Giới thiệu về tài liệu
Kế hoạch cho chất lượng
Trước khi một dự án bắt đầu, bạn cần phải xác định những tiêu chuẩn chất lượng bạn phải tuân theo tất cả những yêu cầu dự án. Sau khi bạn xác định những yêu cầu chất lượng, bạn có thể điều chỉnh tầm nhìn, những tài nguyên, và lịch trình như là cần thiết để đạt được chất lượng mong muốn.
Xác định và lập kế hoạch cho những rủi ro
Sau một dự án bắt đầu, những sự kiện mà khó đoán trước có thể tạo ra những rủi ro mới.
Kế hoạch truyền thông và an toàn
Thiết lập những phương pháp để truyền thông thông tin dự án
Thiết lập một phương pháp để giao tiếp với đội dự án và việc giữ tập tin dự án được cập nhật trong thời gian dự án.
Bảo vệ thông tin Dự án Microsoft
Dự án Microsoft và Trung tâm Dự án Microsoft đề nghị cho sự an toàn cơ bản những đặc tính để bảo vệ thông tin Dự án (của) bạn khỏi sự truy nhập không hợp pháp.
Tối ưu hóa một kế hoạch dự án
Tối ưu hóa kế hoạch dự án để gặp ngày tháng kết thúc
Sau việc xây dựng kế hoạch dự án (của) bạn, xem lại ngày tháng kết thúc.
Tối ưu hóa kế hoạch dự án cho những tài nguyên
Sau việc xây dựng kế hoạch dự án của bạn, xem lại sự phân phối những tài nguyên.
Tối ưu hóa kế hoạch dự án phù hợp với ngân sách
Sau việc xây dựng kế hoạch dự án (của) bạn, xem lại việc những chi phí ước tính.
Phân phối một kế hoạch dự án
Phân phối thông tin dự án bên trong khi in định dạng
Sau khi dự án của bạn đã được hoạch định, bạn có thể muốn phân phối thông tin dự án hiện thời nhất tới những người khác, như những người có liên quan hoặc những thành viên đội.
Phân phối thông tin dự án trực tuyến
Sau khi dự án của bạn đã được hoạch định, bạn có thể muốn phân phối thông tin dự án hiện thời nhất tới những người(cái) khác, như những người có liên quan hoặc những thành viên đội.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nghiên cứu định lượng về kinh tế - Kĩ thuật trong dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
Ch−ơng 2
Các nghiên cứu định l−ợng về kinh tế - kỹ thuật trong dự án
Giới thiệu các h−ớng dẫn và các ph−ơng pháp l−ợng hoá những thông số cơ bản
về thị tr−ờng, kỹ thuật, nhân lực, địa điểm, vốn đầu t− và lợi nhuận của dự án.
2.1. Nghiên cứu thị tr−ờng cho đầu ra của dự án. ....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Xác định, tìm hiểu đặc điểm và l−ợng hóa thị tr−ờng mục tiêu...... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ưng xử cạnh tranh. ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các kênh cung cấp và tiêu thụ ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phân tích kỹ thuật. ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Lập các tiêu chuẩn về sản phẩm. .................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Hoạch định công suất của dự án.................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Lựa chọn công nghệ và máy móc thiết bị. .................................................................................68
2.2.4. Nguyên vật liệu đầu vào .............................................................................................................71
2.2.5. Cơ sở hạ tầng. ............................................................................................................................73
2.2.6. Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án. ....................................................................................74
2.2.7. Xử lý chất thải gây ô nhiễm môi tr−ờng. .....................................................................................75
2.3. Lao động vμ trợ giúp kỹ thuật của n−ớc ngoμi............................................................................76
2.3.1. Lao động ....................................................................................................................................76
2.3.2. Trợ giúp của chuyên gia n−ớc ngoài...........................................................................................76
2.4. Địa điểm thực hiện dự án..............................................................................................................77
2.4.1. Những cân nhắc khi lựa chọn địa điểm cho dự án......................................................................77
2.4.2. Thao tác hoạch định lựa chọn địa điểm dự án. ...........................................................................78
2.5. Vốn đầu t− ......................................................................................................................................81
2.5.1. Ph−ơng pháp xác định nhu cầu vốn đầu t− ................................................................................81
2.5.2. Cơ cấu vốn đầu t− và nguồn huy động .........................................Error! Bookmark not defined.
2.6. Lịch trình thực hiện đầu t−. .................................................................Error! Bookmark not defined.
2.6.1. Y nghĩa và nội dung của quản trị tiến trình dự án.......................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Lập biểu đồ tiến trình bằng biểu đồ GANTT. ................................Error! Bookmark not defined.
2.6.3. Tối −u hóa thời gian và chi phí bằng sơ đồ mạng PERT...............Error! Bookmark not defined.
2.7. Lời lỗ hμng năm của dự án (kế hoạch lợi nhuận) ..............................Error! Bookmark not defined.
2.7.1. Kế hoạch doanh thu hàng năm.....................................................Error! Bookmark not defined.
2.7.2. Kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ....................... Error! Bookmark not defined.
2.7.3. Hạch toán lời lỗ dự kiến hàng năm ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.7.3. Giải trình khả năng thanh toán...................................................... Error! Bookmark not defined.
Câu hỏi ôn tập ch−ơng 2 ......................................................................................................................82
(Các câu hỏi còn đ−ợc bổ sung thêm)Bμi tập tình huống ............................................................82
Bμi tập tình huống ................................................................................................................................83
nopqrstuvw
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
67
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
2.2.2.2. Xác định công suất khả thi của dự án vμ mức sản xuất dự kiến.
Cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: Nhu cầu thị tr−ờng, trình độ kỹ thuật
của máy móc thiết bị, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và chi
phí về vốn đầu t−.
Thông th−ờng, những năm đầu do những khó khăn khác nhau về kỹ thuật
sản xuất và tiêu thụ, chỉ dự kiến sử dụng 30-50% công suất. Chỉ từ năm thứ ba và
thứ t− trở đi mới có thể đạt đ−ợc mức công suất thực tế khả thi.
Tuy nhiên, mức sản xuất dự kiến trong các năm đầu của các dự án khác
nhau có thể khác nhau đáng kể, tuy thuộc và nhu cầu của thị tr−ờng và quy trình
công nghệ (sản xuất đơn sản phẩm hay đa sản phẩm, sản xuất hàng loạt hay đơn
chiếc, sản phẩm hoàn chỉnh hay chi tiết bán thành phẩm).
Xác định công suất thực tế khả thi của dự án sẽ cho phép lựa chọn máy
móc thiết bị có công suất tối −u. Công suất nay có thể thấp hơn công suất kinh tế
tối thiểu và đ−ợc lập cho cả đời dự án nh− mẫu Bảng 2.1 d−ới đây.
Bảng 2.1. Dự kiến mức sản xuất từng năm của dự án.
Năm
Tên sản phẩm sản xuất Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ...
% công
suất
Sản
l−ợng
% công
suất
Sản
l−ợng
% công
suất
Sản
l−ợng
A. Sản phẩm chính
1.
2.
B. Sản phẩm phụ.
1.
2.
C. ... .
Đây là bảng số liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò căn cứ để
tính toán toàn bộ hệ thống số liệu của dự án.
2.2.3. Lựa chọn công nghệ vμ máy móc thiết bị.
2.2.3.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ.
Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại công
nghệ và áp dụng nhiều ph−ơng pháp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại
công nghệ và ph−ơng pháp sản xuất cho phép sản xuất ra sản phẩm cùng loại,
nh−ng có các đặc tính, chất l−ợng và chi phí sản xuất khác nhau. Do đó cần phải
xem xét và lựa chọn trong công nghiệp và ph−ơng pháp sản xuất hiện có, loại
nào thích hợp nhất đối với loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, phù hợp với
điều kiện của máy móc thiết bị cần mua sắm, với khả năng tài chính và các yếu
tố có liên quan khác nh− tay nghề, thể lực, trình độ quản lý.
Lựa chọn công nghệ và ph−ơng pháp sản xuất cần xem xét trên các khía
cạnh sau;
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
68
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
n Đáp ứng đ−ợc yêu cầu kỹ thuật và chất l−ợng sản phẩm, về xử lý chất
phế thải chống ô nhiễm.
o Khả năng có đ−ợc công nghệ và ph−ơng pháp sản xuất của nhà đầu t−:
Khả năng có sẵn trên thị tr−ờng để cung cấp cho dự án. Phải xác định cho
đ−ợc nguồn cung cấp công nghệ (qua các chuyên gia kỹ thuật, các cơ sở sản xuất
hiện có ở trong và ngoài n−ớc, các tổ chức t− vấn trong n−ớc và quốc tế) và các
ph−ơng thức cung cấp (mua bằng sáng chế phát minh, giấy phép cho quyền sử
dụng, liên doanh liên kết với nhà cung cấp công nghệ);
Khả năng tài chính của nhà đầu t− để có đ−ợc công nghệ đó
p Tính khả thi của việc sử dụng công nghệ:
Không vi phạm những quy định của nhà n−ớc, của chính quyền khu vực
nơi thực hiện dự án (ví dụ những quy định về môi tr−ờng, xã hội).
Phù hợp với khả năng quản lý và trình độ sử dụng/ tiếp thu công nghệ của
lực l−ợng lao động của dự án.
q Phù hợp với các điều kiện khác:
Phù hợp với nguyên vật liệu, năng l−ợng đ−ợc sử dụng trong dự án hay các
điều kiện cơ sở hạ tầng của nơi thực hiện dự án, khả năng chuyển sang sản xuất
mặt hàng khác khi mặt hàng cũ không còn thích hợp. Ví dụ, chất l−ợng đá vôi sẽ
quyết định công nghệ sản xuất −ớt hay khô trong nhà máy Ximăng, khả năng
cung cấp bã mía, tre, nứa hay gỗ sẽ quyết định công nghệ sản xuất giấy.
Công nghệ và tính hiệu quả: Năng suất không phải luôn đi kèm với hiệu
quả. Các công nghệ tiên tiến th−ờng đ−a lại năng suất cao và do vậy có thể làm
giảm mục tiêu giải quyết công ăn việc làm hoặc có thể làm cho giá thành của sản
phẩm cao hơn việc sử dụng công nghệ thay thế khác.
Phù hợp với chiến l−ợc phát triển của nhà đầu t−. Ví dụ có các công ty
th−ờng là các công ty hàng đầu tìm kiếm các công nghệ tiên tiến nhất để giữ và
giành −u thế về công nghệ và chất l−ợng cao của sản phẩm trong khi các công ty
khác có thể có chiến l−ợc sử dụng công nghệ giá thấp đề hạ giá thành sản phẩm,
giữ −u thế về giá cả trong cạnh tranh.
Phù hợp với chính sách của nhà n−ớc về khuyến khích sử dụng một số loại
công nghệ
Phù hợp với xu h−ớng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu
hoặc những khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng công nghệ (sự khan hiếm về
loại nguyên vật liệu, nhiên liệu mà công nghệ sử dụng) trong khi còn ch−a thu
hồi đủ vốn.
Không có công nghệ nào lại đáp ứng đ−ợc đầy đủ tất các các mặt tối −u
của các khía cạnh chúng ta xét đến ở trên. Tuy nhiên nguyên lý lựa chọn là xem
xét toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật, so sánh các giải pháp công nghệ
khác nhau và lựa chọn giải pháp tối −u nhất.
2.2.3.2. Ph−ơng pháp lựa chọn công nghệ tối −u.
Có nhiều quan điểm lựa chọn công nghệ khác nhau. Mỗi quan điểm có
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
69
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
một ph−ơng pháp lựa chọn công nghệ tối −u cho doanh nghiệp thực hiện các
mục tiêu của mình. Một quan điểm khá phổ biến là dựa trên giá thành của tổng
sản l−ợng (tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm).
Theo quan điểm này, ph−ơng án công nghệ tối −u là ph−ơng án có tổng
chi phí sản xuất thấp nhất khi hoạt động. Công thức chung để chọn ph−ơng án tối
−u là:
Zi = Fi + vi ì Qkh ⇒ minTrong đó:
- Qkh là sản l−ợng kỳ kế hoạch
- vi là chi phí biến đổi tính cho một đơn vị SP theo công nghệ i
- Zi là tổng chi phí cho sản l−ợng Qkh theo ph−ơng án công nghệ i
- Fi là tổng chi phí cố định cho Q
kh
Có hai cách chọn:
- Cách thứ nhất: tính trực tiếp, bằng việc thay những giá trị vào công thức
để chọn ph−ơng án nào có tổng chi phí Z thấp hơn. Cách tính này tiện lợi trong
tr−ờng hợp có nhiều ph−ơng án lựa chọn.
- Cách thứ hai: so sánh theo h−ớng dẫn, th−ờng đ−ợc dùng trong tr−ờng
hợp chọn một trong hai ph−ơng án. Cách tính này có quy trình hai b−ớc.
B−ớc 1. Tìm điểm cân bằng sản l−ợng (Q*)
Điểm cân bằng sản l−ợng là khối l−ợng sản phẩm mà tại đó các ph−ơng án
có mức đầu t− công nghệ khác nhau đều có giá trị tổng chi phí vận hành sản xuất
kinh doanh bằng nhau. Nó đ−ợc tính theo công thức:
12
21*
vv
FFQ −
−=
Về ý nghĩa kinh tế, điểm cân bằng sản l−ợng là mức sản l−ợng cho phép
nhà đầu t− thu hồi phần chênh lệch đầu t− giữa hai ph−ơng án đầu t− cao thấp
khác nhau nhờ việc tiết kiệm các chi phí biến đổi (nguyên nhiên vật liệu) trong
quá trình vận hành khai thác hạng mục đầu t−. Đây là mối quan hệ có tính quy
luật chi phối xu thê phát triển khoa học kỹ thuật trong mọi thời đại.
B−ớc 2. Chọn ph−ơng án tối −u theo các h−ớng dẫn:
*. Nếu Qkh > Q*, chọn ph−ơng án nào có F lớn hơn
*. Nếu Qkh < Q*, chọn ph−ơng án nào có F nhỏ hơn
*. Nếu Qkh = Q*, chọn bất kỳ trong hai ph−ơng án
L−u ý: Chọn ph−ơng án công nghệ tối −u phải phối hợp với các phân tích
hoà vốn, để biết đ−ợc khả năng hoà vốn có thể đạt đ−ợc với dung l−ợng thị
tr−ờng do doanh nghiệp hiện hoặc sẽ có khả năng chiếm giữ cũng nh− giá trị lợi
nhuận sẽ thu đ−ợc từ mỗi ph−ơng án đầu t− vào công nghệ. Trong tr−ờng hợp
này, sản l−ợng hòa vốn của l−ợng đầu t− mua sắm công nghệ có thể đ−ợc coi nh−
điều kiện cần tr−ớc khi đi đến quyết định mua đẳng cấp công nghệ nào có lợi
hơn về mặt kinh tế.
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
70
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
v))(PQ(QΠ
VCS
.FS
S ,
vP
FQ
s
kh
s
b.ekh
k.h
b.eb.e
−−=
−=−=
Trong đó : Qkh ; Qbe - Sản l−ợng kế hoạch và sản l−ợng hòa vốn
Skh ; Sb.e - Doanh thu kế hoạch và doanh thu hòa vốn
F - Tổng định phí đầu t− để bổ sung năng lực sản xuất
Ps - Giá bán áp dụng cho sản phẩm
v - Biến phí của một đơn vị sản phẩm
VC- Tổng biến phí của lô sản phẩm (= Qkh.v)
2.2.3.3. Chọn máy móc thiết bị
Việc lựa chọn mua máy móc thiết bị phải căn cứ vào công nghệ và ph−ơng
pháp sản xuất. Ngoài ra còn phải căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất l−ợng
và giá cả phù hợp với khả năng vận hành và chủ đầu t−, với điều kiện bảo d−ỡng
sửa chữa, nhu cầu công suất và các tính năng đặc biệt, điều kiện vận hành, năng
l−ợng ... Máy móc thiết bị thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến cần đảm bảo sự
phù hợp công suất của chúng ở mỗi giai đoạn chế biến khác nhau, kế tiếp nhau.
Nếu nhập khẩu thì phải dự trù nhập cả phụ tùng thay thế (khoảng 10-20% chi phí
thiết bị của dự án), thậm chí phải thuê chuyên gia h−ớng dẫn sử dụng trong thời
gian đầu.
Sau khi lựa chọn, phải lập bảng liệt kê, sắp xếp các máy móc thiết bị thành
nhóm:
- Máy móc thiết bị chính, trực tiếp sản xuất.
- Thiết bị phụ trợ
- Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền.
- Thiết bị và dụng cụ điện.
- Máy móc và thiết bị đo l−ờng, kiểm tra chất l−ợng, phòng thí nghiệm.
- Thiết bị và dụng cụ bảo d−ỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng.
- Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng chữa cháy, xử lý chất thải.
- Ph−ơng tiện vận chuyển ng−ời và vật liệu.
- Các máy móc thiết bị khác.
Về giá cả, có thể tham khảo Bảng hiện giá (Pro Forma Invoice) hoặc các
thông tin qua các cơ quan đại diện, các chuyên gia kỹ thuật. Thậm chí có thể
dùng ph−ơng thức đấu thầu trọn gói. Nếu chi phí lắp đặt tách riêng, thì phải dự
trù thêm 10-15% tuỳ theo độ phức tạp của công việc lắp đặt. Nếu thời gian giao
máy trên 18 tháng, thì phải dự kiến tốc độ tr−ợt giá.
2.2.4. Nguyên vật liệu đầu vμo
Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phù
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
71
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
hợp, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự
án, cần xem xét kỹ theo các nội dung sau:
2.2.4.1. Xác định chủng loại của các loại nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án.
Xem xét chúng thuộc chủng loại nào trong số các chủng loại sau đây:
Nguyên liệu là nông-lâm sản: Đây là loại nguyên liệu cung cấp có tính
thời vụ, tỷ lệ hao hụt trong vận chuyển bảo quản, chất l−ợng chịu ảnh h−ởng tác
động của điều kiện tự nhiên.
Nguyên liệu là thuỷ-hải sản, gia cầm, gia súc: Khả năng cung cấp phụ
thuộc vào khả năng sinh tr−ởng và thu gom, công nghệ kỹ thuật nuôi thả, đánh
bắt, sơ chế và bảo quản.
Nguyên liệu là khoáng sản: những thông tin về hàm l−ợng, độ tinh khiết,
các đặc tính lý hoá học và trữ l−ợng của các vỉa khoáng sản, công nghệ khai thác
... đều có ảnh h−ởng đến quy trình chế biến, đến việc lựa chọn máy móc thiết bị.
Nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp: gồm kim loại cơ bản, sản phẩm
công nghiệp trung gian, linh kiện. Cần nghiên cứu về khả năng thay thế, tự chế
tạo hay mua ngoài về lắp ráp, khả năng cung cấp và chi phí mua đặt từ các nguồn
cung cấp vật t−.
Nguyên vật liệu phụ: các hoá chất, phụ gia, bao bì, vật liệu vệ sinh bảo
d−ỡng, bôi trơn.
2.2.4.2. Đặc tính vμ chất l−ợng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án.
Thông th−ờng ng−ời ta nguyên vật liệu có chất l−ợng thích hợp với chất
l−ợng sản phẩm sẽ đ−ợc sản xuất. Chất l−ợng của nguyên vật liệu đ−ợc thể hiện
ở các đặc tính sau đây:
Tính chất lý học nh− kích cỡ, thể dạng trạng thái, tỷ trọng, điểm nóng
chảy, điểm sôi bay hơi, độ đàn hồi...
Tính chất hóa học: thành phần hóa học, độ tinh khiết, độ cứng (n−ớc), chỉ
số ôxy hóa, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện...
Tính chất cơ học: độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng, sức nén, độ đàn hồi
Các đặc tính về điện và từ: tính dẫn điện, từ tính, điện trở, hằng số điện
môi...
2.2.4.3. Nguồn vμ khả năng cung cấp nguyên vật liệu.
Điều này có ảnh h−ởng đến sự sống còn và quy mô của dự án sau khi đã
xác định đ−ợc quy trình công nghệ và máy móc thiết bị. Nguồn cung cấp nguyên
liệu cơ bản phải đảm bảo sử dụng cho dự án hoạt động đến hết đời (chu kỳ
sống). Nếu không đủ thì phải chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án,
hoặc thậm chí phải cân nhắc để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác (lập dự án
khác). Khi nguyên liệu chính phải nhập từng phần hoặc toàn bộ, cần phải xem
xét đầy đủ các ảnh h−ởng của việc nhập khẩu này: khả năng ngoại tệ, sự ràng
buộc bởi thiết bị mua sắm (đặc biệt là các nguyên liệu là sản phẩm trung gian
của các nhà cung cấp thiết bị), sự phụ thuộc vào các n−ớc cung cấp nguyên liệu
(linh kiện, sản phẩm trung gian, các bộ phận của máy móc), sự ảnh h−ởng tới sản
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
72
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
xuất nguyên liệu trong n−ớc buộc Nhà n−ớc phải thực hiện các chính sách bảo
hộ hoặc kiểm soát nhập khẩu.
2.2.4.4. Giá thu mua, vận chuyển, vμ kế hoạch cung ứng.
Đối với nguyên vật liệu mua trong n−ớc, giá mua hiện tại cần đối chiếu
với giá trong quá khứ và xu h−ớng biến động trong t−ơng lai. Nếu là nguyên liệu
nhập nên tính theo giá CIF (giá hàng, bảo hiểm, chi phí vận chuyển đến tận nhà
máy).
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phải lập đ−ợc kế hoạch cung ứng cho tất cả
các loại nguyên vật liệu, chi tiết hoá cho từng năm hoạt động của dự án (tham
khảo Bảng 2.2), với các số liệu: định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một sản
phẩm, khối l−ợng vật liệu và số ngày dự trữ tồn kho, l−ợng nguyên vật liệu nằm
trong sản phẩm dở dang, l−ợng hao hụt khi thu mua, vận chuyển và sử dụng.
Bảng 2.2. Nhu cầu vμ chi phí nguyên vật liệu theo dự kiến.
Số Nhu cầu cho các năm
thứ Tên Nguồn Đơn thứ 1 thứ 2 thứ ...
tự nguyên vật liệu gốc giá S.l−ợng Trị giá S.l−ợng Trị giá S.l−ợng Trị giá
1.
2.
3.
Nguyên liệu nhập
1.
2.
...
Nguyên liệu nội địa
1.
2.
...
Tổng cộng
2.2.5. Cơ sở hạ tầng.
Nhu cầu về năng l−ợng, n−ớc, giao thông, thông tin liên lạc... của dự án
phải đ−ợc xem xét, chúng ảnh h−ởng đến chi phí đầu t− và chi phí sản xuất do có
hay không có các cơ sở hạ tầng này.
2.2.5.1. Năng l−ợng
Có nhiều loại năng l−ợng có thể sử dụng: điện, các sản phẩm dầu khí (dầu
hỏa, xăng, diesel, khí đốt...), các nguồn từ thực vật (than, củi...), năng l−ợng
nguyên tử, và các nguồn khác (mặt trời, gió, thuỷ triều, n−ớc, biogas...). Phải
xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất l−ợng, tính kinh tế khi
sử dụng, chính sách của nhà n−ớc đối với năng l−ợng nhập, vấn đề ô nhiễm môi
tr−ờng... của mỗi loại đ−ợc sử dụng để −ớc tính chi phí.
Đối với điện năng, là loại năng l−ợng thông dụng, cần phải xem xét các
vấn đề sau:
Tổng nhu cầu công suất cần thiết cho hoạt động của dự án.
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
73
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
Nguồn cấp (tổng công suất cấp, mức độ ổn định c−ờng độ và điện áp),
nguồn phát dự phòng, có cần phải xây dựng đ−ờng tải điện mới không? Đối với
các dự án tiêu thụ điện năng lớn cần phải ký kết hợp đồng cung cấp điện với các
nhà cung ứng.
Chi phí đầu t− và chi phí sử dụng: Chi phí đầu t− bao gồm chi phí thiết kế
hệ thống điện ban đầu và chi phí mua, xây dựng, lắp đặt các thiết bị cấp (phát)
điện. Chi phí sử dụng tính theo mức tiêu thụ điện thực tế và giá điện đã thỏa
thuận trong hợp đồng với nhà cung cấp. Nếu sử dụng máy phát thì tính theo chi
phí vận hành. Chi phí sử dụng tính vào giá thành sản xuất của dự án.
2.2.5.2. N−ớc
Cần xem xét các vấn đề sau:
Nhu cầu sử dụng theo từng mục đích (để sản xuất, chế biến, chạy lò hơi,
làm mát máy, vận hành thiết bị văn phòng, sinh hoạt...).
Nguồn cung cấp: Các nguồn n−ớc có thể sử dụng (cấp n−ớc công oộng,
giếng, sông hồ). Chất l−ợng và hệ thống thiết bị cấp (nếu cần thiết).
Thoát n−ớc: hệ thống đ−ờng thoát n−ớc, hệ thống xử lý n−ớc thải, các biện
pháp chống ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc.
Chi phí bao gồm: chi phí đầu t− (xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị cấp
thoát n−ớc. Chi phí sử dụng (căn cứ vào l−ơng tiêu thụ, giá n−ớc, nếu tự cung cấp
thì tính theo chi phí vận hành).
2.2.5.3. Các cơ sở hạ tầng khác
Gồm hệ thống giao thông cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, hệ thống xử
lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng chữa cháy... đều cần
đ−ợc xem xét tuỳ thuộc vào laọi dự án. Những gì có sẵn, những gì phải xây dựng
mới. Chi phí đầu t− và chi phí vận hành của từng hệ thống.
2.2.6. Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án.
Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo
điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động đ−ợc thuận lợi và an
toàn. Đề xác định các hạng mục công trình cần xây dựng, phải căn cứ vào yêu
cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ
tầng, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, về lao
động sẽ sử dụng. Nh− vậy, các hạng mục công trình có thể bao gồm:
- Các phân x−ởng sản xuất chính và phụ.
- Hệ thống điện.
- Hệ thống n−ớc.
- Hệ thống giao thông, bến đỗ, kho bãi bốc xếp và l−u giữ hàng hoá.
- Hệ thống thắp sáng, điều hòa không khí.
- Hệ thống thang máy, băng chuyền.
- Văn phòng, phòng học.
- Nhà ăn, khu giải trí, khu vệ sinh.
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
74
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
- Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi tr−ờng.
- Hệ thống thông tin liên lạc.
- T−ờng rào...
Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: diện tích xây dựng, đặc
điểm kiến trúc (bê tông cốt thép, gạch, khung sắt, lắp ghép...), kích th−ớc... và
chi phí dự kiến.
Việc xác định chi phí ở đây có thể căn cứ vào đơn giá xây dựng của đơn vị
diện tích xây dựng cho từng hạng mục công trình và lập bảng dự trù chi phí sơ
bộ nh− trong Bảng 2.3 d−ới đây.
Bảng 2.3. Dự trù sơ bộ chi phí xây dựng.
STT Tên hạng mục công trình Diện tích
xây dựng
Chi phí /1
đ.v.d.t.x.d
Tổng chi phí
1
2
3
4
5
Phân x−ởng A
Phân x−ởng B
...........
Văn phòng
Nhà kho
Nhà ăn
Hội tr−ờng - câu lạc bộ
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổng cộng - - -
Việc dự trù này tuy nhanh nh−ng chỉ là t−ơng đối, với sai số khá cao.
Tổ chức xây dựng.
- Sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án phải lập hộ sơ bố trí
mặt bằng của toàn bộ dự án, hồ sơ thiết kế (bản vẽ chi tiết) của từng hạng mục
công trình, sơ đồ bố trí máy móc thiết bị, sơ đồ chỉ đạo thi công chỉ rõ tiến độ thi
công...
- Việc thi công các hạng mục công trình có thể có thể đ−ợc tiến hành theo
ph−ơng thức tự làm hoặc tổ chức đấu thầu, tuy theo tính chất phức tạp vè mặt kỹ
thuật và quy mô của công trình.
2.2.7. Xử lý chất thải gây ô nhiễm môi tr−ờng.
ở nhiều n−ớc và nhiều địa ph−ơng đã ban hành các luật, quy chế buộc các
cơ sở sản xuất phải tăng c−ờng áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Trong
nghiên cứu khả thi phải xem xét vấn đề này nh− một nội dung bắt buộc.
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi tr−ờng từ các xí nghiệp công
nghiệp thải ra, có thể chia làm 3 loại:
- Các chất thải ở thể khí: khói, hơi, khí độc...
- Các chất thải ở thể lỏng hoặc rắn nh−: cặn bã, hóa chất...
- Các chất thải phi vật chất: tiếng ồn, chấn động...
Mỗi loại chất thải đòi hỏi những ph−ơng pháp và ph−ơng tiện xử lý riêng.
Vì vậy, việc xử lý chất thải phải dựa trên những điều kiện cụ thể về luật pháp, thể
loại của chất thải, mức độ gây ô nhiễm của chất thải do dự án thải ra, và nhất là
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
75
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
chi phí cho việc xử lý.
2.3. Lao động vμ trợ giúp kỹ thuật của n−ớc ngoμi.
2.3.1. Lao động
Xác định nhu cầu về lao động: căn cứ vào yêu cầu của kỹ thuật sản xuất
và hoạt động điều hành dự án để −ớc tính số l−ợng lao động trực tiếp với bậc kỹ
thuật t−ơng ứng và số l−ợng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp.
Bảng 2.4. Nhu cầu vμ chi phí l−ơng cho lao động dự kiến.
Năm hoạt động
Loại đối t−ợng thứ 1 thứ 2 thứ 3...
lao động Số l−ợng
(ng−ời)
L−ơng/năm
(1000 đ)
Số l−ợng
(ng−ời)
L−ơng/năm
(1000 đ)
....
A. Lao động trực tiếp
1.
2.
...
B. Lao động gián tiếp
1.
2.
...
C. Các chi phí khác về lao động
(bảo hiểm, phúc lợi...)
Nguồn lao động: Cần −u tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa ph−ơng để
tuyển dụng đào tạo. Lập kế hoạch đào tạo (nếu cần) về: nội dung, ph−ơng thức
và kinh phí đào tạo.
Chi phí lao động: chi phí tuyển dụng, đào tạo và chi phí sử dụng lao động
trong quá trình vận hành dự án.
2.3.2. Trợ giúp của chuyên gia n−ớc ngoμi.
Đối với các dự án mà trình độ của chúng ta ch−a đủ khả năng đảm nhiệm
một số khâu kỹ thuật hoặc công việc thì khi chuyển giao công nghệ sản xuất
phải thỏa thuận với bên bán đ−a chuyên gia sang trợ giúp các công việc sau đây:
- Nghiên cứu soạn thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kỹ thuật phức
tạp.
- Thiết kế, thi công và lắp đặt các thiết bị mà trong n−ớc không đảm
nhiệm đ−ợc
- Huấn luyện công nhân kỹ thuật cho dự án khi vận hành.
- Chạy thử và h−ớng dẫn vận hành máy cho tới khi đạt đ−ợc công suất đã
định
- Bảo hành máy móc thiết bị theo hợp đồng mua bán công nghệ trong thời
gian quy định.
Chi phí phải trả cho chuyên gia có thể đ−ợc tính vào giá mua công nghệ và
phải đ−ợc ghi rõ trong hợp đồng mua bán công nghệ. Nếu ch−a tính trong giá
mua công nghệ (vì th−ờng là ng−ời bán công nghệ cung cấp chuyên gia kỹ thuật
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
76
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
loại này) thì ng−ời mua phải trả. Chi phí trả cho chuyên gia n−ớc ngoài gồm chi
phí bằng ngoại tệ (tiền l−ơng, vé đi lại), và nội tệ (ăn ở đi lại ở nơi làm việc)
trong một thời gian nhất định. Chi phí nay th−ờng rất cao nên phải đ−ợc xem xét
kỹ l−ỡng.
2.4. Địa điểm thực hiện dự án
2.4.1. Những cân nhắc khi lựa chọn địa điểm cho dự án
Xem xét chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía
cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật... có liên quan đến sự hoạt động
và hiệu quả hoạt động sau này của dự án. Các vấn đề cụ thể gồm:
a. Các chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án.
Đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu t− và các chính sách tài chính
có liên quan. Các chủ tr−ơng chính về phân bổ các ngành, các cơ sở sản xuất để
tránh ô nhiễm môi tr−ờng, để phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc.
b. ảnh h−ởng của địa điểm đến sự thuận tiện vμ chi phí trong cung cấp nguyên liệu vμ tiêu
thụ sản phẩm.
Đối với các dự án khác nhau thì yêu cầu về địa điểm cũng khác nhau. Các
dự án khai thác và chế biến tài nguyên phải đ−ợc thực hiện ở nơi có tài nguyên
đó, sẽ làm cho giá thành sản phẩm thấp vì có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển
đ−ợc nhiều hơn. Nh−ng nói chung, việc lựa chọn địa điểm cho dự án dựa trên
việc cân nhắc so sánh khả năng tiết kiệm chi phí vận chuyển cho cả các yếu tố
đầu vào lẫn sản phẩm đầu ra.
c. Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nμo? Có cần phải đầu t− thêm không? Mức độ đầu t− có
chấp nhận đ−ợc không?
Ngoài các yếu tố nh− đã dề cập trong mục e. cần đặc biệt quan tâm đến hệ
thống giao thông. Đây là yếu tố ảnh h−ởng nhiều đến chi phí vận chuyển vật t−
và sản phẩm của dự án. Mỗi địa ph−ơng th−ờng chỉ có thể phát triển những hệ
thống giao thông nhất định do địa hình và tiềm lực kinh tế quyết định.
Hiện nay một số n−ớc đã xây dựng các khu công nghiệp đặc biệt (khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung) với các cơ sở hạ tầng t−ơng đối đầy đủ để tạo
thuận lợi cho các nhà đầu t−.
d. Môi tr−ờng kinh tế xã hội.
Môi tr−ờng kinh tế xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến sự hoạt
động của dự án nh−:
- Về lao động, cần xem xét khả năng tuyển dụng lao động tại chỗ, nhất là
lao động có chuyên môn và có kế hoạch đào tạo cho số lao động mới.
- Về trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa ph−ơng, luật lệ, phong tục
tập quán và vấn đề an ninh. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính kinh tế xã hội
của địa ph−ơng sẽ ảnh h−ởng rất nhiều đến sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự hoạt
động của dự án.
- Các điều kiện về địa hình, khí hậu sẽ ảnh h−ởng đến tuổi thọ và sự hoạt
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
77
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
động liên tục của công trình.
- Khả năng xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi tr−ờng và tình hình ô
nhiễm hiện tại của môi tr−ờng. Cả hai vấn đề này đều đ−ợc xem xét khi lựa chọn
địa điểm cho dự án.
- Về đất đai và mặt bằng có đủ rộng để dự án có thể hoạt động và mở rộng
khi cần thiết sau đó từ 5-15 năm. Song song với việc khảo sát toàn diện mặt
bằng, phải cân nhắc chi phí tạo dựng mặt bằng giữa các địa điểm cũng nh− giữa
các ph−ơng án xử lý khác nhau. Đối với các dự án nông nghiệp thì vấn đề đất đai
lại càng phải nghiên cứu cân nhắc kỹ l−ỡng.
2.4.2. Thao tác hoạch định lựa chọn địa điểm dự án.
a. Nghiên cứu sơ bộ (The Preliminary Study)
Tập hợp thông tin về địa điểm (Accumulation of location informations).
Một số nguồn lực và nhân tố (điều kiện) địa ph−ơng chủ yếu cần phải cân
nhắc nh− trong danh mục d−ới đây:
Bảng 5-4. Các cứ liệu cân nhắc lựa chọn địa điểm cho dự án.
Các nguồn lực (Resources): Các điều kiện địa ph−ơng (Local Conditions):
- Kỹ năng và năng suất lao động
(Labor Skills and Productivity)
- Sự tiếp nhận của công chúng đối với doanh
nghiệp (Community Receptivity to Business)
- Nguồn sẵn có và giá đất đai (mặt bằng)
Land availability and Cost
- Chi phí đền bù
(Construction Costs)
- Các loại nguyên vật liệu
(Raw Materials)
- Các tổ hợp hạ tầng kỹ thuật
(Organized Industral Complexes)
- Các cơ sở hạ tầng kinh tế
(Subcontractors)
- Chất l−ợng sống (Quality of Life: Climate,
Housing, Recreation, Schools)
- Sự tiện lợi giao thông vận tải (Transportation
Facilities (Highway, Rail, Air, Water)
- Các loại thuế và phí
Taxes
- Mức độ sẵn có và các chỉ số huy động đ−ợc
Utility Availability and Rates
Có thể khai thác thông tin địa điểm từ các nguồn sau:
- Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhà đất, bất động sản.
- Phòng th−ơng mại (Chembers of Commerce).
- Các nhà buôn sỉ và nhà chế tạo (Wholesalers and manufactors) có thể
cung cấp thông tin về dung l−ợng thị tr−ờng.
- Hiệp hội kinh doanh (Trade associations).
- Khu kỹ nghệ (Industrial Parks) cho biết các điều kiện về điện, n−ớc, cơ
sở hạ tầng, giao thông...
- Các cơ quan chính quyền (Government Agencies),các văn phòng địa
ph−ơng của Bộ th−ơng mại và cơ quan SBA.
- Cơ quan quy hoạch và phát triển: giới thiệu tiếp xúc với các cơ quan có
thẩm quyền về địa điểm.
- Các công ty điện lực và đ−ờng sắt (Railroad and Power Companies): các
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
78
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
thông tin về giá cả nguyên liệu, lao động, năng l−ợng, ph−ơng tiện chuyên chở,
khả năng thị tr−ờng ...
b. Phân tích chi tiết vμ lựa chọn (Detailed Analysis and Choose).
Nhiệm vụ của b−ớc này là Phân tích và so sánh các ph−ơng án địa điểm
để quyết định đặt hạng mục đầu t− ở đâu sẽ có lợi nhất. Trong đó mỗi ph−ơng án
đ−ợc l−ợng hoá theo từng khía cạnh về khả năng nguồn lực và điều kiện (nhân
tố) địa ph−ơng. Có một số ph−ơng pháp đ−ợc dùng phổ biến
Ph−ơng pháp phân tích chi phí theo vùng
Bảng 5-5 Phân tích vμ so sánh chi phí giữa các địa điểm.
Các yếu tố chi phí : (Cost Elements) Địa điểm (Locations)
A B C
A. Vật liệu (Materials)
- Nguyên liệu (Raw Materials)
- Nhiên liệu (Fuels)
B. Chi phí điều hành (Operating Costs)
- Nhân công (Labor)
- Tiền thuê m−ớn và khấu hao (Rent & Depreciation)
- Tiền điện (Power)
- Các sử dụng khác (Other Utilities)
- Tiền bảo hiểm (Insuance)
C. Thuế (Taxes)
- Thuế bất động sản (Property Tax)
- Thuế doanh thu
- Thuế lợi tức (Income Tax)
- Thuế l−ơng bổng (Payroll Tax)
- Các thứ thuế khác (Other Taxes)
D. Chi phí chuyên chở (Transportation Costs)
- Nguyên liệu (Raw Materials)
- Thành phẩm (Finished Goods)
Tổng chi phí ZA ZBB ZC
Kết quả l−ợng hoá d−ới dạng các giá trị chi phí hoặc số điểm theo hệ
thống thang điểm quy −ớc cho từng nhân tố. Nếu tính bằng giá trị chi phí sẽ
chọn ph−ơng án nào có chi phí thấp nhất. Nếu tính bằng điểm, tuỳ theo quy −ớc
sẽ chọn ph−ơng án có tổng số điểm cao nhất hoặc thấp nhất. Đây là công việc
đòi hỏi phải có chuyên môn, đôi khi doanh nghiệp nên thuê chuyên gia thực
hiện. Việc phân tích và so sánh chi phí có thể lập nh− Bảng 5-5 trên đây.
Để đi đến sự lựa chọn cuối cùng đôi khi phải dùng phép Phân tích hoà vốn
(Break-even Analysis) để thẩm định lợi nhuận của mỗi ph−ơng án cho chắc
chắn.
Ví dụ tham khảo: 1 công ty cơ khí đang cân nhắc xây dựng một DN sản
xuất một loại máy công cụ ở 3 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Sau
khi tính toán các chỉ tiêu về chi phí, công ty có đ−ợc các thông tin sau: CFCĐ
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
79
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
hàng năm dự tính đối với 3 địa điểm t−ơng ứng là 1.300 triệu, 1.500 triệu và
1.700 tr, CFBĐ là 1.100, 700 và 500 cho mỗi đơn vị sản phẩm. Hãy xác định địa
điểm đặt DN ứng với mỗi khoảng đầu ra nhất định và chọn địa điểm tốt nhất để
sản xuất 800 sản phẩm mỗi năm.
Vậy, Nếu sản l−ợng sản xuất d−ới 500 SP thì đặt DN tại Hà Nội
Nếu sản l−ợng sản xuất từ 500 – 1000 SP đặt DN tại Hải Phòng
TCHN = 1300 +1,1x800 = 2180 triệu
TCHP = 1500 +0,7x800 = 2060 triệu
TCTN = 1700 +0,5x800 = 2100 triệu
Nếu sản l−ợng trên 1000 SP đặt DN tại Thái Nguyên.
Do đó, sản l−ợng sản xuất 800 SP thì chọn Hải Phòng vì đây có tổng chi
phí là nhỏ nhất.
Ph−ơng pháp tính điểm có trọng số
Kết hợp phân tích định tính và định l−ợng trên cơ sở định l−ợng sự tác
động của các nhân tố.
* Các b−ớc áp dụng:
- Xác định, thống kê hệ thống các nhân tố quan trọng ảnh h−ởng đến địa
điểm đặt dự án.
- Phân tích và gắn trọng số cho từng nhân tố dựa vào tầm quan trọng của
từng nhân tố.
- Đánh giá và cho điểm đối với từng nhân tố t−ơng ứng với địa điểm dự
kiến bố trí.
- Tính điểm có điều kiện trọng số (nhân trọng số với số điểm của từng yếu
tố)
- Tổng hợp điểm có điều chỉnh trọng số của các nhân tố t−ơng ứng từng
địa điểm và lựa chọn địa điểm có tổng điểm cao nhất.
VDTK 2: Một công ty n−ớc ngoài có ý định liên doanh với Việt nam để
lập một nhà máy mới. Hiện công ty đang cân nhắc giữa 2 địa điểm là HN và
TPHCM. Sau quá trình điều tra nghiên cứu các chuyên gia đánh giá các yếu tố
theo tầm quan trọng nh− sau:
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
80
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
HN TPHCM HN TPHCM
Chi phí lao động 0,3 70 65 21 19,5
Nguyên vật liệu 0,25 75 60 18,75 15
Thị tr−ờng 0,2 60 80 12 16
Năng suất lao động 0,15 65 70 9,75 10,5
Văn hóa-Xã hội 0,1 70 70 7 7
Tổng 1 68,5 68
Nhân tố Trọng số
Điểm Điểm đã tính trọng số
Chọn địa điểm Hà Nội
Hạn chế của ph−ơng pháp: mang tính chủ quan, do vậy nên cùng ph−ơng
pháp số lớn để giảm chủ quan.
2.5. Vốn đầu t−
2.5.1. Ph−ơng pháp xác định nhu cầu vốn đầu t−
2.5.1.1. Khái niệm, nội dung, căn cứ tính toán
Tổng vốn đầu t− là mức chi phí đầu t− tối đa mà nhà đầu t− quyết định sử
dụng để thực hiện ph−ơng án đầu t− đ−ợc lựa chọn.
Tổng vốn đầu t− bao gồm:
- Chi phí chuẩn bị đầu t−: chi phí điều tra, nghiên cứu lập và thẩm định dự
án...
- Chi phí chuẩn bị thực hiện đầu t− (đối với dự án có xây dựng): khảo sát,
thiết kế, lập và thẩm định tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục xin
giấy phép, giám định thiết bị, chi phí xây dựng hạ tầng (đ−ờng, điện, n−ớc, lán
trại...)
- Chi phí thực hiện đầu t− (đối với dự án có xây dựng): chi phí xây dựng
các hạng mục công trình chính, các công trình phụ trợ và kết cấu hạ tầng, chi phí
mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí giám sát thi công, chi phí huy động vốn (lãi
vay đối với dự án sử dụng vốn vay và chi phí phải trả trong thời gian thực hiện dự
án...)
- Chi phí hoạt động của dự án: chi phí nguyên vật liệu, điện n−ớc, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, bao bì, tiền l−ơng, chi phí l−u thông...
- Chi phí dự phòng vốn cố định và vốn l−u động.
Tổng vốn đầu t− đ−ợc phân biệt thành vốn cố định và vốn l−u động. Vốn
cố định đ−ợc sử dụng để hình thành tài sản cố định của dự án. Nó đ−ợc dùng
trong các giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án, dự phòng vốn cố định và đầu t−
bổ sung nếu có. Vốn l−u động để hình thành và duy trì tài sản l−u động, đ−ợc chi
tiêu cần thiết trong giai đoạn hoạt động của dự án. Vốn l−u động của một dự án
bao gồm vốn sản xuất, vốn l−u thông và dự phòng vốn l−u động.
2.5.1.2. Công thức tính toán các loại vốn
Tổng vốn đầu t− đ−ợc xác định dựa trên các căn cứ sau:
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
81
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
Câu hỏi ôn tập ch−ơng 2
1. “Nghiên cứu thị tr−ờng đầu ra của dự án” thực chất là nghiên cứu khái niệm
khía cạnh nào của thị tr−ờng ?
2. Các nhân tố ảnh h−ởng quyết định đến quy mô (dung l−ợng, kích th−ớc) thị
tr−ờng của một dự án kinh doanh ?
3. Trả lời cho câu hỏi: “Dự án của bạn sẽ cung cấp hàng hóa cho đối t−ợng
khách hàng nào?” Một chủ dự án trẻ đã trả lời: “Dự án của tôi cung cấp hàng
hóa cho mọi đối t−ợng khách hàng”. Bạn nghĩ gì về câu trả lời này?
4. Bạn biết và dùng đ−ợc ph−ơng pháp dự đoán nhu cầu thị tr−ờng nào trong số
các ph−ơng pháp liệt kê trong ch−ơng này?
5. Chất l−ợng hàng hóa cao có phải là yếu tố quyết định đối với sự thành công
của dự án kinh doanh không?
6. Hàng hóa đầu ra của dự án đ−ợc khách hàng mua khi nó có những đặc tính
nh− thế nào?
7. “Công nghệ sản xuất” và “Công suất sản xuất” có phải là 2 khái niệm đồng
nhất không? Chúng có quan hệ với nhau nh− thế nào?
8. Mô hình lựa chọn công nghệ tối −u dựa trên thuộc tính kinh tế-kỹ thuật quan
trọng nào của xu thế tiến bộ khoa học kỹ thuật?
9. Mức công suất dự án cần thiết kế và đầu t− thực hiện đ−ợc hoạch định nh−
thế nào ? Các khái niệm công suất cần thiết, danh nghĩa, khả thi có vai trò
nh− thế nào trong quá trình hoạch định công suất của dự án ?
10. Tầm quan trọng của số liệu về mức khai thác công suất hàng năm đối với dự
án ?
11. Khi lựa chọn công nghệ phải tính đến các yếu tố gì?
12. Khi lựa chọn địa điểm dự án cần phải xem xét đến các vấn đề gì?
(Các câu hỏi còn đ−ợc bổ sung thêm)
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
82
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
Bμi tập tình huống
1. Dự án A có Qkh = 500 ĐVSP với hai ph−ơng án công nghệ với các chi
phí dự tính nh− sau:
Ph−ơng án
Chi phí I II
- Nguyên vật liệu chính cho 1 SP 40.000 đ 42.000 đ
- Vật liệu phụ cho 1 SP 11.000 đ 10.600 đ
- Nhiên liệu cho 1 SP 16.500 đ 15.900 đ
- Động lực cho 1 SP 22.000 đ 21.200 đ
- Tiền l−ơng cho 1 SP 16.500 đ 15.900 đ
- Giá trị sử dụng của máy móc thiết bị 3.400.000 đ 3.700.000 đ
- Chi phí quản lý phân x−ởng 600.000 đ 600.000 đ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.100.000 đ 1.100.000 đ
a. Nên chọn ph−ơng án nào (tính theo hai cách)?
b. Xác định sản l−ợng hoà vốn, mức doanh thu hoà vốn và giá trị lợi nhuận
(tr−ớc thuế) mà doanh nghiệp thu đ−ợc theo mỗi ph−ơng án, nếu giá bán của sản
phẩm dự tính ở mức 150.000 đ.
c. Thể hiện các chỉ tiêu trên bằng đồ thị.
2. Nhóm nghiên cứu đầu t− của một dự án đang cân nhắc lựa chọn một
trong 3 ph−ơng án công suất để đáp ứng cho 3 khả năng diễn biến của thị tr−ờng
cho trong bảng:
10 20 40 10 20 40
10 100.000 87 10 10 10 30000 30000 30000
20 200.000 82 10 20 20 -20000 160000 160000
40 400.000 80 10 20 40 -200000 0 400000
Mức đầu t−
cố định ($)
Mức biến
phí/ĐVSP
($)
Ph−ơng án
đầu t− công
suất (ngàn SP)
Nhu cầu thị tr−ờng
(ngàn SP)
Lợi nhuận tr−ớc thuế theo
diễn biến thị tr−ờng ($)
Giá bán của sản phẩm tiêu thụ đ−ợc ở mức 100 $. Yêu cầu xác định:
a. Mức tiêu thụ của mỗi PA theo các khả năng diễn biến thị tr−ờng.
b. Lợi nhuận tr−ớc thuế t−ơng ứng của mỗi ph−ơng án đầu t−.
c. Tr−ờng hợp diễn biến thị tr−ờng khả quan, nên chọn PA công suất nào?
d. Tr−ờng hợp diễn biến thị tr−ờng bi quan, nên chọn PA công suất nào?
e. Tr−ờng hợp diễn biến thị tr−ờng may rủi ngang nhau, nên chọn PA công
suất nào?
e. Tr−ờng hợp diễn biến thị tr−ờng không bộc lộ xu thê, nên chọn PA công
suất nào?
f. Nếu biết các xác suất nhu cầu thị tr−ờng thấp là 0,2; trung bình là 0,3;
cao là 0,5. Nên chọn PA công suất nào?
g. Dùng mô hình cây quyết định để lựa chọn PA công suất. Nếu biết các
xác suất nhu cầu thị tr−ờng thấp là 0,5; trung bình là 0,3; cao là 0,2.
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
83
Project Management Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
3. Có 2 địa điểm sản xuất với các thông số sau đây:
Địa điểm A Địa điểm B
Chi phí cố định 300.000$ 800.000$
Chi phí biến đổi/đvsp 53$ 32$
Giá bán 68$ 68$
Sản l−ợng dự tính sẽ sản xuất 25.000 đvsp trong năm kế hoạch.
a. Xác định giá trị lợi nhuận sẽ thu đ−ợc theo mỗi ph−ơng án để lựa chọn
địa điểm sản xuất.
b. Sẽ chọn địa điểm nào nếu khả năng tiêu thụ tối đa trong kỳ kế hoạch là
20.000 sản phẩm.
4. Sử dụng mô hình cho điểm có trọng số để lựa chọn 3 địa điểm A, B, C
để xây dựng nhà máy. Trọng số của mỗi chỉ tiêu đ−ợc biểu diễn trong bảng sau.
Thang đo 1 : không tốt, 2: trung bình, 3: tốt
Tiêu chí Vị trí
Trọng số A B C
Chi phí lao động 20 1 2 3
Năng suất lao đông 20 2 3 1
Nguồn cung lao động 10 2 1 3
Công đoàn 10 3 3 2
Cung nguyên liệu 10 2 1 1
Chi phí vận tải 25 1 2 3
Cơ sở hạ tầng 10 2 2 2
5. Hãy xây dựng một bảng tính để trả lời các câu hỏi sau
a. Nếu trọng số của chi phí vận tải giảm còn 10 và trọng số của công đoàn
tăng lên đến 25, lời khuyên của bạn là gì?
b. Trên ph−ơng diện chi phí vận tải, giả sử vị trí A đạt điểm 3, vị trí C đạt
điểm 2, lời khuyên của bạn có thay đổi hay không?
c. Phó giám đốc tài chính xem xét mô hình cho điểm của bạn và nghĩ rằng
nên thêm vào tiêu chí chính quyền địa ph−ơng với trọng số 15. Ngoài ra, ông
cũng cho điểm 3 vị trí theo tiêu chí này nh− sau: A : 3; B: 2 và C:1. Thay đổi này
có làm cho lời khuyên của bạn thay đổi hay không?
6. Thanh đang nghiên cứu 4 khu chợ, siêu thị khác nhau để đặt quầy bán
quần áo. Một số có khách hàng cao cấp hơn, một số có quy mô nhỏ, số khác có
doanh thu lớn và chi phí thuê mặt bằng cũng rất khác biệt. Do tính chất của cửa
hàng nên cô quyết định rằng tầng lớp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất cần
xem xét. Tiếp theo là chi phí, do vậy tiền thuê mặt bằng cũng là một yếu tố lớn,
với mức độ quan trọng khoảng 90% so với yếu tố khách hàng. Do đó các khu
siêu thị khép kín, có điều hòa nhiệt độ sẽ rất phù hợp với những cửa hàng nh−
của Thanh vì 70% doanh thu là từ các khách hàng vãng lai, qua đ−ờng. Do đó, cô
cho rằng yếu tố này có mức độ quan trọng là 95% so với giá thuê mặt bằng. Cuối
College of Economics
Vietnam National University, Hanoi
84
Quản trị Dự án đầu t− Ch−ơng 2. Các nghiên cứu định l−ợng
kinh tế - kỹ thuật trong dự án
cùng, số l−ợng ng−ời đi mua sắm càng lớn thì doanh thu tiềm năng cũng càng
lớn, và yếu tố này đ−ợc xếp tầm quan trọng bằng 80% tiền thuê mặt bằng. Thanh
cũng xây dựng một bảng số sau đây với thang đo 3: tốt; 2 trung bình và 1 kém.
Hãy sử dụng mô hình cho điểm có trọng số để giúp Thanh ra quyết định
Tiêu chí Vị trí
1 2 3 4
Khách hàng TB Tốt Kém Tốt
Tiền thuê mặt bằng Tốt TB Kém Tốt
Siêu thị khép kín Tốt Kém Tốt Kém
Doanh thu Tốt TB Tốt Kém
7. Giả sử Thanh có thể th−ơng l−ợng để giảm tiền thuê mặt bằng tại vị trí 3
và do đó, vị trí 3 đ−ợc xếp hạng tốt trên tiêu chí này. Nh− vậy, xếp hạng cuối
cùng của 4 vị trí sẽ thay đổi nh− thế nào?
8. Trong Dự án kinh doanh sản phẩm A có các số liệu sau:
Giá bán Ps= 145.000 đ., biến phí mỗi đvsp v = 107.500 đ., với thị phần dự
tính của mình mỗi năm doanh nghiệp có thể bán đ−ợc 3000 đvsp.
Nếu sức mua của thị tr−ờng ổn định trong vài năm tới.
a. Muốn có lợi nhuận là 22,5 tr. để trang trải các hoạt động trong năm đầu
tiên, doanh nghiệp phải đầu t− tài sản cố định bao nhiêu ? Nếu chi phí quản lý
chiếm 20% tổng định phí.
b. Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp sau 2 năm hoạt động.
c. Nếu thị tr−ờng biến động theo chiều h−ớng xấu, năm đầu tiêu thụ đ−ợc
1280 đvsp, mỗi năm tiếp theo sẽ giảm 50%. Với mức đầu t− nh− trên, khấu hao
tài sản cố định bình quân năm 10%, giá trị thuế phân bổ cho sản phẩm 12% giá
bán. Hãy tính lợi nhuận đạt đ−ợc sau 4 năm hoạt động.
(Bài tập sẽ còn đ−ợc bổ sung tiếp)
Đoμn Nghiệp
Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực
Khoa Quản trị Kinh doanh
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các nghiên cứu định lượng về kinh tế - kĩ thuật trong dự án.pdf