 2,071 1,966 1,760 1,504 1,258 1,236 Cumulative % 20,963 29,935 37,556 43,647 49,429 54,606 59,029 62,729 66,364 Cronbach’Alpha 0,819 0,788 0,914 0,773 0,794 0,711 0,794 0,828 0,709 KMO (0,793); Bartlett’s Test (Sig. = 0,000) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả từ Bảng 1, cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha của các thang đo tính được đạt mức từ 0,707 đến 0,914 (> 0,7) nên đảm bảo độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố EFA có 9 nhân tố độc lập được trích rút tại điểm Engenvalue là 1,236 và tổng phương sai trích là 66,364% lớn hơn 50%, tức là khả năng sử dụng 9 nhân tố này để giải thích cho 37 biến quan sát ban đầu là 66,364%. Các thành phần có hệ số chuyển tải đều > 0,45 đạt yêu cầu nên kết quả phân tích EFA có ý nghĩa. Nhân tố phụ thuộc được trích rút tại điểm Engenvalue là 1,893; Tổng phương sai trích là 63,106 %, với hệ số tải của các biến khá cao và đều lớn 0,7. Do đó, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh có tất cả 10 nhân tố (9 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc), bao gồm 37 biến quan sát. Phần phân tích tương quan sẽ thực hiện trên mô hình hiệu chỉnh này. 3. Kết quả phân tích tương quan Biến phụ thuộc Biến Nhân tố Canhtranh2 0,803 Canhtranh1 0,798 Canhtranh3 0,781 Cronbach’s Alpha = 0,707 KMO (0,675), Bartlett’s Test (Sig. = 0,000), Eigenvalues (1,893); Tổng % phương sai trích (63,106) (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ kết quả khảo sát, 2014) Bảng 2. Kết quả phân tích tương quan Pearson DOI MOI CHU DONG DAP UNG PHAN UNG THICH UNG QUAN HE TO CHUC NHAN THUC DANH TIENG CANH TRANH DONG D O IM O I Pearson Correlation 1 0,022 0,029 0,178 ** 0,316** 0,272** 0,220** 0,412** 0,312** 0,197** Sig. (2-tailed) 0,739 0,665 0,007 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,003 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 C H U D O N G Pearson Correlation 0,022 1 0,160 * 0,067 -0,008 0,169* 0,051 0,099 0,123 0,178** Sig. (2-tailed) 0,739 0,016 0,315 0,909 0,011 0,441 0,136 0,064 0,007 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 D A P U N G Pearson Correlation 0,029 0,160 * 1 0,366** 0,298** 0,254** 0,322** 0,174** 0,239** 0,616** Sig. (2-tailed) 0,665 0,016 0,000 0,000 0,000 0,000 0,009 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 P H A N U N G Pearson Correlation 0,178 ** 0,067 0,366** 1 0,423** 0,164* 0,272** 0,154* 0,220** 0,265** Sig. (2-tailed) 0,007 0,315 0,000 0,000 0,013 0,000 0,020 0,001 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131 TH IC H U N G Pearson Correlation 0,316 ** -0,008 0,298** 0,423** 1 0,226** 0,333** 0,255** 0,226** 0,350** Sig. (2-tailed) 0,000 0,909 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,001 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 Q U A N H E Pearson Correlation 0,272 ** 0,169* 0,254** 0,164* 0,226** 1 0,269** 0,257** 0,462** 0,329** Sig. (2-tailed) 0,000 0,011 0,000 0,013 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 TO C H U C Pearson Correlation 0,220 ** 0,051 0,322** 0,272** 0,333** 0,269** 1 0,259** 0,310** 0,396** Sig. (2-tailed) 0,001 0,441 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 N H A N TH U C Pearson Correlation 0,412 ** 0,099 0,174** 0,154* 0,255** 0,257** 0,259** 1 0,374** 0,393** Sig. (2-tailed) 0,000 0,136 0,009 0,020 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 D A N H TI E N G Pearson Correlation 0,312 ** 0,123 0,239** 0,220** 0,226** 0,462** 0,310** 0,374** 1 0,385** Sig. (2-tailed) 0,000 0,064 0,000 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 C A N H TR A - N H D O N G Pearson Correlation 0,197 ** 0,178** 0,616** 0,265** 0,350** 0,329** 0,396** 0,393** 0,385** 1 Sig. (2-tailed) 0,003 0,007 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227 **. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (2 chiều). *. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.05 (2 chiều). (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ kết quả khảo sát, 2014) Kết quả từ bảng 2 cho thấy nhân tố năng lực cạ nh tranh của BĐTKH có tương quan với tất cả các nhân tố trong mô hình với mức ý nghĩa thống kê 5% (Sig. < 0,05). Vì vậy các biến này đều thỏa điều kiện để phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy Dựa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH, bài viết xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ei Trong đó: Y: Năng lực cạnh tranh của BĐTKH. X1 – X5: Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH. β0: Hằng số β1 – β5: Hệ số hồi quy e: Sai số ngẫu nhiên. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả hồi quy cho thấy 4 trong 9 nhân tố khảo sát có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH đó là: Năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức và danh tiếng doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 5% (Sig. < 0,05). Năm nhân tố còn lại là năng lự c đổ i mớ i sá ng tạ o, năng lự c chủ độ ng, phả n ứ ng vớ i đố i thủ cạ nh tranh, thí ch ứ ng vớ i môi trườ ng vĩ mô và chấ t lượ ng mố i quan hệ không có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì giá trị Sig. > 0,05 nên loại khỏi mô hình. Vì vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội được viết như sau: Năng lực cạnh tranh của BĐTKH = 0,438 x Năng lực đáp ứng khách hàng + 0,117 x Năng lực tổ chức + 0,179 x Năng lực nhận thức + 0,122 x Danh tiếng doanh nghiệp Trong đó: - Yếu tố năng lực đáp ứng khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất (β =0,438). Điều này có thể giải thích là khi giao dịch với Bưu điện khách hàng dễ dàng cảm nhận được khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. - Yếu tố năng lực nhận thức có ảnh hưởng với mức độ nhẹ hơn và xếp ở vị trí thứ hai (β =0,179). Có thể giải thích là doanh nghiệp có nhận thức được sự thay đổi của môi trường, có hiểu về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng hay không để đưa ra những quyết định tiếp thị đúng đắn. - Danh tiếng doanh nghiệp xếp ở vị trí thứ ba (β =0,122). Uy tín, thương hiệu, chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ đã tác động đến sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. - Yếu tố năng lực tổ chức xếp ở vị trí cuối cùng (β =0,117). Điều này lý giải về khả năng áp dụng các kỹ năng nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường. Từ kết quả nghiên cứu nhóm tác giả nhận thấy 4 nhân tố: Năng lực đáp ứng khách hàng, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp và năng lực tổ chức là nguồn năng lực động mang lại kết quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây cũng là kết quả mà các nhà nghiên cứu trước đó đã khẳng định. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh bưu chính tại Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, theo kết quả khảo sát, nhân tố định hướng kinh Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Thống kê t Mức ý nghĩa (Sig.) Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai Hệ số phóng đại phương sai VIF Hằng số 0,332 0,297 1,118 0,265 DOIMOI 0,003 0,048 0,003 0,053 0,958 0,730 1,370 CHUDONG 0,049 0,042 0,057 1,164 0,246 0,944 1,059 DAPUNG 0,438 0,050 0,485 8,854 0,000 0,746 1,341 PHANUNG -0,048 0,047 -0,056 -1,024 0,307 0,743 1,345 THICHUNG 0,088 0,049 0,102 1,808 0,072 0,702 1,424 QUANHE 0,033 0,042 0,044 0,787 0,432 0,727 1,376 TOCHUC 0,117 0,054 0,117 2,180 0,030 0,773 1,294 NHANTHUC 0,179 0,050 0,198 3,601 0,000 0,739 1,353 DANHTIENG 0,122 0,058 0,121 2,104 0,037 0,679 1,473 R= 0,718; R2= 0,515; R2 hiệu chỉnh = 0,495 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ kết quả khảo sát, 2014) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133 doanh (năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực chủ động) và các thành phần khác của nhân tố năng lực marketing (phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với môi trường vĩ mô, chất lượng mối quan hệ) chưa đủ cơ sở để khẳng định là nguồn năng lực động mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như các nghiên cứu trước. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở lý thuyết về nguồn lực và năng lực động, bài viết đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 5 nhóm nhân tố ban đầu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BĐTKH đó là: Định hướng kinh doanh, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức và danh tiếng doanh nghiệp. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết thông qua các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình cho thấy có 4 nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất là năng lực đáp ứng khách hàng và ba nhân tố còn lại có mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn là năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp, năng lực tổ chức. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa, nếu BĐTKH có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng cũng như nhận thức được sự thay đổi của môi trường để thấu hiểu sâu sắc về khách hàng, về mối tương quan lực lượng giữa đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp, biết tạo dựng danh tiếng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp và có năng lực tổ chức để thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp thì kết quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên một bước và ngược lại. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay, kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa đã đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới sự đánh giá của khách hàng, qua đó có thể giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về khả năng nội lực của mình cũng như xác định được những yếu tố, đặc biệt là các yếu tố vô hình có khả năng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để tập trung khai thác những thế mạnh của và tìm cách khắc phục những điểm yếu trong cạnh tranh để từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả xin gợi ý một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho BĐTKH trong tương lai như sau:. 2.1. Đối với nhân tố năng lực đáp ứng khách hàng Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng rất quan tâm đến khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng hài lòng thì sẽ chiếm được lòng tin nơi khách hàng. Vì vậy cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng, bán được hàng và giữ chân khách hàng để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường để dự báo nhu cầu, nắm bắt thông tin về khách hàng để có kế hoạch triển khai trước đối thủ cạnh tranh. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu khách hàng, xác định việc gì nên làm để khách hàng yêu thích doanh nghiệp hơn đối thủ cạnh tranh. Có kế hoạch tiếp cận để thấu hiểu sâu sắc và tường tận về những mong muốn của khách hàng để doanh nghiệp có thể đáp ứng được những mong muốn đó. 2.2. Đối với nhân tố năng lực nhận thức Theo kết quả nghiên cứu cứ năng lực nhận thức tăng một bậc trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên 0,179 bậc. Vì vậy, doanh nghiệp cần: Đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động theo định hướng kinh doanh, lấy khách hàng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG làm trung tâm, mở rộng thêm các kênh bán hàng. Thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Duy trì, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua công tác chăm sóc khách hàng. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng để phân loại khách hàng, hiểu khách hàng trước đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Với khách hàng lớn cần có chính sách ưu đãi hơn đối thủ cạnh tranh. 2.3. Đối với nhân tố danh tiếng doanh nghiệp Để hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng ngày càng tốt đẹp hơn, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, phục vụ khách hàng,... cho cán bộ và nhân viên giao dịch, những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và công tác đào tạo cần được liên tục, có quy mô, đồng bộ để mọi khâu trong quá trình sản xuất được cải thiện một bước về chất, nhằm mục đích làm cho khách hàng thỏa mãn và trung thành với doanh nghiệp. Đặc biệt phải chú trọng khang trang nơi giao dịch, thống nhất bộ đồng phục để tạo nét văn hóa, bản sắc riêng của doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Website của doanh nghiệp cần được cập nhật thông tin thường xuyên để qua đó quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. 2.4. Đối với nhân tố năng lực tổ chức Nhân tố năng lực tổ chức có tác động đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trong mô hình hồi quy. Vì vậy để năng lực tổ chức góp phần gia tăng giá trị nhận thức cho khách hàng thì doanh nghiệp cần phát triển mối quan hệ bền vững giữa nhân viên và khách hàng. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực cũng như các chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để người lao động an tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như phát huy hết tâm huyết của mình để cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với một số dịch vụ truyền thống doanh nghiệp cần xây dựng lại quy trình khai thác sao cho hợp lý và hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Đầu tư đổi mới công nghệ: Công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dịch vụ, vì vậy cần phải chú trọng hơn đến các thiết bị, công nghệ phục vụ trong khai thác, cải tiến các chương trình sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất lao động để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Tóm lại, tuy nghiên cứu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế: - Nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát 250 khách hàng bưu chính ở địa bàn thành phố Nha Trang, với mẫu chưa thực sự đủ lớn nên chưa bao quát toàn bộ vấn đề nghiên cứu, vì vậy cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các Huyện/Thị để có thể phát hiện và phán ảnh đầy đủ các yếu tố có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; - Nghiên cứu chỉ xem xét các yếu tố vô hình như: Định hướng kinh doanh, năng lực makerking, năng lực tổ chức, năng lực nhận thức, danh tiếng doanh nghiệp mà chưa xem xét đến các yếu tố hữu hình để có thể xây dựng một mô hình nghiên cứu tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy các nghiên cứu sau có thể phát triển, bổ sung thêm những nhân tố mới để có thể hình thành và xây dựng một bộ thang đo, một mô hình tổng quát hơn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới sự đánh giá của khách hàng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Barney, J. (1991), Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of Management, 17(1), 99 - 120. 3. Eisenhardt KM & Martin JA (2000), Dynamic capabilities: What are they?, Strategic Management Journal, 21, 1105 - 21 4. Grant R (2002), Contemprary Stratery Analysis: Connepts Techniques, Applications, Oxfoxd, Backwell. 5. Gerd Schienstock (2009), Organizational Capabilities: Some refl ections on the concept, Research Unit for Technology, từ 6. Lindblom A, Olkkonen R, Kajalo S, Mitronen L (2008), Market-sensing Capability and Business Performance of Retail Entrepreneurs, Contemp. Manage. Res., 4(3): 219-236. 7. Roberts, P. & Dowling, G. (2002), Corporate reputation and sustained superior fi nancial performance, Strategic Management Journal, 23, 1077-1093. 8. Teece, D.J., Pisano, G. & Shuen, A. (1997), Dynamic capabilities and strategic management, Strategic Management Journal, 18 (7), 509-533. 9. Wang CL, Ahmed PK (2007), Dynamic capabilities: A review and research agenda, Int. J. Manage. Rev., 9(1), 31-51. 10. Wernerfelt B (1984), A resource-based view of the fi rm, Strategic Management Journal, 5, 171-80.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_nang_luc_canh_tranh_dong_cua_buu_di.pdf
Tài liệu liên quan