Các nguyên tắc triết học của thầy Bùi Văn Mưa

Tuy nhiên, cái cụ thể trong tư duy – cái cụ thể lý luận mà chủ thể nhận thức được không phải là cái cuối cùng của quá trình nhận thức. Cái cụ thể lý luận đó chỉ là kết quả của một chu trình nhận thức. Sau đó, cần phải vượt qua chu trình đó để hoàn thiện bổ sung thêm tính cụ thể của nó bằng những cái quy định, mặt, tính chất, quan hệ mới trong quá trình nghiên cứu tiếp theo của cả lĩnh vực hiện thực liên quan đến đối tượng. Bây giờ cái cụ thể lý luận không chỉ là kết quả của một giai đoạn nhận thức nhất định mà còn là cái khởi đầu xuất phát, cái cơ sở lý luận của quá trình nhận thức tiếp theo, nghĩa là nhận thức nối tiếp từ cái cụ thể lý luận cấp một đến cái cụ thể lý luận cấp hai và tiếp tục mãi, tương ứng với việc chủ thể nghiên cứu vượt qua bản chất cấp một của sự vật chinh phục tiếp bản chất cấp hai, cấp ba và mãi mãi. Như vậy, cái cụ thể lý luận trong tư duy luôn được đổi mới, được bổ sung, tiến tới cái cụ thể đầy đủ nhất – chân lý tuyệt đối. Tương ứng với quá trình nhận thức như thế là quá trình thay đổi các lý thuyết, học thuyết trong khoa học đi từ chân lý tương đối đến chân lý tuyệt đối.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nguyên tắc triết học của thầy Bùi Văn Mưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế và sẽ có những điểm yếu của mình. Ý niệm đối lập, hoặc là một sự vận động nào đó được gọi là phản đề vì nó nhằm chống lại luận đề đầu tiên. Sự đấu tranh giữa luận đề và phản đề tiếp tục cho tới khi đạt được cách giải quyết là sự công nhận những giá trị thích hợp của chúng. Cách giải quyết đó là nấc thứ ba được gọi là hợp đề. Về phần mình, hợp đề lại trở thành nấc thứ nhất trong một tam đoạn thức biện chứng mới…” Dẫn lại từ: Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, tr. 239. . Trên cơ sở hiểu phủ định biện chứng như thế Pốppơ bắt đầu phê phán nó. Thứ nhất, ông cho rằng việc khẳng định “hợp đề và phản đề” là không nghiêm túc, vì có nhiều ví dụ về sự đấu tranh không có kết quả. Thứ hai, ông xem quan điểm cho rằng hợp đề bao gồm những mặt tốt nhất của luận đề và phản đề là không đúng, vì trong hợp đề bên cạnh những tư tưởng trong luận đề và phản đề còn có những tư tưởng mới hoàn toàn. Thứ ba, ông không đồng ý với quan điểm máy móc khi giải thích phải đưa ra một luận điểm làm luận đề, mà có thể đưa ra rất nhiều luận điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Thứ tư, luận điểm đem đối lập với luận đề, có thể không đối lập mà chỉ khác với nó thôi. Thứ năm, ông khẳng định rằng cả ba luận điểm (luận đề, phản đề, hợp đề) kế tiếp nhau như thế thì không biểu hiện sự phát triển của tri thức, mà chỉ là sự mô tả thuần túy kinh nghiệm sự liên tục của các giai đoạn nhất định nào đó của tri thức. Cuối cùng Pốppơ xem phép biện chứng như thế là vô dụng, là mô tả kinh nghiệm chủ nghĩa, cần phải thay thế nó bằng phương pháp thử và sai của ông. Sự phê phán của Pốppơ là nhằm chống lại công thức của Hêghen về tam đoạn thức chứ nó không đụng đến những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phủ định mácxít. Theo nguyên tắc phủ định biện chứng mácxít, mỗi luận điểm hay mỗi lý thuyết sẽ phát sinh, nếu nó thực sự là kết quả của nhận thức tiếp theo đối với đối tượng nhất định nào đó thì bắt buộc nó phải tính tới luận điểm hay lý thuyết hiện đang có về đối tượng đó, nó cần phải phủ định luận điểm hay lý thuyết đang có đó không phải một cách trừu tượng mà là một cách cụ thể, không chỉ đơn giản bác bỏ mà phải chỉnh lý một cách có phê phán, giữ lại cái tích cực trong luận điểm hay lý thuyết hiện hành, bởi vì những luận điểm hay lý thuyết khoa học bao giờ cũng phản ánh một mức độ nào đó đối tượng được nghiên cứu. Ngoài những cái tích cực được giữ lại từ luận điểm hay lý thuyết trước đó dưới dạng phủ định biện chứng, luận điểm hay lý thuyết mới phải có nội dung mới rút ra từ quá trình nghiên cứu tiếp theo của đối tượng, nếu không thì nó sẽ không phủ định được những luận điểm hay lý thuyết hiện có. Tiếp theo, do luận điểm hay lý thuyết vừa mới phát sinh luôn có mối quan hệ với luận điểm hay lý thuyết trước đó, nên đòi hỏi phải thay thế với tư cách là một luận điểm hay lý thuyết đối lập, nhưng nó không hoàn toàn phải chứa đựng mọi tư tưởng đối lập, mà trước hết là chứa đựng những tư tưởng khác với những tư tưởng trong luận điểm hay lý thuyết trước đây. Luận điểm hay lý thuyết mới phát sinh là luận điểm hay lý thuyết khẳng định, còn luận điểm hay lý thuyết trước đó là luận điểm hay lý thuyết phủ định. Và chúng chỉ đối lập nhau về khuynh hướng, một bên là phát sinh và hình thành, còn bên kia là co cụm và biến mất. Sự hình thành bất kỳ luận điểm hay lý thuyết mới nào có đưa đến sự thay thế luận điểm hay lý thuyết hiện hành đều diễn ra trong sự đấu tranh gay gắt, đương nhiên không phải là cuộc đấu tranh của bản thân luận điểm hay lý thuyết, mà là cuộc đấu tranh của tác giả, của những người ủng hộ chúng nghĩa là giữa những người có quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược, đối lập nhau hoàn toàn. Tóm lại, nguyên tắc phủ định biện chứng thể hiện bằng những yêu cầu cụ thể như sau: Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải: Một là, phát hiện và xác định đúng cái mới và cái cũ trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng; Hai là, coi sự vận động và phát triển của đối tượng là một quá trình đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp giữa cái mới với cái cũ, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ thắng lợi. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải hiểu rõ khuynh hướng vận động và phát triển của bản thân đối tượng; biết vạch ra các đối sách thích hợp và thông qua các biện pháp thực tiễn can thiệp đúng lúc, đúng chỗ vào tiến trình vận động và phát triển của đối tượng để lèo lái đối tượng theo đúng quy luật và có lợi cho mình. Đặc biệt, phải biết xác định đúng cái mới, dám dũng cảm bảo vệ, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho cái mới phát triển, đồng thời phải biết loại bỏ, khắc phục dần cái cũ, để cái mới tiến bộ sớm chiến thắng và thay thế cái cũ lạc hậu. 7. Nguyên tắc thống nhất giữa phân tích và tổng hợp Để xây dựng khái niệm về một đối tượng nào đó nhất thiết phải tiến hành thao tác phân tích và tổng hợp. Phân tích là thao tác của tư duy phân chia một cách tưởng tượng sự vật ra thành các thành tố, – yếu tố, tính chất, liên hệ, quan hệ, – của sự vật để nghiên cứu chúng. Nhưng để có quan niệm đúng về sự vật nhất thiết phải xem xét nó trong tổng thể, tức là phải tiến hành phương pháp tổng hợp - thao tác tái hiện trong tư tưởng những mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố, tính chất bộ phận hợp thành sự vật như cái thống nhất toàn vẹn. Vì vậy, khi xem xét sự vật ta phải thực hiện đồng thời hai thao tác phân tích và tổng hợp: Phân tích để tổng hợp, tổng hợp để phân tích sâu hơn. Phân tích không chỉ đòi hỏi phải có tổng hợp (để tạo ra khả năng phát sinh phân tích) mà còn kèm theo tổng hợp. Phân tích hiện tượng nào đó không chỉ là phân chia chúng ra thành các thành tố – yếu tố, tính chất, liên hệ, quan hệ – riêng biệt mà còn hợp nhất một số chúng thành những cái bộ phận khi thấy ở chúng có những đặc điểm chung. Sự hợp nhất thành những cái bộ phận và mô tả những cái bộ phận này bằng những khái niệm chung nào đó là dựa trên cơ sở tổng hợp. Nói tóm lại, trong phân tích có tổng hợp. Bản thân quá trình tổng hợp cũng kèm theo sự phân tích. Khi hợp nhất những bộ phận, mặt, khía cạnh thành cái chỉnh thể, đồng thời cũng phải xác định vị trí, chức năng của chúng trong hệ thống chỉnh thể đó, nghĩa là, tách những cái bộ phận ra thành những cái hiện thực tương đối ổn định của hệ thống. Nói rằng trong phân tích có tổng hợp và trong tổng hợp có phân tích không có nghĩa xóa đi sự khác biệt, xoá đi tính độc lập tương đối của chúng. Sự phân chia cái chỉnh thể ra thành các thành tố chủ yếu dựa trên phân tích, và sự hợp nhất các thành tố thành cái chỉnh thể trong tư duy chủ yếu dựa trên tổng hợp. Cái chỉnh thể trước khi phân tích và chỉnh thể sau khi tổng hợp trong tư duy là khác nhau do kiến thức mới thu nhận. Tổng hợp không loại bỏ phân tích mà là tạo những tiền đề để đổi mới phân tích. Tương tự như vậy, phân tích cũng không loại bỏ tổng hợp mà là tạo điều kiện để đổi mới tổng hợp. Tổng hợp và phân tích hiện diện trong suốt quá trình nhận thức từ cảm tính đến lý tính, nhưng ở mỗi mức độ nhận thức, tổng hợp và phân tích thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Nhận thức bắt đầu từ tri giác về các sự vật của thế giới xung quanh (trực quan sinh động). Dạng phân tích và tổng hợp tương ứng với mức độ nhận thức này là phân tích và tổng hợp thẳng, tức phân tích biểu hiện như là sự phân chia tưởng tượng trực tiếp các sự vật được tri giác ra thành các thành tố riêng biệt, còn tổng hợp biểu hiện như là sự liên kết trực tiếp các thành tố đã được phân chia trong tiến trình phân tích thành một hệ thống thống nhất. Sự phân tích và tổng hợp thẳng chỉ xử lý các thông tin trực tiếp về hiện tượng mà chúng chưa đi vào cái nguyên nhân, chưa lý giải được cái bản chất. Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp ở mức độ nhận thức này là sự kết hợp máy móc để khám phá cái chung, cái riêng, cái đơn nhất, nhưng chưa phân biệt được cái cơ bản với không cơ bản, cái tất nhiên với cái ngẫu nhiên… Ở giai đoạn quá độ từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính việc xác định nguyên nhân của các sự kiện, việc tìm hiểu bản chất của những hiện tượng trở nên cấp thiết. Phân tích và tổng hợp thẳng không phù hợp, và chúng được thay bằng phân tích và tổng hợp hồi quy – phân tích và tổng hợp quyện vào nhau nhằm tìm kiếm nguyên nhân của các sự kiện, vạch rõ những mối liên hệ nhân quả chi phối các hiện tượng cần nghiên cứu. Phân tích là để vạch rõ cơ chế nhân quả, tổng hợp là để thấy sự tác động của cơ chế đó. Chúng cho phép tư duy đi từ cái chung không căn bản tới cái chung căn bản, thấy được cội nguồn của những tính chất, liên hệ nào đó của sự vật; tuy nhiên, chúng mới chỉ cho phép thấy được mặt cơ bản, tính chất, liên hệ quan trọng của sự vật mà chưa cho phép khám phá ra bản chất của sự vật. Để khám phá bản chất đích thực của sự vật cần thực hiện thao tác phân tích và tổng hợp cấu trúc di truyền – phân chia chỉnh thể ra thành các cái bộ phận và việc liên kết các cái bộ phận lại thành một hệ thống hoàn chỉnh. Ở đây, bản chất sự vật được nhận thức bằng cách phân chia sự vật ra thành các mặt, các quan hệ quyết định mà sự phát triển lịch sử của chúng quy định sự hình thành bản chất của sự vật đang nghiên cứu. Các mặt, các mối quan hệ quyết định, cơ bản mang tính bản chất đó được lấy làm cái xuất phát để tiếp tục phân tích, sau đó, từ những kết quả phân tích chúng ta tái hiện lại thành một chỉnh thể, nhưng đây không phải là sự kết hợp máy móc mà là sự tổng hợp thành cái chỉnh thể tinh thần phản ánh sự phát triển của sự vật. Tại đây tiến trình phân tích tổng hợp trong tư duy xuôi theo tiến trình phát triển lịch sử của sự vật. Sự vận động của tư duy chính là sự tái tạo lại các giai đoạn của sự vật trong mối liên hệ lẫn nhau. Tư duy biện chứng là tư duy vừa có tính phân tích và vừa có tính tổng hợp. Nếu phân tích và tổng hợp thẳng vốn đặc trưng cho tư duy thường ngày, phân tích và tổng hợp hồi quy đặc trưng cho tư duy quy nạp của lôgích hình thức thì phân tích và tổng hợp cấu trúc di truyền gắn với phương pháp đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể trong tư duy. 8. Nguyên tắc thống nhất giữa (cái) lôgích và (cái) lịch sử Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật trong tính đa dạng, sinh động của nó. Logic là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu / quy luật của sự vật (logic khách quan) hay mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng (logic chủ quan). Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, lịch sử mang tính thứ nhất, còn logic mang tính thứ hai, là cái phản ánh lịch sử, do đó nó phải phụ thuộc vào cái lịch sử. Tuy nhiên, logic của tư duy (lý luận) không phải là sự sao chép máy móc, giản đơn lịch sử mà là phản ánh lịch sử dưới dạng rút gọn, sáng tạo. Vì vậy, logic chẳng qua là lịch sử nhưng đã thoát ra khỏi hình thái ngẫu nhiên, vụn vặt của nó. Nhận thức khoa học là sự thống nhất của hai phương pháp nhận thức đối lập: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử là phương pháp đòi hỏi phải tái hiện lại trong tư duy quá trình lịch sử cụ thể với những chi tiết của nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận động, phát triển lịch sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó. Phương pháp logic là phương pháp đòi hỏi phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên quy luật của quá trình vận động, phát triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của nó, nghĩa là phải loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật. Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lịch sử. Không có phương pháp lịch sử sẽ không có khoa học lịch sử. Tuy nhiên, không phải với mọi đối tượng việc áp dụng phương pháp lịch sử đều mang lại hiệu quả. Phương pháp logic đòi hỏi phải tái hiện lại cái logic khách quan trong sự phát triển của sự vật; đòi hỏi quá trình tư duy phải bắt đầu từ khởi điểm của lịch sử nhưng tập trung nghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển tương đối hoàn thiện của nó. Nó có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lý thuyết. Bởi vì, ưu thế của nó là ở chỗ nó không những phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật mà còn tái hiện được lịch sử của sự vật một cách khái quát, trên những giai đoạn chủ yếu; nó kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của sự vật với việc tìm hiểu lịch sử của bản thân sự vật. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau nhưng thống nhất biện chứng với nhau giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật. Bởi vì, muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó; đồng thời có nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Khi nghiên cứu cái lịch sử, phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy “sợi dây” logic của nó để thông qua đó mà phân tích các sự kiện, biến cố lịch sử. Còn khi tìm hiểu bản chất, quy luật, phương pháp logic cũng không thể không dựa vào các tài liệu lịch sử để uốn nắn, chỉnh lý chúng. Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu mà nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào là chủ yếu. Song, dù trường hợp nào cũng phải quán triệt nguyên tắc thống nhất logic và lịch sử và khắc phục chủ nghĩa chủ quan tư biện, cũng như chủ nghĩa kinh nghiệm mù quáng. Được xây dựng dựa trên nguyên lý phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên tắc thống nhất logic và lịch sử có liên hệ mật thiết, đồng thời là sự cụ thể hóa các nguyên tắc khác của tư duy biện chứng. Bởi vì, một sự vật được nhận thức một cách khách quan, toàn diện, trong sự vận động và phát triển của nó là khi lịch sử của nó được nhà nghiên cứu quan tâm để vạch ra những giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển. Như vậy, yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này là: Trong quá trình nhận thức sự vật, lôgích phát triển của tư tưởng nhất thiết phải trùng lặp một cách cơ bản, tổng quát với lịch sử phát triển của sự vật. Lôgích nhận thức phải là cái tái hiện lại lôgích khách quan của sự vận động và phát triển của hiện thực. Nguyên tắc thống nhất giữa lôgích và lịch sử không yêu cầu cái lôgích lệ thuộc hoàn toàn vào cái lịch sử, không buộc chặt cái lôgích vào mọi diễn biến của lịch sử mà làm mất đi tính độc lập tương đối của nó. Cái lôgích là cái lịch sử nhưng không phải là cái lịch sử “trần trụi”, mà cái lịch sử đã được rút gọn, đã được khái quát, được giải phóng ra khỏi mọi cái ngẫu nhiên, vụn vặt, thứ yếu. Cái lôgích chứa đựng cái lịch sử đã được “gọt dũa”, chỉnh lý, là cái lịch sử mang tính quy luật, cái lịch sử dưới dạng tinh thần. Sự thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử cũng không phải là sự đồng nhất tuyệt đối, mà là sự thống nhất biện chứng, nghĩa là đồng nhất bao hàm sự khác biệt. Nhưng sự khác biệt ở đây là sự khác biệt trên cơ sở “uốn nắn” cái lịch sử, chứ không phải thoát ly khỏi lịch sử, khỏi hiện thực, để rơi vào “thế giới” lôgích thuần túy. Nếu ngược lại thì cái lôgích không còn phù hợp với cái lịch sử nữa. Khi đó, các mối liên hệ giữa các khái niệm, phán đoán, các tiến trình của tư duy không còn phản ánh lịch sử hiện thực, cho dù đó là sự phản ánh dưới dạng khái quát, và chúng cũng không còn là sự tái tạo quá trình hình thành và phát triển của đối tượng. Điều này xảy ra khi tư duy chỉ biết tuân theo các nguyên tắc của lôgích hình thức. Khi cái lôgích phù hợp với cái lịch sử thì trong các khái niệm, phán đoán,… lịch sử hiện thực của đối tượng nghiên cứu được tái hiện. Và như thế, tiến trình tư duy phù hợp với tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của đối tượng, cho dù đó là sự phù hợp không hoàn toàn, không đầy đủ. Lịch sử phát triển có những bước khúc khuỷu, quanh co. Nếu muốn tái tạo trong nhận thức tất cả chi tiết của lịch sử thì buộc chúng ta phải chú ý đến nhiều tài liệu không quan trọng, và như thế sẽ làm ngắt quãng quá trình tư duy, bởi vì không phải mọi mối liên hệ mà chỉ có những mối liên hệ tất yếu, mang tính quy luật mới được phản ánh trong cái lôgích của tư duy, trong các khái niệm, phán đoán. Nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử đảm bảo cho cái lôgích không tách rời hiện thực, không rơi vào thế giới ý niệm tuyệt đối hay thế giới lôgích thuần túy, thế giới tinh thần phi hiện thực. Tuy nhiên, một yêu cầu khác cũng không kém phần quan trọng của nó là tiến trình tư duy phải phù hợp với tiến trình của lịch sử. Về điều này, Ph.Ăngghen viết: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó, và sự tiếp tục vận động của nó sẽ không có gì khác là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về lý luận; là sự phản ánh đã được chỉnh lý, nhưng chỉnh lý theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp” C.Mác, Ph.Aêngghen, Toàn tập, T.13, tr.497 (tiếng Nga). . Như vậy, Ph.Ăngghen đòi hỏi, phải bắt đầu nghiên cứu từ cái đầu tiên xét về mặt lịch sử, và sự vận động của tư duy từ phạm trù này tới phạm trù khác cần phải phản ánh các quy luật phát triển của quá trình hiện thực. Nhưng theo C.Mác thì ngược lại. C.Mác khuyên nên bắt đầu tư duy không phải từ cái đầu tiên xét về mặt lịch sử, mà từ cái quyết định, cái cơ bản; và trong sự vận động của tư duy, không nhất thiết phải tái tạo trình tự lịch sử xuất hiện các hiện tượng khác nhau, mà phải tái tạo quan hệ hiện thực giữa các hiện tượng đó trong chỉnh thể đang được nghiên cứu. C.Mác viết: “… giải thích các phạm trù kinh tế theo trình tự mà trong đó chúng đóng vai trò quyết định về mặt lịch sử là một điều không thể được và là sai lầm. Ngược lại, trình tự của các phạm trù được xác định bởi mối quan hệ qua lại của chúng trong xã hội tư sản hiện đại, hơn nữa mối quan hệ đó lại đối lập trực tiếp với các quan hệ hình như là tự nhiên hay là phù hợp với trình tự phát triển lịch sử. Đây không phải nói về vị trí mà các quan hệ kinh tế giữ về mặt lịch sử trong các hình thái xã hội kế tiếp nhau, hình thái nọ bắt nguồn từ hình thái kia. Đây càng không phải nói về trình tự của chúng “trong quan niệm” (Proudon) có nghĩa là trong quan niệm bị lừa bịp đó về quá trình lịch sử. Đây là nói về cái vị trí mà các quan hệ kinh tế giữ trong cơ cấu xã hội tư sản hiện đại” C.Mác, Ph.Aêngghen, Toàn tập, T.46, tr.44–45 (tiếng Nga). . Như vậy, phải chăng C.Mác và Ph.Ăngghen bất đồng nhau trong vấn đề về cái khởi đầu của quá trình nghiên cứu, nhận thức! Nếu Ph.Ăngghen đòi hỏi tiến trình tư duy phải xuôi theo trình tự lịch sử, thì C.Mác ngược lại đã chọn hàng hóa làm điểm xuất phát để nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rồi sau đó mới vạch ra tiến trình lịch sử loài người. Nghiên cứu hàng hóa và tư bản công nghiệp cho phép C.Mác phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, trên cơ sở đó, ông hiểu rõ bản chất của tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay và vai trò sở hữu ruộng đất. Mặc dù tư bản cho vay, tư bản thương nghiệp có trước tư bản công nghiệp; sở hữu ruộng đất có trước hàng hóa; địa tô, lợi tức cho vay có trước lợi nhuận về mặt lịch sử. Nhưng nếu chúng ta xuất phát từ những cái có trước về mặt lịch sử như địa tô và lợi tức thì sẽ không hiểu được lợi nhuận, như tư bản cho vay và tư bản thương nghiệp thì không hiểu được tư bản công nghiệp, như sở hữu ruộng đất thì không hiểu được hàng hóa…, và nói chung sẽ không hiểu được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu các nhà Mác học phương Tây cho rằng đây là sự mâu thuẫn to lớn về phương pháp của C.Mác và Ph.Ăngghen, và từ đó, họ muốn đưa ra kết luận là Ph.Ăngghen đã xuyên tạc C.Mác, thì các nhà mácxít ra sức chứng minh đó chỉ là “cảm tưởng” của sự bất đồng, còn thực chất C.Mác và Ph.Ăngghen cùng thống nhất với nhau về quan điểm chung, nhưng nhấn mạnh ở những điểm khác nhau trong khía cạnh phương pháp. A.Séptulin viết: “Khi chú trọng đến nguyên tắc thống nhất cái lịch sử và cái lôgích, Ăngghen nói về sự tái tạo trong hệ thống các khái niệm trừu tượng các mối tương quan tất yếu trong sự phát triển của đối tượng đang được nghiên cứu, chỉ trong mối liên hệ này, Ăngghen mới nói tới cái ban đầu xuất phát. Song, khi xem xét cái ban đầu xuất phát dưới ánh sáng của sự thống nhất giữa cái lịch sử và cái lôgích chúng ta nhất thiết phải đi tới kết luận là việc nghiên cứu chỉnh thể nào đó cần phải bắt đầu từ chỗ lịch sử bắt đầu. Còn ở Mác, trọng tâm của sự chú ý là vấn đề cái ban đầu xuất phát, về các tiêu chuẩn tách ra cái ban đầu ấy, và chỉ do vấn đề đó, Mác mới nói tới trình tự lịch sử xuất hiện các khái niệm phản ánh chỉnh thể đang được nghiên cứu. Khi xác định dấu hiệu quan trọng nhất của cái ban đầu xuất phát, của những mối liên hệ xuất phát, Mác nhấn mạnh rằng… cái đầu tiên xét về mặt lịch sử không phải là dấu hiệu đó. Theo Mác, chỉ có những mặt, những mối quan hệ là những mặt, những mối quan hệ cơ bản, quyết định, mới có thể là những mặt, những mối quan hệ xuất phát…”. Song, A.Séptulin viết tiếp: “những mặt (những mối quan hệ) xuất phát này, khi là những mặt (những mối quan hệ) quyết định trong chỉnh thể đang được nghiên cứu, nhất thiết phải thể hiện như là những cái đầu tiên xét về mặt lịch sử so với các mặt và các mối quan hệ khác của chỉnh thể đó, bởi vì chúng với tư cách là những yếu tố thuộc bản chất đặc trưng của chỉnh thể đó đã được hình thành dưới tác động quyết định trực tiếp của các mặt (các mối quan hệ) xuất phát, nghĩa là có sau các mặt (các mối quan hệ) đó. Nói cách khác, những mặt quyết định đối với tất cả các mặt khác của chỉnh thể đó bao giờ cũng là những cái đầu tiên xét về mặt lịch sử, nhưng không phải tất cả cái đầu tiên xét về mặt lịch sử đều là cái quyết định” A.Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989, tr.255. . Chính C.Mác đã dùng tiêu chuẩn cái xuất phát như thế để nghiên cứu kinh tế chính trị học tư bản chủ nghĩa. Ông lấy hàng hóa, quan hệ hàng hóa là quan hệ cơ bản quyết định ở đây làm tế bào xuất phát của xã hội cơ bản, cũng là cái khởi đầu để nghiên cứu kinh tế chính trị học tư bản chủ nghĩa. Như vậy, theo quan điểm A.Séptulin, cái đầu tiên xét về mặt lịch sử đồng thời lại là cái cơ bản, cái quyết định trong đối tượng đang được nghiên cứu mới có thể là cái đầu tiên xét về mặt lôgích, bởi vì chỉ có cái đầu tiên xét về mặt lịch sử đó mới giúp tái tạo được trong quá trình đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể mối quan hệ lẫn nhau (hiện thực) giữa các mặt của chỉnh thể đang được nghiên cứu và giúp hiểu được vị trí và ý nghĩa của từng mặt. Những phân tích và lý giải của A.Séptulin như vừa trình bày là hợp lý. Cái đầu tiên xét về mặt lôgích phải là cái cơ bản quyết định và là cái khởi đầu về mặt lịch sử. Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôi, cái khởi đầu như thế chỉ có thể tìm được trong đối tượng nghiên cứu đã phát triển khá cao và là một chỉnh thể. Chỉ đối tượng nghiên cứu nằm trong tình trạng như thế thì quan điểm trên của Ph.Ăngghen và C.Mác mới đồng nhất nhau. Chúng tôi cho rằng, yêu cầu của Ph.Ăngghen để tiến trình lôgích tuân thủ (xuôi theo) tiến trình lịch sử của đối tượng chỉ là yêu cầu cần thiết của nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử chứ chưa phải là cần và đủ được sử dụng để nghiên cứu. Yêu cầu đó của Ph.Ăngghen sẽ có giá trị lớn trong khi trình bày lý thuyết khoa học hơn là một yêu cầu quan trọng để nghiên cứu, bởi vì đối tượng được nhà nghiên cứu chú ý tới không phải luôn là đối tượng đang ở trong tình trạng chín mùi, phát triển đầy đủ. Đối với những nhà nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ hay khoa học khảo cổ, họ chỉ có thể nghiên cứu cái “di sản” hiện có, họ nắm bắt cái cơ bản, cái quyết định hiện đang tồn tại rồi mổ xẻ nó, sau đó ngược dòng lịch sử để đến cái quá khứ xa xôi. Tư duy “ngược dòng” lịch sử không có nghĩa là những hình tượng lôgích mà nó xây dựng tiếp theo lại không mang tính lịch sử, không thống nhất với cái lịch sử. Theo quan điểm chúng tôi, mặc dù cái lôgích có sau cái lịch sử, nhưng tiến trình lôgích (tư duy) không phải luôn bị trói chặt vào tiến trình lịch sử, và yêu cầu đó không là yêu cầu cần và đủ của nguyên tắc thống nhất giữa cái lôgích và cái lịch sử đối với chủ thể nghiên cứu. Tuy nhiên yêu cầu đó trở nên quan trọng khi dùng để trình bày lý thuyết (cái đã được nhận thức), bởi vì con người đã quen cảm nhận chiều trôi thời gian từ quá khứ đến hiện tại xuôi về tương lai. Khi giải thích tại sao phải từ bỏ tiến trình phát triển lịch sử trong quá trình nghiên cứu khoa học C.Mác nói rằng, chúng ta sẽ gặp quá nhiều khó khăn để nhận thức thấu suốt bản chất của những sự vật ở những giai đoạn lịch sử chưa chín mùi của nó. Để nắm bắt sự vật trong chính nó cần phải nghiên cứu những trạng thái hoàn chỉnh, chín mùi của nó. “Giải phẫu học con người – C.Mác viết – là chìa khóa cho giải phẫu học về con khỉ. Ngược lại, người ta chỉ có thể hiểu được những dấu hiệu báo trước cái cao hơn trong các loại động vật cấp thấp khi người ta đã biết được bản thân cái cao hơn đó” C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.2, tr.622 (tiếng Nga). . Lưu ý: Cần phân biệt phương pháp lịch sử nói chung với phương pháp lịch sử mácxít - nguyên tắc xem xét sự vận trong sự vận động và phát triển của nó. Phương pháp này không chỉ được sử dụng để miêu tả những sự thay đổi đã hay đang diễn ra hay ghi lại những trạng thái chất lượng thay thế lẫn nhau, mà điều quan trọng là nó giúp tìm ra mối liên hệ tất yếu khách quan giữa các hiện tượng dường như là cá biệt, nghĩa là tìm ra quy luật hay tính quy luật khách quan quy định sự vận động và phát triển của đối tượng, quy định sự tồn tại hiện thời của nó và khả năng biến nó thành một chất mới dưới dạng phủ định biện chứng. Trên cơ sở phương pháp như thế C.Mác đã khảo sát lịch sử xã hội loài người, mà trước hết là lịch sử của xã hội tư bản chủ nghĩa. Khi giải phẫu xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã khám phá ra quy luật đặc thù chi phối xã hội tư bản chủ nghĩa và những quy luật chung chi phối toàn bộ xã hội loài người, chỉ ra sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự xuất hiện chủ nghĩa cộng sản là tất yếu. Kết luận này được rút ra từ phương pháp lịch sử mácxít, nó làm hoang mang các nhà tư tưởng muốn bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa; do đó có không ít người chống lại chủ nghĩa Mác bằng việc loại bỏ phương pháp lịch sử mácxít với tư cách là phương pháp khoa học xã hội. Trong quyển Sự nghèo nàn của phương pháp lịch sử, C.Pốppơ (K.Popper) cố chỉ ra “tính thiếu cơ sở khoa học” của phương pháp lịch sử mácxít. Theo ông, bao hàm trong nội dung của bản thân phương pháp lịch sử mácxít là mục đích muốn phát hiện ra các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội loài người và trên cơ sở đó tiên đoán những biến đổi, những triển vọng phát triển xã hội. Theo ông, phương pháp lịch sử không chỉ là sự lầm lạc trí tuệ của các nhà triết học chuyên nghiệp, mà còn là nguồn gốc trống rỗng về đạo đức và chính trị, bởi vì nó được sử dụng để biện hộ cho thái độ đặc biệt đối với các cuộc cải cách chính trị; và phương pháp lịch sử mácxít là hình thức cao nhất, nguy hiểm nhất của nó. Ông hiểu phương pháp lịch sử chỉ là một loại quan điểm đặc biệt của khoa học xã hội có mục tiêu chính là tiên đoán lịch sử và xem mục tiêu đó là có thể đạt được hay không nhờ vào việc phát hiện ra các mô hình hay quy luật quy định sự tiến hóa của lịch sử. Đối với Pốppơ, lịch sử là vụn vặt, cá biệt, không có cái tất yếu khách quan hay quy luật nào chi phối cả, do đó chúng ta không thể tiên đoán được sự phát triển của xã hội. Nhiều nhà tư tưởng lại ra sức bảo vệ phương pháp lịch sử nhưng họ lại hiểu phương pháp lịch sử dưới một giác độ khác, Pátmôre (Passmore) cho rằng, bản chất của phương pháp lịch sử là giải thích hiện tại trên cơ sở quá khứ chứ không phải tiên đoán về tương lai. Bởi vì, mọi quy luật lịch sử đều là quy luật đặc thù của các giai đoạn lịch sử riêng biệt nên chúng chỉ có thể dùng chúng làm cơ sở để giải thích các hiện tượng nảy sinh trong khuôn khổ giai đoạn đó mà không thể là cơ sở để tiên đoán các sự kiện lịch sử trong tương lai. Dù vậy, ông lại chia phương pháp lịch sử ra làm hai loại: phương pháp lịch sử mang tính giai đoạn (giải thích) và phương pháp lịch sử tiên tri… Theo ông, Pốppơ chỉ phê phán phương pháp lịch sử tiên tri chứ không phải phương pháp lịch sử nói chung, còn các nhà mácxít là người theo cả phương pháp lịch sử giải thích lẫn phương pháp lịch sử tiên tri. Rõ ràng việc phân chia phương pháp lịch sử của Pátmôre là giả tạo. Vì trong xã hội bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào cũng bị chi phối hai loại quy luật, quy luật chung và quy luật đặc thù, chúng tồn tại không cô lập nhau mà thâm nhập tác động lẫn nhau. Nếu nắm vững quy luật chung thì con người sẽ dự đoán được những triển vọng phát triển của xã hội, còn nếu nắm được quy luật đặc thù thì con người sẽ làm chủ được những biến đổi xảy ra trong một giai đoạn, một hình thái xã hội nhất định. Phương pháp lịch sử mác xít cho phép các nhà khoa học vượt lên những cái dường như cá biệt, ngẫu nhiên để nhận thức các quy luật của lịch sử, từ đó làm cơ sở để tạo lại lịch sử phát sinh, phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó, giải thích những đặc tính, mối liên hệ tất yếu của nó, phát hiện ra bản chất nhằm giúp con người cải tạo có hiệu quả hiện thực cuộc sống. 9. Nguyên tắc đi từ (cái) trừu tượng đến (cái) cụ thể Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng; nó bao gồm cái cụ thể khách quan - sự tồn tại của sự vật trong những mối quan hệ, liên hệ với những sự vật khác và cái cụ thể chủ quan - sự phản ánh cái cụ thể khách quan vào trong quá trình nhận thức. Cái cụ thể chủ quan bao gồm cái cụ thể cảm tính, - cái khởi đầu của nhận thức dưới dạng một biểu tượng hỗn độn về sự vật, tức về cái cụ thể khách quan, - và cái cụ thể trong tư duy, - kết quả của quá trình tư duy nhận thức sự vật dưới dạng một hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật phản ánh cái cụ thể khách quan, nghĩa là một tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và quan hệ, là cái phong phú và sâu sắc. Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách một mặt, một mối liên hệ nào đó ra khỏi cái tổng thể phong phú đa dạng của sự vật. Vì vậy, cái trừu tượng là một bộ phận, một mặt của cái cụ thể, là một bậc thang trong quá trình xem xét cái cụ thể (khách quan). Từ những cái trừu tượng tư duy tổng hợp lại thành cái cụ thể (trong tư duy). Nhận thức khoa học là sự thống nhất của hai quá trình nhận thức đối lập: từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy). Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những tài liệu cảm tính thông qua phân tích xây dựng các khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật. Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy) là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể (trong tư duy). Tuy nhiên, trong nhận thức, không phải chúng ta muốn lấy bất kỳ cái trừu tượng nào làm cái xuất phát cũng được, mà là phải bắt đầu từ cái trừu tượng nào phản ánh mối liên hệ phổ biến và đơn giản nhất nhưng có vai trò quyết định đối với đối tượng cần nghiên cứu. Từ cái trừu tượng xuất phát đó, tư duy theo dõi những vòng khâu, những trạng thái quá độ trong sự phát triển của đối tượng được thể hiện bằng những khái niệm ngày càng cụ thể hơn. Bằng cách đó, tư duy tái hiện quá trình phát sinh và phát triển của đối tượng nghiên cứu với toàn bộ các mặt, các quan hệ tất yếu, bản chất, những quy luật chi phối sự vận động và phát triển của chính nó. Về mặt lịch sử, lần đầu tiên Hêghen đã thiết lập và sử dụng nguyên tắc này. Hêghen xem quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối là sự vận động đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ cái cụ thể cấp thấp đến cái cụ thể cấp cao hơn. Ông viết: “…Sự vận động tiến lên có đặc trưng đầu tiên là: nó bắt đầu từ những tính quy định đơn giản, và những tính quy định tiếp theo ngày càng phong phú và cụ thể hơn. Bởi vì kết quả chứa đựng cái ban đầu của nó, và sự vận động của cái ban đầu này đã làm cho nó giàu thêm bởi nhiều tính quy định mới” P.Hêghen, Khoa học lôgích, T.3, Mátxcơva, 1972, tr. 306 (tiếng Nga). . Theo Hêghen, nhận thức là quá trình tự phát triển của ý niệm tuyệt đối, nó bắt đầu từ những khái niệm trừu tượng, đơn giản nhất, sau đó chuyển sang những khái niệm cụ thể hơn, có nhiều tính quy định hơn. Ông coi khoa học cũng xuất phát từ cái không chứa một mối tương quan nào bên trong bản thân mình, nghĩa là xuất phát từ cái trừu tượng. Đối tượng nghiên cứu của khoa học cũng là cái trừu tượng. Ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu, nó là cái hiện hữu trống rỗng; chỉ trong kết quả nghiên cứu nó mới bộc lộ chính mình. Ngoài ra, Hêghen còn cho rằng cái xuất phát, cái khởi đầu không phải là cái hư vô thuần túy, mà là cái hư vô nhất định nào đó, để từ đó cái gì đó nhất thiết phải xảy ra, cái hiện hữu sở dĩ nó là cái hiện hữu, bởi vì nó cũng hiện đang có trong cái khởi đầu… Như vậy, cái khởi đầu chứa đựng trong mình cả cái hiện hữu lẫn cái hư vô, nó chính là sự thống nhất giữa cái hiện hữu và cái hư vô, hay nói cách khác, cái khởi đầu là cái hư vô, nhưng là cái hư vô sánh cùng cái hiện hữu, và đồng thời cũng là cái hiện hữu, nhưng là cái hiện hữu gắn chặt với cái hư vô” P.Hêghen, Toàn tập, T5. Mátxcơva, 1939, tr. 57-58 (tiếng Nga). . Từ đây, Hêghen cho rằng mình đã luận chứng cho cái khởi đầu để nó làm luận điểm xuất phát cho học thuyết triết học của mình, nghĩa là ông đã loại được cái trở ngại hầu như luôn luôn có đối với mọi hệ thống triết học. Bởi vì, một mặt, chỉ có những kết luận được luận chứng bằng những luận điểm ấy mới được công nhận là đúng đắn; nhưng mặt khác, cái khởi đầu mà nhà triết học lấy làm luận điểm xuất phát, để từ đó rút ra những luận điểm khác tạo nên học thuyết của mình lại không được luận chứng, không được rút ra từ cái gì cả, nó được công nhận mà không có (không cần hay không thể) chứng minh. Nhưng nếu cái khởi đầu không được luận chứng thì tính chân lý của toàn bộ hệ thống sẽ bị nghi ngờ. Trong triết học Hêghen không có mâu thuẫn trên. Bởi vì nhận thức bắt đầu từ cái đơn giản nhất, nghèo nàn nhất, từ cái phổ biến trừu tượng không có bất kỳ nội dung xác định nào. Nhưng nếu cái ban đầu không có một nội dung xác định nào thì không cần phải luận chứng cho nó, vì chẳng có gì hay cần gì để luận chứng cả. Cái trừu tượng phổ biến này khi tự phát triển thông qua bản thân mình sẽ sinh ra các khái niệm tiếp theo, và bằng cách đó nó luận chứng cho những khái niệm đó – những khái niệm đã có một nội dung nhất định nào đó. Và từ những khái niệm này sinh ra những khái niệm khác, cụ thể hơn, và cứ thế tiếp tục… chừng nào toàn bộ sự vận động đó chưa quay trở lại cái ban đầu, chưa trở lại khái niệm xuất phát, mà giờ đây nó đã biểu hiện như kết quả của sự phát triển. Như vậy, theo phương pháp của Hêghen, mỗi bước tiến lên trong quá trình nhận thức đồng thời cũng là một bước lùi, là sự quay trở lại cái khởi đầu, bởi vì trong những thao tác vừa tách rời nhưng vừa quay về “cái khởi đầu” ấy, kết quả cũng chính là cái ban đầu nhưng là cái ban đầu đã được làm phong phú thêm bằng nhiều nội dung cụ thể, là cái phổ biến nhưng khác cái phổ biến ban đầu – chỉ là cái phổ biến trừu tượng, thì giờ đây nó là cái phổ biến trong mối liên hệ mật thiết với tất cả những cái đặc thù và cái đơn nhất. Lập luận của Hêghen chứa đựng hạt nhân hợp lý nhưng bị bao bọc bởi lớp vỏ thần bí duy tâm, bởi vì không có một khái niệm nào, cho dù đó là khái niệm trừu tượng nhất, lại không có một nội dung xác định nào đó. Dù có tự phủ định chính bản thân mình bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không thể rút ra cái bản chất cụ thể nào từ những cái hư vô. Khi vạch rõ tính chất duy tâm của Hêghen, C.Mác viết: “Hêghen đã rơi vào ảo tưởng, khi cho rằng thực tại chính là kết quả của tư duy tự tổng hợp mình bằng chính mình, tự đào sâu chính mình và tự phát triển từ chính mình, trong khi ấy phương pháp đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể chỉ là một phương thức mà tư duy dùng nó để khai thác cho mình cái cụ thể và tái hiện nó lại với tư cách là cái cụ thể tinh thần. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ lại là quá trình tự xuất hiện của chính cái cụ thể cả” C.Mác, Ph.Aêngghen, Toàn tập, T.12. tr.727 (tiếng Nga) . Vì vậy, trên cơ sở duy vật, C.Mác đã luận chứng cho nguyên tắc thống nhất cái trừu tượng với cái cụ thể như sau: Mọi quá trình nhận thức bắt đầu từ sự xem xét, nghiên cứu những sự vật cảm tính cụ thể, hay tính chất nào đó của chúng. Mọi lý thuyết khoa học cũng đều xuất phát từ những cái cảm tính cụ thể ban đầu đó. Nói cách khác, cái cảm tính cụ thể là cơ sở của mọi quá trình nhận thức, là điểm xuất phát cho tư duy lý luận khoa học. Chỉ khi nào dựa trên các kết quả của nhận thức cảm tính con người mới tiến đến xây dựng những luận điểm lý luận khoa học tổng quát như khái niệm, định nghĩa, tiền đề v.v., mà chúng ta có thể gọi chung là những cái trừu tượng khoa học. Đây là phương pháp được các nhà nghiên cứu trước C.Mác sử dụng. Theo họ, tiến trình nghiên cứu bắt đầu từ cái chỉnh thể cụ thể (cái cảm tính), ví dụ như từ dân cư, dân tộc, quốc gia…, sau đó tách các mặt, các thuộc tính cá biệt của nó và nghiên cứu chúng như chúng vốn có để có được những khái niệm đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính chung nhưng lại là biệt lập (cái trừu tượng), ví dụ như phân công lao động, giá trị, tiền tệ... Tiếp theo là động tác ghép các khái niệm trừu tượng đó lại một cách máy móc. Mặc dù phương pháp đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng như thế trong chừng mực nào đó vẫn có thể nắm bắt được một số khía cạnh của bản chất, nhưng tuyệt nhiên không thể nhận thức được bản chất với tính cách là tổng hòa những mối liên hệ tất yếu, nội tại của sự vật. Vì vậy, C.Mác khẳng định việc thu nhận những cái trừu tượng khoa học không phải là kết quả cuối cùng của nhận thức. Nhận thức không nên dừng lại ở giai đoạn đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng (trừu tượng hóa). Trừu tượng hóa là công cụ hữu hiệu để đào sâu, mở rộng việc nhận thức cái cụ thể. Mỗi cái trừu tượng khoa học (mỗi tiền đề, mỗi định lý, mỗi định luật, mỗi khái niệm, mỗi luận điểm) được tách riêng ra chỉ phản ánh một khía cạnh, một thuộc tính nào đó của cái cụ thể, nhưng nếu hợp nhất chúng lại thì chúng có thể “lột tả” được cái cụ thể một cách toàn diện và sâu sắc. Cái cụ thể được “lột tả” một cách đầy đủ trong ý thức bằng vô số cái trừu tượng. Mỗi cái trừu tượng khám phá ra một khía cạnh, một mặt hay một tính chất; và chỉ khi nào chúng kết hợp được với nhau thì khi đó chúng mới phản ánh cái bản chất sâu sắc và toàn diện của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu. Cái cụ thể đích thực không phải là tổng số tri thức về những mặt, về những tính chất của sự vật, mà là tri thức tương đối đầy đủ về sự vật như một chỉnh thể có những yếu tố, những mặt, những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cần phải tổng hợp nhiều cái trừu tượng đặc trưng cho từng cái riêng rẽ của đối tượng để thu được sự thống nhất trong tính đa dạng. Đây là một thao tác cực kỳ khó khăn, phức tạp của tư duy, vì bất kỳ một sự vật nào cũng có vô số mối liên hệ, quan hệ với những sự vật khác và đồng thời có muôn vàn mối liên hệ, quan hệ bên trong của nó, với những tính chất, thuộc tính khác nhau. Sự vật là sự thống nhất của vô vàn thuộc tính, tính chất, mối liên hệ, quan hệ. Chỉ có phương pháp quan sát trực quan thôi thì không thể hiểu được những gì ẩn dấu bên trong sự vật, mà cần phải tổng hợp những cái trừu tượng để có được hình ảnh đích thực về sự vật, đó là cái cụ thể tinh thần. Vì vậy C.Mác viết: “Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều sự quy định, như vậy, nó là sự thống nhất của nhiều mặt khác nhau. Cho nên trong tư duy, cái cụ thể biểu hiện là quá trình tổng hợp, là kết quả chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cùng là điểm xuất phát của trực quan và của biểu tượng” C.Mác, Góp phần phê phán chính trị – kinh tế học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.296. . Cái cụ thể tư tưởng đó mới thật sự là sản phẩm của tư duy biện chứng. Như vậy, quá trình nhận thức có thể chia làm hai bước. Bước đầu, từ cái cụ thể cảm tính chuyển thành những cái trừu tượng trong tư duy; và bước sau, từ những cái trừu tượng ấy hóa thành cái cụ thể trong tư duy. Vì vậy, nhận thức dường như quay về với cái ban đầu, về với cái cụ thể, nhưng không phải là quay về với cái biểu tượng của cái toàn thể, mà là quay về với cái tổng hòa nhiều cái quy định, nhiều mối quan hệ của tư duy. “Tư duy, khi tiến lên từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, không xa rời – nếu nó đúng (NB) – chân lý, mà gần chân lý. Những sự trừu tượng về vật chất, về quy luật tự nhiên, sự trừu tượng về giá trị, v.v., tóm lại, tất cả những trừu tượng khoa học (đúng đắn, nghiêm túc, không tùy tiện) phản ánh giới tự nhiên sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn” V.I.Lênin, Toàn tập, T.29, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.179. . Tóm lại, nguyên tắc đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể cho phép đi sâu vào bản chất của đối tượng nghiên cứu, hình dung tất cả các mặt và các mối quan hệ tất yếu của đối tượng trong sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau. Theo yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này thì sự nghiên cứu không bắt đầu từ cái cụ thể, mà phải bắt đầu từ cái trừu tượng, từ những khái niệm phản ánh các mặt, các mối quan hệ chung hoặc phổ biến, đơn giản nhất của đối tượng nhận thức. Từ những cái trừu tượng chung đó nhất thiết phải chọn cho được cái trừu tượng ban đầu là khái niệm chung phản ánh những mặt, những mối quan hệ cơ bản, quyết định của đối tượng làm khâu xuất phát. Sau khi tách mặt quyết định, cơ bản ra, chúng ta phải nắm bắt nó trong sự phát triển, nghĩa là phải nghiên cứu xem nó đã phát sinh như thế nào, đã trải qua những giai đoạn nào và có ảnh hưởng như thế nào đến tất cả các mặt, các quan hệ khác của đối tượng nghiên cứu. Quá trình tái hiện đối tượng như thế trong tư duy cho phép xây dựng hình ảnh tinh thần phản ánh những mối liên hệ, quan hệ, những mặt quan trọng của đối tượng trong nhận thức. Kết quả cuối cùng là trong chủ thể xuất hiện hình ảnh rõ nét và sâu sắc về đối tượng, tức bản chất sự vật hiện dần như một chỉnh thể. Tuy nhiên, cái cụ thể trong tư duy – cái cụ thể lý luận mà chủ thể nhận thức được không phải là cái cuối cùng của quá trình nhận thức. Cái cụ thể lý luận đó chỉ là kết quả của một chu trình nhận thức. Sau đó, cần phải vượt qua chu trình đó để hoàn thiện bổ sung thêm tính cụ thể của nó bằng những cái quy định, mặt, tính chất, quan hệ mới trong quá trình nghiên cứu tiếp theo của cả lĩnh vực hiện thực liên quan đến đối tượng. Bây giờ cái cụ thể lý luận không chỉ là kết quả của một giai đoạn nhận thức nhất định mà còn là cái khởi đầu xuất phát, cái cơ sở lý luận của quá trình nhận thức tiếp theo, nghĩa là nhận thức nối tiếp từ cái cụ thể lý luận cấp một đến cái cụ thể lý luận cấp hai và tiếp tục mãi, tương ứng với việc chủ thể nghiên cứu vượt qua bản chất cấp một của sự vật chinh phục tiếp bản chất cấp hai, cấp ba và mãi mãi. Như vậy, cái cụ thể lý luận trong tư duy luôn được đổi mới, được bổ sung, tiến tới cái cụ thể đầy đủ nhất – chân lý tuyệt đối. Tương ứng với quá trình nhận thức như thế là quá trình thay đổi các lý thuyết, học thuyết trong khoa học đi từ chân lý tương đối đến chân lý tuyệt đối.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nguyên tắc triết học- thầy Bùi Văn Mưa.doc