Các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Sinh viên cần có ấn tượng tốt về trường, cần tìm hiểu kỹ thông tin về trường như giá trị bằng cấp, giá trị tri thức, hạ tầng cơ sở, dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động định hướng nghề nghiệp, các hoạt động hỗ trợ về vật chất cho SV, . Tạo dựng tính kiên định cao trong học tập thông qua việc SV phải xây dựng cho mình mục tiêu học tập rõ ràng cụ thể. Ngoài ra SV nữ cần rèn luyện thêm cho mình biết kiểm soát cũng như giải quyết những khó khăn, thử thách một cách hiệu quả hơn. Và tạo dựng một phương pháp học tập hiệu quả và hợp lý, cần rèn luyện cho mình các kỹ năng cơ bản (nghe giảng, ghi chép, động não trong quá trình học, đặt câu hỏi, đọc, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy sáng tạo), các kỹ năng này giúp SV có thể học một cách chủ động ở bất kỳ chương trình học nào. Tham gia các hội thảo, các cuộc thi về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu, hoạt động học thuật. SV cần tăng cường hoạt động học tương tác, nếu SV chỉ tập trung riêng lẻ vào nhóm kỹ năng tự học thì sẽ giảm đi đáng kể hiệu quả học tập. Đây là hai nhóm kỹ năng chính có vai trò bổ sung, tương tác với nhau nhằm giúp SV phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Tóm lại, chúng ta thấy rằng, mặc dù các yếu tố bên ngoài có tác động rất lớn đến kết quả tốt nghiệp của SV nhưng những nhân tố tự định của SV lại là nhân tố chính quyết định sự thành công trong học tập. Do đó muốn thành công trong học tập, SV phải xây dựng cho mình mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và một phương pháp học tập hiệu quả và hợp lý với một tinh thần kiên định phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đó.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC THU NHẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÌNH THUẬN FACTORS AFFECTING THE KNOWLEDGE OF STUDENTS OF BINH THUAN COMMUNITY COLLEGE Lê Thị Yến Trang1, Trần Danh Giang2, Lê Kim Long3 Ngày nhận bài: 29/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 10/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng đào tào cũng như tính cạnh tranh của Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận. Kết quả chỉ ra rằng có 08 nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên tại Trường được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần: Tư duy và đánh giá kết quả học tập, Lập kế hoạch và tự học, Tổ chức môn học, Kỹ năng giảng dạy, Cạnh tranh trong học tập, Ấn tượng trường học, Động cơ và kiên định trong học tập, Tương tác lớp học. Từ khóa: kiến thức thu nhận, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận ABSTRACT The purpose of the study is to fi nd methods to improve the quality of training as well as the competitiveness of Binh Thuan Community College. Results indicate that there are 08 factors affectting the knowledge gained by students at the school which are arranged in an order of decreasing impact: Thinking and valueing results in learning, planning and self-study, organizing courses, teaching skills, competition in learning, impression about school, motivation and determination in learning, classroom interaction. Keywords: knowledge acquisition, Binh Thuan Community College 1 Lê Thị Yến Trang: Cao học quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Trần Danh Giang: Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiến thức thu nhận (KTTN) của sinh viên, bao gồm: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ. Kiến thức: là những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực, ngành sinh viên được đào tạo được cung cấp từ chương trình đào tạo, thông qua thực hành, thực tập tay nghề và từ các nguồn tư liệu khác trong đời sống xã hội. Thái độ: là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ về nghề nghiệp được đào tạo, về đồng nghiệp, về cộng đồng. Cách nhìn nhận này sẽ chi phối mọi hành vi, cách ứng xử, cách giải quyết các vấn đề liên quan đến ứng xử trong hành nghề sau này của sinh viên. Kỹ năng: là khả năng thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề tổ chức, kỹ năng quản lý và kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng cộng với thái độ sẽ tạo ra khả năng thực hành trong quá trình đào tạo cũng như trong làm việc sau này của sinh viên. Kiến thức thu nhận là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất của các trường Cao đẳng, Đại học cũng như của sinh viên. Các trường cao đẳng, đại học đang cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng họ cần. Sinh viên vào trường họ cũng kỳ vọng sẽ thu nhận những kiến thức cần thiết để phục vụ quá trình làm việc sau khi ra trường và phát triển sự nghiệp lâu dài. Các yếu tố tác động đến KTTN là đa dạng, thực tế các nghiên cứu về yếu tố tác động đến KTTN thường tập trung vào một hay một vài nhóm yếu tố đã nói. Trong bà i này, các biến được chọn tương ứng với phạm vi, lĩnh vực và mục đích nghiên cứ u. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu Nhằ m xá c đị nh các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng củ a cá c yế u tố nà y đến kiến thức thu nhận của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận. Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp hữ u hiệ u nhằm nâng cao khả năng thu nhận kiến thức của sinh viên Trường Cao Đẳng Cộng đồng Bình Thuận. 2. Đối tượng nghiên cứu Là các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên. Cụ thể: động cơ học tập, năng lực giảng viên, kiến thức thu nhận, cạnh tranh học tập, ấn trượng trường học, phương pháp học tập của sinh viên Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bình Thuận. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại Trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm 02 bước chính đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. - Nghiên cứu sơ bộ định tính: Phỏng vấn trực tiếp 10 SV và thăm dò ý kiến trả lời Bảng câu hỏi và trả lời của 20 SV đang học tại Trường. Nghiên cứu này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong Bảng câu hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ cho thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định lượng: phỏng vấn trực tiếp SV. Nghiên cứu này dùng để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. - Nghiên cứu chính thức: dùng phương pháp định lượng thông qua lấy ý kiến phản hồi của SV thông quan Bảng câu hỏi. Kích thước mẫu của nghiên cứu là 800 SV. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha. Quy trình nghiên cứu Hình 1. Quy trình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN của SV Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Thang đo dự kiến Định tính sơ bộ (n = 10) Cronbach alpha Kiểm tra tương quan biến - tổng Kiểm tra Cronbach alpha Định lượng sơ bộ (n = 100) EFA Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai tích Định lượng chính thức (n = 606) Thống kê mô tả Thang đo chính thức Kiểm tra độ thích hợp mô hình và giả thuyết. Kết quả nghiên cứu và kiến nghị Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Mẫu nghiên cứu Để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp này, mẫu thường phải có kích thước lớn (n > 200; Hoelter, 1983 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr.27). Dựa theo qui luật kinh nghiệm (Bollen, 1989 - trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009), với tối thiểu là 5 mẫu (tốt nhất là từ 10 trở lên) cho một tham số cần ước lượng, mô hình lý thuyết có 45 tham số cần ước lượng. Mô hình đa nhóm có 90 tham số cần ước lượng, do đó kích thước mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu chính thức là 450. Để đạt được kích thước này, 800 bảng hỏi được phát ra. Cách thức chọn mẫu: Là phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Số lượng bảng hỏi phát ra là 800 cho SV khóa 10, 11, 12 được phân bổ tỷ lệ theo khoa như sau: Bảng 1. Phân bố mẫu STT Khoa Tần suất Tần số 1 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật - công nghệ 36.88 295 2 Khoa Du Lịch Văn hóa 29.38 235 3 Khoa Sư Phạm 18.75 150 4 Khoa Ngoại ngữ 15.00 120 TỔNG CỘNG 100.00 800 Với 800 bảng hỏi được phát ra, số bảng hỏi thu hồi là 689, trong đó có 83 bảng hỏi có số lượng ô trống nhiều (> 10%) nên bị loại. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n = 606 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết). 5. Mô hình nghiên cứu và cá c giả thuyế t Theo tổng quan tài liệu và các nghiên cứu trước đây, mỗi nghiên cứu có một danh sách các biến riêng, các biến này thay đổi tương ứng và phụ thuộc vào: phạm vi, lĩnh vực, mục tiêu và điều kiện thực tế của nghiên cứu. Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây và các mô hình lý thuyết cho ta thấy các yếu tố thuộc đặc trưng tâm lý HSSV (gồm: động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học), đặc trưng năng lực giảng viên (năng lực giảng viên) và đặc trưng năng lực hành vi HSSV (phương pháp học tập) có mối quan hệ với KTTN của HSSV. Ngoài ra, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ của các yếu tố trên với KTTN trong từng nhóm SV được phân loại theo giới tính, hệ đào tạo. Trong các mô hình nghiên cứu được chỉ dẫn, mô hình Checchi & ctg (2000) đưa ra mối quan hệ giữa đặc điểm HSSV và KTTN. Trong đó, các biến đại diện cho yếu tố đặc điểm SV đã được xác định trong các mô hình lý thuyết. Do đó, mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài được thể hiện như sau: Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187 Các giả thuyết Giả thuyết H1: Mối quan hệ thuận giữa động cơ học tập và KTTN của SV. Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận giữa năng lực giảng viên và KTTN của SV. Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận giữa tính kiên định trong học tập và KTTN của SV. Giả thuyết H4: Mối quan hệ thuận giữa tập Ấn tượng trường học và KTTN của SV. Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận giữa Cạnh tranh trong học và KTTN của SV. Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận giữa Phương pháp học tập và KTTN của SV. Giả thuyết H7: Có sự khác nhau về kiến thức thu nhận của HSSV trong nhóm học toàn thời gian và nhóm HSSV học bán thời gian. Giả thuyết H8: Có sự khác nhau về kiến thức thu nhận của HSSV nam và HSSV nữ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha Kết quả phân tích Cronbach alpha của các thang đo các khái niệm cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin vậy Cronbach alpha từ .60 trở lên: thấp nhất là .743 (Tính kiên định trong học tập) và cao nhất là .806 (Cạnh tranh học tập) và các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) thấp ≤ .30, đó là biến số 1 của thang đo ấn tượng trường học (.221); biến số 2 (.185), biến số 3 (.116), biến số 4 (.257), biến số 6 (.124), biến số 7 (.063) và biến số 10 (.178) của thang đo phương pháp học tập. Vì vậy, bảy biến này bị loại. 2. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập Sau phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha có 34 biến quan sát của 10 nhân tố độc lập được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả EFA ban đầu có 3 biến có Factor loading lớn nhất nhỏ hơn 0.5 là NL6, NL8, PP11. Vì vậy các biến này không đạt yêu cầu. Lần lượt loại từng biến không đạt yêu cầu, biến có Factor loading lớn nhất mà không đạt nhất bị loại trước, Factor loading lớn nhất của biến NL6 bằng 0.336 nhỏ hơn hai số còn lại (0.460, 0.417). Khi loại 1 biến, EFA lại thì Factor Loading của từng biến quan sát bị thay đổi so với kết quả trước đó. Thực hiện EFA tương tự nhưng không có biến NL6. Tiếp tục với các bước phân tích nhân tố khám phá tiếp theo bằng cách lần lượt loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu trên (NL6, NL8, PP11). Ta có kết quả phân tích EFA lần cuối cùng có 9 nhân tố được rút ra với 31 biến. Kết quả EFA lần cuối có 9 nhân tố được rút ra. - Tổng phương sai trích (tổng biến thiên được giải thích) bằng 72,805 % (> 50%). - KMO = 0.785 (> 0.5) và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig=0.000<0.05). Các điều kiện trên thỏa mãn, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu. 3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu Sau phân tích nhân tố EFA kết quả cho chúng ta 9 nhân tố mới với 31 biến quan sát được rút trích, đặt lại tên. Như vậy, 9 thành phần mới thay thế cho 12 thành phần thiết kế ban đầu. Do đó, mô hình nghiên cứu ban đầu phải được điều chỉnh lại cho phù hợp cho các phân tích tiếp theo. Mô hình nghiên cứu mới sau phân tích nhân tố như sau: Hình 3. Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Phân tích hồi quy đa biến Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2. Công cụ chẩn đoán giúp phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu được đánh giá mức độ cộng tuyến làm thoái hóa tham số ước lượng là: Hệ số phóng đại phương sai (Variance infl ation factor - VIF). Quy tắc khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2005, 218). Bà i bá o sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đến kiến thức thu nhận của học sinh sinh viên. Ta có phương trình tổng quát được xây dựng như sau: KTTN = β0 + β1*X1 + β2* X2 + β3*X3 + β4*X4 + β5*X5 + β6*X6 + β7*X7 + β8*X8 + β9*X9 Trong đó: ● Biến phụ thuộc: KTTN (Kiến thức thu nhận của HSSV) ● Các biến độc lập X1: ĐCKD (Động cơ học tập, kiên định trong học tập) X2: CT (Cạnh tranh trong học tập) X3: KNGD (Kỹ năng giảng dạy) X4: TGHT (Tự giác trong học tập) X5: AT (Ấn tượng trường học) X6: TT (Tương tác lớp học) X7: TC (Tổ chức môn học) X8: KHTH (Lập kế hoạch và tự học) X9: KĐ (Kiên định trong học tập) Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy đã điều chỉnh bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc Enter để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho các biến số được thể hiện thông qua các bảng sau: Bảng 2. Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy Coeffi cientsa Model Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Constant) -.240 .121 -1.975 .049 Dong co va kien dinh trong hoc tap .008 .004 .053 1.921 .055 .621 1.610 Canh tranh trong hoc tap .014 .005 .064 2.622 .009 .820 1.220 Ky nang giang day .016 .007 .066 2.336 .020 .595 1.680 Tu duy va tu danh gia ket qua hoc tap .125 .008 .423 16.361 .000 .719 1.391 An tuong truog hoc .014 .007 .055 2.197 .028 .774 1.292 Tuong tac lop hoc .015 .008 .049 1.877 .061 .709 1.410 To chuc mon hoc .043 .013 .096 3.416 .001 .611 1.636 Lap ke hoach va tu hoc .118 .008 .379 14.438 .000 .697 1.435 Kien dinh trong hoc tap 3.474E-5 .011 .000 .003 .998 .682 1.466 a. Dependent Variable: Kienthucthunhan Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số xác định hiệu chỉnh Adjusted R-Square là 0.713, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 71.3%, điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189 Kết quả thống kê còn cho thấy, tám hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình hồi quy khác 0 và Sig.<0.05, chứng tỏ 8 thành phần này tham dự vào KTTN của HSSV. So sánh giá trị (độ lớn) của hệ số chuẩn hóa cho thấy: tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu của các thành phần: Tư duy và đánh giá kết quả học tập, Lập kế hoạch và tự học, Tổ chức môn học, Kỹ năng giảng dạy, Cạnh tranh trong học tập, Ấn tượng trường học, Động cơ và kiên định trong học tập, Tương tác lớp học. Phương trình hồi quy đa biến chuẩn hóa dự đoán cường độ tác động của các yếu tố đến kiến thức thu nhận của học sinh sinh viên có ý nghĩa trong phương pháp hồi quy được thể hiện như sau: KTTN = 0.053*X1 + 0.064*X2 + 0.066*X3 + 0.423*X4 + 0.055*X5 + 0.049*X6 + 0.096*X7 + 0.379*X8 = 0.053DCKD + 0.064CT + 0.066KNGD + 0.423TGHT + 0.055AT + 0.049TT + 0.096TC + 0.379KHTH Như vậy, với độ tin cậy 95%, mô hình giải thích được 71% sự thay đổi của biến “kiến thức thu nhận” là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 29% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Khi tham gia vào quá trình học tập, SV nào cũng có những mục đích nhất định. Những SV càng tích cực thì càng có mục đích rõ ràng và có ý chí nỗ lực hết sức mình để đạt được mục đích đó thông qua những hành vi tích cực: đi nghe giảng đầy đủ, chăm tìm đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội dung học, chú ý tham gia thảo luận nhóm và phát biểu xây dựng bài. Nếu SV thực hiện công việc kể trên một cách đều đặn, thường xuyên, trở thành sự ham thích tự nhiên thì chính những nhân tố đó biến thành chất lượng mới của thái độ, tư tưởng đúng đắn. Nó quyết định cho việc đạt mục đích học tập mà SV mong muốn. Tuy nhiên, tính tích cực học tập của SV không chỉ phụ thuộc vào tư chất và sự nỗ lực cố gắng của chính bản thân SV mà còn bị ảnh hưởng, chi phối bởi môi trường xã hội như: điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập, phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách giáo dục của gia đình Bà i bá o này có mục tiêu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kiến thức thu nhận của học sinh sinh viên để phục vụ tốt cho công việc thực tế sau khi ra trường. 2. Giải pháp và kiến nghị 2.1. Công tác quản lý Xây dựng thương hiệu cho trường, xây dựng đội ngũ giảng dạy đủ về số lượng giỏi về chuyên môn, có kiến thức thực tế, có tâm huyết và trách nhiệm với trường. Hướng dẫn SV có một phương pháp học tập hiệu quả, kích thích SV tạo dựng tính kiên định trong học tập và góp phần nâng cao KTTN của SV. 2.2. Đối với giảng viên - Giảng viên cần góp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho nhà trường thông qua việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn cho SV tạo dựng phương pháp học tập hiệu quả, kích thích động cơ và tính kiên định học tập của SV. - Giảng viên chuyên môn giỏi, có phương pháp giảng dạy chất lượng, lôi cuốn (đưa vào bài giảng những ví dụ thực tế, dễ hiểu; tạo tâm lý học thoải mái, không gây áp lực cho học sinh; gây không khí học tập; dạy sát chương trình học, dạy những điều cơ bản, cần thiết). Giúp SV nâng cao KTTN thông qua phát triển những kiến thức, kỹ năng, năng lực trong cuộc sống thực tế, bối cảnh thực tế và những SV tốt nghiệp phải tŕ nh diễn được những năng lực được đánh giá bằng các bài kiểm tra – đánh giá thực. - Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Giảng viên thường có xu hướng dạy học theo cách mà họ thích, mặc dù cách này có thể không phù hợp với một số SV. Tuy nhiên, SV có những cách học khác nhau và chỉ có các hoạt động đa dạng mới đảm bảo là giảng viên phát huy được sở trường và sở thích của từng SV ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giảng viên sử dụng phương pháp gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi định hướng sẽ phát triển khả năng sáng tạo của SV, làm việc theo nhóm giúp các em phát triển kỹ năng thảo luận, thuyết phục và làm việc với người khác, cung cấp cho các SV nhiều tài liệu tự nghiên cứu sẽ làm các em phát triển kỹ năng tự học. Trong giảng dạy, giảng viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập. - Giảng viên dạy cho SV kỹ năng tự học: Để có được hiệu quả lâu dài đối với tri thức của SV, GV phải giúp SV hiểu và kết hợp các nguyên tắc học tập độc lập với việc học tại trường. Việc giảng dạy cần nhắm vào việc giúp đỡ SV có ý thức với hành vi, động cơ học tập và nhận thức của chính mình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG bằng cách phản ánh những vấn đề về học tập. GV có thể làm việc này bằng cách sử dụng các phương pháp giảng dạy giúp SV nghĩ cách để có thể tiếp cận với việc học thuật, làm thế nào học tốt và duy trì động lực học tập. Phương pháp giảng dạy tăng cường việc tự học là giới thiệu hoặc tăng cường những thói quen cần thiết. Những thói quen này tạo cơ sở cho các thành tích mang tính sáng tạo và có ý nghĩa trong học tập. - Giảng viên cần quan tâm đến học sinh sinh viên; định hướng tương lại cho học sinh sinh viên, Hứng thú học tập của học sinh sinh viên được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giảng viên. Trong giảng dạy, giảng viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập. 2.3. Đối với sinh viên Sinh viên cần có ấn tượng tốt về trường, cần tìm hiểu kỹ thông tin về trường như giá trị bằng cấp, giá trị tri thức, hạ tầng cơ sở, dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động định hướng nghề nghiệp, các hoạt động hỗ trợ về vật chất cho SV, ... Tạo dựng tính kiên định cao trong học tập thông qua việc SV phải xây dựng cho mình mục tiêu học tập rõ ràng cụ thể. Ngoài ra SV nữ cần rèn luyện thêm cho mình biết kiểm soát cũng như giải quyết những khó khăn, thử thách một cách hiệu quả hơn. Và tạo dựng một phương pháp học tập hiệu quả và hợp lý, cần rèn luyện cho mình các kỹ năng cơ bản (nghe giảng, ghi chép, động não trong quá trình học, đặt câu hỏi, đọc, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy sáng tạo), các kỹ năng này giúp SV có thể học một cách chủ động ở bất kỳ chương trình học nào. Tham gia các hội thảo, các cuộc thi về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu, hoạt động học thuật. SV cần tăng cường hoạt động học tương tác, nếu SV chỉ tập trung riêng lẻ vào nhóm kỹ năng tự học thì sẽ giảm đi đáng kể hiệu quả học tập. Đây là hai nhóm kỹ năng chính có vai trò bổ sung, tương tác với nhau nhằm giúp SV phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Tóm lại, chúng ta thấy rằng, mặc dù các yếu tố bên ngoài có tác động rất lớn đến kết quả tốt nghiệp của SV nhưng những nhân tố tự định của SV lại là nhân tố chính quyết định sự thành công trong học tập. Do đó muốn thành công trong học tập, SV phải xây dựng cho mình mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và một phương pháp học tập hiệu quả và hợp lý với một tinh thần kiên định phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiế ng Việ t 1. Lê Văn Huy, 2008. Phân tí ch nhân tố Explore Factor Analysis (EFA) và kiể m đị nh Cronbach alpha, Trườ ng Đạ i họ c kinh tế Đà Nẵ ng. 2. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân, 2008. Các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP.HCM, Đề tài B2007-76-05, Bộ Giáo dục & Đào tạo. 4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê. Tiếng Anh 5. Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A. and Rustichini, A., 2000. College Choice and Academic Performance, version of paper prepare for the conference on “Politiche pubbliche per il lavoro” in Pavia. 6. Le Van Chon, 2000. Determinants of Enrollments in Vietnam’s secondary education, MA thesis, Ho Chi Minh University of Economics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_4_2014_31_le_thi_yen_trang_1123_2024559.pdf
Tài liệu liên quan