Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Việc mở L/C trả chậm nhập khẩu, hàng hoá phải phù hợp với chính sách
xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước, các quy định hiện hành của Nhà
nước liên quan đến việc vay, trả nợ nước ngoài.
11 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4286 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương
mại việt nam hiện nay
Tác giả
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tài trợ xuất khẩu
Hiện nay để tài trợ xuất khẩu các ngân hàng thương mại thường cho vay bằng
đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu
hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau:
Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo
đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng
Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng thông thường được áp
dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho
L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân
hàng. Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục
đích, thông thường Ngân hàng thực hiện tài trợ như sau:
Khi vay ngân hàng yêu cầu nhà nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định
cộng thêm với số tiền vay ngân hàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất
hàng xuất khẩu. Hàng hoá sẽ làm tài san đảm bảo để tiếp tục vay và được
nhập tại kho ngân hàng hoặc nhập kho mà trước đó ngân hàng và nhà xuất
khẩu thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng
ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục cho vay,
khách hàng sẽ dùng số tiền Ngân hàng tài trợ để đi mua hàng, chế biến sản
xuất hàng hoá tiếp tục cứ như vậy cho đến khi bằng 100% giấ trị hàng xuất.
Thông thường ngân hàng chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu.
Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với những
điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Trên
hối phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu.
Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân
hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C,
ngân hàng thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ. Trường
hợp giữa ngân hàng mở và ngân hàng thông báo L/C là đại lý có mở tài
khoản tiền gửi cho nhau, việc thực hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ
được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng nên ngân hàng có thể tài trợ
mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường.
Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không phải là
ngân hàng thanh toán, rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ doanh
nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong
giao nhận hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục
đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng.
Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu
Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi
được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để
xử lý và luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng
bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định
rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức tài trợ này được tiến
hành sau khi giao hàng. Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng
nhanh chóng, ngân hàng thương mại thường yêu cầu các L/C xuất của khách
hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng
thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh toán L/C, được thể hiện qua các hình
thức sau:
Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu
+ Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy
định. Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ
giao dịch thường xuyên với ngân hàng chiết khấu. Tình hình sản xuất kinh
doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng
thanh toán, có uy tín với ngân hàng. Số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn
mức tín dụng.
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định về mục
đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… Ngân hàng kiểm tra bộ
chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có
thể bị từ chối thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ. Ngân hàng kiểm tra sự
phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong
L/C. Ngân hàng xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào khoảng
90% giá trị L/C xuất. Tuy nhiên trên thực tế tuỳ từng ngân hàng, từng trường
hợp cụ thể sẽ quyết định một tỷ lệ chiết khấu. Có hai hình thức chiết khấu:
Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán
tiền cho nhà xuất khẩu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh
toán.
Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh
toán cho nhà xuất khẩu không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không
được thanh toán.
Hiện nay đa số ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi.
Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu, có những sai sót
ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân
hàng ứng trước tiền hàng. Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 – 60% giá
trị hàng xuất.
Ngân hàng thực hiện thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi
nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được
báo Có của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tự động ghi Nợ tài khoản tiền
gửi của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong
vòng 7 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền chiết khấu hoặc ứng trước
sang nợ quá hạn. Khi được thanh toán từ phía ngân hàng nước ngoài sẽ thực
hiện khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí có liên quan.
Tài trợ nhập khẩu
Thông thường ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật
tư, hàng hoá máy móc thiết bị, công nghệ… hoặc cho vay bằng VND, trường
hợp này rất hiếm vì khi vay VND đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập
khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của
ngân hàng. Ngân hàng thực hiện với những hình thức sau:
Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu
Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập
khẩu.
Điều kiện để mở L/C tại các ngân hàng thương mại:
+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập uỷ
thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.
+ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà
nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.
+ Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và
có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.
+ L/C hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng
trên là hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng
thanh toán lô hàng.
+ Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc được bảo
lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.
+ Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn
nước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt.
Thẩm định hồ sơ mở L/C:
Trên cơ sở thẩm định, ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C
được coi là một hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại. Ký quỹ nhằm
bảo đảm khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký
quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán của khách hàng
càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
+ Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì mức ký
quỹ thấp và ngược lại.
+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì
mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký
quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng.
+ Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả
hàng hoá trên thị trường. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá
cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp.
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, các định mức ký quỹ L/C ngân hàng sẽ
quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài
khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản thanh toán L/C, theo
quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi
thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn
vị nhập uỷ thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thể làm
đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C rất
hạn chế.
Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập
Ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo L/C, có
thời gian là 7 ngày để kiểm tra xử lý chứng từ đưa ra ý kiến thanh toán hoặc
từ chối thanh toán. Trong nghiệp vụ này ngân hàng thanh toán dựa vào chứng
từ chứ khôn dựa vào hàng hoá, nên ngân hàng mở L/C phải kiểm tra chứng từ
cẩn thận, chứng từ phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền (L/C trả ngay hoặc
chấp nhận thanh toán hối phiếu- L/C trả chậm).
Đối với nhà nhập khẩu, hàng vừa cập bến phải nộp tiền cho ngân hàng để
thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng, bán
hàng và thu hồi vốn. Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu
cần có khoản tài trợ từ ngân hàng, vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập
khẩu. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính hiệu quả sử dụng vốn vay và
khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản để quyết định. Tuy nhiên
trên thực tế đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định, có uy tín với ngân hàng thì không ký quỹ mở L/C, không cần tài sản thế
chấp vẫn được vay vốn ngân hàng, hàng hoá nhận về đem thẳng đến kho của
doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh
Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh được thực hiện trên tinh
thần nghị định 58/CP – ngày 30/3/1993 của Thủ tướng chính phủ về Quy chế
vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định 23/ QĐ - NH14 ngày 21/02/1994 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh.
Hiện nay các nân hàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, thực hiện tái
bảo lãnh cho các ngân hàng khác. Các doanh nghiệp muốn vay vốn nước
ngoài phải lập kế hoạch vay vốn nước ngoài đã có sự đồng ý của cơ quan chủ
quản và nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được cơ quan nhà nước
duyệt.
Hiện nay có nhiều hình thức bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia
đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc… nhưng thực tế bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, đấu thầu rất ít sử dụng. Bảo lãnh vay vốn là hình
thức chủ yếu tại các ngân hàng, tái bảo lãnh ít được thực hiện. Bảo lãnh ở
nước ta chủ yếu để tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vay vốn, được
thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Phát hành thư bảo lãnh .
+ Mở L/C trả chậm.
+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange) nhận nợ nước ngoài.
+ Ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài.
+ Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập
nhận nợ nước ngoài.
Sau đây xin giới thiệu hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến ở nước
ta hiện nay:
+ Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh.
Hiện nay đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho
các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhập hàng hoá, máy móc thiết bị do nước
đó sản xuất. Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía các
doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo
lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài nếu doanh
nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền khi đến hạn. Trên cơ sở bảo lãnh của
ngân hàng Việt Nam, nhà xuất khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân
hàng phục vụ của họ để vay vốn thay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu
chấp nhận những điều kiện vay vốn của ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp
phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài.
+ Bảo lãnh bằng phát hành L/C trả chậm:
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa
qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các ngân hàng thương
mại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là hình thứcc vay vốn, tranh thủ
vốn nước ngoài đơn giản và đễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng
hoá, phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn.
Theo quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm theo quyết
định số 207- NH7 ngày 01/07/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy
định:
+ Việc mở L/C trả chậm nhập khẩu, hàng hoá phải phù hợp với chính sách
xuất nhập khẩu hàng năm của Nhà nước, các quy định hiện hành của Nhà
nước liên quan đến việc vay, trả nợ nước ngoài.
+ Số dư L/C trả chậm ngắn hạn (1 năm trở xuống) phải nằm trong hạn mức
vay ngắn hạn theo quy định của Công văn 515/CV NH7 về hạn mức vay
ngắn hạn của ngân hàng và mức ký quỹ tối thiểu mở L/C trả chậm. Ngân
hàng phải duy trì tỷ lệ tối đa là 3 lần giữa số dư vay và bảo lãnh vay ngắn hạn
nước ngoài (gồm số dư L/C trả chậm ngắn hạn, số tiền đang bảo lãnh vay
ngắn hạn nước ngoài và số dư vay ngắn hạn nước ngoài) trên vốn tự có của
ngân hàng. Ngân hàng không có nợ quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ mở L/C
trả chậm.
+ Trích lập quỹ bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo lãnh và tái bảo lãnh
theo quy định:
Quỹ bảo lãnh = 5% Giá trị thực tế bảo lãnh
Giá trị thực tế bảo lãnh = Giá trị ngân hàng bảo lãnh – Giá trị mà bên xin bảo
lãnh ký quỹ tại ngân hàng.
Như vậy tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xuất hiện như là một yêu cầu khách
quan đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình với hoạt động xuất khập
khẩu cũng như đối với nền kinh tế. Với sự phát triển ngày càng đa dạng và
phong phú của các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà ngân hàng thương
mại Việt Nam đã cung cấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện
thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt rủi ro trong
giao dịch ngoại thương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_hinh_thuc_tin_dung_tai_tro_xuat_nhap_khau_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_hien_nay_0215.pdf