Để đáp ứng yêu cầu các tài liệu tham khảo về hiểu biết Du lịch, Thư viện trường đã sưu tầm “Các lễ hội ở Việt Nam 2000-2010” Thông tin được Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục du lịch cung cấp.
Tết Hàn Thực
Thời gian: 3/3 âm lịch.
Địa điểm: Có ở hầu hết các vùng cư dân người Việt.
Đặc điểm: Mọi nhà làm bánh trôi, bánh chay cúng gia tiên, đi tảo mộ và chơi xuân
Theo phong tục cổ truyền, Tết Hàn thực dân ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bênTrung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Ðiền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Ðoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vương) gieo mình chết trôi ở sông Mịch La. Ðành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình.
Tết Trung Nguyên
Thời gian: 15/7 âm lịch.
Địa điểm: Các chùa trong cả nước và tại gia đình.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật.
Đặc điểm: Lễ xá tội vong nhân, cầu kinh giải oan.
Lễ rằm tháng Bảy trùng với Tết Trung Nguyên của đạo Lão. Lễ lớn tại các chùa, gồm có: lễ Vu Lan của Phật giáo (còn gọi là lễ xá tội vong nhân) - lễ báo hiếu của nhà Phật: cầu kinh giải oan, lễ mở cửa xá tội vong nhân, lễ cúng vong và thí thực. Đây cũng là ngày địa quan xá tội cho các linh hồn chết được lên trần hưởng lộc. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc.
148 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe trong tiếng trống thúc giục
lòng người. Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào
cũng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho
làng. Ngày nay, lễ hội còn được bổ sung thêm nhiều
trò vui như thi gói bánh tét, thi đi xe đạp
chậm...càng làm cho không khí lễ hội thêm phần
náo nhiệt.
Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về
một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống
đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.
121
Quảng Bình
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Quảng Bình
Hội làng Bảo Ninh
Thời gian: 14 - 16/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhân thần (hai cha con người đánh cá) và Cá Ông (cá voi).
Đặc điểm: Lễ rước cốt Ông, diễn "hò khoan, chèo cạn", múa bông. Hội xuống biển có lễ
thả thuyền giấy, cá giấy xuống biển, cầu khấn. Đua thuyền sáu làng.
Lễ hội Cầu Ngư
Thời gian: 14/4 âm lịch.
Địa điểm: Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Đối tượng suy tôn: Cá Ông (cá voi).
Đặc điểm: Rước cốt Ông (cá voi) từ làng về đình
Lễ cúng xuống mùa làng Lệ Sơn
Thời gian: 1/11 âm lịch.
Địa điểm: Làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng.
Đặc điểm: Lễ cúng tế thành hoàng (10 mâm xôi, 10 con gà trống), sau đó làng cử một đôi
vợ chồng (đảm đang, đã có con trai và con gái) xuống cấy thửa ruộng trước đình làng.
Hội lễ hò khoan
Thời gian: 29/2 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đặc điểm: Hò khoan gồm 9 mái (làn điệu), mỗi mái ứng với một loại công việc. Vào đêm
hội hò khoan, nam nữ đua tài đối đáp.
Hội Cảnh Dương
Thời gian: 3 - 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đặc điểm: Lễ cầu ngư và lễ kỳ yên, nấu cơm thi theo nhóm, vừa nấu vừa phải trông cóc.
122
Thừa Thiên- Huế
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Thừa Thiên- Huế
Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ
Thời gian: 12/1 âm lịch
Địa điểm: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương
Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Đặc điểm: lễ tế thần linh, lễ cầu ngư, đua trải
Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12. Một bài văn
tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong
quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa,
dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng
lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư
Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt
nghề biển. Trò diễn "bủa lưới" là trò diễn trình nghề mang
đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn
trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà
rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.
Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên
phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa
được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm
của cư dân.
Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc
quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm
sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.
Lễ tế Phong Sơn
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần đá.
Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn
bắn
Hội xuân Gia Lạc
Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Định Viễn Công, hoàng tử thứ 6 con vua Gia Long.
Đặc điểm: Hội vui xuân, chỉ họp trong 3 ngày Tết hàng năm.
123
Hội đã được tổ chức từ thời Minh Mạng nhưng chỉ
cho những người trong phủ, dần dần mới trở thành
hội chợ vui xuân dành cho cả nhân dân. Chợ họp từ
sáng mùng 1 Tết tại Gia Lạc cách trung tâm thành
phố Huế 3km, về phía Vĩ Dạ. Hàng hóa phong phú,
thay đổi theo từng năm, từ đồ gia dụng như chén
bát, cơi trầu, ấm chén, hoa quả bánh trái đến đồ
chơi trẻ em. Một số quán ăn đặc sản như heo quay,
bê thui... cũng có mặt.
Trong ngày hội còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, ca hát như hát bài chòi, bài vè, hò
giã gạo, hát đối nam nữ... Khách đến hội chợ xuân Gia Lạc để vui chơi, cầu may và cũng
là thói quen, một tập tục lâu đời.
Hội Thanh Phước
Thời gian: 22/6 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Phan Niệm, người theo vua Lê Thánh Tông vào
Bình Chiêm đánh giặc, Kỳ Thạch phu nhân (nữ thần đá) được thờ ở miếu.
Đặc điểm: Lễ rước
Hội Thái Dương
Thời gian:23/12 âm lịch.
Địa điểm:Làng Thái Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn:Thái Dương thần nữ (Tảng đá thần linh ứng).
Đặc điểm: Rước Bà về dinh Thái Dương làm lễ tế giàn.
Hội Minh Hương
Thời gian: 14 - 16/7 âm lịch.
Địa điểm: Làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh.
Đặc điểm: Lễ rước thần, đua thuyền, ba năm có tế lớn
Hội làng Cổ Bi
Thời gian: 23/5 âm lịch
Địa điểm: Làng Cổ Bi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh
Đặc điểm: Rước sắc phong từ miếu Dinh ra đình làng, đánh cờ, chọi gà
Hội làng Chí Long
Thời gian: 12 - 13/6 âm lịch. Chính hội 13/6 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Bà Đại Căng (thế kỷ 15) có công đưa 4 trưởng tộc (Lê, Nguyễn, Võ,
Trần) vào khai hoang chiêu lập dân ấp.
Đặc điểm: Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết (gồm đọc văn tế, múa bông,
dâng hương). Lễ vật gồm mao, huyết, bò, lợn cả con, cúng xong đặt ít quả phẩm lên
thuyền giấy cho trôi sông. Tục kiêng vào rừng và cấm lửa từ sáng đến chiều.
124
Hội đình làng Phú Xuân
Thời gian: 5 - 6/6 âm lịch
Địa điểm: Đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng suy tôn: Các vị thần khai sáng làng.
Đặc điểm: Tế tam sinh.
Hội An Truyền
Thời gian: 16/7 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Vị khai canh Hồ Quảng Lãnh và các họ Nguyễn, Huỳnh, Đoàn.
Đặc điểm: Rước thần, chơi đánh cờ, chọi gà
Hội vật võ làng Sình
Thời gian: 9 - 10/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm: Hội vật truyền thống.
Hội vật làng Sình ngoài trai tráng của làng tham gia
còn thu hút hàng ngàn thanh niên nam nữ ở các
huyện và thành phố Huế kéo về dự hội. Hội vật võ
làng Sình diễn ra trong không khí rất hào hứng sôi
nổi. Đây là một sinh hoạt truyền thống mang tính
thượng võ của người dân Huế trong nhiều thế kỷ
qua.
125
Bình Định
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bình Định
Lễ hội Đổ Giàn
Thời gian: 15/7 âm lịch.
Địa điểm: Làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: Bà (Nữ thần biển).
Đặc điểm: Lễ tụng kinh Phật. Lễ vật là thịt heo quay, khi lễ xong, tung heo quay từ giàn
cao xuống
Hội xuân chợ Gò
Thời gian: 1/1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Đặc điểm: Hội xuân: mua bán và vui chơi.
Lễ hội Đống Đa (Bình Định)
Thời gian: 5/1 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) và các thủ lĩnh của phong trào
Tây Sơn.
Đặc điểm: Thi đánh trống bộ, diễn cảnh đánh trận giả, biểu diễn võ thuật: đấu võ, đánh
côn, đi quyền.
Hội làng Thị Tứ
Thời gian: 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Nhà thờ họ Đào, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: Đào Giã Tượng, tổ nghề truyền cho làng rèn nông cụ.
Đặc điểm: Lễ cúng tổ sư nghề rèn, ca hát
126
Khánh Hoà
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Khánh Hoà
Lễ hội Tháp Bà - Pô Nagar
Thời gian: 20 - 23/3 âm lịch.
Địa điểm: Phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng suy tôn: Nữ thần Xứ Sở (người Chăm).
Đặc điểm: Các nghi lễ: tắm tượng và thay y, múa dâng Bà, đua ghe và đêm có hát bội.
Là lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất trong khu vực
được tổ chức tại khu di tích tháp Pô Nagar, trên
ngọn đồi bên cửa sông Cái ở phía bắc thành phố
Nha Trang. Lễ hội tưởng niệm Mẹ Xứ sở là người
tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy
dân canh tác. Nữ thần của người Chăm được Việt
hóa. Hát múa chào mừng bà con về dự lễ, biểu diễn
sân khấu và nhiều trò vui diễn ra tưng bừng trước
ngôi đền chính.
Lễ hội Nghinh Cá ông
Thời gian: 15 tháng 12 âm lịch.
Địa điểm: Một sô làng chài ven biển tỉnh Khánh Hoà.
Đối tượng suy tôn: Cá ông.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, rước đuốc, đội nữ thổi tù và, đội nam đánh trống, đốt tuần
nhang đầu là một cậu bé, hat bội, hò bá trạo
127
Gia Lai
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Gia Lai
Lễ bỏ mả
Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc
buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ bỏ mả.
Địa điểm: Được tổ chức tại buôn làng Gia Lai.
Đặc điểm: Lễ bỏ mả - "chủ nghĩa nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất.
Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì lễ bỏ mả là
một nghi thức tang ma. Thế nhưng nhìn ở khía cạnh
văn hóa thì lễ bỏ mả của người Tây Nguyên mà
điển hình nhất của người Jrai và người Bahnar ở
tỉnh Gia Lai là đỉnh điểm của những hoạt động văn
hóa truyền thống. Và cũng là lễ bỏ mả, "chủ nghĩa
nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất.
Những ngày lễ bỏ mả thực sự là những ngày hội
văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong
những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm
cuối cùng với người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa
người chết về thế giới bên kia bằng bài nhạc cồng chiêng, bằng những con rối...
Có thể nói, lễ bỏ mả là một trong những đặc trưng
văn hóa tiêu biểu nhất của các dân tộc tỉnh Gia Lai,
ở lễ bỏ mả là nghệ thuật kiến trúc nhà mồ, là điêu
khắc tượng nhà mồ - những giá trị có một không hai
của đất nước Việt Nam.
Vì thế không phải là có lý khi con người ta nói rằng
Gia Lai là những tháng nghỉ là được đến với cả
rừng tượng nhà mồ, là được tắm mình trong tiếng
cồng chiêng, là được say trong rượu cần và trong
những vòng múa xoang.
Lễ Đâm Trâu
Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc
buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón Hội đâm Trâu.
Địa điểm: Lễ hội đâm Trâu được tổ chức tại buôn làng Gia Lai.
Đối tượng suy tôn: Giàng (thần).
Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu là do người Gia Rai và Bà Na tổ chức. Con Trâu được cột
quanh cây nêu và có một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lãnh trách nhiệm đâm Trâu.
Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần).
Mỗi khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc con trai,
con gái các buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón hội hè. Gặt hái xong xuôi là thời gian nghỉ
ngơi, mọi nhà, buôn làng đều tổ chức các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn
cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu)... tưng bừng, rộn rịp với các trò vui
chơi, ăn uống no say.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Gia Rai, Bà Na ở Gia Lai tổ chức Lễ
128
hội đâm trâu vô cùng hào hứng thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự. Tùy theo gia
cảnh và tùy theo số lượng người đến tham dự mà gia chủ có thể giết nhiều trâu để đãi
khách. Và lần lượt mọi nhà có thể thay phiên nhau tổ chức những cuộc vui suốt sáng thâu
đêm bên ghè rượu cần thơm ngon, bên gùi cơm lam nóng hổi và những xâu thịt nướng
thơm phức...
Gần ngày lễ Mnăm Thu. Gia chủ cử người vào rừng chặt tre, cây blang (cây gòn núi)
đem về làm cột blang Kbâo. Cột blang Kbâo giống như cây nêu ở miền xuôi nhưng công
dụng thì khác hẳn.
Thầy cúng sẽ giúp gia chủ chọn chỗ để đào lỗ trồng
cây nêu, thường là ở giữa sân nhà. Trong lúc đào lỗ,
cả nhà ăn mặc quần áo mới đứng vây quanh, vừa la
vừa hú, vừa khấn vái trời đất, xong mới chôn trụ
nêu.
Sau khi dựng nêu xong, họ đem trâu đến cột dưới
cây nêu. Dây cột trâu phải lựa dây thật mềm và
chắc. Thế rồi giờ cử hành lễ bắt đầu. Người trong
buôn làng kéo đến vây quanh cây blang Kbâo, khua
chiêng, thúc trống rồi múa hát với giọng ê a. Trong
lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt
ở trước nhà, đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Một thanh niên nhanh
nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lãnh trách nhiệm đâm trâu.
Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgã, vừa chạy vừa múa dao,
thừa lúc thuận tiện anh chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn
chạy bằng ba chân, anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp
chân phải của nó. Con vật ngã khuỵu hai chân sau, lết quanh chân nêu. Lúc bấy giờ anh
mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo con trâu trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi
người tham dự. Đúng lúc thuận tiện, anh đâm mạnh cây giáo vào sườn trâu, trúng thẳng
vào tim con vật làm cho nó chết ngay tức khắc.
Qua tài đâm trâu của anh, mọi người đều nhiệt liệt tán thưởng, còn các cô gái thì bàn tán
xôn xao.
Con trâu vừa chết, các thanh niên trong buôn làng nhào ra phanh thây trong khi thầy
cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết
thương con vật để hứng lấy máu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy
cúng còn cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre để
xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ nói trên vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên
mái nhà.
Buổi lễ kể như
đã xong, mọi
người cùng nhau uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng,
dùng cơm lam và trứng gà...Trong khi đó, từng tốp
thanh niên lực lưỡng khua chiêng, trống âm vang
lan tỏa khắp buôn làng, nương rẫy, sông suối, núi
rừng...
Nhiều bà con đến tham dự cũng mang theo các ghè
rượu cần để góp vui cùng gia chủ. Rượu vào, lời ra.
Các cụ già bắt đầu kể Khan Hơmon, còn gái trai
129
Con gái lớn lên để ngực trần
Tay tròn trịa múa mềm ngọn lửa
Họ đâm trâu thiêng liêng tiếng hú
Đôi mắt em thăm thẳm hoang sơ
Hơmon ơi có tự bao giờ
Nghe ai hát em theo về làm bạn
Không uống rượu sao ấm nồng giữa ngực
Bài hơmon nào không có chuyện yêu đương
(Thơ Xuân Mai)
Người ta túm tụm xung quanh các ghè rượu cần thơm ngon. Kẻ kéo, người mời, tiếng
cười nói râm ran. Người ăn cứ ăn, người uống cứ uống, ai kể khan cứ kể, ai múa hát cứ
tiếp tục... nguồn vui kéo dài hầu như bất tận. Nhiều người no say quá nằm ngủ ngay tại
chỗ mãi đến ngày hôm sau mới trở về nhà.
Cứ như thế, từ gia đình này đến gia đình khác, từ buôn làng này đến buôn làng khác, lễ
Mnăm Thu - tức lễ đâm trâu - được tổ chức suốt mùa tạnh ráo khắp buôn làng Gia Lai.
Lễ Cơm Mới
Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, cây Ê-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc
buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ Cơm Mới.
Địa điểm: Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba
Na.
Đối tượng suy tôn: Thần Lúa
Đặc điểm: Lễ Cơm Mới là lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương
ngày càng nhiều thóc lúa.
Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu
hoạch của đồng bào Ba Na ở hai tỉnh Kon Tum và
Gia Lai. Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và lễ hội
mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng
nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng
thần lúa bằng heo hoặc gà trước khi sử dụng lúa để
ăn hoặc mang đi biếu. Lễ Cơm Mới được tổ chức
đơn giản và không tốn kém.
Ngoài ra, ở Gia Lai cũng có lễ Bỏ Mả, lễ cúng Đất
làng giống như các dân tộc sống ở các tỉnh Kon
Tum, Đắk Lắk.
130
Đồng Nai
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Đồng Nai
Lễ Kỳ Yên (lễ vía thần)
Thời gian: 26/6 âm lịch.
Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đặc điểm: Đua thuyền, xô giàn thí thực (vào giờ Ngọ) cho mọi người cùng tranh lấy đồ
cúng như sự ban phát của thần linh
Lễ Kỳ Yên ở đền Nguyễn Tri Phương
Thời gian: 16 - 17/ 10 âm lịch.
Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Tri Phương, phường Bửu Hòa, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đặc điểm: Lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, lễ rước thần, dâng lễ vật cúng thần và lễ tống ôn,
hát bội, múa
Bình Thuận
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bình Thuận
Hội đền Dinh Thầy
Thời gian: 14 - 16/9 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Đối tượng suy tôn: Thầy và Thím, hai vợ chồng có công chữa bệnh cho dân nghèo.
Đặc điểm: Cúng chay vào tối 15, cỗ cúng chay và cúng mặn vào ngày 16.
Cần Thơ
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Cần Thơ
Hội đình Bình Thủy (Lễ thượng điền)
Thời gian: 12 - 14/4 âm lịch.
Địa điểm: Phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng Bổn Cảnh (Thổ Thần).
Đặc điểm: Lễ Thượng điền (cúng Thổ Thần sau khi thu hoạch), cúng thành hoàng làng,
cầu an, cúng tế, rước thần trên xe rồng tán phượng, thỉnh sắc thần bằng bè ghép 3 thuyền
trang trí lộng lẫy, hát bội ba đêm liền.
131
Lâm Đồng
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Lâm Đồng
Lễ cúng Cơm mới
Thời gian: Diễn ra trùng với tết Nguyên Đán của người Việt.
Địa điểm: Tại phường B'Lao, thị xã Bảo Lộc.
Đối tượng suy tôn: Giàng.
Đặc điểm: Là lễ cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá
rẫy
Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mạ, Cơ Ho tại
phường B'Lao, thị xã Bảo Lộc. Ngày lễ này gần như trùng với tết Nguyên Đán của người
Việt. Họ làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương,
phá rẫy. Cúng lúa mới, cơm mới cũng là để con cháu biết quý hạt thóc, hạt gạo. Lễ cúng
gồm có: gạo thơm mới, ché rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú rừng
bẫy được.
Lễ hội bắt đầu bằng việc khấn Giàng của thầy cúng, kế đến là tục vẩy rượu để chúc mọi
người. Cuối cùng là uống rượu, hát tình ca, trường ca và tâm pớt(dân ca Mạ, Cơ Ho)
trong tiếng cồng chiêng rộn rã. Lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau.
Lễ hội đâm Trâu
Thời gian: Khi mùa màng đã thu hoạch xong.
Địa điểm: Lễ hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang.
Đối tượng suy tôn: Thần núi Lang Biang
Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu - cúng thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp
dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa
Khi mùa màng đã thu hoạch xong, cả làng tổ chức lễ
đâm trâu (sa rơpu) để tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần
Ndu. Thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế
vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa. Người
Lạch coi đây là thần hộ mệnh của buôn làng. Ngoài
những gia súc được hiến sinh, trên mâm cúng có một
chiếc rìu với ba chén nước. Nghi lễ được tổ chức
dưới chân núi Lang Biang. Việc tổ chức lễ hội sau vụ
thu hoạch thường kéo dài nhiều ngày, được người
miền xuôi gọi là Tết Thượng. Các gia đình thay
phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để tế lễ. Lễ
được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế hay chủ làng, có cây nêu được trang trí sặc
sỡ và buộc trâu vào đó, dàn cồng chiêng được huy động cùng mọi người nhảy múa. Thịt
trâu được xẻ ra và chia cho từng gia đình, tổ chức ăn uống theo từng nhà, máu con trâu
được dùng để bôi vào trán mọi người như một sự cầu phúc. Dĩ nhiên mỗi nhà tùy theo khả
năng có thể mổ thêm heo gà để cho bữa tiệc thêm phần thịnh soạn. Các thành viên ở trong
buôn sẽ đến từng gia đình để chung vui, trước hết là những bà con thân thích, sau đó đến
những người láng giềng thân cận. Sau cuộc tế lễ này, lúa mới được đưa ra sử dụng và bắt
đầu những công việc như làm nhà, chuyển làng...
132
Bà Rịa - Vũng Tàu
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Lễ hội đình thần Thắng Tam
Thời gian: Từ 17 đến 20/2 âm lịch
Địa điểm: Đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu
Đặc điểm: Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch
tôm cá.
Phần tổ chức cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ
lạy, chiêng trống, kèn nhạc... diễn ra rất cầu kỳ và
có nhiều điều kiêng kỵ được lưu truyền, gìn giữ từ
xưa đến nay như người có tang không được trực tiếp
thực hiện các nghi lễ, heo dùng để tế lễ phải có bộ
lông cùng màu…
Trong thời gian diễn ra lễ hội, có nhiều trò chơi giải
trí được tổ chức như múa lân, hát bội … làm huyên
náo, rộn ràng cả một vùng suốt mấy ngày đêm.
Lễ hội Nghinh Cô tại Dinh Cô
Thời gian: 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Đối tượng suy tôn: “Cô” có tên là Lê Thị Hồng Thuỷ.
Đặc điểm: Lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) đông người tham dự.
Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông
khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa
lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp
vui. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính
điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội
hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe
thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên
bể lặng, tôm cá đầy khoang.
Lễ hội Nghinh Ông (Vũng Tàu)
Thời gian: 16 - 18/8 âm lịch.
Địa điểm: Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu.
Đối tượng tôn vinh: Cá Ông.
Đặc điểm: Lễ rước cá ông trên biển.
Lễ hội là dịp ngư dân cầu mong sự bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá. Lễ
hội trùng với ngày vía (ngày mất) của cá. Nghi lễ có cúng Ông, lễ rước Ông trên biển
bằng chiếc ghe lớn được trang trí cờ hoa, chiêng trống rộn ràng. Sau nghi lễ là các cuộc
vui như hát bội, hát bá chạo, biểu diễn võ thuật.
133
Bình Dương
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bình Dương
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm:Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng suy tôn: Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Đặc điểm chính: Rước kiệu Bà, múa lân, sư tử, rồng, hầu
Lễ hội chùa Bà của người Hoa thu hút rất đông
khách thập phương tham dự. Chùa được các Bang
người Hoa xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20.
Vào ngày hội, chùa được trang hoàng cờ xí, đèn
lồng rực rỡ từ Tam quan đến điện thờ bằng 12 chiếc
đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, kết
thúc hội được bán đấu giá lấy tiền làm việc từ thiện.
Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa
trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ. Cuối hội là lễ
rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị
xã.
Bình Phước
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bình Phước
Tết mừng lúa mới của người M'Nông (Lễ Cơm mới)
Thời gian: Vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Vùng Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước.
Đặc điểm: Tết lớn nhất năm của người M’Nông
Người M'nông thường chuẩn bị cho tết ngay từ
ngày đầu tra hạt rồi chờ lúa chín. Tết được tổ chức
ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng giàng
(trời), sau đó mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào
trong bồ gọi là "rước lúa về nhà". Khách khứa sẽ
quay ra chúc chủ nhà những câu tốt lành, rồi chủ
nhà mời tất cả ngồi quây quần quanh đống lửa ăn
uống. Sau khi ăn uống xong, mọi người nổi cồng
chiêng, nhảy múa cho tới khuya, có khi tới sáng
hôm sau. Lúa thu hoạch được chia làm ba: một
phần để ăn, một phần để sắm đồ đạc, một phần dành
cho trâu bò cùng những con vật góp công cùng con người làm ra hạt lúa.
134
Tây Ninh
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Tây Ninh
Lễ hội núi Bà Đen
Thời gian: 15/1 âm lịch
Địa điểm: thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Thánh Mẫu
Đặc điểm: Hội xuân Núi Bà không chỉ là sự tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn biểu hiện
đậm đà bản sắc dân tộc
Núi Bà - thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền
thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi
chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên
quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với
con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà
trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này
triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen
và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".
Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên
Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách
trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái
và tham quan du lịch rất đông đúc.
Từ chân núi, khách trẩy Hội phải đi bộ và leo núi.
Ðến lưng chừng núi khách vào lễ đền Linh Sơn
Thánh Mẫu rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục
đường mòn leo núi để lễ chùa. Nơi đây, nhà chùa có
cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng
tiền vào chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tuỳ tâm.
Thậm chí nếu khách muốn lưu lại chùa một, hai
ngày vẫn được nhà chùa thết đãi nồng hậu - vì rằng
ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa và người
mộ đạo ai cũng như ai. Lên cao chút nữa, gần đỉnh
núi là Miếu Sơn Thần. Dừng tại đây, du khách có
cảm giác nhiều đám mây còn bay dưới chân mình và từ đấy có thể ngắm toàn ảnh hồ
nước Dầu Tiếng - Một công trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay. Những năm gần
đây mỗi mùa Xuân tới, dân chúng Nam Bộ kéo tới lễ Ðiện Bà đông như nước chảy. Mọi
người tin rằng lễ Ðiện Bà để cầu phù hộ, giải toả nhu cầu tâm linh, cũng nhân dịp du lịch
ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.
135
Đồng Tháp
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Đồng Tháp
Hội đình Tân Phú Trung
Thời gian: 16 - 17/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng làng.
Đặc điểm: Tưởng niệm những người có công lập làng và cầu cho dân khang vật thịnh.
Lễ hội Gò Tháp
Thời gian: 16/3 và 16/11 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Đặc điểm: Lễ cầu an.
Khu di tích Gò Tháp gồm 5 di tích, trong đó tiêu
biểu hơn cả là đền thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu
Bà Chúa Xứ. Hàng năm tại khu di tích Gò Tháp tổ
chức lễ hội lớn với lễ vía bà Chúa Xứ (16/3 âm lịch)
và ngày giỗ cụ Đốc Binh Kiều (16/11 âm lịch) thu
hút rất đông người đến tham dự. Lễ hội gồm có các
lễ cầu an, tế thần nông, cúng Ông (Đốc Binh Kiều),
hoặc cúng Bà Chúa Xứ. Bên cạnh đó còn tổ chức
múa lân, hát bội, đấu võ, trận lửa.
Hội đình Định Yên
Thời gian: 16/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Đối tượng suy tôn: Ông Phạm Văn An, người đầu tiên khai hoang lập ấp.
Đặc điểm: Hội đình long trọng với các nghi thức: đội kỵ mã, đội lân binh, đội học trò
lễ... để tưởng nhớ ông Phạm Văn An
136
Ninh Thuận
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Ninh Thuận
Lễ Cầu Đảo (của người Chăm)
Thời gian: 18/5 âm lịch, hoặc vào các dịp hạn hán đe dọa
Địa điểm: Tháp Poklông Garai và Pôrôme tỉnh Ninh Thuận
Đối tượng suy tôn: Thần Nông
Đặc điểm: Thầy cúng và người dân địa phương lên tháp lễ thần nông để cầu mưa, cầu xin
thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ vật dâng cúng tế thần có con trâu trắng
Lễ hội Katê
Thời gian:Ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 - 5/10 dương lịch)
Địa điểm: đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh,
tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng tôn vinh: các vị Nam thần: Pô Klông Garai, Pô Rôme.
Đặc điểm: theo nghi lễ của dân tộc Chăm
Lễ hội Katê của người Chăm diễn ra trong 3 ngày
trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp
(Bi môn, Ka lan) đến làng (Paley) và từng gia đình
(Nga wôm), tạo thành một dòng chảy phong phú, đa
dạng.
Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho
tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội
không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữ
những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền
văn hoá Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ;
những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp
để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian
với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô
thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Katê là minh
chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt
Nam.
Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng
giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Tiến hành lễ hội gồm
có:
- Thầy cả sư trụ trì đền tháp làm chủ lễ,
- Thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca,
- Bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần,
- Ông từ chủ trì lễ tắm tượng,
Cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.
Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm:
- 1 con dê,
- 3 con gà làm lễ tẩy uế ở tháp,
- 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê,
- 1 mâm cơm với muối vừng,
137
- 3 ổ bánh gạo và hoa quả.
Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè...
Lễ hội Katê gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trình tự theo các bước:
Ngày thứ nhất: đón rước y phục của nữ thần Pô Nagar ở thôn Hữu Đức
Ngày thứ hai: lễ hội Katê ở các tháp Chăm
* Phần lễ
- Lễ đón rước y phục (thường từ 7 giờ sáng)
- Lễ mở cửa tháp (diễn ra tại 3 đền, tháp
- Lễ tắm tượng thần (diễn ra trong 3 đền, tháp)
- Lễ mặc y phục cho tượng thần (tại 3 đền, tháp)
- Đại lễ (thường bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến 11h
trưa tại 3 đền, tháp)
* Phần hội
Ngày thứ ba:-
Lễ hội Katê ở làng. Sau khi lễ hội Katê ở tháp kết
thúc thì không khí lễ hội lại bùng lên ở các làng
Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét
dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân
khấu, sân bãi... Cùng thời gian đó một bộ phận khác
lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.
Buổi sáng ngày thứ ba, một người làm lễ cúng Katê
ở ngôi nhà chung của làng để cầu mong thần phù hộ
cho dân làng làm ăn phát đạt. Mỗi làng Chăm thờ
một vị thần riêng. Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo
mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán.
Ông thay mặt cho dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ cho dân làng.
Nếu như lễ hội Katê nặng về phần lễ ở các đền tháp thì tại làng phần lễ đơn giản hơn
phần hội. Đó là các trò như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn
nghệ...Vào cuối buổi chiều thì cuộc vui kết thúc, hội Katê ở làng cũng vãn. Mọi người về
nhà để tiến hành lễ Katê gia đình.
- Lễ Katê ở gia đình
Kết thúc lễ Katê ở làng là lễ Katê ở các gia đình mới bắt đầu. Nghi lễ này phụ thuộc điều
kiện kinh tế của từng gia đình, nếu có thì tổ chức nếu không thì thôi.
Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày
lễ, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ, cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ
cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo
dục con cháu kính trọng tổ tiên. Cũng dịp này các gia đình đều chuẩn bị bánh trái mời
người thân tới thăm viếng chúc tụng nhau. Cả làng đều ngập tràn niềm vui, thân thiện,
tình đoàn kết xóm giềng. Hầu như tất cả đều quên đi những vất vả, lo âu của đời thường
để tận hưởng những phút giây tràn đầy hạnh phúc.
138
Long An
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Long An
Lễ Cầu Mưa
Thời gian: 18/4 âm lịch.
Địa điểm: Tỉnh Long An.
Đặc điểm: cúng lễ truyền thống, lễ cầu mưa còn được thể hiện bằng những cuộc đua ghe
trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi).
Tiền Giang
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Tiền Giang
Hội Nghinh ông
Thời gian: 9 - 10/3 âm lịch.
Địa điểm:Lăng ông Nam Hải, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: Cá Ông.
Đặc điểm: Rước sắc Thần, lế xô giàn thí, cúng thủy lục, hát bội, hát thày, làm lễ nghinh
ông trên biển với hàng trăm tàu thuyền trang hoàng lộng lẫy
Hội Tứ Kiệt
Thời gian: 15 - 16/8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Thanh Hòa, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: Bốn anh hùng thời chống Pháp, đó là các ông: Đước, Long, Rộng,
Thận.
Đặc điểm: Dâng hương tưởng niệm.
Trà Vinh
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Trà Vinh
Lễ hội cúng biển Mỹ Long
Thời gian: 10 - 12/5 âm lịch.
Địa điểm: Miếu bà Chúa Xứ, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Xứ, Cá Ông.
Đặc điểm: Lễ hội của cư dân ven biển Nam Bộ. Nghi lễ gồm có: lễ nghinh Ông, lễ rước
Bà Chúa Xứ, lễ tế Thần Nông. Trò chơi: nhẩy bao, kéo co, bắt cá.
139
Bến Tre
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Bến Tre
Hội đình Phú Lễ
Thời gian: 18 - 19/3 âm lịch (Lễ kỳ yên) và 9 - 10/11 âm lịch (Lễ cầu bông).
Địa điểm: Ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng Bổn Cảnh.
Đặc điểm: Lễ kỳ yên cầu mưa thuận gió hòa, lễ cầu bông cầu mùa màng tươi tốt, lễ rước
sắc thần, tế tiền hiền, hậu hiền (khai khẩn, khai cơ), hát bội
140
An Giang
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại An Giang
Lễ Đôlta và hội đua bò
Đối tượng tôn vinh: Tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn người đã chết.
Thời gian: Từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu sẽ kéo
dài sang ngày 2 tháng 9 âm lịch).
Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng người Kh’mer thuộc huyện Tri Tôn hoặc
Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất được đầu thai sang kiếp khác,
để người quá cố được sung sướng hơn. Trong dịp lễ Đôlta có hội đua bò theo thể thức
truyền thống của người Kh’mer.
Lễ Đôlta
Lễ Đôlta vào tháng 8 âm lịch (lễ cúng tổ tiên). Thông thường trong dịp lễ Đôlta có hội
đua bò kéo bừa truyền thống, một trong 10 sự kiện lớn ở vùng Bảy Núi (An Giang),
mang sắc thái văn hoá độc đáo của người dân ở đây.
Người dân vùng Bảy Núi sống chủ yếu bằng cày
cấy, vì thế từ muôn đời nay con bò đã trở thành thân
thiết với bà con Kh'mer.
Lễ Đôlta tổ chức theo trình tự với các nghi lễ sau:
- Lễ đặt cơm vắt
- Lễ cúng tổ tiên
- Lễ hội linh
- Lễ đưa tiễn ông bà
Hội đua bò
Trường đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60m, dài chừng 170m xung quanh có
bờ đất cao đồng thời là nơi dành cho khán giả. Đường đua trên mặt ruộng nước dài
khoảng trên 100m, rộng khoảng 4m; hai đầu cắm mốc xuất phát và đích.
Mỗi giải đua ấn định 38 đôi bò được lựa chọn sau
các lần đua ở vòng loại tại các xã. Nhiều con tham
gia giải nhiều năm, chúng đều to khoẻ, dáng đẹp:
đầu to, lưng thẳng, xương chắc, đuôi dài, tai ngắn
và nhỏ, cổ tròn và cặp mắt hiền lành. Đối với những
người có kinh nghiệm chọn bò lâu năm thì đôi bò
tốt còn là tài sản theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa
bóng, vì đôi bò thắng trận sẽ có gần 20 triệu đồng.
Tuy nhiên chủ bò không bao giờ bán đôi bò của
mình nếu giành giải nhất, vì đó là niềm vinh dự của
gia đình và cộng đồng.
Vào cuộc đua, đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp bao gồm
một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Lúc này các tài xế được phân
thành cặp và làm thủ tục chọn cặp đua trước, đua sau. Không giống như đua xe, tất cả
xuất phát cùng một lúc. Đua bò lại thi hai đôi một: đôi trước, đôi sau. Mỗi cặp bò đều
phải kéo theo một giàn bừa đã được cưa ngắn bớt răng. Người điều khiển đứng trên giàn
141
bừa vung roi như khi đang bừa trên ruộng, do vậy họ phải đứng để không bị ngã, nếu ngã
hoặc rơi ra khỏi giàn bừa thì phạm luật và thua cuộc.
Ngày nay thể thức đua bò đã được cải tiến hơn xưa
rất nhiều: cuộc đua diễn ra trên mặt ruộng có nước
chứ không phải trên mặt đường như trước đây, vì
vậy tính mạng của người điều khiển bò an toàn hơn.
Tuy có một số thay đổi nhưng lệ vẫn giữ nhiều quy
ước cũ.
Cuộc đua chia
làm hai vòng:
vòng hu và
vòng thả, hết
vòng hu đến
vòng thả. Có thể hiểu vòng hu là vòng loại của cuộc
đua, còn vòng thả mới phản ánh đầy đủ sức mạnh
của cặp bò cùng tay nghề, bản lĩnh của người điều
khiển.
Vào vòng hu, mỗi đôi bò phải đi dạo hai vòng
quanh trường đua để trình diễn và khởi động. Nếu
đôi bò nào đạp vào bừa của đôi bò khác là bị loại.
Ngược lại, lệ quy định ở vòng thả khác với vòng hu, nếu đôi bò nào ở phía sau đạp vào
bừa của đôi bò trước thì lại thắng cuộc.
Đua bò ở An Giang đã có từ hàng trăm năm nay. Sự kiện này là dịp những người đàn
ông trong phum sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Hàng
ngày những tài xế, chủ bò là những nhà nông chân lấm tay bùn, nhưng lúc này họ được
tôn vinh là nhân vật chính của ngày hội.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Thời gian: từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch
Địa điểm: miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 7km
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Xứ
Đặc điểm: lễ tắm Bà.
Núi Sam nằm cách thị xã Châu Đốc (tỉnh An
Giang) 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn
hoá với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa
Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu... Lễ hội Bà Chúa Xứ (
còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt
đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch.
Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường
bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ
vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ
Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.
Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà.
Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách
trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp
theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức
142
vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc
tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc
. Tiếp ngay sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây Chầu - Hát
Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong
ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội
cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió
hoà. 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế được tiến
hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết).
Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa
về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Kết
thúc lễ cúng vía bà.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập
phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu
tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An
Giang.
Hội đình Châu Phú
Thời gian: 9 - 11/5 âm lịch.
Địa điểm: Phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Hữu Cảnh (cháu của Nguyễn Trãi).
Đặc điểm: Dâng hương, lễ kỳ yên, hát bội đêm
Hội đền Nguyễn Trung Trực
Thời gian: 18 - 19/ 10 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, lễ cúng tưởng niệm, trò diễn lại trận đánh chìm tàu chiến Pháp
trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19), bơi thuyền, chơi cờ tướng và nhiều trò vui khác.
Hội miếu Bằng Lang
Thời gian: 15 - 16/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Bà Thượng Đồng Cổ Hỷ.
Đặc điểm: Dâng lễ vía Bà, hát bội
Hội đình Long Phú
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Phú, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng bổn cảnh.
Đặc điểm: Lễ khai hạ, cầu mùa
Hội đền Bảo Sanh
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Đối tượng suy tôn: Lão Gia (danh y cổ Trung Quốc).
Đặc điểm: Lễ hội cầu sự việc tốt lành
143
Sóc Trăng
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Sóc Trăng
Chrorumchec - lễ hội cúng phước biển ở Vĩnh Châu
Thời gian: 14-15/2 âm lịch.
Địa điểm: Ấp Đôn Chếch, xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Đối tượng suy tôn: Trời đất thánh thần. Các bậc tiền nhân có công khai khẩn tạo lập vùng
đất.
Đặc điểm: Lễ hội truyền thống của người Khmer. Lễ cầu siêu, lễ cầu nguyện tam bảo,
cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp, múa khmer truyền thống, đua bò kéo xe,
cuộc đua ghe ngo trên cạn
Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo
Thời gian: Tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).
Địa điểm: Nghi lễ thực hiện tại sân nhà; sân chùa. Hội đua ghe ngo tại sông Maspéro
(thành phố Sóc Trăng).
Đối tượng tôn vinh: Thần Mặt Trăng.
Đặc điểm: Lễ cúng trăng, thả đèn nước, đua ghe ngo
Lễ Ooc-om-Bok
Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài
đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may
mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng vào tối ngày 14 tháng
10 (âm lịch), thời gian hành lễ trước khi mặt trăng
lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ đặt tại sân của từng
nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất
ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc
tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang
dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng
chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật gồm có
cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột
(khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối,
bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt
hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của
con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.
Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ.
Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay
nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước
muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt
thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ
cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày
này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.
Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn
gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối,
sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu
144
truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy
hội vào tối 14 này.
Đua ghe ngo
Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục
đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi
những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh
nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.
Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện
cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương.
Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai
nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã
được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất
cả các ghe ngo còn lại.
Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò -
hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả
khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái
để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những
mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết
định đến tốc độ của chiếc ghe.
Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có
nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí
còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với
môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá
truyền thống lớn ở Việt Nam.
Lễ cầu an Thắc Côn
Thời gian: Trung tuần tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Đặc điểm: Lễ cầu an của người Kh'mer và tổ chức vui chơi.
145
Tp Hồ Chí Minh
Liên hệ tham quan
CÔNG TY DU LỊCH tại Tp Hồ Chí Minh
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Tp. Hồ Chí Minh)
Thời gian: 23/3 âm lịch.
Địa điểm: 710 Nguyễn Trãi, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Bà Thiên Hậu.
Đặc điểm: Lễ vía Bà tại chùa Bà Thiên Hậu, một trong những ngôi chùa cổ của người
Hoa ở Chợ Lớn có kiến trúc theo lối Trung Hoa. Ngày hội, người Hoa về đây rất đông,
họ làm hai hình nộm Ông Thiện, Ông Ác cao 3 thước. Cuối ngày đốt 2 hình nộm để
cúng.
Hội chùa Ông
Thời gian: 24/ 6 âm lịch.
Địa điểm: 676 - 678 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Quan Công và nhiều vị thần (Trung Hoa) khác.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, tắm tượng, múa lân, hát bội
Lễ hội Nghinh Ông
Thời gian: Từ 15 đến 17 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Cá Ông.
Đặc điểm: Lễ cúng cá Ông của ngư dân miền ven biển. Có lễ rước và lễ tế truyền thống.
Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông" (cá
voi) gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo
Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại
lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Bằng nhiều tên
gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế
cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ
nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung
một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở
biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và
làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành
một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ
ngư dân ở các địa phương nói trên.
Lăng ông Thuỷ tướng được vua Tự Đức ban sắc phong gọi là Nam hải Tướng quân. Tại
đây hàng năm diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá
"Ông".
Ngày 15/8 không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt động
văn hoá sôi nổi.
Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước
kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại
bến đò Cần Giờ - Vũng Tàu. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai
bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ
tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển
146
nghênh ông
. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên
các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà
con tham dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai
giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng
ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử,
rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng.
Khi rước ông vào lăng, các nghi thức đón và tế
diễn ra trang trọng, đúng với nghi thức cổ truyền.
Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại
lăng ông Thuỷ tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động
văn hoá văn nghệ. Vào khoảng 20 - 23h cùng ngày
lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.
Sáng 17/8: từ 8h - 22h tại lăng ông Thuỷ tướng diễn ra lễ tôn vương ông Thuỷ tướng
theo sắc phong. Lễ cúng có hát thờ. Sau phần lễ tôn ông theo sắc phong cũng là lúc chấm
dứt lễ hội.
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông
Thời gian: 10 - 14/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Các bậc thầy dạy nghề trong thôn.
Đặc điểm: Lễ cúng Tổ nghề và lễ cầu an
Đình Bình Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một
trong hai ngôi đình có lượng khách tham quan, lễ
bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên gồm có: lễ
cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề
trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật
giáo, hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền hiền, hậu hiền
những thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các
công trình phúc lợi cho thôn làng. Có hát bội cúng
thần.
Hội miếu Ông Địa
Thời gian: 2/2 âm lịch.
Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân gian khác.
Đặc điểm: Hát bóng rỗi, diễn tuồng
Miếu Ông Địa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào
năm 1852. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch là ngày vía Thổ địa Phúc Đức
Chính Thần. Đây là lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở thành phố Hồ Chí Minh và
Nam bộ với các nghi thức: “gióng trống khai trang” thông báo vào lễ, “mời trầu” bằng
điệu hát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ, diễn tuồng hài “Địa Nàng” với nhân vật ông Địa
và nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau
đó là màn diễn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi do các nghệ nhân dân gian
trình diễn. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc
147
Lễ hội lăng Cá Ông - Bà Chiểu
Thời gian: 30/7 - 1/8 âm lịch.
Địa điểm: Lăng Ông, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Lê Văn Duyệt và phu nhân.
Đặc điểm: Lễ cầu yên, diễn xướng của nhiều nhân vật
Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận
Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.
Địa điểm: 18 đường Mai Văn Ngọc, phường 10 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Phật, thần, các vị tiền hiền, hậu hiền.
Đặc điểm: Tụng kinh cầu an, lễ tế, nghi thức tôn vương và hồi chầu
Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an của Phật giáo, tiếp theo là phần múa lân
và biểu diễn võ thuật cổ truyền, các nghi thức tế thần, tế tiền hiền, hậu hiền. Buổi tối có
phần xây chầu, đại bội và hát bội. Ngày thứ hai và thứ ba có nghi thức tế nam quan, nữ
quan theo truyền thống Bắc bộ. Chấm dứt lễ hội là nghi thức tôn vương và hồi chầu theo
truyền thống các đình Nam bộ.
Lễ đền thờ Phan Công Hớn
Thời gian: 25/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Phan Công Hớn, người lãnh đạo nhân dân 18 thôn Vườn Trầu tấn
công dinh tri huyện năm 1885.
Đặc điểm: Lễ giỗ theo nghi thức cúng thần.
Hàng năm, đến ngày 25/2 âm lịch, thân tộc của ông
cùng bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ
ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần. Người đến
dự lễ rất đông để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh
thân mình để nhân dân khỏi bị đàn áp bắt bớ, làm
rạng danh truyền thống 18 thôn Vườn Trầu.
Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn
Thời gian: 7 - 9/2 âm lịch.
Địa điểm: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề kim hoàn.
Đặc điểm: Giỗ tổ
Lễ hội gồm hai nghi thức: tế tổ trong hai ngày đầu
và tế các bậc tiền hiền, hậu hiền trong ngày cuối.
Đêm mùng 7 có chương trình văn nghệ do các nghệ
sĩ cải lương và những thợ kim hoàn biểu diễn.
Trong Thời gian lễ hội, những người thợ kim hoàn ở
TP. Hồ Chí Minh và các nơi khắp Nam Bộ về dâng
hương lễ tổ, trao đổi những kinh nghiệm cũng như
hỗ trợ nhau phát huy nghề nghiệp của tổ sư. Những
người thợ không về dự được thì có thể tổ chức cúng
148
tổ tại nhà nhưng phải chọn ngày cúng sau những ngày lễ tổ ở hội quán Lệ Châu.
Lễ kỳ yên đình Trường Thọ
Thời gian: 17/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Thần Thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền.
Đặc điểm: Lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh... thì luôn luôn phải có
một con heo sống. Lễ kỳ yên đình Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như
nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.
Hội chùa ông Bổn
Thời gian: 15/8 âm lịch.
Địa điểm: Đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Ông Bổn, Quan Công, Quan Thế Âm, Bà Chúa Sanh.
Đặc điểm: Lễ dâng hương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các lễ hội ở Việt Nam.pdf