Do nghiên cứu được thực hiện trong thời gian
ngắn và nguồn lực hạn chế nên còn tồn tại một số
hạn chế như sau:
Thứ nhất, qui mô mẫu chỉ mới đạt được giới
hạn dưới, tức qui mô mẫu chỉ vừa đủ để phân tích
hồi quy. Để đạt được tính khái quát cao, qui mô mẫu
cần mở rộng và thực hiện với số mẫu bằng mười lần
các tham số ước lượng.
Thứ hai, hạn chế về thời gian và kinh phí dẫn
đến việc lấy mẫu bị hạn chế, chỉ tập trung tại thành
phố Nha Trang. Khả năng tổng quát hóa sẽ cao hơn
nếu nghiên cứu được thực hiện ở nhiều thành phố
khác và lấy mẫu theo phương pháp xác suất.
Vì vậy, định hướng trong các nghiên cứu tiếp
theo sẽ khắc phục những mặt hạn chế này. Đồng
thời, cũng cần mở rộng nghiên cứu các lý thuyết về
hành vi, thái độ của khách hàng để điều chỉnh, bổ
sung các yếu tố mới vào mô hình lý thuyết.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM
NHÂN THỌ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL
VIỆT NAM
FACTORS AFFECTING THE BUYING DECISION IN LIFE INSURANCE
IN PRUDENTIAL VIETNAM ASSURANCE PRIVATE Ltd,.
Nguyễn Thị Thùy1, Nguyễn Văn Ngọc2
Ngày nhận bài: 10/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 01/7/ 2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm khám phá sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách
hàng tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam. Bài báo sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm để xây dựng thang đo và nghiên cứu định lượng với
kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu. Tổng cộng có 155 bảng câu hỏi hoàn chỉnh được thực hiện trên địa bàn
thành phố Nha Trang với đối tượng khảo sát là khách hàng đã mua và chưa mua bảo hiểm nhân thọ. Thang đo được kiểm
định bởi phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Giả thuyết được kiểm định bởi mô hình hồi qui
bội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố Tư vấn viên, Ủng hộ của người thân, Công ty bảo hiểm và Kênh phân phối hợp lý
có ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
Từ khóa: bảo hiểm nhân thọ, quyết định mua, Prudential Việt Nam
ABSTRACT
This research aimed to explore the infl uence of some factors to the buying decision in life insurance of customers
in Prudential Viet Nam Assurance Private ltd,. The methodologies consist of the qualitative research and quantitative
research. Qualitive research method with the focus-group teachnique is used to build research scales. Then, quantitative
with direct-interview technique is used to collect data. A total of 155 completed questionnaires are carried out in Nha Trang
City and answered by customers buy and not buy life insurance products. The scales are calibrated by Cronbach Alpha
coeffi cients analysis, exploratory factor analysis EFA. The hypothesis was tested by a multiple regression model. The study
results indicate factors Consultants, Support from Relatives, Insurance Company and Distribution Channels affect the
buying decision in life insurance of customers in Prudential Viet Nam Assurance Private ltd,.
Keywords: life insurance, the buying decision, Prudential Viet Nam Assurance Private ltd,
1 Nguyễn Thị Thùy: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, thị trường bảo hiểm nhân thọ
chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây.
Một thị trường với dân số 90 triệu người nhưng chỉ
có 6,6% dân số có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng. Trong khi
ít nhất 30% gia đình Việt Nam có khả năng tham gia
bảo hiểm nhân thọ. Như vậy số còn lại chưa tham
gia bảo hiểm thực sự cho thấy Việt Nam vẫn là một
thị trường rất tiềm năng và chưa được khai thác
có hiệu quả về lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (www.
baohiem.info.com).
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là một thị trường đầy
hứa hẹn và tiềm năng. Thực ra, bảo hiểm nhân thọ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
chính thức triển khai tại Việt Nam cách đây khoảng
14 năm, dẫn đến việc người dân nhận thức về
bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa đầy đủ và đây là lý
do giải thích tại sao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
nhân thọ còn thấp. Xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của
khách hàng sẽ giúp các công ty bảo hiểm nhân
thọ nói chung và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ
Prudential nói riêng hiểu thêm khách hàng của mình,
từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và
nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tài chính khác
nhau của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo
hiểm nhân thọ cũng như xem xét mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố này đến quyết định mua bảo hiểm
của khách hàng. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối
với Prudential Việt Nam nhằm cải thiện hoạt động
kinh doanh hiện tại.
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Khách thể
nghiên cứu là khách hàng đã tham gia và chưa tham
gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Công ty
Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam tại thành
phố Nha Trang. Cụ thể trong 155 mẫu nghiên cứu
thì có 114 khách hàng đã mua và 41 khách hàng
chưa mua bảo hiểm nhân thọ.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
Theo Leon Schiffman, người tiêu dùng có
những cách thức mua khác nhau đối với bất kỳ một
sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Để đi đến hành động
mua, người tiêu dùng thường trải qua nhiều giai
đoạn và trước khi quyết định mua, người tiêu dùng
thường bị tác động bởi những ảnh hưởng bên ngoài
liên quan đến môi trường xã hội bao gồm: gia đình,
nguồn thông tin, địa vị xã hội, văn hóa, nhân khẩu
học và môi trường của công ty bao gồm: sản phẩm,
quảng cáo, giá cả, kênh phân phối.
Hiện có rất nhiều mô hình nghiên cứu về hành
vi người tiêu dùng, trong số đó có mô hình quá trình
ra quyết định của người tiêu dùng (LeonSchiffman
& ctg, 2001); mô hình tiến trình ra quyết định
(Philip Kotler, 2000); mô hình hành vi người tiêu
dùng (Jadish N.Sheth, 1973)
2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Năm 2004, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Xuân đã
thực hiện nghiên cứu 8 yếu tố tác động đến xu
hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của khách
hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là lợi ích bảo
vệ, lợi ích tiết kiệm, lợi ích tinh thần, mức độ ủng
hộ của cha mẹ, mức độ ủng hộ của vợ chồng, mức
độ ủng hộ của con và mức độ ủng hộ của bạn bè/
đồng nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích
tinh thần ảnh hưởng đến xu hướng mua nhiều hơn
lợi ích bảo vệ hay lợi ích đầu tư.
Thực tế, có nhiều mô hình nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là mô hình nào áp
dụng thích hợp cho quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ của khách hàng tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ
Prudential Việt Nam tại thành phố Nha Trang.
Phát triển ý tưởng dựa trên mô hình quá
trình ra quyết định của người tiêu dùng của Leon
Schiffman và các tác giả khác, tổng hợp lý thuyết
của rất nhiều mô hình khác nhau. Từ nghiên cứu
của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Xuân về các xu hướng
mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại
thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tham khảo các thang
đo về Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận, Khuynh
hướng tiết kiệm và chi tiêu, Lợi ích do bảo hiểm
nhân thọ mang lại, Ý kiến của người thân. Thang
đo Rào cản khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, Danh
tiếng về Công ty, Kinh nghiệm mua bảo hiểm trước
đây được kế thừa từ nghiên cứu hành vi tiêu dùng
của khách hàng đối với bảo hiểm nhân thọ tại vùng
ngoại ô Perambalur ở Ấn Độ của tác giả P.Sridevi.
Các sự kiện trong cuộc sống, Động cơ mua bảo
hiểm, Tính phức tạp của sản phẩm. Tư vấn viên,
Kênh phân phối hợp lý và Quyết định mua bảo hiểm
nhân thọ là do tác giả phát triển ý tưởng từ mô hình
quá trình ra quyết định của người tiêu dùng của tác
giả Leon Schiffman. Từ đây, tác giả đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất (hình 1).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thang đo quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
gồm 57 biến thuộc 12 thành phần. Mỗi biến sẽ được
đánh giá trên thang đo Likert 5 điểm từ điểm 1 (hoàn
toàn không đồng ý) đến điểm 5 (hoàn toàn đồng ý).
Tương tự các biến đo lường quyết định mua bảo
hiểm nhân thọ của khách hàng cũng được đo lường
theo thang đo Likert 5 điểm như trên và áp dụng cho
4 biến của thang đó quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ. Bốn biến quan sát được sử dụng để đo lường
quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng
là: (1) Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn,
đáo hạn nhận tiền một lần; (2) Quyết định mua bảo
hiểm nhân thọ ngắn hạn, đáo hạn nhận tiền làm
nhiều lần; (3) Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
dài hạn, đáo hạn nhận tiền một lần; (4) Quyết định
mua bảo hiểm nhân thọ trọn đời.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng
phương pháp nghiên cứu định tính. Xây dựng thang
đo dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến hành vi
người tiêu dùng, tham khảo báo chí, các nghiên cứu
liên quan. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng
nhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo trong mô hình
nghiên cứu.
Quá trình phỏng vấn thử với 5 tư vấn viên và
10 khách hàng đã cho ra bảng câu hỏi hoàn thiện
với kết quả vẫn giữ nguyên toàn bộ 57 biến như ban
đầu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:
(1) Phần I - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định mua bảo hiểm nhân thọ theo thang đo
nêu trên và (2) Phần II - Thông tin khách hàng
3.2. Nghiên cứu chính thức
Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận
tiện và kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150.
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng tổng số
mẫu nghiên cứu là 210.
Phương pháp chọn mẫu dữ liệu được áp dụng
là phát bảng câu hỏi cho khách hàng thông qua
công cụ chính: phỏng vấn trực tiếp, tư vấn viên bảo
hiểm nhân thọ, gặp gỡ khách hàng.
Kết quả thu thập số lượng bảng câu hỏi hợp
lệ sau khi kiểm tra, gạn lọc là 155 mẫu là sử
dụng được.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Mô tả mẫu
Dữ liệu thu thập qua điều tra khảo sát được xử
lý bằng phần mềm SPSS 18.0, được mã hóa và làm
sạch, sau đó sẽ tiến hành kiểm định thang đo và
kiểm định lại mô hình lý thuyết.
Khách hàng tham gia phỏng vấn có độ tuổi từ
18 đến 55 tuổi, trong đó giới tính nam chiếm tỷ trọng
44% và nữ chiếm 56%. Nhóm khách hàng có độ
tuổi từ 26 - 35 tuổi chiếm tỷ trọng 27,1%, tiếp đến là
nhóm khách hàng có độ tuổi từ 46 - 55 tuổi chiếm tỷ
trọng 23,2% và số khách hàng còn lại nằm trong độ
tuổi từ 18 - 25 tuổi (chiếm 12,3%).
Đa số khách hàng tham gia phỏng vấn đều đã
lập gia đình, chiếm tỷ trọng 62,6%, khách hàng độc
thân chiếm tỷ trọng 25,8%, còn lại 11,6% là khách
hàng có tình trạng hôn nhân khác.
Về trình độ học vấn, thì khách hàng có trình
độ đại học chiếm 44,5%, trung cấp - cao đẳng
chiếm 26,5%, phổ thông chiếm 20,6%, còn lại
chiếm 8,4%.
Khách hàng làm việc chuyên môn là nhân viên
văn phòng/cán bộ quản lý chiếm đa số và thu nhập
của đa số khách hàng được phỏng vấn nằm trong
khoảng từ 4,5 đến 15 triệu đồng.
2. Kiểm định mô hình
2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Đa số các thang đo đều được đánh giá tốt và
khá tốt, riêng thang đo khuynh hướng tiết kiệm và
chi tiêu có kết quả đánh giá không tốt nên đã bị loại
cho các phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích độ tin
cậy các thang đo được thể hiện cụ thể trong bảng
1 dưới đây:
Bảng 1. Thang đo các thành phần ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
Mục hỏi Ký hiệu
Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận (α = 0,668)
Phải cân nhắc kỹ giữa rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư C1.2
Không thích mạo hiểm với những gì mình kiếm được C1.3
Mạo hiểm trong kinh doanh là điều không nên làm C1.4
Ăn chắc mặc bền vẫn tốt hơn C1.5
Các sự kiện trong cuộc sống (α = 0,655)
Anh/Chị mua bảo hiểm khi lập gia đình C3.1
Anh/Chị mua bảo hiểm khi có con C3.2
Anh/Chị mua bảo hiểm vì thu nhập tăng C3.3
Động cơ mua bảo hiểm nhân thọ (α = 0,577)
Tiết kiệm cho tương lai C4.2
Chu cấp việc học hành cho con cái C4.4
Thiết lập quỹ hưu trí C4.5
Rào cản khi tham gia bảo hiểm (α = 0,811)
Anh/Chị không có đủ thông tin về bảo hiểm nhân thọ C5.1
Anh/Chị không tin vào các công ty bảo hiểm C5.2
Anh/Chị không tin vào Tư vấn viên C5.3
Anh/Chị không có thu nhập ổn định C5.4
Phí bảo hiểm cao và không cần thiết phải mua bảo hiểm C5.5
Mối quan hệ giữa các công ty tài chính không rõ ràng C5.6
Các dịch vụ về bảo hiểm không làm Anh/Chị thỏa mãn C5.7
Lợi ích do bảo hiểm nhân thọ mang lại (α = 0,606)
Bảo vệ người mua bảo hiểm nhân thọ trước mọi rủi ro C6.1
Là một hình thức tiết kiệm C6.2
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189
Mang lại cho khách hàng sự an tâm trong cuộc sống C6.3
Tính phức tạp của sản phẩm (α = 0,613)
Bảo hiểm nhân thọ vừa khắc phục hậu quả của rủi ro vừa mang ý nghĩa xã hội C7.2
Có quá nhiều thông tin trong điều khoản hợp đồng của một sản phẩm bảo hiểm mà khách
hàng cần phải biết C7.3
Có rất nhiều sản phẩm với nhiều điều khoản hợp đồng để các Anh/Chị lựa chọn và tìm hiểu C7.4
Danh tiếng của công ty (α = 0,747)
Anh/Chị chọn mua bảo hiểm của Công ty có danh tiếng C8.1
Anh/Chị chọn mua bảo hiểm của Công ty có uy tín C8.2
Anh/Chị chọn mua bảo hiểm của Công ty đi đầu trong phục vụ cộng đồng C8.3
Anh/Chị chọn mua bảo hiểm của Công ty có sự phát triển bền vững C8.4
Anh/Chị chọn mua bảo hiểm của Công ty nổi bật nhất trên thị trường bảo hiểm C8.5
Tư vấn viên (α = 0,737)
Tư vấn viên sẵn sàng tư vấn khi Anh/Chị có nhu cầu mua bảo hiểm C9.1
Anh/Chị dễ dàng tìm hiểu sản phẩm thông qua các tư vấn viên bảo hiểm C9.2
Tư vấn viên có phong cách phục vụ chuyên nghiệp tạo sự tin tưởng đối với Anh/Chị C9.3
Tư vấn viên rất nhiệt tình, lịch sự khi giao dịch với Anh/Chị C9.4
Tư vấn viên đủ kiến thức chuyên môn để trả lời thắc mắc của Anh/Chị C9.5
Kênh phân phối hợp lý (α = 0,625)
Anh/Chị dễ dàng tìm các sản phẩm bảo hiểm phù hợp vì công ty sẵn sàng giới thiệu C10.1
Anh/Chị dễ dàng tìm các thông tin về bảo hiểm vì công ty có nhiều kênh giới thiệu sản
phẩm khác nhau C10.2
Có nhiều hình thức mua bảo hiểm nhân thọ đề khách hàng có thể chọ lựa: Tư vấn viên, hội
thảo, email, internet. C10.3
Kinh nghiệm mua bảo hiểm trước đây (α = 0,686)
Anh/Chị chỉ mua bảo hiểm của Công ty làm Anh/Chị hài lòng C11.1
Anh/Chị chỉ mua bảo hiểm của Tư vấn viên làm cho Anh/Chị hài lòng C11.2
Anh/Chị chỉ mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm chuyên nghiệp trong dịch vụ khách hàng C11.3
Anh/Chị sẽ giới thiệu cho các khách hàng khác về công ty bảo hiểm mà các Anh/Chị đang
tham gia C11.4
Ý kiến của gia đình (α = 0,730)
Cha/mẹ ủng hộ Anh/Chị mua bảo hiểm nhân thọ C12.1
Vợ/chồng ủng hộ Anh/Chị mua bảo hiểm nhân thọ C12.2
Con cái ủng hộ Anh/Chị mua bảo hiểm nhân thọ C12.3
Bạn bè/đồng nghiệp ủng hộ Anh/Chị mua bảo hiểm nhân thọ C12.4
Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ (α = 0,635)
Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ dài hạn, đáo hạn nhận tiền một lần C13.3
Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ trọn đời C13.4
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử
dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Tiêu chuẩn
chọn lựa là hệ số tải nhân tố (factor loading) >= 0,4.
Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal
components với phép quay varimax và điểm dừng
khi trích các yếu tố có eigenvalue > =1, hệ số
KMO >= 0,5. Thang đo được chấp nhận khi tổng
phương sai trích (cumulative %) bằng hoặc lớn hơn
50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2007).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho
thấy một số thay đổi về thành phần so với mô hình
gốc, tuy nhiên những thay đổi này không phủ định
mô hình gốc vì về cơ bản các biến theo thành phần
đặc trưng cũ vẫn hiện diện trong các thành phần đối
tượng mới.
Cuối cùng quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
của khách hàng bị ảnh hưởng bởi 12 nhân tố đó là:
Rào cản về thu nhập và thông tin, Lợi ích do bảo
hiểm mang lại, Tư vấn viên, Tính phức tạp của sản
phẩm, Ủng hộ của người thân, Sự kiện trong cuộc
sống, Động cơ mua bảo hiểm, Rủi ro và lợi nhuận,
Kinh nghiệm mua bảo hiểm, Công ty bảo hiểm, Rào
cản về phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm, Kênh
phân phối hợp lý.
2.3. Kiểm định mô hình
Mô hình hiệu chỉnh sẽ được kiểm định bằng phân
tích hồi tuyến tính quy bội. Kết quả phân tích cho thấy
trong 12 biến đưa vào mô hình thì chỉ có 5 biến là Tư
vấn viên, Ủng hộ của người thân, Sự kiện trong cuộc
sống, Công ty bảo hiểm, và Kênh phân phối hợp lý có
ý nghĩa thống kê với giá trị sig. <0,10 và có tác động
đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Có 4 nhân
tố ảnh hưởng cùng chiều là Ủng hộ của người thân,
Công ty bảo hiểm, Tư vấn viên và Kênh phân phối
hợp lý. Có 1 nhân tố ảnh hưởng ngược chiều đến
quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng
là Sự kiện trong cuộc sống. Về mặt lý thuyết quan
hệ giữa các sự kiện trong cuộc sống và quyết định
mua bảo hiểm phải là quan hệ thuận với nhau bởi
vì các sự kiện đặc biệt xuất hiện trong suốt cuộc đời
của một người có thể tạo ra các nhu cầu về tài chính,
do đó khách hàng phát sinh nhu cầu mua bảo hiểm
trong các dịp như kết hôn, có con, thu nhập tăng hay
vì cảm thấy sức khỏe không được tốt. Tuy nhiên, kết
quả phân tích hồi qui lại cho ra kết quả beta mang
dấu âm trong phương trình hồi qui ước lượng chuẩn
hóa và làm cho nhân tố Sự kiện trong cuộc sống tác
động ngược chiều với quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ. Các nhân tố còn lại có ý nghĩa thống kê với giá
trị sig. > 0,10 và tác động không có ý nghĩa thống kê
đến quyết định mua bảo hiểm của khách hàng.
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi qui sử dụng phương pháp Enter
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
T Sig.
B Sai số chuẩn Beta
(Hằng số) 1.289E-16 .075 .000 1.000
Rào cản về thu nhập và thông tin -.006 .075 -.006 -.075 .940
Lợi ích .069 .075 .069 .922 .358
Tư vấn viên .192 .075 .192 2.570 .011
Tính phức tạp của sản phẩm .065 .075 .065 .868 .387
Ủng hộ của người thân .219 .075 .219 2.932 .004
Sự kiện trong cuộc sống -.153 .075 -.153 -2.044 .043
Động cơ mua bảo hiểm .037 .075 .037 .498 .619
Rủi ro và lợi nhuận .117 .075 .117 1.569 .119
Kinh nghiệm mua bảo hiểm .090 .075 .090 1.203 .231
Công ty bảo hiểm .216 .075 .216 2.894 .004
Rào cản về phí và công ty bảo hiểm .059 .075 .059 .789 .431
Kênh phân phối hợp lý .125 .075 .125 1.676 .096
Kiểm định về các giả thiết của mô hình hồi qui
tuyến tính bội: 1) Giả định liên hệ tuyến tính, 2) Giả
định phương sai của phần dư không đổi, 3) Giả định
phần dư có phân phối chuẩn, 4) Giả định phần dư
không có tự tương quan, 5) Giả định không có hiện
tượng đa cộng tuyến đều không bị vi phạm và kết
quả phân tích hồi qui là đáng tin cậy.
Mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc
và biến độc lập: kiểm tra thông qua phân tích hệ
số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc. Kết quả kiểm định cho thấy có mối liên hệ
tuyến tính giữa các cặp biến này.
Kiểm tra giả định phương sai của phần dư không
đổi: Nếu độ lớn của phần dư tăng hay giảm cùng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191
với giá trị của biến phụ thuộc thì giả định này bị vi
phạm. Qua đồ thị Scatter thể hiện mối quan hệ giữa
biến dự đoán và phần dư, ta thấy các quan sát phân
tán ngẫu nhiên. Như vậy, phần dư và phần biến dự
đoán (biến phụ thuộc) không có mối liên hệ hay không
có hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.
Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn:
sử dụng biểu đồ tần số Q-Q plot để khảo sát phân
phối của phần dư. Dữ liệu có phân phối chuẩn nếu
các quan sát thực tế tập trung sát đường chéo.
Thông qua biểu đồ phân phối của phần dư Q-Q plot,
cho thấy phần dư có phân phối chuẩn.
Kiểm tra giả định phần dư không có tự tương
quan: Kiểm định Durbin - Watson có giá trị 1,982
(1,5 < Durbin-Watson< 2,5) suy ra tương quan giữa
các phần dư rất nhỏ, kết luận không có tự tương
quan trong phần dư.
Kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến: Sử dụng
hệ số phóng đại phương sai (Variance Infl ation
Factor- VIF). Nếu VIF của một biến độc lập nào đó
>10, thì biến này hầu như không có giá trị giải thích
biến thiên của Y (Hair & ctg, 2006). Quy tắc là khi
VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến
(Trọng và Ngọc, 2005). Trong thực tế, nếu VIF>2
cần thận trọng trong diễn giải các trọng số hồi qui
(Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Các hệ số tương quan giữa các biến độc
lập trong mô hình thấp, khả năng hiện tượng đa
cộng tuyến xảy ra thấp. Hệ số chấp nhận cao
(Tolerance = 1), Phương sai phóng đại của mỗi
biến là VIF = 1<10 chứng tỏ không vi phạm giả
định đa cộng tuyến.
Mô hình hồi qui ước lượng chuẩn hóa:
Quyết định mua BHNT = 0,192* Tư vấn viên +
0,219*Ủng hộ của người thân – 0,153*Sự kiện trong
cuộc sống + 0,216*Công ty bảo hiểm + 0,1676*Kênh
phân phối hợp lý
Hình 2. Mô hình hiệu chỉnh
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả phân tích hồi qui bội cho thấy có 1 nhân
tố quan hệ nghịch đến quyết định mua bảo hiểm
nhân thọ là Sự kiện trong cuộc sống và 4 nhân tố
quan hệ thuận đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ là Tư vấn viên, Ủng hộ của người thân, Công
ty bảo hiểm và Kênh phân phối hợp lý. So với kết
quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ”
(Nguyễn Thị Ánh Xuân, 2004) thì có sự giống nhau
về việc xuất hiện nhân tố Ủng hộ của người thân.
Sự giống nhau này cho thấy người thân của khách
hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quyết
định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Kết
quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra thêm ba nhân tố
khác ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ của khách hàng là Tư vấn viên, Công ty bảo
hiểm và Kênh phân phối hợp lý. Đây là điểm khác
biệt của đề tài này so với các đề tài đã thực hiện.
2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Ủng hộ của
người thân tác động mạnh nhất, kế đến là Công ty
bảo hiểm, Tư vấn viên và cuối cùng là Kênh phân
phối hợp lý. Vì vậy, để thu hút thêm nhiều khách
hàng tham gia bảo hiểm, một số kiến nghị dành cho
các công ty bảo hiểm như sau:
Đối với yếu tố Ủng hộ của người thân: Khách
hàng nhận được sự ủng hộ của người thân thì việc
ra quyết định sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Trong quá
trình tư vấn, công ty và tư vấn viên cần phải quan
tâm đến người thân của khách hàng, đảm bảo rằng
mọi người đều hiểu về các lợi ích do bảo hiểm mang
lại để khách hàng có thể đạt được sự đồng thuận
cao trong gia đình.
Đối với yếu tố Công ty bảo hiểm: Tập trung vào
việc đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng đội ngũ tư
vấn viên chuyên nghiệp, đảm bảo thông tin truyền
đạt đến khách hàng phải có sự thống nhất cao giữa
tư vấn viên, nhân viên phục vụ khách hàng và hệ
thống trả lời tự động.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Đối với yếu tố Tư vấn viên: Với vai trò là cầu nối
giữa công ty và khách hàng, lực lượng tư vấn viên
sẽ là người trực tiếp gặp gỡ và mang đến những
giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Do đó cần tập một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ của đội ngũ tư vấn viên
nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Đối với yếu tố Kênh phân phối hợp lý: Đa dạng
hóa các kênh phân phối để thu hút khách hàng tham
gia bảo hiểm, đồng thời hiện đại hóa trang thiết bị,
kỹ thuật công nghệ tại các kênh phân phối để phục
vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với yếu tố Sự kiện trong cuộc sống: Thực
hiện tốt việc giới thiệu các lợi ích của bảo hiểm đến
khách hàng thông qua các cuộc thi tìm hiểu về bảo
hiểm nhân thọ, tổ chức các hội thảo chia sẻ những
lợi ích thiết thực do bảo hiểm nhân thọ mang lại, giới
thiệu những giải pháp tài chính hiệu quả, tích lũy tiết
kiệm, lập quỹ hưu trí, quỹ giáo dục để chăm lo việc
học hành cho con cái sau này giúp người dân hiểu
thêm về giá trị của bảo hiểm nhân thọ.
Do nghiên cứu được thực hiện trong thời gian
ngắn và nguồn lực hạn chế nên còn tồn tại một số
hạn chế như sau:
Thứ nhất, qui mô mẫu chỉ mới đạt được giới
hạn dưới, tức qui mô mẫu chỉ vừa đủ để phân tích
hồi quy. Để đạt được tính khái quát cao, qui mô mẫu
cần mở rộng và thực hiện với số mẫu bằng mười lần
các tham số ước lượng.
Thứ hai, hạn chế về thời gian và kinh phí dẫn
đến việc lấy mẫu bị hạn chế, chỉ tập trung tại thành
phố Nha Trang. Khả năng tổng quát hóa sẽ cao hơn
nếu nghiên cứu được thực hiện ở nhiều thành phố
khác và lấy mẫu theo phương pháp xác suất.
Vì vậy, định hướng trong các nghiên cứu tiếp
theo sẽ khắc phục những mặt hạn chế này. Đồng
thời, cũng cần mở rộng nghiên cứu các lý thuyết về
hành vi, thái độ của khách hàng để điều chỉnh, bổ
sung các yếu tố mới vào mô hình lý thuyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học Marketing. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Ánh Xuân, 2004. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Luận văn Thạc sĩ. Trường
Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
3. Philip Kotler , 2000. Những nguyên lý tiếp thị. NXB Thống kê 2000.
Tiếng Anh
4. Jagdish N.Sheth , 1973. A Model of Industrial Buyer Behavior. The Journal of marketing, Vol. 37, No 4: 50-56. American
Marketing Association.
5. Leon Schiffman, David Bednall, Elizabeth Cowley, Aron O’Cass, Judith Watson, Leslie Kanuk, 2001. Customer Behavior.
Prentice Hall.
6. P.Sridevi, 2012. A study of buying behaviour of customer towards life insurance policies in Perambalur district.
7. https://www.baohiem.info.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_mua_bao_hiem_nhan_tho_c.pdf