Các chỉ tiêu về xã hội

Chỉ tiêu 2.2.2 Diện tích đất lâm nghiệp được giao và cho thuê Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm đất nông nghiệp phân thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (chia thành đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác; đất phi nồng nghiệp; đất chưa sử dụng; đất có mặt nước ven biển. Diện tích đất được phân tổ theo đối tượng sử dụng đất và đối tượng được giao quản lý đất. Đối tượng sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư (đất đình, đền, am, từ đường, nhà thờ họ .); tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Đối tượng được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư (đất rừng giao cho cộng đồng thôn bản), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005, các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước (các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, các lâm trường quốc doanh đã chuyển đổi hoặc chưa chuyển đổi .) sử dụng trên 65% diện tích đất lâm nghiệp, trong khi tỷ lệ đất giao cho các hộ gia đình sử dụng chỉ chiếm 31% và giao cho cộng đồng dân cư thôn bản (sử dụng theo phong tục tập quán như đất đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ ) chiếm 2% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Diện tích đất lâm nghiệp được giao và cho thuê Chỉ tiêu 2.2.2 Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm đất nông nghiệp phân thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (chia thành đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác; đất phi nồng nghiệp; đất chưa sử dụng; đất có mặt nước ven biển. Diện tích đất được phân tổ theo đối tượng sử dụng đất và đối tượng được giao quản lý đất. Đối tượng sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư (đất đình, đền, am, từ đường, nhà thờ họ...); tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Đối tượng được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư (đất rừng giao cho cộng đồng thôn bản), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2005, các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước (các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ, các lâm trường quốc doanh đã chuyển đổi hoặc chưa chuyển đổi ...) sử dụng trên 65% diện tích đất lâm nghiệp, trong khi tỷ lệ đất giao cho các hộ gia đình sử dụng chỉ chiếm 31% và giao cho cộng đồng dân cư thôn bản (sử dụng theo phong tục tập quán như đất đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ..) chiếm 2% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Biểu đồ 9: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2005 Đơn vị: ha Hộ gia đình 3.470.878 31% UBND xã 263.545 2% Tổ chức kinh tế 3.542.411 31% Tổ chức khác 3.797.730 34% Cộng đồng dân cư 172.953 2% Doanh nghiệp vốn nước ngoài 501 0% Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 65 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng dân cư quản lý để bảo về phát triển rừng theo Luật với trên 581.000 ha là quá ít so với tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có là trên 10 triệu ha. Đất lâm nghiệp chưa sử dụng giao cho UBND xã quản lý (đất chưa sử dụng, đất đã có mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê, đất do Nhà nước thu hồi tại khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị) chiếm tỷ lệ quá lớn trên 2,8 triệu ha, cần phải có kế hoạch để giao hoặc cho thuê, vì đất giao cho UBND xã quản lý thực chất là đất chưa có chủ. Bảng 14: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến ngày 1/1/2005 Đơn vị: ha Vùng Tổng diện tích ĐLN theo ĐTSD Hộ gia đình, cá nhân UBND xã Tổ chức kinh tế trong nước Tổ chức khác trong nước Liên doanh với nước ngoài 100% vốn nước ngoài Nhà ĐT VN ở nước ngoài Cộng đồng dân cư Tây Bắc Bộ 1.116.393 836.789 4.396 108.897 112.743 - - - 53.569 Đông Bắc Bộ 2.636.681 1.379.398 134.831 370.358 639.420 310 225 - 112.139 Đồng bằng sông Hồng 98.195 27.526 9.634 10.800 50.216 20 - - - Bắc Trung bộ 2.358.661 877.731 53.611 677.134 748.255 6 - - 1.923 Tây Nguyên 2.581.834 36.157 38.795 1.395.045 1.109.709 - 1 - 2.127 Nam Trung Bộ 1.450.432 179.248 19.167 626.842 612.179 - 9.801 - 3.195 Đông Nam Bộ 664.681 31.284 1.611 232.224 399.398 165 - - - Đồng bằng sông Cửu long 351.168 102.746 1.501 121.111 125.811 - - - - Tổng 11.258.045 3.470.878 263.545 3.542.411 3.797.730 501 10.028 - 172.953 Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2006 Các vùng giao đất lâm nghiệp nhiều nhất cho các hộ gia đình là Tây Bắc Bộ (75% diện tích theo đối tượng sử dụng), Đông Bắc( 52,3%) và Bắc Trung bộ (37,2%), trong khi các vùng giao đất cho các hộ gia đình ít nhất là Tây Nguyên (1,4%) và Đông Nam bộ (4,7%). Các vùng có tỷ lệ đất lâm nghiệp giành cho các tổ chức kinh tế và sự nghiệp của nhà nước nhiều nhất là: Tây Nguyên (97%), Đồng bằng sông Cửu Long (73%) và Đông Nam Bộ (50%). Bảng 15: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng giao quản lý đến ngày 1/1/2005 Đơn vị: ha Vùng Tổng diện tích giao quản lý Cộng đồng dân cư UBND xã Tây Bắc Bộ 652.874 269.874 383.000 Đông Bắc Bộ 888.909 8.393 880.516 Đồng bằng sông Hồng 16.100 60 16.040 Bắc Trung bộ 777.188 243.247 533.942 Tây Nguyên 491.900 10.815 481.085 Nam Trung Bộ 574.492 48.899 525.593 Đông Nam Bộ 5.181 - 5.181 Đồng bằng sông Cửu long 3.861 - 3.861 Tổng 3.410.505 581.287 2.829.218 Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 66 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Số liệu thống kê về hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐLN) cuối năm 2004 cho thấy cả nước mới cấp giấy CNQSDĐLN cho gần một triệu hộ gia đình và tổ chức với 43,6% đất lâm nghiệp (đến 30/9/2007 được 62%), trong đó diện tích được cấp giấy cho hộ gia đình là trên 2 triệu ha và cho tổ chức là gần 3 triệu ha. Tỷ lệ diện tích được cấp GCNQSDĐLN cao nhất là vùng miền núi phiá Bắc với 66,4%, tiếp theo là Đông Nam Bộ với 62,7%, Bắc Trung Bộ là 38,4%; vùng cấp GCNQSDĐLN ít nhất là Tây Nguyên 24,1%, Duyên hải Nam Trung Bộ 32% và Đồng bằng sông Hồng 32,3%. Vùng cấp nhiều giấy chứng nhận QSDĐLN nhất cho các hộ gia đình là vùng núi phiá Bắc với 2 triệu ha trên 4,28 triệu ha đất lâm nghiệp và cấp ít nhất là Đông Nam Bộ với 255 ha/ 482.025 ha và Tây Nguyên với 30.267ha / 3.053.834 ha đất lâm nghiệp. Bảng 16: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (Đến 31/12//2004) Kết qủa cấp GCN Cấp GCN cho hộ Cấp GCN cho tổ chức Vùng Tổng số hộ, tổ chức Tổng diện tích Số GCN Diện tích Tỷ lệ % Tổng số GCN Diện tích Tổng số GCN Diện tích Toàn quốc 996.825 12.402.248 764.449 5.408.182 44 760.592 2.681.230 3.857 2.958.937 Miền núi Trung du 499.303 4.286.548 559.632* 2.972,52 66 556.468 2.007.704 3164 964.820 Đồng bằng Bắc Bộ 1399 91.285 9.706 29.501 32 9.700 26.555 6 2.947 Bắc Trung Bộ 214.207 2.340.968 141.419 899.285 38 141.292 438.403 127 460.882 DH Nam Trung Bộ 42.836 1.776.207 34.459 568.476 32 34.178 155.922 281 412.554 Tây Nguyên - 3.053.834 3.869* 821.063 24 3638 30.267 231 790.796 Đông Nam Bộ - 482.025 865 302.228 63 846 255 19 301.973 ĐB sông Cửu Long 239.080 371.371 14.499 47.089 6,8 14.470 22.124 29 24.965 Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường 2005 * Số liệu diện tích giao của vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên không khớp do thiếu số liệu một số tỉnh Hiện nay giữa hai Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên - Môi trường đang thống kê tình hình giao và cho thuê đất khác nhau, Bộ NN&PTNT thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao và cho thuê theo các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình, hợp tác xã...) và hiện trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp hàng năm cho mỗi loại chủ rừng trên, trong khi Bộ TN-MT thống kê theo đối tượng sử dụng đất và đối tượng quản lý đất và số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng chỉ cho 2 đối tượng là hộ gia đình và tổ chức. Vì vậy hai bộ cần thảo luận về các biện pháp phối hợp để tổ chức thực hiện và theo dõi việc giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp tại các địa phương. Củi từ rừng nhận khoán của gia đình ở Bắc Kạn (Trần Ngọc Hải) Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 67 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Thu nhập bình quân đầu người một tháng Chỉ tiêu 2.2.3 Thu nhập hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong kỳ báo cáo bao gồm: tiền công, tiền lương; tiền thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); tiền thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được). Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cuả hộ gia đình trong kỳ báo cáo là tổng thu nhập của hộ gia đình trong tháng báo cáo chia cho số thành viên của hộ gia đình trong tháng báo cáo. Do kinh tế Việt nam tăng trưởng khá và liên tục, nên thu nhập cuả các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện.Theo điều tra mức sống hộ gia đình các năm 1996,1999, 2002 và 2004 tính chung trên phạm vi cả nước,thu nhập bình quân đầu người một tháng cho các vùng như sau: Biểu đồ 10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cho các năm 1996-2004 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Thu nhập Chung Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Th u nh ập - đơ n vị : 1 00 0 VN D 1996 1999 2002 2004 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1996, 1999, 2002, 2004 Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung, thu nhập cho thành thị/ nông thôn và cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ 1996 đến 2004, trong đó tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2004 so với năm 1996 là không nhiều giữa các vùng; tốc độ cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (2,2 lần) và thấp nhất ở vùng Tây Nguyên (1,47 lần), Tây Bắc (1,53 lần).Cách biệt về thu nhập bình quân đầu người một tháng của khu vực thành thị và nông thôn theo thu nhập chung cho năm 2004 là 2,16 lần, năm 2002 là 2,26 lần, năm 1999 là 3,7 lần và 1996 là 2,71 lần. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 68 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.400 đồng. Thu nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất (141.800 đồng) chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất (1.182.300 đồng).Thu nhập phân theo giới tính của chủ hộ cho thấy chủ hộ nam có thu nhập thấp hơn chủ hộ nữ ở tất cả 5 nhóm và bình quân chung cho cả 5 nhóm (455.400 đồng so với 589.100 đồng). Bảng 17: Tương quan giữa độ che phủ rừng và thu nhập bình quân chung và thu nhập của nhóm 1 (nhóm có thu nhập thấp nhất) Vùng Tây Bắc Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Đông Bắc Duyên hải NTB Độ che phủ rừng 80,2% 54,2% 47,8% 47,3% 38,3% Thu nhập bình quân (VND) 265.700 390.200 317.100 379.900 414.900 Thu nhập của nhóm nghèo nhất (Nhóm 1 - VND) 95.000 118.600 114.500 124.100 141.200 Tỷ lệ hộ nghèo* 51,93% 32,87% 36,45% 29,21% 27,09% Nguồn: TCTK, Cục KL Ghi chú: * Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 là 200.000đ/ tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000đ/ tháng đối với khu vực thành thị theo giá thực tế Các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long và cũng là khu vực có ít rừng nhất có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (Đông Nam Bộ : 833.000 đồng và Đồng bằng Sông Hồng 488.200 đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 471.100 đồng), trong khi các vùng có tỷ lệ che phủ rừng càng cao, thì thu nhập càng thấp, đặc biệt rõ đối với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất; Riêng đối với Tây Nguyên do có thu nhập cao từ cà phê, tiêu, cao su... nên thu nhập bình quân chung không hoàn toàn phù hợp với xu hướng nêu trên, nhưng khá phù hợp với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất. Trong thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng theo nguồn thu, thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,27% (năm 2002)và gần 1,0% (năm 2004) của tổng thu nhập bình quân. Đối với các vùng có nhiều rừng, tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp cao nhất trong năm 2002/2004 đối với vùng Tây Bắc là 7,12%/ 6,1% và thấp nhất đối với vùng Nam Trung Bộ là 1,48%/ 1,2%, Bắc Trung Bộ là 2,77%/ 2,23% và Tây nguyên là 3,0%/ 1,47%. Du lịch sinh thái sẽ góp phần tăng thêm thu nhập trong tương lai Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 69 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Bảng 18: Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2004 Thu nhập: đơn vị 1000 VND Vùng Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích có rừng (ha) /Tỷ lệ che phủ rừng Thu nhập bình quân Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Cả nước 33.121.200 12.663.900 484,4 141,8 240,7 347,0 514,2 1.182,3 Thành thị 815,43 236,91 437,31 616,12 876,6 1914,06 Nông thôn 378,09 131,19 215,11 297,55 416,20 835,03 Vùng Đống bằng Sông Hồng 1.486.200 130.400/ 8,8% 488,2 163,1 260,1 360,4 518,9 1139,5 Đông Bắc 6.402.400 3.026.800/47,3% 379,9 124,1 202,2 283,0 418,7 872,2 Tây Bắc 3.753.400 1.504.600/80,2% 265,7 95,0 148,5 194,0 281,9 611,5 Bắc Trung Bộ 5.155.200 2.466.700/47,8% 317,1 114,5 183,0 250,4 353,4 684,2 Duyên hải Nam TB 3.316.700 1.271.400/38,3% 414,9 141,2 233,9 326,5 458,7 917,7 Tây Nguyên 5.466.000 2.962.600/54,2% 390,2 118,6 199,7 292,2 442,1 903,9 Đông Nam Bộ 3.480.900 967.100/27,8% 833,0 233,7 421,6 598,6 881,5 2032,5 Đồng bằng sông Cửu Long 4.060.400 334.300/ 8,2% 471,1 158,8 262,8 361,0 506,9 1071,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 của TCTK Ghi chú: Nhóm 1: nhóm có thu nhấp thấp nhất ( nhóm nghèo nhất), Nhóm 2: nhóm có thu nhập dưới trung bình (cận nghèo); Nhóm 3:nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá; Nhóm 5: nhóm có thu nhập cao nhất ( nhóm giầu nhất) Nhược điểm chính trong thống kê thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng là chưa thống kê đầy đủ được lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà các hộ gia đình khai thác quy mô nhỏ, khai thác không hợp pháp hoặc không khai báođầy đủ khi thống kê. Ngoài ra các giá trị môi trường do rừng của hộ gia đình mang lại cũng không được tính đến và chi trả đã làm giảm thu nhập thực tế của hộ gia đình nông thôn có tham gia các hoạt động lâm nghiệp. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 70 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra trong năm của dự án 661 và khu vực chế biến gỗ Chỉ tiêu 2.2.4 Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra trong năm là chỉ số quan trọng trong hệ thống chỉ số FOMIS phản ánh khả năng thu hút lao động của ngành lâm nghiệp thông qua kết quả đầu tư của ngành theo từng lĩnh vực lâm sinh (trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng), khai thác (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ), dịch vụ và chế biến lâm sản. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số việc làm lâm nghiệp do hoạt động lâm nghiệp chỉ là một trong các hoạt động tạo thu nhập cho người nông dân. Hơn nữa cho đến nay, thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong thu nhập của người dân, Vì vậy rất khó thống kê số việc làm trong lâm nghiệp trừ cách quy số ngày công cần cho mỗi hoạt động trên 1 ha đất lâm nghiệp (trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng ...) để từ đó tính ra số việc làm mà ngành lâm nghiệp có thể tạo ra. Tương tự, cũng khó thống kê số việc làm trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ, vì các làng nghề chủ yếu sử dụng lao động thời vụ hoặc lao động nông thôn làm thêm lúc nông nhàn và cũng phải sử dụng phương pháp quy đổi số công cần để hoàn thành một sản phẩm để tính ra số việc làm trong năm. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần xây dựng định mức chính thức cho các hoạt động trên để làm cơ sở tính số việc làm trong lâm nghiệp và ký kết hợp đồng kinh kế trong ngành. Chỉ tiêu số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế biến gỗ có thể sử dụng để thay thế tạm thời khi chưa tính toán được đầy đủ số việc làm được tạo ra trong ngành lâm nghiệp. Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng do Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp, là số hộ được tham gia hoạt động trồng rừng theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, các hộ này được nhận vốn theo giao khoán để trồng rừng hoặc tham gia trồng rừng theo nguồn vốn của dự án. Cả nước đã có hơn 389,5 nghìn hộ tham gia dự án, các hộ thuộc địa bàn miền Bắc chiếm 76,3% tổng số hộ tham gia, trong khi số hộ thuộc địa bàn miền Nam chỉ chiếm 23,7%. Các vùng có số hộ tham gia nhiều nhất là vùng Đông bắc bộ chiếm hơn 40% tổng số hộ tham gia, tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ chiếm 30% tổng số hộ tham gia của cả nước. Ươm giống phục vụ trồng rừng (GTZ) Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 71 Chương 5. Các chỉ tiêu về xã hội Nếu so sánh với số hộ lâm nghiệp hiện có, cả nước mới có khoảng 12,7% số hộ được tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó các tỉnh phía Bắc có 17,2% số hộ, phía Nam có 6,8% số hộ. Riêng 2 vùng có số hộ tham gia nhiều nhất là vùng Đông Bắc bộ đạt 22,2% và Bắc Trung bộ đạt 15,6% tổng số hộ lâm nghiệp thuộc vùng. Số liệu số hộ tham gia dự án chỉ mới nêu được một khía cạnh về qui mô của dự án, cần bổ sung số liệu về số việc làm đã được tạo ra, diện tích rừng thực tế đã trồng và giá trị vốn đầu tư đã thực hiện mới có thể cung cấp bức tranh đầu đủ hơn về dự án. Số lượng lao động tham gia chế biến gỗ là số liệu thống kê do Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp trên cơ sở số liệu thu thập từ 2.526 cơ sở chế biến gỗ trong cả nước có công suất chế biến từ 200 m3 gỗ tròn/năm trở lên theo các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và các hình thức khác. Bảng 19 cho thấy, cả nước có hơn 250,3 nghìn người tham gia hoạt động chế biến gỗ, số lao động này tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố phía Nam với 229,1 nghìn người chiếm 91,5% tổng số lao động tham gia, trong khi các tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ chiếm 8,5%. Xét theo vùng thì số lao động chế biến gỗ tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ với 165,7 nghìn người chiếm 66,2% số lao động, tiếp đến là vùng Duyên hải Nam Trung bộ, với 39,3 nghìn người chiếm 15,7% số lao động chế biến gỗ của cả nước. Bảng 19: Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng và số lao động tham gia chế biến gỗ Số hộ tham gia dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng Lao động chế biến gỗ Vùng, miền Tổng số (hộ) % so với cả nước Tổng số (người) % so với cả nước Cả nước 389.520 100% 250.340 100% Miền Bắc 297.024 76,25% 21.161 8,45% Đồng bằng sông Hồng 5.670 1,46% 7.698 3,08% Đông Bắc 156.132 40,08% 4.540 1,81% Tây Bắc 18.215 4,68% 712 0,28% Bắc Trung Bộ 117.007 30,04% 8.211 3,28% Miền Nam 92.496 23,75% 229.179 91,55% Duyên Hải Trung Bộ 22.120 5,68% 39.326 15,71% Tây Nguyên 28.169 7,23% 20.223 8,08% Đông Nam Bộ 31.113 7,99% 165.689 66,19% Đồng bằng sông Cửu Long 11.094 2,85% 3.941 1,57% Nguồn: Cục Lâm nghiệp và Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối Do chỉ thống kê các cơ sở chế biến có công suất từ 200 m3 gỗ tròn/năm trở lên, nên số lao động của nhiều làng nghề nhất là ở phía Bắc có công suất chế biến nhỏ hơn chưa được thống kê. Đây là một thiếu sót cần sớm khắc phục. Ngoài việc thống kê theo công suất gỗ chế biến trong năm, cần bổ sung giá trị sản xuất do cơ sở tạo ra trong năm để có được con số thống kê đầy đủ hơn về số lượng lao động tham gia vào hoạt động chế biến gỗ trong cả nước cũng như các chỉ tiêu khác. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 72 Chương Các chỉ tiêu về môi trường Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: o vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi - Xác định và bảo vệ hiệu quả đa dạng sinh học và các khu bảo tồn - Cải tiến hệ thống quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia. Báo cáo Ngàn Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất ớ Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010: Bả trường. Các mục tiêu cụ thể: 73 Trồng mới 5 triệu héc ta rừng, đồng thời bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm đưa độ che phủ của rừng lên tới 43% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường sự sẵn có của tài nguyên nước, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. h Lâm nghiệp 2005 Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 74 Số lượng loài động, thực vật rừng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và ở mức độ nguy cấp Chỉ tiêu 2.3.1 Các loài có nguy cơ là các loài sinh vật đang bị suy giảm về số lượng và chất lượng và có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn hay phần lớn trong một tương lai gần. Các loài cây, con quý hiếm là các loài sinh vật có giá trị sử dụng cao, bị khai thác quá mức nên đã suy giảm đến mức trở nên quý hiếm. Đa dạng sinh học không chỉ là đa dang về loài, về nguồn gien trong mỗi loài mà còn là đa dạng giữa các quần thể loài, đa dạng về nơi cư trú và hệ sinh thái. Đa dạng về gien, số loài và số hệ sinh thái góp phần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho sự phồn vinh của loài người. Các chỉ tiêu về đa dạng sinh học chủ yếu là số lượng các hệ sinh thái quan trọng, số lượng các loài động thực vật quý hiệm và tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên của mỗi nước. Các chỉ tiêu này dễ tính và mỗi nước có thể linh hoạt trong việc xác định các hệ sinh thái và các loài động thực vật quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia. Chỉ tiêu về số lượng các loài động thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng là một chỉ tiêu gián tiếp phản ánh thực trạng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Số lượng các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ít, chứng tỏ công tác bảo tồn ĐDSH là có hiệu quả và ngược lại. Điều quan trọng là số lượng loài cần được cập nhật thường xuyên (ít nhất là hàng năm) và trên các vùng sinh thái trong cả nước. Trong điều kiện hiện tại, hàng năm các Chi cục Kiểm Lâm có thể cập nhật số liệu về chỉ tiêu trên với sự hỗ trợ của Phòng bảo tồn thiên nhiệm của Cục Kiểm Lâm. Căn cứ Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Bảng 20: Danh sách thực vật hoang dã nguy cấp tại Việt nam STT Tên Việt Nam Tên khoa học NGÀNH THÔNG PINOPHYTA 1 Hoàng đàn Cupressus torulosa 2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides 3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis 4 Vân Sam Phan xi păng Abies delavayi fansipanensis 5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis 6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana) 7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường 75 NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA Lớp mộc lan Magnoliopsida 8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae 9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana 10 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii 11 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia tonkinensis 12 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis 13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta Lớp hành Liliopsida 14 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp. 15 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2006 Bảng 21: Danh sách động vật hoang dã nguy cấp tại Việt nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học LỚP THÚ MAMMALIA Bộ cánh da Dermoptera 1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus Bộ khỉ hầu Primates 2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang) 3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea 5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus 6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes 7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei) 9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis 12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus 13 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus (T. cristatus) 14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor 15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae 16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys 17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus Bộ thú ăn thịt Carnivora 18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus 19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malayanus 20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus 21 Rái cá thường Lutra lutra 22 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana 23 Rái cá lông mượt Lutrogale (Lutra) perspicillata 24 Rái cá vuốt bé Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea) 25 Chồn mực (Cầy đen) Arctictis binturong 26 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma (Felis) temminckii 27 Mèo ri Felis chaus 28 Mèo gấm Pardofelis (Felis) marmorata 29 Mèo rừng Prionailurus (Felis) bengalensis Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường 76 30 Mèo cá Prionailurus (Felis) viverrina 31 Báo gấm Neofelis nebulosa 32 Báo hoa mai Panthera pardus 33 Hổ Panthera tigris Bộ có vòi Proboscidea 34 Voi Elephas maximus Bộ móng guốc ngón lẻ Perissodactyla 35 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus Bộ móng guốc ngón chẵn Artiodactyla 36 Hươu vàng Axis (Cervus) porcinus 37 Nai cà tong Cervus eldii 38 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis 39 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis 40 Hươu xạ Moschus berezovskii 41 Bò tót Bos gaurus 42 Bò rừng Bos javanicus 43 Bò xám Bos sauveli 44 Trâu rừng Bubalus arnee 45 Sơn dương Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis 46 Sao la Pseudoryx nghetinhensis Bộ thỏ rừng Lagomorpha 47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi LỚP CHIM AVES Bộ bồ nông Pelecaniformess 48 Gìa đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus 49 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni 50 Cò thìa Platalea minor Bộ sếu Gruiformes 51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone Bộ gà Galiformes 52 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum 53 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini 54 Trĩ sao Rheinardia ocellata 55 Công Pavo muticus 56 Gà lôi hồng tía Lophura diardi 57 Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi 58 Gà lôi Hà Tĩnh Lophura hatinhensis 59 Gà lôi mào đen Lophura imperialis 60 Gà lôi trắng Lophura nycthemera LỚP BÒ SÁT REPTILIA Bộ có vẩy Squamata 61 Hổ mang chúa Ophiophagus hannah Bộ rùa Testudinata 62 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 77 Diện tích rừng phân theo đai cao, độ dốc Chỉ tiêu 2.3.2 Việc xác định diện tích rừng theo đai cao, độ dốc nhằm phục vụ cho việc phân cấp rừng phòng hộ, trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và giám sát & đánh giá gián tiếp khả năng phòng hộ của các khu rừng... Việc rà soát và quy hoạch rừng phòng hộ dựa trên cơ sở các tiêu chí về lượng mưa, độ dốc, độ cao tương đối, loại đất và quy mô diện tích. Tuy nhiên có thể sử dụng chỉ tiêu độ che phủ của rừng tự nhiên và rừng trồng trên các diện tích có độ dốc trên 25° (độ dốc có nguy cơ xói mòn cao hơn) và đai cao là một tiêu chí để đánh giá nhanh chất lượng của rừng phòng hộ. Bảng 22: Diện tích rừng phân bố theo đai cao và độ dốc Đơn vị: 1000 ha Phân bố theo cấp độ dốc (độ) Đai cao Loại rừng Tổng < 8o 8o-16o 16 o - 25o 26o - 35o > 35 o Độ che phủ rừng ở độ dốc > 25o Đất có rừng 12.182,4 2.858,7 1.117,4 5.838,5 1.457,9 909,9 7,18 Rừng tự nhiên 10.166,6 2.597,8 972,3 4.387,1 1.365,8 843,6 6,70 Tổng đai cao Rừng trồng 2.015,8 260,9 145,1 1.451,4 92,1 66,2 0,48 Đất có rừng 4.026,8 443,2 291,2 2.940,5 119,0 232,9 1,07 Rừng tự nhiên 2.586,2 316,5 204,5 1.748,0 93,7 223,5 0,96 <=300m Rừng trồng 1.440,6 126,6 86,7 1.192,6 25,3 9,4 0,11 Đất có rừng 4.286,4 1.180,6 459,3 1.817,0 567,4 262,1 2,52 Rừng tự nhiên 3.862,4 1.084,1 414,0 1.613,1 524,5 226,7 2,28 301-700m Rừng trồng 424,0 96,4 45,3 204,0 42,9 35,4 0,24 Đất có rừng 2.032,4 610,3 188,0 679,6 362,4 192,2 1,68 Rừng tự nhiên 1.939,3 589,6 180,4 641,2 349,2 178,9 1,60 701- 1000m Rừng trồng 93,1 20,7 7,6 38,4 13,2 13,2 0,08 Đất có rừng 1.602,8 557,4 166,0 379,4 347,4 152,6 1,52 Rừng tự nhiên 1.547,5 541,6 160,7 363,2 337,1 144,7 1,46 1001- 1700m Rừng trồng 55,3 15,8 5,2 16,2 10,3 7,9 0,06 Đất có rừng 233,9 67,3 12,9 21,9 61,7 70,2 0,40 Rừng tự nhiên 231,2 65,9 12,7 21,6 61,2 69,9 0,40 > 1700m Rừng trồng 2,8 1,4 0,2 0,3 0,6 0,3 0,00 Nguồn: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng chu kỳ III 2001 2005 (Số liệu tổng hợp của 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm gồm đồi và núi đất) - Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường 78 Biểu đồ 11: Phân bố diện tích có rừng theo độ dốc (Đơn vị 1000 ha) 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 35º Rừng trồng Rừng tự nhiên Nguồn: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ III của Viện điều t a quy hoạch rừng (Số liệu tổng hợp của 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm gồm đồi và núi đất) r Đối tượng đất chưa sử dụng được phân theo đai cao gồm ba nhóm: nhóm đất có thực bì cỏ, lau lách, chuối rừng; nhóm đất có thực bì cây bụi; nhóm đất có thực bì cây gỗ tái sinh. Phân bố đất trống đồi núi trọc (ĐTĐNT) theo đai cao là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn các giải pháp lâm sinh phù hợp trong trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Bảng 23: Diện tích ĐTĐNT theo đai cao 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm Đơn vị: ha Vùng Tổng 1700 m Tổng cộng 5.733.536 2.057.642 2.011.986 904.094 693.502 66.313 Tây Bắc Bộ 1.302.093 75.121 365.997 413.729 419.581 27.664 Đông Bắc Bộ 1.470.300 478.367 651.075 161.945 144.855 34.059 Bắc Trung Bộ 1.100.925 783.442 255.536 43.765 16.950 1.232 Nam Trung Bộ 901.716 470.259 320.463 82.961 27.214 819 Tây Nguyên 776.446 85.425 401.985 201.594 84.903 2.538 Đông Nam Bộ 182.056 165.027 16.930 99 0 0 Nguồn: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng chu kỳ III (Số liệu tổng hợp của 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm gồm đồi và núi đất) Bảng 23 cho thấy diện tích ĐTĐNT ở độ cao từ 700 m trở xuống chiếm tới 70% tổng diện tích.. Diện tích đất chưa sử dụng của các vùng sinh thái của các đai cao trên 700 m ít hơn (riêng vùng Tây Bắc thì lại phân bố nhiều hơn do độ cao trung bình vùng Tây Bắc cao hơn các vùng khác. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 6. Các chỉ tiêu về môi trường 79 Bảng 24: Diện tích ĐTĐNT theo độ dốc của 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm Đơn vị: ha Vùng Tổng 35o Toàn quốc 5.733.536 1.464.613 564.263 2.846.937 680.849 176.874 Tây Bắc Bộ 1.302.093 465.304 117.044 305.976 324.601 89.169 Đông Bắc Bộ 1.470.300 448.795 154.265 613.379 195.484 58.377 Bắc Trung Bộ 1.100.925 174.732 90.959 753.227 65.705 16.301 Nam Trung Bộ 901.716 268.321 125.496 422.684 74.950 10.265 Tây Nguyên 776.446 104.385 73.927 576.321 19.080 2.733 Đông Nam Bộ 182.056 3.076 2.572 175.350 1.030 28 Nguồn: Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng chu kỳ III (Số liệu tổng hợp của 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm gồm đồi và núi đất) Cấp độ dốc < 80 chiếm 26% diện tích, tập trung nhiều ở ba vùng sinh thái Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Trung bộ, diện tích ở cấp độ dốc này còn nhiều nhưng sử dụng trong lâm nghiệp lại ít, do mức độ tập trung không cao và thường sử dụng trong canh tác nông nghiệp của các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng. Cuộc sống của người dân vùng cao ảnh hưởng đến độ che phủ rừng - Sapa Cấp độ dốc 8 đến 150 chiếm tỷ lệ thấp (10%), tập trung nhiều ở Đông Bắc, Tây Bắc và Nam Trung bộ. Cấp độ dốc 16o đến 250 chiếm tỷ lệ 50%, tập trung nhiều ở Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên đây là đối tượng tiềm năng để phát triển lâm nghiệp. Cấp độ dốc trên 250 chiếm 15% tập trung nhiều ở Tây Bắc và Đông Bắc, với cấp độ dốc này việc trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Nếu so sánh diện tích đất chưa có rừng của các vùng sinh thái với đất chưa có rừng của toàn quốc thì hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc có diện tích chiếm nhiều hơn (từ 23 - 26%). Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững Chương Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia. 80Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 7. Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 81 Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2010 Chỉ tiêu 3.1.1 Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2010 là một chỉ tiêu trung gian nhằm hướng đến xây dựng chỉ tiêu "Lâm phận quốc gia ổn định" (Permanent forest estate) để tạo hành lang pháp lý cho quản lý và phát triển rừng bền vững và hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp tuỳ tiện của các ngành và địa phương có rừng. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Việt Nam cần thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, tương đương 49,5% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, gồm 5,68 triệu ha rừng phòng hộ; 2,16 triệu ha rừng đặc dụng và 8,4 triệu ha rừng sản xuất. Bảng 25: Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2010 theo các vùng sinh thái Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Toàn quốc Tây Bắc Đông Bắc Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên Hải Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Đất lâm nghiệp 16.219,3 2.069,0 4.066,5 113,6 3.419,4 2.354,3 3.317,6 498,5 381,1 I Rừng tự nhiên 10.268,9 1.377,0 2.271,1 47,7 2.069,0 1.405,8 2.759,5 280,3 58,5 1. Gỗ lá rộng 7.937,6 1.121,0 1.634,3 14,8 1.487,7 1.302,6 2.173,0 169,1 35,1 - Giàu 643,0 39,8 76,4 - 211,9 117,6 190,9 6,2 0,3 - Trung bình 1.684,0 171,2 162,2 11,5 451,5 304,3 559,9 20,6 2,9 - Nghèo 1.958,2 131,3 283,0 2,2 457,5 330,6 692,5 54,3 6,9 - Phục hồi 3.777,4 778,7 1.112,8 1,1 491,9 550,1 729,8 88,1 25,0 2. Rừng hỗn giao 785,6 109,1 225,5 0,7 102,3 66,0 240,0 41,2 1,0 - Gỗ - tre, nứa 717,3 107,5 225,5 - 102,3 47,7 193,1 41,2 - - Lá rộng-lá kim 67,4 1,6 - 0,6 - 18,3 46,9 - - 3. Rừng lá kim 149,5 - - - 0,8 7,2 141,4 - - 4. Ngập mặn 54,6 - 18,3 - 0,8 - - 13,5 22,0 5. Rừng núi đá 686,9 146,9 304,6 32,3 189,5 13,0 - - 0,5 6. Rừng tre nứa 530,5 - 88,4 - 163,1 16,9 205,0 57,1 - II. Rừng trồng 2.346,6 117,3 886,6 43,8 519,4 312,4 143,6 93,5 230,1 1. RT có TL 951,7 62,0 392,5 18,0 182,5 105,5 49,7 37,9 103,5 2. RT chưa có TL 1.014,8 55,3 369,7 18,1 158,6 197,1 57,8 35,9 122,2 3. RT đặc sản 168,8 - 120,6 1,2 33,9 9,8 0,8 2,4 0,2 4. Tre nứa 154,0 - 3,7 - 150,3 - - - - 5. Ngập mặn 14,4 - - - 8,9 - - 1,5 3,9 III. Đất không rừng 3.604,4 574,6 908,9 22,1 831,0 636,1 414,5 124,7 92,4 1. Ia 974,3 276,0 246,4 15,3 215,3 61,8 116,5 18,7 24,3 2. Ib 1.092,3 122,5 258,3 2,4 291,5 216,3 185,3 11,0 5,0 3. Ic 1.351,6 171,7 398,0 2,7 322,9 327,3 109,1 18,0 2,0 4. Đất khác tr. LN 204,2 4,5 6,1 1,7 19,3 30,7 3,7 77,1 61,2 Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của Cục Lâm nghiệp, 2007 Chương 7. Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững 82 Biểu đồ 12: Đất lâm nghiệp quy hoạch đến 2010 Đơn vị: ha 189 337 596 305 499 1060 1336 1076 1082 617 819 2393 1748 967 2201 171 171 157 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 Tây Bắc Đông Bắc Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên Hải Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây nam Bộ Sản xuất Phòng hộ Đặc dụng Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của Cục Lâm nghiệp, 2007 Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 12 năm 2006 Việt Nam có khoảng 18,5 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng là 2,9 triệu ha, cho rừng phòng hộ là 7,7 triệu ha và rừng sản xuất chỉ có 7,9 triệu ha, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ và LSNG cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc các địa phương quy hoạch diện tích rừng phòng hộ quá lớn để thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) cho trồng rừng phòng hộ là hiện tượng phổ biến. Xuất phát từ thực tiễn trên, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng với mục tiêu là quy hoạch lại hệ thống rừng quốc gia, giảm diện tích rừng phòng hộ, duy trì rừng đặc dụng với quy mô hợp lý, phù hợp với các tiêu chí mỗi loại rừng của Bộ Nông nghiệp và PTNT để giành nhiều đất hơn cho mục tiêu phát triển rừng kinh tế. Hiện có rất ít công trình nghiên cứu về diện tích tối thiểu cuả rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để có thể đảm bảo an ninh môi trường đối với một quốc gia. Đối với Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định 61, 62 về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng và phân cấp rừng phòng hộ và trên cơ sở các phân tích dựa vào GIS của Viện điều tra quy hoạch rừng để dự kiến bố trí quỹ đất lâm nghiệp 16,2 triệu ha, trong đó rừng phòng hộ 5,5 triệu ha, rừng đặc dụng 2,2 ha, với tỉ lệ rừng phòng hộ và đặc dụng chiếm khoảng 47,6% diện tích đất lâm nghiệp và 23,5% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 7. Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 83 Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên Chỉ tiêu 3.1.2 Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng là một biện pháp kỹ thuật tái tạo rừng tự nhiên thường được áp dụng cho các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt hoặc trên diện tích đất chưa có rừng nhưng có cây gỗ mọc rải rác (đất Ic). Khoanh nuôi tái sinh được thực hiện dưới dạng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Mục đích của khoanh nuôi xúc tiên tái sinh tự nhiên là dựa vào tái tạo tự nhiên đi đôi với bảo vệ để sau 5 tới 6 năm thì diện tích được khoanh nuôi có thể trở thành rừng thực sự. Biểu đồ 13: Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh giai đoạn 2001 - 2006 Đơn vị: ha 54 0. 01 2 67 0. 40 2 50 0. 18 9 56 1. 03 8 78 9. 47 8 48 .5 41 56 .4 46 82 .2 25 78 .2 49 48 .1 12 61 0. 81 7 28 .9 20 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung Khoanh nuôi XTTS tự nhiên Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2007 Theo kế hoạch của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đến 2010 các chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi rừng đặc dụng sẽ được hoàn thành. Đến nay, hạng mục khoanh nuôi đã hoàn thành. Tính đến hết năm 2006, cả nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.398 ha, vượt kế hoạch đề ra. Biện pháp kỹ thuật này đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng. Các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn đều vượt hơn 100% kế hoạch khoanh nuôi tái sinh rừng. Các nguồn vốn sử dụng cho khoanh nuôi là nguồn vốn của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và nguồn vốn của các nhà tài trợ như PAM, WB, ADB, KFW, JBIC, JICA,UNDP, FAO, WWF, CARE,....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác chỉ tiêu về xã hội.pdf
Tài liệu liên quan