Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm - Tại sao bạn phải mua bảo hiểm ?
Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm - Tại sao bạn phải mua bảo hiểm ?Một số khái niệm về bảo hiểm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ
nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người
bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các
thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho
công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất
thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được
bảo hiểm.
7 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm - Tại sao bạn phải mua bảo hiểm ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm - Tại sao
bạn phải mua bảo hiểm ?
Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho
tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên
Quy luật số đông (the law of large numbers)
Một số khái niệm về bảo hiểm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của
số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong
muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ
nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người
bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các
thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế
này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho
công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất
thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được
bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp
bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not
certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của
con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh
doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả
người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn
đề.
3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có
thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ
thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này
chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối
tượng bảo hiểm.
g, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm
bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra,
không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
5. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo
hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được
bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Tại sao bạn mua bảo hiểm?
Bạn có thu nhập là bao nhiêu? Bạn có biết chắc mình không bị rủi ro không? Nếu
khoản thu nhập đó mất đi vì lý do bạn gặp rủi ro hay bị ốm đau, tai nạn thì gia
đình bạn có nhận được khoản thu nhập này nữa không? Vậy bạn làm gì để bảo vệ
nguồn thu nhập?
1. Có cách nào tạo ra tài sản lớn cho bạn hay gia đình bạn không?
Nếu bạn tiết kiệm 10 triệu 1 năm thì phải mất 20 năm bạn mới có 200 triệu, nếu lỡ
có chuyện gì với bạn trước 20 năm thì bạn không có 200 triệu nữa. Nhưng nếu bảo
hiểm cho bạn luôn nhận được 200 triệu dù có chuyện không may xảy ra đối với
bạn trước 20 năm. Và nghiễm nhiên bạn nhận được ngay số tiền lớn đó không cần
phải tiết kiệm đến 20 năm.
2. Nếu bạn cần 1 khoản tiền lớn thì bạn làm gì bây giờ?
Bạn cần 1 khoản tiền lớn sau này cho con đi học hay mua nhà, mua xe thì bạn làm
gì ngay bây giờ? Chắc chắn là tiết kiệm rồi đúng không.
3. Nếu bạn phải vào viện thì bạn muốn ai trả tiền cho bạn?
Sức khỏe là điều mà mọi người không nói trước được. Ngay cả bạn rất quan tâm
đến sức khỏe của mình nhưng mỗi năm đến thì sức khỏe của bạn lại giảm 1 chút.
Bạn thử so sáng sức khỏe của bạn khi bạn 20 tuổi với lúc bạn 30, hay lúc 30 với
40 .... Nhưng điều đáng nói là con người có thể chết vì một bênh nào đó.
Nhưng nếu bạn nằm viện thì bạn muốn ai chi tiền viện phí cho bạn? Nếu có hai
bên đứng ra trả viện phí cho bạn thì bạn chọn bên nào: bên A là gia đình bạn đó là
cha mẹ, vợ con bạn; bên B là người mà bạn không hề quen biết. Bạn chọn bên nào.
Bên A hay B. Nếu bên B thì hãy nói với tôi, tôi sẽ cho bạn biết đó là ai. Là bảo
hiểm đó.
4. Ai là trả lương và trả các chi phí khác cho khi bạn bị thương tật không còn
khả năng làm việc nữa?
Nếu bạn bị thương tật thì chi phí cho gia đình có tăng không? Bạn có thu nhập
hàng tháng không? hoàn toàn không! Thật là bất hạnh làm sao khi bạn vẫn sống
mà không có thu nhập trong khi đó người thân lại phải trả chi phí cao hơn ngày
thường.
Bạn nghĩ thế nào nếu có kế hoạch mà nếu chuyện không may xảy ra đối với bạn
thì bạn vẫn có thu nhập trong khi gia đình bạn và bạn đã có 1 người khác đứng ra
chi trả cho chi phí phát sinh của bạn.
5. Nếu bạn là doanh nhân thì đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất?
Bạn dành ra hàng chục triệu hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để đầu tư vào
1 dự án kinh doanh. Dù bạn kinh doanh giỏi tới cỡ nào thì bạn luôn chịu một hệ só
rủi ro nào đó? bạn có phương án kinh doanh nào mà bạn không bao giờ bị lỗ
không? Nếu bây giờ có 1 dự án kinh doanh là đảm bảo hệ số rủi ro bằng không, và
lãi ít nhất từ 3 đến 100 lần tùy thuộc thời gian, bạn nghĩ thế nào?
6. Bạn thể hiện tình yêu thương chăm sóc đối với gia đình tương lai của bạn
như thế nào?
Nếu bạn nghĩ chu cấp đầy đủ cho gia đình của bạn ngày hôm nay nhưng nếu bạn
không còn sống để chu cấp tiếp thì gia đình bạn sẽ ra sao. Nếu chu cấp tất cả cho
ngày hôm nay mà ngày mai có thể túng thiếu thì thật là đáng trách.
Nếu bạn có con cái bạn nghĩ rằng mình chu cấp cho nó đầy đủ hôm nay thì bạn đã
hoàn thành trách nhiệm. Nhưng nếu có điều không may xảy ra với đứa con thân
yêu của bạn và tất cả những thứ mà bạn đã xây dựng cho nó trở nên vô ích. Bạn đã
xây dựng cho con bạn 1 lâu đài mà quên xây dựng tường thành để bảo vệ lâu đài
đó. Nếu có giải pháp mà sự chăm sóc của bạn dành cho con cái là một bức tường
vững chắc trong suốt quãng đời của nó, chính nó thay bạn chăm sóc cho con cái
bạn khi bạn không còn khả năng. Chính bạn chăm sóc tương lai cho con cái thì
tương lai sẽ chăm sóc nó băng phương án mà tôi dành cho bạn
7. Nếu bạn chưa có lương hưu thì cuộc đời khi bạn xế chiều sẽ ra sao?
Nếu bạn thấy những cảnh mà các cụ già phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại thì
bạn mới thấy tầm quan trọng của tiền lương hưu.
Bạn về hưu với 1 khoản tiền hàng tháng, nhưng nếu bạn qua đời sớm thì gia đình
bạn có nhận được tiền lương hưu của bạn không, thật bất công khi một người làm
lụng cả đời và dành ra 1 khoản để khi mình về hưu có 1 khoản tiên hàng tháng
nhưng không may họ lại không sống đủ lâu để nhận nó, trong khi gia đình họ lại
không được nhận. Bạn nghĩ điều này thế nào?
Nếu có phương án cho bạn là dù bạn có lương hưu hay không nhưng nếu bạn tham
gia thì bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với số tiến mà bạn đóng góp vào.
Dù bạn có ra đi sớm hay muộn nhưng chắc chắn bạn hoặc gia đình bạn được nhận.
Bạn có tin không.
8. Bạn hãy bảo vệ mình khi còn được bảo vệ
Sức khỏe của bạn có thế hiện nay rất tốt, nhưng 10 hay 20 năm nữa thì sao. bạn có
dám chắc nó sẽ luôn khỏe mạnh chứ. Khi bạn còn có sức khỏe thì hãy bảo vệ nó.
Đừng để khi vào viện rồi mới bảo vệ, không còn kịp nữa đâu. Mà bạn biết đấy chi
phí ở bệnh viện không nhỏ chút nào đâu.
Rất nhiều người gặp phải bi kịch sau" khi chúng ta có đủ tiêu chẩn để được bảo vệ
thì chúng ta lại sợ mất tiền hay không có tiền, nhưng khi có tiền rồi thì lại không
còn đủ tiêu chuẩn để được bảo vệ nữa".
Hãy bảo vệ mình trước khi quá muộn.
9. Của hồi môn nào đáng giá nhất mà bạn dành cho con cái?
Nếu bạn muốn dành 500 triệu làm của hồi môn cho con cái sau này thì bạn phải
làm gì? tiết kiệm chăng? Nếu bạn ra đi sớm hay không còn khả năng làm việc thì
số tiên bạn dành dum làm của hồi môn cho con cái có thực hiện đực không. Nếu
có phương án mà bạn chắc chắn rằng con bạn sẽ nhận được 500 triệu dù điều gì
xảy ra với bạn thì bạn nghĩ rằng mình nên tham gia không.
10. Bạn quản lý tiền của mình thế nào?
Nếu bạn nghèo khó thì gia đình bạn sẽ ra sao nếu bạn không đem lại thu nhập nữa.
Nếu bạn là người khá giả thì bạn muốn trở nên giàu có thì làm cách nào?
Nếu bạn giàu có thì bạn quản lý tiền của mình như thế nào, có cách nào mà gia
đình bạn luôn luôn giàu có không.
Kiếm tiền rất khó nhưng tiêu tiên rất dễ và rất nhanh. Bạn thử tính xem bạn kiếm
500 triệu trong bao lâu và bạn tiêu hết 500 triệu trong bao lâu. chênh lệch về thời
gian của việc kiếm và tiêu là cực lớn. bạn nghĩ thế không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ntac_baohiem_4284.pdf