Các cách để tăng cường phạm vi phát sóng WiFi
Nếu không muốn bỏ tiền ra mua router mới mà vẫn muốn tăng cường phạm vi phát sóng thì có lẽ bạn nên đọc bài viết này. Cần biết rằng càng ở xa thì tốc độ của mạng càng giảm dù cho vạch sóng trên máy tính của bạn vẫn hiển thị đầy. Có những phương thức rất đơn giản và hoàn toàn miễn phí để mở rộng phạm vi phát sóng của mạng không dây như thay đổi kênh WiFi và cũng có những cách khác tốn tiền như sử dụng repeater hay extender.
3 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các cách để tăng cường phạm vi phát sóng WiFi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu không muốn bỏ tiền ra mua router mới mà vẫn muốn tăng cường phạm vi phát sóng
thì có lẽ bạn nên đọc bài viết này. Cần biết rằng càng ở xa thì tốc độ của mạng càng giảm
dù cho vạch sóng trên máy tính của bạn vẫn hiển thị đầy. Có những phương thức rất đơn
giản và hoàn toàn miễn phí để mở rộng phạm vi phát sóng của mạng không dây như thay
đổi kênh WiFi và cũng có những cách khác tốn tiền như sử dụng repeater hay extender.
Cách 1, thay đổi kênh:
Các router hoạt động trên những kênh (channel) khác nhau. Khi bạn thiết lập, router
thường tự động chọn một kênh nào đó được nhà sản xuất quy định sẵn. Bởi vì các kênh
không dây hoàn toàn không giống nhau, có kênh có rất nhiều thiết bị truy xuất dẫn đến
quá tải và can nhiễu nhưng lại có những kênh “trống huơ trống hoắc” chẳng ai thèm vào
nên tốt nhất là bạn hãy thiết lập bằng tay thông số này. Việc thay đổi kênh truyền tải
không chỉ giúp tăng khoảng cách phát sóng mà ưu điểm khác của nó là nâng cao hiệu
năng router. Bạn có thể cài đặt 1 số phần mềm hữu ích như inSSIDer, nó sẽ chỉ ra các
thiết bị xung quanh đang sử dụng channel nào. Nếu thấy cái nào trống thì bạn nên chuyển
sang đó. Như hình trên, rất nhiều router ở kênh 6 vì nó là kênh mặc định, bạn có thể nhảy
sang kênh 1 hay 4 trống vắng hơn rất nhiều. Việc thay đổi kênh khá dễ dàng và được hỗ
trợ bởi hầu hết các router.
Cách 2, cập nhật firmware:
Nghe có vẻ đơn giản và hài hước nhưng rất nhiều người chúng ta chẳng bao giờ quan tâm
đến điều này. Bạn hãy kiểm tra thường xuyên để bảo đảm mình đang sử dụng bạn
firmware mới nhất, nó thường chỉnh sửa các lỗi từ nhà sản xuất và tối ưu hóa tốc đọ
mạng hơn. Nếu router có tính năng cảnh báo khi có cập nhật thì hãy kích hoạt nó lên. Các
bản cập nhật không chỉ vá lỗi mà có thể còn đưa ra tính năng mới, ví dụ cụ thể là một số
router không hỗ trợ Time Machine trên Mac OS Lion nhưng khi cập nhật bản mới hơn thì
đã đưa tính năng này quay lại.
Tương tự router, thiết bị của bạn đang dùng cũng phải được cập nhật firmware và trình
điều khiển mới nhất. Không chỉ router mà tốc độ và khả năng bắt sóng cũng bị ảnh hướng
rất nhiều bởi bản thân thiết bị đầu cuối.
Cách 3, thay đổi vị trí:
Có đôi khi chỉ cần thay đổi vị trí một chút thôi thì phạm vi phát sóng của router sẽ tăng
lên hay giảm đi rất nhiều vì những vật cản xung quanh. Về mặt lý thuyết, router nên đặt ở
trung tâm chứ không thể di chuyển vào góc nhà cũng với modem. Đây chính là lý do mà
rất nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt những router đẹp như Linksys E4200 hay Apple
Airport Extreme.... Bạn nên sử dụng những sợi cáp Cat 5 chất lượng cao chứ đừng dùng
cáp dỏm để kết nối router với modem nhé.
Cách 4, DD-WRT:
Cho những ai dám mạo hiểm, DD-WRT là một lựa chọn không tồi. DD-WRT là một
firmware mã nguồn mở bổ sung hàng loạt các tính năng mới và nâng cao hiệu năng cho
router. Tuy nhiên, không phải router nào cũng hỗ trợ DD-WRT và chắc chắn bạn sẽ mất
quyền bảo hành khi sử dụng nó. Hơn nữa, có thể 1 số dòng router sẽ gặp những rắc rối
nhất định vì không tương thích với DD-WRT. Do vậy, trừ khi router của bạn đã cũ và hết
bảo hành thì không nên thử DD-WRT làm gì. Bạn có thể tìm hiểu DD-WRT tại trang
web này.
Cách 5, Sử dụng một router thứ 2 để tạo điểm truy cập mới hoặc dùng các repeater.
Nếu có router cũ thì bạn có thể tận dụng nó để mở rộng khả năng phát sóng bằng cách kết
nối dây LAN giữa 2 router với nhau. Ta chỉ đơn giản thiết lập chung địa chỉ cho router
thứ 2 giống cái đầu tiên. Ví dụ, nếu router gốc có địa chỉ IP 192.168.2.1 và netmask là
255.255.255.0 thì cái thứ 2 bạn sẽ thiết lập 192.168.2.2, netmask giữ nguyên. Cả 2 router
này phải được đặt tên mạng như nhau (SSID), mật khẩu như nhau và bắt buộc phải tắt
DHCP ở cả 2 cái. Việc tạo access point theo kiểu này không giới hạn số lượng router, bạn
có thể dùng bao nhiêu cái tùy thích.
Đó là đối với những router cũ, còn thế hệ router mới đã tích hợp tính năng repeater cho
phép thực hiện những công việc như trên chỉ bằng vài nút bấm. Trong trường hợp không
thích mua thêm router thì trên thị trường cũng có những repeater hay extender để đáp ứng
nhu cầu người dùng.
Cách 6, Mua thêm ăng ten:
Cho dù các router WiFi N mới bổ sung thêm những ăng ten gắn trong 3x3 chất lượng cao
nhưng ăng ten ngoài vẫn là 1 giải pháp rất tốt, nó có khả năng định hướng cho 1 khu vực
nào đấy chứ không chỉ tỏa đều ra xung quanh. Những ăng ten Hi-gain hay booster có giá
từ 40-100$.
Cách 7, Mua router/adapter mới:
Đây gần như là giải pháp mắc tiền nhất và chỉ dùng khi không còn cách nào khác vì
router cũ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bạn nữa rồi. Hiện tại thì các router đa
băng tần chuẩn N đã khá phổ biến, hỗ trợ chạy song song cả 2,4GHz và 5GHz. WiFi N
5GHz nhanh hơn 2,4GHz nhưng 2,4 lại có phạm vi phát sóng rộng hơn. Nhiều router cho
phép chuyển đổi nhanh giữa 2 mạng này, khi trong phạm vi sử dụng 5GHz thì nó sử dụng
mạng này và tự động chuyển sang 2,4GHz khi bạn ra xa.
Có 1 điểm bạn cần lưu ý khi mua thiết bị mạng: hãy cố gắng mua của 1 nhà sản xuất thôi
vì chúng thường được tối ưu cho nhau hết mức có thể, đừng lan man, tập trung vào 1
công ty và bạn sẽ thấy hiệu năng được cải thiện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các cách để tăng cường phạm vi phát sóng WiFi.pdf