Như vậy, truyện cổ tích đã tiếp thu lối tư duy nhị phân vốn tồn tại từ trong thần thoại và
các mô hình thế giới của người nguyên thủy một cách chọn lọc, đồng thời cộng sinh
thêm nhiều yếu tố thuộc về ý thức tạo tác nghệ thuật. Lối tư duy và sự hình dung các mô
Trên/
dưới
Cao/
thấp
Gần/
xa
Thiêng
liêng/
phàm
tục
Tốt/
xấu
Cao
cả/
thấp
hèn
Thiên
đường,
mặt
trời,
tinh tú
Trần
gian,
không
gian
khác trên
mặt đất
Âm
phủ
(+
thủy
phủ)
Phân đôi các phạm
trù không gian
Phân đôi các phạm
trù đạo đức
Thiên
giới
Hạ
giới
Âm
giới
Mô hình thế giới
phân đôi
Mô hình thế giới theo
trục dọc (3 thếgiới)
+ Biểu tượng đóng
vai trò trung gian
Tư duy, lôgic nhị phân
hình thế giới này trong cổ tích chính là lời giải đáp cho sự tương đồng về mặt cốt truyện
của các câu chuyện kể dân gian trên toàn thế giới. Khi đi từ lục địa này sang lục địa
khác, chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng đến không ngờ của truyện cổ tích. Thoạt tiên, có
vẻ như sự đa dạng này rất là biến ảo và bất quy tắc. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lưu ý
cẩn trọng thì có thể nhận ra rằng, cũng giống như những thành tố khác của văn hóa loài
người, truyện cổ tích không đơn thuần là những sáng tạo của sự tình cờ. Chúng tuân
theo một số nguyên tắc nhất định và các nguyên tắc ấy đều xuất phát từ lối tư duy nhị
phân cũng như quan niệm về các mô hình thế giới của người xưa.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình không gian trong truyện cổ tích thần kì - Nguyễn Thị Kim Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 77-83
CÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Khác với tư duy của con người hiện đại, tâm thức của người nguyên
thủy không hề có sự phân biệt giữa thế giới siêu nhiên, vô hình với thế giới
hữu hình, tự nhiên. Những thần thoại đối với người sáng tạo ra nó không phải
là hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả những điều thực tế đã và đang diễn ra.
Truyện cổ tích là một “mảnh vỡ” của thần thoại, nó kế thừa một cách tích cực
thế giới quan thần thoại, đặc biệt là lối tư duy nhị phân và sự tri giác các mô
hình thế giới của người nguyên thủy. Thừa hưởng những điều đó, kết hợp với
những yêu cầu có tính nguyên tắc về mặt nghệ thuật, không gian trong truyện
cổ tích kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo logic
nhị phân. Các mô hình thế giới trong truyện cổ tích cũng được xây dựng theo
kiểu phân đôi hoặc kiểu mô hình ba tầng thế giới.
Lotman, nhà nghiên cứu nổi tiếng của chủ nghĩa cấu trúc đã nhấn mạnh rằng “Việc chú ý
đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một
không gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một thế giới vô
hạn là không gian bên ngoài tác phẩm” [9, 200]. Nhận định này có thể nói đã bao quát
hết tầm quan trọng của không gian nghệ thuật, một trong những thành tố kiến tạo nên một
tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Mỗi một tác phẩm văn học đều có một không gian đặc thù.
Đó là một dạng không gian đã được khu biệt hóa, trong đó chứa đựng mối liên hệ giữa
các tính chất của không gian thông thường như cao - thấp, phải - trái, gần - xa, rộng -
hẹp Mặt khác, mỗi một phạm trù chứa đựng những đặc tính không gian ấy lại là
phương tiện để thể hiện thế giới, trong đó bao hàm cả những giá trị vốn bản thân chúng
không chứa đựng những tính chất không gian như tôn giáo và đạo đức Truyện cổ tích
cũng vậy, do thừa hưởng lối tư duy nhị phân của con người từ thời viễn cổ, không gian
nghệ thuật kéo theo những phạm trù phi không gian trong đó đều tuân theo lôgic nhị
phân, được bao bọc trong một mô hình thế giới phân đôi và mô hình tam thế giới.
1. TƯ DUY NHỊ PHÂN CỦA CON NGƯỜI THỜI CỔ - CƠ CHẾ SẢN SINH CÁC
MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
Truyện cổ tích được xem là một trong những hình mẫu cổ điển của Folklore. Các nhà
khoa học như Meletinsky, Dovletov, hay Propp đều đã chứng minh truyện cổ tích ra
đời như một thể loại cơ bản vào thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy. Tuy
nhiên, họ cũng khám phá ra rằng bản thân nó đã được hoài thai từ thời kỳ tiền giai cấp,
khi tư duy con người vẫn còn tồn tại trong “tiền logic”. Là thể loại có mặt từ rất sớm
nhưng truyện cổ tích vẫn có nguồn gốc và thoát thai từ thần thoại, một thứ thần thoại đã
được “giải thiêng” và “thế tục hóa”, một “mảnh vỡ” của thần thoại. Chính vì lẽ đó, dẫu
đã tạo dựng được cho mình một sự tồn tại đẳng lập qua một diện mạo nghệ thuật có
những cấu tạo riêng biệt, nhưng truyện cổ tích vẫn kế thừa một cách tích cực thế giới
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
78
quan của thần thoại. Thế giới quan ấy được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
trong các câu chuyện cổ. Để hiểu được bản chất sâu xa của các mô hình không gian
nghệ thuật và sự dịch chuyển của nhân vật giữa các dạng thức không gian đó, chúng ta
cần có cái nhìn thấu đáo hơn về tư duy của con người thời cổ, về cội rễ phát sinh thế
giới quan và các loại hình không gian trong truyện cổ tích thần kỳ.
Trong công trình nổi tiếng Hình thái học của nghệ thuật, Macgan có những nghiên cứu
sâu sắc về tính hỗn đồng của tư duy nguyên thủy. Ông cho rằng: “Tình trạng con người
chưa tách mình ra khỏi tự nhiên, việc con người tinh thần hóa tự nhiên, cấp cho nó hình
dáng người, tình trạng thiếu ranh giới giữa cái hiện thực và cái quái đản - đó là những
đặc điểm của cấu trúc nhận thức nguyên thủy, chỉ có thể thể hiện thích hợp trong hình
tượng nghệ thuật mà thôi” [4, 254]. Theo ông, chuyện kể về những truyền thuyết cổ
xưa nhất chẳng qua là những huyền thoại, tức là lời tự sự quái đản về cuộc sống của
thiên nhiên, nguồn gốc của con người, những quan hệ giữa con người với động vật, cây
cỏ. Điều quan trọng hơn cả là các yếu tố tự nhiên và những bài tự sự này đối với những
người tạo tác ra nó hoàn toàn “không phải là hư cấu nghệ thuật, mà là miêu tả những
điều thực tế đã diễn ra và đang diễn ra” [4, 251].
Không chỉ riêng Macgan, những nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng khác như Taylor, nhà
xã hội học Bruhl, nhà nhân học trứ danh Frazer đều đi đến kết luận: Đặc điểm nổi bật
nhất của tư duy con người thời cổ chính là kết quả của việc, một mặt chưa tách mình ra
khỏi thế giới tự nhiên, mặt khác con người, một cách cố tình, gán cho môi trường tự
nhiên những thuộc tính của bản thân mình, như sự sống, khát vọng, diện mạo và đặc
biệt là cơ cấu tổ chức xã hội của chính con người. Đấy là lý do cho sự ra đời của tín
ngưỡng vật linh, các thuyết về vật tổ, ma thuật vi lượng, hay quan niệm về “sự tham dự
thần bí” của các thế lực thần thánh trong đời sống thường nhật của con người.
Levi-Strauss-nhà khoa học khởi xướng trường phái nhân loại học cấu trúc lại kiến giải
về khả năng tư duy của người nguyên thủy theo một hướng khác. Ông cho rằng con
người ở các dân tộc thời cổ cũng có khả năng tư duy logic và tư duy đó không phải là
kém phát triển: “Họ nhận xét thế giới trước hết bằng các cặp đối lập mà cơ bản nhất là
hai cặp Trời / Đất và Đực / Cái. Hai cặp này cũng lồng vào nhau như Trời/Đất //
Đực/Cái. Những bản phối hợp của chúng có thể biến thành nhiều “bản hòa tấu” trong
thế giới của những ký hiệu, tượng trưng và thần thoại. Từ tư duy cặp đối lập, họ tìm ra
yếu tố trung gian xen vào giữa, yếu tố có sứ mạng hòa giải tạo nên sự cân bằng. Nhiều
nghi lễ, tập tục, thần thoại được tạo ra là để cụ tượng hóa yếu tố trung gian này. Chúng
vừa là văn hóa nghệ thuật, vừa là công cụ giải thích thế giới, vừa có chức năng nghệ
thuật, vừa có chức năng tôn giáo” [9, 28].
Meletinsky cũng đồng ý với quan điểm này. Theo ông, bước đường chuyển hóa tư duy
và nhận thức từ thần thoại sang cổ tích đến sử thi anh hùng bị chi phối bởi lối tư duy nhị
phân và lôgic nhị phân của con người thời cổ “Logic huyền thoại sử dụng rộng rãi các
cặp đối lập nhị phân (cặp đôi) những phẩm chất cảm xúc, đồng thời nó khắc phục tính
“liên tục” của tri giác về thế giới xung quanh bằng cách tách các khuôn hình riêng rẽ
có dấu hiệu mâu thuẫn” [6, 219].
CÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
79
Truyện cổ tích thoát thai từ thần thoại, là một mảnh vỡ của thần thoại nên phương diện cơ
bản nhất của thần thoại còn được bảo lưu một cách độc đáo trong truyện cổ tích đó chính
là lối tư duy nhị phân. Nó đã chuyển hóa và in dấu ấn rất đậm vào trong các motif của
truyện kể dân gian. Trong bảng tra motif của Thompson, riêng phần “Hành trình đến thế
giới khác”, chúng ta có thể thấy thường xuyên xuất hiện các motif thể hiện sự phân đôi
của các sự vật hiện tượng theo logic nhị phân này. Chẳng hạn như: “Lên trời bằng cừu
trắng, xuống địa ngục bằng cừu đen” (F69), “Phân chia giới tính trong thế giới khác”
(F.112.0.2), “Hành trình đến vùng đất của những người khổng lồ và những người tí hon”
(F.123), “Mùa hè ở thế giới khác trong khi ở thế giới người chết đang là mùa đông”
(F.161.1.1), “Đồ vật có phẩm chất trái ngược nhau được tìm thấy trong khu vườn ở thế
giới khác” (F.162.1.2.), “Vòi nước đắng và ngọt trong khu vườn ở thế giới khác”
(F.162.1.2.1), “Nước sôi và nước lạnh trong khu vườn ở thế giới khác” (F.162.1.2.2), “Đồ
vật ở phía này thì màu trắng, phía kia thì màu đen trong khu vườn ở thế giới khác”
(F.162.1.2.3), “Cây một nửa đang xanh, một nửa đang cháy trong khu vườn ở thế giới
khác” (F.162.1.2.4), “Cây tri thức cho thiện và ác trong thế giới khác” (F.162.3.5)
Lối tư duy nhị phân này của người nguyên thủy chính là nguyên nhân sâu xa, là cơ chế
sản sinh ra các mô hình không gian trong truyện cổ tích.
2. MÔ HÌNH THẾ GIỚI PHÂN ĐÔI
Như đã nói, Levi-Strauss rất chú tâm đến nguyên tắc nhị phân trong tư duy của con người
thời cổ. Ông chứng minh rằng người nguyên thủy tư duy theo từng cặp đối lập, đồng thời
đưa ra những kiến giải cho rằng logic nhị phân là công cụ chính yếu của phương pháp
huyền thoại hóa. Levi-Strauss cho rằng: người nguyên thủy phân thế giới thành Trời và
Đất, Đực và Cái. Trời và Đất, Đực và Cái lại tiếp tục hình thành nên một cặp đối lập. Từ
những bản phối hợp này có thể biến thành nhiều “bản hòa tấu” khác nhau. Tương tự,
chúng ta có thể tìm thấy trong truyện cổ tích hàng trăm những cặp không gian đối lập,
phân đôi như vậy. Ví dụ: không gian tĩnh và động, không gian kết nối và đứt quãng,
không gian xa và gần, không gian chật và rộng, không gian tối và sáng
Tất cả các cặp đối lập trong không gian cổ tích ấy đều chứa đựng những nội hàm tư
tưởng và đạo đức. Nhân vật trong truyện cổ tích thường bị phân hóa chức năng theo các
loại hình không gian ấy. Chẳng hạn nhân vật cổ tích sống trong không gian tĩnh là ngôi
làng của mình. Khi bị xua đuổi, lập tức anh ta bị đẩy vào một không gian động đó là
khu rừng. Chỉ những chuyện ly kỳ và rùng rợn mới xảy ra trong khu rừng, chỉ có ở
trong khu rừng, nhân vật cổ tích mới bị buộc phải chiến đấu và vượt thoát khỏi các cạm
bẫy. Những con quỷ, những mụ phù thủy ăn thịt người lại chỉ sống trong không gian
của khu rừng, chúng không được xâm nhập vào ngôi làng. Cấu trúc văn bản của một
câu chuyện cổ tích bị phân đôi và như thế kéo theo sự phân đôi của mô hình không gian
được khu biệt hóa ở trong đó. Từ sự phân đôi trong mô hình không gian, như đã nói, các
phạm trù phi không gian trong đó cũng sẽ phân hóa tương tự. Truyện cổ tích vì vậy luôn
chứa đựng sự phân đôi trong các phạm trù đạo đức, tôn giáo Đó là sự đối lập giữa
thiện và ác, tốt và xấu, cao cả và thấp hèn, thiêng liêng và phàm tục, giàu và nghèo, cai
trị và bị trị, thông minh và ngu ngốc Cũng với nguyên lý như thế, chu kỳ thời gian
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
80
trong chính các xã hội cổ xưa cũng phụ thuộc vào mô hình phân đôi. Nó là sự đối lập
giữa thời gian thần thánh và thời gian phàm tục, là “trước đây và bây giờ, là quá khứ và
hiện tại... Ở đây sự phân đôi không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn thuần mà là theo hình
thức đối lập đẳng cấp.
Dĩ nhiên, nếu cho rằng sự phân đôi trong không gian cổ tích chỉ hoàn toàn xuất phát từ
tư duy nhị phân của con người thời cổ có lẽ là chưa đầy đủ. Nguyên nhân là truyện cổ
tích có thể thoát thai từ thần thoại, nhưng hơn hết, nó là một thể loại độc lập. Khác với
thần thoại, sự tạo tác ra truyện cổ tích đã có sự tham gia của các thủ pháp nghệ thuật có
ý thức. Xuất phát điểm là từ tư duy và logic nhị phân của con người thời cổ, đến truyện
cổ tích, việc phân đôi mô hình thế giới đã trở thành một trong những thủ pháp có tính
chất nguyên tắc trong quá trình nghệ nhân sáng tạo nên một câu chuyện. Axel Olriki
trong bài nghiên cứu Những quy tắc mang tính sử thi của truyện kể dân gian đã chứng
minh truyện kể dân gian về mặt hình thức bị ràng buộc cao hơn hẳn những gì mà chúng
ta vẫn hằng nghĩ. Ông gọi những quy tắc về mặt hình thức đó là những quy tắc sáng tác
và tổng kết thành các loại sau: quy tắc về sự mở đầu và sự kết thúc, quy tắc về sự lặp
lại, quy tắc về con số ba, quy tắc hoạt cảnh hai người, quy tắc về cặp song sinh, quy tắc
về vai trò cuối tàu, quy tắc một sợi chỉ hành động, sự mô hình hóa nghệ thuật tạo hình,
tính logic của truyện kể dân gian, tính thống nhất của hành động (tính thống nhất có tính
chất hành động và tính thống nhất có tính chất lý tưởng), sự tập trung vào nhân vật
chính (kể cả sự tập trung thật sự lẫn sự tập trung chỉ có tính chất hình thức trong một vài
trường hợp) và đặc biệt quan trọng là “quy tắc về các cặp đối lập” [72, 254]. Vì vậy,
bên cạnh không gian cung điện sẽ là không gian làng quê, một người anh sống trong
cảnh nhung lụa sẽ là người em cô độc nghèo nàn sống trong một góc vườn hay trên một
chiếc thuyền chài; một cô chị chăm ngoan, xinh đẹp, làm lụng vất vả sẽ xuất hiện bên
cạnh một cô em xấu xí và biếng lười
Cũng theo hướng nghiên cứu cấu trúc văn bản, từ kết quả nghiên cứu hình thái học
truyện cổ tích của Propp, Greimas trong công trình Ngữ nghĩa học cấu trúc đã quy bảy
vai trò (7 nhân vật) thành ba cặp đối lập bao gồm: Chủ thể / Khách thể, Người cho / Kẻ
nhận, Người giúp / Kẻ hại. Mô hình này chứa đúng sáu vai tính cách hay nhân vật hành
động với tư cách là những phạm trù khái quát làm cơ sở cho các truyện kể. Sáu vai tính
cách này hình thành từng cặp đôi một trong quan hệ đối lập, phân đôi và được sơ đồ hóa
như sau:
Mô hình tinh giản mà Greimas đưa ra này cũng chính là một minh chứng quan trọng
cho việc phân đôi mô hình thế giới trong truyện cổ tích. Sự phân đôi trong các phạm trù
không gian đã kéo theo sự phân chia tương tự ở các phạm trù phi không gian xung
quanh nó.
Người cho Khách thể Kẻ nhận
Người giúp Chủ thể Kẻ hại
CÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
81
3. MÔ HÌNH BA THẾ GIỚI
Xuất phát từ lối tư duy và lôgic nhị phân, từ những ý niệm triết học về nhân sinh và vũ
trụ từ thời xa xưa, người nguyên thủy hình dung thế giới theo mô hình thế giới phân đôi,
theo quan hệ đối lập tầng bậc. Từ mô hình thế giới phân đôi ấy, người nguyên thủy bắt
đầu hình dung những yếu tố đóng vai trò trung gian để kết nối các cặp đối lập. Mô hình
thế giới theo trục dọc và phân chia thành ba lớp không gian hình thành từ đó. Như thế,
mô hình ba lớp không gian chính là hệ quả trực tiếp của mô hình thế giới phân đôi. Nói
cách khác, việc phân chia vũ trụ theo trời và đất, trên và dưới theo nguyên tắc nhị phân
đã tạo thành những nhân tố quan trọng để định tính phân biệt về bản chất vũ trụ theo
chiều dọc. Chính loại mô hình này đã khiến cho không gian nghệ thuật trong truyện cổ
tích trở nên vô cùng độc đáo và phân biệt nó với các loại hình không gian nghệ thuật
của các thể loại khác. Chúng ta gọi đó là mô hình tam thế giới. Thế giới trên cao (thiên
đường, những hành tinh xa xôi, mặt trăng, mặt trời và các vì tình tú), thế giới trên mặt
đất (bao gồm cả những thế giới khác cùng tồn tại trên mặt đất), và thế giới dưới mặt đất
(âm ty, địa phủ và thế giới thủy cung).
Meletinsky đã khẳng định: “Cách phân chia tam giới như vậy là kết quả của cặp đối
lập cặp đôi “trên/dưới”, tiếp đó là kết quả của những đặc tính khác biệt giữa âm giới
như là nơi trú ngụ của ma quỷ và thượng giới như là nơi sinh sống của các vị thần và
sau đó là những người “được tuyển chọn” sau khi chết” [6, 285]. Như vậy, về nguyên
tắc, lôgic nhị phân cũng gắn liền với việc phân chia thế giới theo nguyên tắc tam phân
thành thiên giới, địa giới và âm giới (bao gồm cả thủy giới). Thompson trong Folktale
đã nhận xét về mô hình các thế giới này như sau: “Nếu ta xem xét đến những nguồn gốc
đa hình thức của truyện cổ tích Châu Á và Châu Âu, những hình thức có từ thời tiền sử,
những truyện cổ tích phương Đông với sự phản ánh những niềm tin tôn giáo cổ xưa,
những câu chuyện huyền thoại của người Celt và người Norse, những truyền thuyết của
nhà thờ trung cổ, ta không ngạc nhiên khi nhận ra rằng đã tồn tại một cách mãnh liệt
những niềm tin vào thế giới khác không phải là thế giới ta đang sống”. Ông cũng khẳng
định trong phần lớn các truyện cổ tích Châu Âu ta thấy có một niềm tin về sự tồn tại của
ba thế giới:“Trái đất, nơi chúng ta đang sống một cách bình thường; thế giới ở trên
cao, hay thiên đường nơi những điều huyền bí có thể xảy ra; và cuối cùng là thế giới ở
dưới thấp” [12, 56].
Trong truyện cổ tích, khoảng cách giữa các thế giới này rất đặc biệt. Đôi khi thế giới ở
trên cao và dưới thấp không cách xa nhau. Một cái cây có thể mọc vươn cao lên thiên
đường chỉ sau một đêm, và một sợi dây lại có thể đủ để có thể leo xuống dưới địa ngục.
Nhân vật có thể lên trời bằng chiếc cầu được làm bằng ánh nắng bình minh hay xuống
thăm thế giới ở địa ngục thông qua một cái lỗ được tạo ra bằng cách nhổ một nhúm cỏ
Giữa các thế giới này luôn tồn tại những yếu tố đóng vai trò trung gian kết nối. Thông
thường, các dân tộc từ thời thượng cổ hay hình dung sự kết nối giữa ba thế giới ấy chính
là một cái cây vũ trụ. Cây vũ trụ này mang trên mình nó những sinh vật khác nhau như
trên ngọn cây là chim đại bàng, dưới ngọn cây là những con mãng xà. Chúng đóng vai
trò là những bậc thang của vũ trụ, là những khâu trung gian nối liền ba thế giới. Nhà
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
82
nghiên cứu V.N. Toporov đã nghiên cứu kỹ lưỡng về biểu tượng cây vũ trụ này và cho
đó là một mô hình lý tưởng của quá trình chuyển động theo chiều dọc.
Ngoài biểu tượng về cây vũ trụ ra, sự kết nối với thế giới trên cao còn được hình dung
qua các biểu tượng như ngọn núi, dòng sông phù thủy (về mặt chức năng hoàn toàn
giống với cây vũ trụ), còn lối xuống địa ngục thường là phiến đá mở, bóng tối hay nấm
mồ người chết
Như vậy, có thể thấy mô hình tam thế giới trong truyện cổ tích chính là cơ sở vô cùng
quan trọng để từ đó lý giải cho việc các nhân vật có thể dịch chuyển một cách vô cùng
tự do trong các loại không gian không đồng chất. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo
nên sự kỳ ảo và thần tiên của các câu chuyện cổ. Ngoài ra, việc hình thành một cách rất
độc đáo các mô hình không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích trên một số phương
diện căn bản đã khẳng định những ý niệm rất thống nhất của người xưa về phạm trù
không gian. Nó đồng thời còn là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật mang tính chất
nguyên tắc trong truyện cổ.
Dựa trên những vấn đề đã phân tích, chúng tôi tiến hành lập sơ đồ về các mô hình không
gian trong cổ tích trên cơ sở của lối tư duy nhị phân của con người thời cổ như sau:
Các mô hình thế giới trong truyện cổ tích thần kỳ
Như vậy, truyện cổ tích đã tiếp thu lối tư duy nhị phân vốn tồn tại từ trong thần thoại và
các mô hình thế giới của người nguyên thủy một cách chọn lọc, đồng thời cộng sinh
thêm nhiều yếu tố thuộc về ý thức tạo tác nghệ thuật. Lối tư duy và sự hình dung các mô
Trên/
dưới
Cao/
thấp
Gần/
xa
Thiêng
liêng/
phàm
tục
Tốt/
xấu
Cao
cả/
thấp
hèn
Thiên
đường,
mặt
trời,
tinh tú
Trần
gian,
không
gian
khác trên
mặt đất
Âm
phủ
(+
thủy
phủ)
Phân đôi các phạm
trù không gian
Phân đôi các phạm
trù đạo đức
Thiên
giới
Hạ
giới
Âm
giới
Mô hình thế giới
phân đôi
Mô hình thế giới theo
trục dọc (3 thếgiới)
+ Biểu tượng đóng
vai trò trung gian
Tư duy, lôgic nhị phân
CÁC MÔ HÌNH KHÔNG GIAN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ
83
hình thế giới này trong cổ tích chính là lời giải đáp cho sự tương đồng về mặt cốt truyện
của các câu chuyện kể dân gian trên toàn thế giới. Khi đi từ lục địa này sang lục địa
khác, chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng đến không ngờ của truyện cổ tích. Thoạt tiên, có
vẻ như sự đa dạng này rất là biến ảo và bất quy tắc. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lưu ý
cẩn trọng thì có thể nhận ra rằng, cũng giống như những thành tố khác của văn hóa loài
người, truyện cổ tích không đơn thuần là những sáng tạo của sự tình cờ. Chúng tuân
theo một số nguyên tắc nhất định và các nguyên tắc ấy đều xuất phát từ lối tư duy nhị
phân cũng như quan niệm về các mô hình thế giới của người xưa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.J.A.Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, NXB Giáo dục.
[2] Lesvi Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy, NXB
Thế giới.
[3] Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB
Đà Nẵng
[4] M. Cagan (2004), Hình thái học của nghệ thuật (Phan Ngọc dịch), NXB Hội Nhà
Văn.
[5] V.Guxep (1995), Mỹ học Folklore, NXB Đà Nẵng.
[6] E.M.Meletinsky (2005), Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] E.M.Meletinsky (1958), Nhân vật trong truyện cổ tích hoang đường, xuất xứ của hình
tượng, NXB Văn hóa phương đông.
[8] J. Frazer (2007), Cành vàng - bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy, NXB Lao động.
[9] Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập V.IA.PROPP, NXB Văn hóa dân tộc.
[10] Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội.
[11] Nguyễn Đổng Chi (2001), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, T.1, 2, 3, 4, 5, NXB
Giáo dục.
[12] S. Thompson (1946), Folktale, The Dryden press, New York.
[13] S. Thompson (1955-1958), Motif - index of Folk - Literature, A Classification of
Narrative Elements in Folk - Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances,
Exempla, Local Legends, Indiana University Press.
[14] J. Garry and H. El-Shamy (2005) – “Archetypes and motifs in folklore and literature :
a handbook”, M.E. Sharpe, New York.
Title: THE PATTERNS OF SPACE IN MAGIC FOLKTALES
Abstract: Unlike us, primitive people did not differentiate the two worlds: invisible
metaphysical world and visible physical one. For them, myth is not a fiction work, it is reality.
Since folktale is a “segment” of mythology, it positively inherited the perspectives on the world
of mythology, particularly the binary principle of primitive people. All of these characteristics,
when being integrated with some art principles, will contribute to the creation of an art space
which is strongly affected by binary principle. Imagining worlds in folktale are also based on
the binary principle and three-world perspective.
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
GV Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_337_nguyenthikimngan_14_nguyen_thi_kim_ngan_6438_2021184.pdf