Các câu trắc nghiệm bảo hiểm xã hội

Câu 27: Lao độngNữnạo thai được nghỉlà : a. 20 ngàynếu thaitừ 1tháng đếndưới 3 tháng b. 30 ngàynếu thaitừ1 tháng đếndưới 3 tháng c. 40 ngàynếu thaitừ3 tháng đếndưới 6 tháng d. cảa và c đúng

pdf15 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu trắc nghiệm bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM BHXH Câu 1: Đối tượng nào được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: a. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên b. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 15 lao động trở lên c. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 20 lao động trở lên d. Tất cả người lao động Câu 2: Bảo hiểm xã hội: a. Là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh. b. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập c. Là Bảo hiểm đa dạng về loại hình d. Tất cả đều đúng Câu 3: Mức lương tối thiểu chung do chính phủ qui định hiện tại là: a. 450.000đ b. 550.000đ c. 650.000đ d. 780.000đ Câu 4: Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm a. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí b. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất c. Hưu trí, tử tuất d. Tất cả đều sai Câu 5: Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: a. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí b. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất c. Hưu trí, tử tuất d. Tất cả đều sai Câu 6: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động: a. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. b. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.. c. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. d. Cả a,b,c đều sai Câu 7 : Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp a. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi tháng lương tối thiểu chung. b. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. c. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng bốn mươi tháng lương tối thiểu chung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 8 : Ông Nam nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi, có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau: a. 85% b. 75% c. 40% d. 57% Câu 9: Trường nào sao đây không được hưởng chế độ ốm đau: a. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. b. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. c. Ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện d. Cả a,b,c Câu 10: Trường nào sao đây không được hưởng chế độ ốm đau: a. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. b. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. c. Nằm viện do tai nạn trong quá trình lao động. d. Cả a,b,c đều sai Câu 11: Thời gian hưởng chế độ ốm đau: a. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. b. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 40 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. c. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng năm mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ ba mươi năm trở lên d. Cả a,b,c đều sai Câu 12: Thời gian hưởng chế độ ốm đau: a. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm b. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng bảy mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên. c. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng sáu mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên. d. Cả a,b,c đều sai Câu 13: Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; c. Tối đa không quá chín mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; d. Cả a,b,c đều sai Câu 14: Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm: a. Tối đa là ba mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là hai mươi lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. b. Tối đa là mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là năm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. c. Tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi. d. Cả a,b,c đều sai Câu 15: Mức hưởng chế độ ốm đau (ngoại trừ trường hợp người mắc bệnh phải điều trị dài hạn nhưng số ngày nghỉ trên 180 ngày): a. 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. b. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên c. Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; d. Cả a,b,c đều sai Câu 16: Trong trường hợp người mắc bệnh phải điều trị dài hạn nhưng số ngày nghỉ trên 180 ngày thì mức hưởng chế độ ốm đau của số ngày vượt là: a. 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. b. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ hai mươi năm trở lên c. Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ba mươi năm trở lên; d. Cả a,b,c đều sai Câu 17: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau: a. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa năm ngày trong một năm b. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười lăm ngày trong một năm c. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm d. Cả a,b,c đều sai Câu 18: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau a. Một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình b. Một ngày bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. c. Một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 19: Điều kiện hưởng chế độ thai sản a. Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con; b. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi c. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 20: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: a. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (kể cả ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) b. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) c. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) d. Cả a,b,c đều sai Câu 21: Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: a. Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hai muơi ngày nếu thai dưới một tháng b. Ba mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; c. Bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 22: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: a. Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường b. Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm c. Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật d. Cả a,b,c đều đúng Câu 23: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết thì: a. Nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) b. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) c. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) d. Cả a,b,c đều sai Câu 24: Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: a. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 4 tháng. b. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. c. Người lao động nhận nuôi con nuôi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. d. Cả a,b,c đều sai Câu 25: Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai : a. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) b. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc năm ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) c. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) d. Cả a,b,c đều sai Câu 26: Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: a. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng bốn tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. b. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng ba tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. c. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. d. Cả a,b,c đều sai Câu 27: Mức hưởng chế độ thai sản: a. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. b. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức lương tối thiểu chung. c. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 75% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. d. Cả a,b,c đều sai Câu 28 : người phụ nữ sinh con hay nhận con nuôi, muốn hưởng chế độ thai sản thì thời gian đóng BHXH trước khi nghỉ là: a Đóng đủ 12 tháng trước khi nghỉ b. Đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi nghỉ c. Đóng đủ 3 tháng trước khi nghỉ d Đóng đủ 1 tháng trở lên trước khi nghỉ Câu 29 : Khi mang thai, người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai bao nhiêu lần a 3 lần, mỗi lần 1 ngày b. 5 lần, mỗi lần 1 ngày c. 10 lần, mỗi lần 1 ngày d 8 lần, mỗi lần 1 ngày Câu 30: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: a. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm. b. Mức hưởng một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình. c. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung d. Cả a,b,c đều sai Câu 1: Trường hợp nào sau đây khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn được hưởng chế độ tai nạn lao động: a. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc b. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý d. Cả a,b,c đều đúng Câu 2: Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: a. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại b. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại c. Cả a và b đều đúng d. Cả a,b,c đều sai Câu 3: Mức trợ cấp một lần đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: a. Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung b. . Trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. c. Cả a và b d. Cả a,b,c đều sai Câu 4: Trợ cấp hằng tháng đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: a. Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung b. Trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. c. Cả a và b d. Cả a,b,c đều sai Câu 5: Trợ cấp phục vụ: a. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 85% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật BHXH, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung. b Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 80% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật BHXH, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung. c. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật BHXH, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 6: Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: a. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi tháng lương tối thiểu chung. b Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. c. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng bốn mươi tháng lương tối thiểu chung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 7: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật: a. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày. b. Mức hưởng một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình. c. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung d. Cả a,b,c đều sai Câu 8: Điều kiện hưởng lương hưu: a. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi, đủ 20 năm đóng BHXH b. Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đủ 20 năm đóng BHXH c. Cả a, b đều đúng. d. Cả a,b,c đều sai Câu 9: Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động: a. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên. b. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên, Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. c. Cả a, b đều đúng. d. Cả a,b,c đều sai Câu 10: Nếu sau thời gian nghỉ tối đa để điều trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành mà người lao động tiếp tục nghỉ để điều trị thêm thì căn cứ vào điều kiện nào sau đây để hưởng lương: a. Mức thương tặt của người nghỉ việc b. Mức suy giảm khả năng lao động của người nghỉ việc c. Thời gian đóng BHXH của người nghỉ việc d. a và c đúng Câu 11: Thời gian nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc trong môi trường bình thường có thời gian đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm là : a. 30 ngày b. 40 ngày c. 50 ngày d. 60 ngày Câu 12: Mức lương hưu hằng tháng: a. Bằng 45% mức tiền lương bình quân tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. b. Bằng 50% mức bình quân tiền lương bình quân tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. c. Bằng 55% mức bình quân tiền lương bình quân tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. d. Cả a,b,c đều sai Câu 13: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: a. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên hai mươi năm đối với nam, trên mười lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. b. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên hai mươi năm năm đối với nam, trên hai mươi năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. c. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. d. Cả a,b,c đều sai Câu 14: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: a. Được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ mười sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. b. Được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. c. Được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. d. Cả a,b,c đều sai Câu 15: Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu: a. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. b. Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. c. Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 16: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: a. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. b. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. c. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 2,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội. d. Cả a,b,c Câu 17: Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trong trường hợp: a. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo. b. Xuất cảnh trái phép. c. Bị Toà án tuyên bố là mất tích. d. Cả a,b,c đúng. Câu 18: Trợ cấp mai táng trong trường hợp: a. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết b. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị chết c. Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc bị chết d. Cả a,b,c Câu 19: Mức trợ cấp mai táng: a. Trợ cấp mai táng bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung b. Trợ cấp mai táng bằng mười hai tháng lương tối thiểu chung c. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung d. Cả a,b,c đều sai Câu 20: Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: a. Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần bị chết. b. Đang hưởng lương hưu bị chết. c. Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp d. Cả a,b,c đúng Câu 21 : trong trường hợp sẩy thai, hút thai hoặc thai chết lưu thì quy định nào sau đây đúng, nếu : thai dưới 1 tháng tuổi; từ 1 đến dưới 3 tháng; từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, từ 6 tháng trở lên không kể ngày nghỉ lễ ( sắp xếp theo thứ tự) a. 10 ngày, 20 ngày, 40 ngày và 50 ngày b. 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 40 ngày c. 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày và 50 ngày d 5 ngày, 10 ngày, 30 ngày và 40 ngày Câu 22: Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: a. Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên b. Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ d. Cả a,b,c Câu 23: Mức trợ cấp tuất hằng tháng: a. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 75% mức lương tối thiểu chung b. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 40% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung c. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung d. Cả a,b,c đều sai Câu 24: Mức trợ cấp tuất hằng tháng: a. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng theo qui định thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp theo quy định như trên. b. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng theo qui định thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá năm người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp theo quy định như trên. c. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng theo qui định thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng không quá tám người. d. Cả a,b,c đều sai Câu 25: Mức trợ cấp tuất hằng tháng: a. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. b. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. c. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 2,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. d. Cả a,b,c đều sai Câu 26 : Mức trợ cấp khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai bằng a. [tiền lương tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ) /26 ]*100%*số ngày nghỉ b. (tiền lương tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ)*100%*số ngày nghỉ c. [tiền lương tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ) /26 ]*75%*số ngày nghỉ d. (tiền lương tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ)*75%*số ngày nghỉ Câu 27: Mức trợ cấp tuất hằng tháng: a. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng ba mươi sáu tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng.. b. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 1,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng. c. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng. d. Cả a,b,c đều sai Câu 28: Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: a. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp. b. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội. c. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 29: Trợ cấp thất nghiệp: a. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. b. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ba tháng liền kề trước khi thất nghiệp. c. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 50% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ba tháng liền kề trước khi thất nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 30: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a. Một tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp b. Sáu tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. c. Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 1: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a.Ba tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. b. Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. c. Chín hai tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 2: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a. Ba tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp b. Sáu tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp c. Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp d. Cả a,b,c đều sai Câu 3: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. b. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm năm mươi tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. c. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm sáu mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên. d. Cả a,b,c đều sai Câu 4: Nguồn hình thành quỹ BHXH bắt buộc: a. Người sử dụng lao động đóng theo quy định. b. Người lao động đóng theo quy định. c. Hỗ trợ của Nhà nước d. Cả a,b,c Câu 5: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động: a. 5% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định. b. 4% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy. c. 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy. d. Cả a,b,c đều sai Câu 6: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động: a. 1% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b. 2% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. c. 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 7: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động: a. 1% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b. 2% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. c. 3% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 8: Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: a. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động b. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công thực tế. c. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương tối thiểu chung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 9: Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: a. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn ba mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng ba mươi tháng lương tối thiểu chung b. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. c. Tiền Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn bốn mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng bốn mươi tháng lương tối thiểu chung. d. Cả a,b,c đều sai Câu 10: Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện của người lao động: a. Mức đóng hằng tháng bằng 15% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% b. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. c. Mức đóng hằng tháng bằng 5% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. d. Cả a,b,c đều sai Câu 11: Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện của người sử dụng lao động: a. Mức đóng hằng tháng bằng 15% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% b. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. c. Mức đóng hằng tháng bằng 5% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. d. Cả a,b,c đều sai Câu 12 : Một người lao động có thu nhập trước khi nghỉ ốm đau là 2.500.000 đồng/ tháng. Người tham gia BHXH trên 25 năm và thời gian được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau là 20 ngày, vậy mức trợ cấp là bao nhiêu (một tháng làm việc 26 ngày)? a. 1,346,153 b. 1,442,307 c. 1,250,000 d. 1,166,666 Câu 13: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động: a. 15% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% b. 16% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. c. 17% trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% . d. Cả a,b,c đều sai Câu 14: Phương thức đóng BHXH tự nguyện của người lao động: a. Đóng hằng tháng b. Đóng hằng quý c. Đóng sáu tháng một lần d. Cả a,b,c Câu 15: Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: a. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. b. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Người sử dụng lao động đóng bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. c. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. d. Cả a,b,c đều sai Câu 16: Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dùng để: a. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi phí quản lý. b. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp. c. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. d. Cả a,b,c đều sai Câu 17: Phát biểu nào đúng sau đây về Bảo hiểm xã hội : a. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp toàn bộ thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản… b. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản…dựa trên cơ sở quỹ tài chính do sự đóng góp của người sử dụng lao động c. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản…dựa trên cơ sở quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 18: Một trong những Đặc điểm của BHXH là : a. Chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc số đông bù số ít b. Chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc tiết kiệm chi tiêu c. Cả a và b đúng d. Cả a và b sai Câu 19: Vai trò của BHXH đối với người lao động : a. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế b. Góp phần điều chỉnh chính sách kinh tế c. Góp phần trợ giúp cho người lao động khi gặp rủi ro, khắc phục khó khăn thông qua các khoản trợ cấp BHXH. d. Cả câu a và b đều đúng Câu 20: chọn ra câu đúng khi nói về Điều kiện hưởng trợ cấp ốm đau a. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ quan y tế b. Ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại mình c. Có con dưới 8 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc d. Cả a và c đúng Câu 21: Mức trợ cấp ốm đau khi nghỉ việc được hưởng là: a. 75% mức tiền lương thực lãnh hàng tháng b. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của 6 tháng liền kề c. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ d. 100% mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề đóng BHXH Câu 22: Đối với quân nhân , công an nhân dân thì mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc do thực hiện các biện kế hoạch hóa dân là: a. 100% mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề đóng BHXH b 85% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ c. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ d. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của 6 tháng liền kề Câu 23: thời gian tối đa được nghỉ khi người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài theo danh mục do bộ y tế ban hành là: a. 150 ngày b. 185 ngày c. 180 ngày d. Cả a,b,c đều sai Câu 24: Thời gian nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc trong môi trường bình thường có thời gian đóng BHXH trên 30 năm là : a. 30 ngày b. 40 ngày c. 50 ngày d. 60 ngày Câu 25: Thời gian nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại có thời gian đóng BHXH trên 30 năm : a. 30 ngày b. 40 ngày c. 50 ngày d. 70 ngày Câu 26: Chọn câu đúng khi nói về thời gian tối đa nghỉ để chăm sóc con ốm đau là : a. 20 ngày trong 1 năm đối với con dưới 3 tuổi b. 15 ngày trong 1 năm đối với con từ 3 đến 8 tuổi c. 15 ngày trong 1 năm đối với con từ 3 đến 7 tuổi d. cả a và c đúng Câu 27: Lao động Nữ nạo thai được nghỉ là : a. 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng b. 30 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng c. 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng d. cả a và c đúng Câu 28: Nam thất ống dẫn tinh, nữ thất ống dẫn trứng được nghỉ việc bao nhiêu ngày: a. 7 ngày b. 10 ngày c. 15 ngày d. cả a, b và c đều sai Câu 29: Lao động Nữ đặt vòng tránh thai hoặc hút điều hòa kinh nguyệt được nghỉ việc là bao nhiêu ngày?: a. 7 ngày b. 10 ngày c. 15 ngày d. cả a, b và c đều sai Câu 30: Nếu một người nghỉ việc ốm đau 7 ngày, trong đó có 1 ngày chủ nhật, 1 ngày nghỉ lễ thì thời gian nghỉ ốm đau được hưởng trợ cấp là bao nhiêu: a. 5 ngày b. 6 ngày c. 7 ngày d. Cả a, b và c đều sai --------------------------------HẾT----------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-trac_nghiem_bhxh_6457.pdf
Tài liệu liên quan