Tóm lại, việc đổi mới các chính sách trong việc làm và các lĩnh vực xã hội là các mặt công tác
xã hội, ngày càng cao của sự nghiệp Đổi mới mà nhân dân ta đang tiến hành. Những thành
tựu nói trên chỉ là những cố gắng bước đầu. Còn biết bao nhiêu đòi hỏi của xã hội chưa kịp
đáp ứng, đó là những vấn đề đang đặt ra cho những nhà nghiên cứu cũng như những nhà
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện. Cuộc sống đang chờ đón những sáng tạo mới trên
một tầm tư duy mới đáp ứng được những đòi hỏi của giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chính sách đổi mới trong lĩnh vực việc làm và các vấn đề xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 2 - 1997
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
10
CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI
TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
(Thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội)
ĐỖ MINH CƯƠNG
Từ những năm cuối thập kỷ 80 Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay
nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng khá cao và tương đối đều đặn. Năm 1996
tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9,38%; giá trị sản lượng của nông nghiệp tăng 4,9%;
công nghiệp 14,1%. Đã kiềm chế và kiểm soát được nạn lạm phát năm 1996, tỷ lệ lạm phát
được giữ ở mức 4,5% thấp nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt mức bình quân trong thời gian qua là 50%. Cùng với tăng trưởng kinh tế ngân
sách Nhà nước đã được cơ cấu lại một cách cơ bản và lành mạnh hơn. Thu ngân sách trong
nước đã đảm bảo đủ chi thường xuyên và bước đầu có tích lũy phục vụ cho đầu tư phát triển.
Tỷ lệ huy động vốn đầu tư tính trên GDP đạt 26,9% tăng 0,6% so với mức 26,3% của năm
1995, trong đó 60% là từ nguồn trong nước.
Nhờ những thành tựu kinh tế nói trên mà tình hình xã hội đã được cải thiện rõ rệt: mức sống
của nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhà nước đã dành sự quan tâm
thích đáng đến công tác xã hội. Điều này được thể hiện thông qua việc ban hành, sửa đổi bổ
sung hàng loạt chính sách xã hội, tăng chi phí cho giáo dục, y tế và đảm bảo xã hội. Tỷ lệ chi
từ ngân sách cho giáo dục, y tế và đảm bảo xã hội tăng từ 20% năm 1990 lên 25% năm 1994
và 28% năm 1996.
Tháng 7 năm 1994 Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động, đó là một sự kiện quan trọng đã tạo
cơ sở pháp lý cho việc ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến lao động, việc làm, tiền
lương, bảo hiểm xã hộiĐồng thời nó tạo ra hành lang pháp luật đảm bảo cho người lao
động tự do hành nghề, liên doanh, liên kết và tự do thuê mướn lao động. Để triển khai Bộ
Luật lao động vào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành 24 Nghị định nhằm cụ thể hóa các quy
định trong Bộ Luật.
Theo tinh thần Bộ Luật lao động, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm đã thay đổi
một cách căn bản. Từ chỗ coi giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước và chỉ có làm
việc trong cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm đã chuyển sang nhận thức mới: Mọi
hoạt động lao động, tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận
là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội
có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Người lao động
không chờ đợi Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm, mà chủ động tạo việc làm cho mình và cho
Đỗ Minh Cương
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
11
người khác trong môi trường kinh tế xã hội, pháp luật thuận lợi do nhà nước tạo ra. Trách
nhiệm của nhà nước thay vì việc bao cấp trong giải quyết việc làm trước đây bằng việc ban
hành cơ chế, chính sách, luật pháp đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, các đơn vị
sản xuất kinh doanh được quyền tự do thuê mướn lao động. Hình thức tuyển dụng và sử dụng
lao động dưới dạng hợp đồng lao động đang dần thay thế cho cách thức biên chế suốt đời
trước đây.
Bước vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) do chuyển đổi cơ chế đã có 25 –
30% số lao động khu vực nhà nước dôi ra cần sắp xếp lại; 60 – 70% cơ sở hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp ngừng sản xuất, hàng chục vạn lao động đi hợp tác ở nước ngoài trở về và quân
nhân xuất ngũ do giảm quân số cần phải giải quyết việc làm; cộng với số tăng tự nhiên thêm 1
triệu lao động/năm. Tình hình đó đã dẫn đến số lao động không có việc làm tăng lên đột biến
bình quân 10% năm (89 – 91). Số lao động cần bố trí việc làm hàng năm lên đến 3,3 – 3,4
triệu người; chiếm tới 9 – 10% lực lượng lao động xã hội. Đứng trước tình hình bức xúc về
việc làm, Chính phủ đã có những chủ trương lớn về lao động việc làm như: Quyết định
176/HĐBT ngày 12/4/1991 và Quyết định 111/HĐBT về sắp xếp, tinh giảm biên chế khu vực
hành chính sự nghiệp và Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 về chủ trương, phương
hướng và biện pháp giải quyết việc làm.
Tính đến hết năm 1995, cả nước ta có 41.320 ngàn lao động, trong đó có 39.300 ngàn người
có khả năng lao động trong độ tuổi lao động. Số lao động đang tham gia làm việc trong nền
kinh tế quốc dân là 35.220 ngàn người. Số người chưa có việc làm là 2.500 ngàn, chiếm 6,4%
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, còn có khoảng 30 – 35% nông dân
không đủ việc làm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, có một bộ phận đáng kể người lao động
khai báo với cơ quan Thống kê là chưa có việc làm nhưng thực chất đang hoạt động trong khu
vực kinh tế phi kết cấu.
Dự báo đến năm 2000, lực lượng lao động xã hội sẽ là 48.420 ngàn người với 45.300 ngàn
người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động. Tổng số người đi tìm việc làm trong thời
kỳ 1996 – 2000 là 8.600 ngàn người, bao gồm 6.100 ngàn lao động tăng thêm và 2.500 ngàn
lao động chưa có việc làm từ những năm trước chuyển sang.
Đến năm 1995, trong tổng số 35.220 ngàn người đang tham gia làm việc trong nền kinh tế
quốc dân thì khu vực nhà nước, kể cả sản xuât kinh doanh và hành chính sự nghiệp chỉ có
khoảng 3 triệu người. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ thu hút được khoảng gần
200.000 lao động, mức đầu tư bình quân cho một chỗ làm việc tới hàng chục ngàn USD. Khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước đã giải quyết việc làm cho 32 triệu người, trong số
đó có một tỷ lệ rất đáng kể làm việc trong khu vực kinh tế phi kết cấu.
Các chính sách đổi mới.....
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
12
Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm đã được thành lập và đã ban hành những
văn bản cụ thể về việc thành lập Trung tâm xúc tiến việc làm ở các địa phương, các ngành,
các tổ chức đoàn thể. Đến nay cả nước có 140 Trung tâm xúc tiến việc làm. Các trung tâm có
nhiệm vụ cơ bản là đào tạo nghề cho người lao động, giới thiệu việc làm, thực hiện các
chương trình hỗ trợ tín dụng nhằm tạo việc làm cho người lao động. Nhờ thực hiện chương
trình phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất trong 5 năm qua, trung bình trong cả nước mỗi năm
đã tạo được trên 1 triệu chỗ làm việc cho người lao động. Riêng do thực hiện Nghị quyết 120
về việc làm đã tạo việc làm cho 80 vạn lao động. Số lao động không có việc làm ở thành thị
đã giảm từ 9% năm 1990 xuống 6,08% năm 1994; 6% năm 1995 và 5,88% năm 1996.
Để có sự nhìn nhận và phân tích sâu hơn về sự đổi mới các chính sách trong lĩnh vực việc làm
và các vấn đề xã hội, chúng tôi nêu lên một số vấn đề chính sau đây:
Về tiền lương:
Từ tháng 4/1993 đã tiến hành thực hiện giai đoạn 1 của chương trình cải cách chính sách tiền
lương. Quan điểm cơ bản của chính sách tiền lương trong giai đoạn này là:
- Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thỏa thuận của
người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động
cho người thực sự lao động, đồng thời bảo đảm cho người lao động hưởng lương hòa nhập
vào thị trường xã hội.
- Phải tiền tệ hóa tiền lương, thay đổi cơ bản kết cấu của tiền lương. Các chính
sách chế độ bao cấp như bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, điện nước, trang bị đồ dùng,
phương tiện đi lại được xóa bỏ và tính vào lương.
- Tiền lương tối thiểu phải được luật pháp hóa, áp dụng cho những nơi có quan
hệ lao động trong toàn xã hội, buộc người sử dụng lao động không được trả công cho người
lao động thấp hơn mức đó.
Hệ thống tiền lương được xác định cho 4 khu vực khác nhau: dân cử, hành chính sụ nghiệp,
sản xuất kinh doanh và lực lượng vũ trang, do tính chất của nguồn quỹ và tính chất lao động
của từng loại khác nhau. Mức lương tối thiểu áp dụng trong cả nước là 120.000đ/tháng, quan
hệ tiền lương giữa tối thiểu, trung bình, tối đa trong hệ thống thang, bảng lương là 1 – 1,9 –
10. Hệ thống thang lương, bảng lương trong các xí nghiệp quốc doanh có quan hệ tỷ lệ là 1 –
1,85 – 7,06. Từ 1/1/1997 Nhà nước đã điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu lên 144,000đ/tháng
nhằm bù đắp một phần tiền lương thực tế đã bị giảm sút do trượt giá.
Trong các doanh nghiệp nhà nước tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kết quả lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 59/CP và
Đỗ Minh Cương
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
13
28/CP nhằm bổ sung thêm một số quy định mới trong lĩnh vực này. Theo đó, tiền lương tối
thiểu để tính đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước được áp dụng hệ số điều
chính tăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định tuy theo
giá cả sinh hoạt, giá công lao động trên thị trường ở từng vùng, ngành và hiệu quả sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu nhập các doanh nghiệp ở Hà Nội đạt mức bình quân 600.000đ/người/tháng, ở thành phố
Hồ Chí Minh 900.000đ/người/tháng, các địa phương khác khoảng 300.000 – 400.000
đ/người/tháng.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mức lương tối thiểu được quy định như
sau:
- 45 USD đối với các đơn vị đóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- 40 USD đối với các đơn vị đóng tại các thành phố loại II
- 35 USD đối với các đơn vị đóng tại địa bàn thuộc các tỉnh còn lại hoặc những
doanh nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn thuộc các ngành nông lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản.
- 30 – 35 USD đối với các đơn vị đóng tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hạ
tầng cơ sở kém, sử dụng nhiều lao động, hoặc những đơn vị sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép.
Về bảo hiểm xã hội
Trước đây điều lệ bảo hiện xã hội quy định 6 chế độ bảo hiểm xã hội:
- Ốm đau và nghỉ trông con ốm.
- Thai sản cho nữ công nhân viên chức.
- Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Nghỉ việc vì mất sức lao động
- Hưu trí vì mất sức lao động
- Hưu trí tuổi già
- Trợ cấp do mất người nuôi dưỡng cho gia đình công nhân viên chức bị chết.
Các chính sách đổi mới.....
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
14
Đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) thời gian này là công nhân viên chức
nhà nước, lực lượng vũ trang.
Nguồn chi chủ yếu của BHXH là từ ngân sách nhà nước.
Trong thời kỳ Đổi mới, nguyên tắc và hình thức hoạt động của bảo hiểm xã hội trở nên không
phù hợp. Thực hiện Đổi mới với BHXH được quy định trong Bộ Luật lao động, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 12/CP về Điều lệ BHXH. Nội dung cơ bản của nó gồm:
- Quy định về 5 chế độ BHXH: Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thai sản; Trợ cấp tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất.
- Quy định về cơ cấu và tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH đối với cá bên người sử
dụng lao động 15%, người lao động 5% tổng quỹ lương; trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ của
nhà nước đối với chế độ BHXH.
- Quy định về mức hưởng đối với từng chế độ BHXH
- Quy định về sử dụng quỹ BHXH.
- Quy định về tổ chức, quản lý, thực hiện BHXH.
Những quy định trong điều lệ này là một loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiểm soát
BHXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau đó đã mở rộng đối tượng
tham gia BHXH đến người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, hình thành được nguồn
quỹ BHXH tách dần khỏi ngân sách nhà nước, hình thành tổ chức BHXH thống nhất trong cả
nước, điều chỉnh các loại trợ cấp BHXH theo tiền lương.
Về xóa đói giảm nghèo:
Bên cạnh những mặt tích cực, tác động của cải cách kinh tế đã làm xuất hiện tình trạng phân
hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Trước tình hình
đó, chúng ta đã tổ chức nắm bắt tình hình đói, nghèo và hương dẫn các địa phương thống kê
số hộ đói nghèo. Hiện nay, trong cả nước có gần 3 triệu hộ đói nghèo chiếm 20,3% tổng số hộ
của cả nước, trong đó số hộ đói là 4,1%; số hộ nghèo là 16,2%.
Từ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một vài địa phương, chúng ta đã kịp thời tổng kết và
phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn các địa phương xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo
phù hợp với đặc thù của mình. Đến nay ở 53 tỉnh, thành phố có chương trình xóa đói giảm
nghèo, đã hình thành những nguồn quỹ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo vay vốn với lãi
suất ưu đãi.
Đỗ Minh Cương
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
15
Trong vòng 4 năm hoạt động đã giảm được 8% tỷ lệ các hộ nghèo trong tổng số các hộ của cả
nước, trung bình mỗi năm giảm được 2%. Đã lồng ghép xóa đói giảm nghèo với 15 chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác như chương trình 327, 120 nước sạch nông thôn,
tín dụng ưu đãi người nghèo..Nhà nước và địa phương đã ban hành một số chính sách về
miễn giảm một phần đóng góp của các hộ nghèo khi khám, chữa bệnh, học hành. Đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nhỏ về giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm xá, giếng nước sạch
.được chú ý hơn và đã đạt kết quả bước đầu.
Công tác cứu trợ xã hội:
Với quan điểm coi việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội không phải là một sự ban
ơn và cũng không đơn thuần là một việc làm từ thiện mà là yêu cầu, trách nhiệm của xã hội và
là công bằng xã hội. Bởi vậy, Chính phủ ban hành nhiều văn bản chính sách đối với đối tượng
bảo trợ xã hội. Những văn bản này đã quy định cụ thể đối tượng cứu trợ, mức trợ cấp, nguồn
trợ cấp, về chỗ ở, về chế độ sinh hoạt như: mặc, thuốc men khi ốm đau, về việc bố trí việc
làm, về điều kiện học tập cho trẻ mồ côi, về chế độ chăm sóc cho người già cô đơn, người tàn
tật khi họ không tự phục vụ được cho bản thân
Tính đến cuối năm 1995 cả nước có 195 trung tâm BHXH, trong đó có 116 trung tâm thuộc
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý đặt tại 52/53 tỉnh, thành trong cả nước.
Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Bên cạnh những thành tựu, cần có sự phân định sâu về những tệ nạn xã hội xu hướng ngày
càng tăng từ thành thị đến nông thôn đặc biệt là tệ nạn mại dâm và ma túy. Để từng bước đẩy
lùi và xóa bỏ tệ nạn xã hội, lành mạnh đời sống xã hội. Chính phủ đã ra Nghị quyết quyết
05/CP ngày 29/1/1993 về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm, Nghị quyết 06/CP ngày
29/1/93 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
Sau hai năm thực hiện, đến nay công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã có một bộ máy thống
nhất từ trung ương đến địa phương. Với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các
tổ chức đoàn thể, các địa phương công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được thu được kết
quả đáng kể. Chỉ tính riêng năm 1995 đã bắt giữ trên 7 nghìn gái mại dâm, khám phá và bắt
giữ trên 11 nghìn đối tượng tiêm trích ma túy. Đã tổ chức giáo dục, chữa trị cho gần 6 nghìn
gái mại dâm; tiến hành cai nghiện cho gần 15 nghìn người. Tổ chức dạy nghề cho trên 5,5
nghìn đối tượng và giải quyết việc làm cho trên 2 nghìn người.
Về công tác đền ơn đáp nghĩa:
Về tinh thần “uống nước nhớ nguồn” công tác đền ơn đáp nghĩa được Nhà nước và nhân dân
đặc biệt quan tâm. Sau nhiều năm chiến tranh, số lượng đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội
Các chính sách đổi mới.....
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
16
lớn, song ngân sách nhà nước eo hẹp nên mức trợ giúp còn thấp. Với quan điểm coi công tác
đền ơn đáp nghĩa không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn xã hội,
một mặt nhà nước thông qua pháp lệnh người có công; mặt khác tổ chức tuyên truyền rộng
rãi nhằm động viên toàn dân tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa; chăm sóc, phụng dưỡng,
giúp đỡ .các đối tượng. Tính đến cuối năm 1995 số tiền đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa
trên 71 tỷ đồng; xây mới trên 53 nghìn ngôi nhà tình nghĩa; tặng trên 212 nghìn sổ tiết kiệm
tình nghĩa với tổng giá trị 82 tỷ đồng.
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, các lĩnh vực và phạm vi hoạt động
về lao động và xã hội đang được quan tâm, trong các năm tới cần chú trọng trên các hướng
sau:
- Kiện toàn lại bộ máy, tăng cường công tác tổ chức, tăng cường điều kiện vật chất –
kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
- Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, đặc biệt là cán bộ các địa phương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các pháp chế về lao động
xã hội đã được ban hành. Nắm bắt thường xuyên, kịp thời tình hình ở các địa
phương để phát hiện sớm những vấn đề mới nảy sinh, tham mưu cho Chính phủ
kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành các quyết định mới.
- Đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác của ngành, đặc biệt là các mặt công tác xã hội.
Tóm lại, việc đổi mới các chính sách trong việc làm và các lĩnh vực xã hội là các mặt công tác
xã hội, ngày càng cao của sự nghiệp Đổi mới mà nhân dân ta đang tiến hành. Những thành
tựu nói trên chỉ là những cố gắng bước đầu. Còn biết bao nhiêu đòi hỏi của xã hội chưa kịp
đáp ứng, đó là những vấn đề đang đặt ra cho những nhà nghiên cứu cũng như những nhà
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện. Cuộc sống đang chờ đón những sáng tạo mới trên
một tầm tư duy mới đáp ứng được những đòi hỏi của giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_chinh_sach_doi_moi_trong_linh_vuc_viec_lam_va_cac_van_de.pdf