Khi quan sát một thân cây khí sinh điển hình, người
ta phân biệt các phần
chính sau đây:
Có các loại chồi chính sau đây:
+ Chồi ngọn (chồi tận cùng): nằm ở đầu tận cùng của
ngọn thân hay cành,
thường có dạng hình chóp. Đó chính là mô phân sinh
ngọn được bao bọc bởi các lá
non, hoạt động của chồi ngọn sẽ hình thành nên các
lá non và tại mỗi lá sẽ xuất hiện
Hình 3.5. Các bộ phận của thân cây hai lá
mầm
1. Rễ;
2. Thân dưới lá mầm;
3.Lá mầm;
4. Thân cây;
5. Chồi nách;
6. Lá;
7. Nách lá;
8. Cành;
9. Hoa;
10. Chồi ngọn;
11. Gióng;
12. Mấu
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 10693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bộ phận của thân cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bộ phận của thân
Khi quan sát một thân cây khí sinh điển hình, người
ta phân biệt các phần
chính sau đây:
Có các loại chồi chính sau đây:
+ Chồi ngọn (chồi tận cùng): nằm ở đầu tận cùng của
ngọn thân hay cành,
thường có dạng hình chóp. Đó chính là mô phân sinh
ngọn được bao bọc bởi các lá
non, hoạt động của chồi ngọn sẽ hình thành nên các
lá non và tại mỗi lá sẽ xuất hiện
Hình 3.5. Các bộ phận của thân cây hai lá
mầm
1. Rễ; 2. Thân dưới lá mầm;3.Lá mầm;4. Thân
cây; 5. Chồi nách; 6. Lá; 7. Nách lá; 8. Cành;
9. Hoa; 10. Chồi ngọn; 11. Gióng; 12. Mấu.
59
+ Phân cành lưỡng phân: chồi ngọn của thân được
phân đôi thành 2 đỉnh sinh
trưởng, mỗi đỉnh sẽ phát triển thành một cành mới,
các chồi cành lại tiếp tục phân
đôi theo kiểu đó, sự phân cành này thường thấy ở
Thông đất, Quyển bá... trong sự
phân cành này không có thân chính tạo thành trục
chủ chốt của cây, nên không đảm
bảo độ vững chắc về mặt cơ học trong cấu trúc của
cây ở trên cạn.
mầm mống của chồi nách. Đầu tận cùng của chồi
ngọn là đỉnh sinh trưởng của thân
hay cành.
+ Chồi nách (chồi bên): thường nằm ở các nách lá,
chồi bên có cấu tạo giống
như chồi tận cùng: cũng có lá non và mô phân sinh
tận cùng. Hoạt động của chồi này
sẽ tạo ra các cành mới và đầu tận cùng của cành này
lại có các chồi ngọn, chồi nách
có thể hoạt động cho ra một hoa hay một cụm hoa.
+ Chồi đông: loại chồi này thường gặp ở các cây
vùng ôn đới. Đó là các chồi
ngọn và chồi bên ở trạng thái nghỉ kéo dài trong các
tháng lạnh mùa đông, những
chồi đó gọi là chồi đông. Vào thời kỳ này, những
chồi đó đựợc che phủ bởi những
vảy cứng, làm giảm sự thoát hơi nước, chống lạnh và
chống lại những tác nhân bất
lợi của môi trường. Đến mùa xuân khí hậu ấm áp, các
chồi nãy sẽ hoạt động trở lại,
ra lá mới, hoa hay một cụm hoa, chồi này hoạt động
được là nhờ các chất dự trữ
trong các cơ quan của cây và trong các vảy của chồi.
+ Chồi ngủ: đó là dạng đặc biệt của chồi nách - ở
trạng thái nghỉ nhiều năm
hoặc không thời hạn. Khi chồi ngọn ở ngay bên trên
chồi nách đó bị cắt bỏ thì
những chồi nãy sẽ hoạt động mạnh và trở thành trục
chính của cây.
+ Chồi phụ: chồi phụ có thể được hình thành từ nhiều
vị trí và cơ quan khác
nhau của cây (có thể được hình thành từ rễ, thân, lá,
quả và củ...) chồi phụ đóng vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình sinh sản dinh
dưỡng của thực vật có hoa.
1.3. Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính, đó là các
cành bên. Cành thường
có hình dạng và cấu tạo giống như thân chính, nghĩa
là cũng có chồi ngọn và chồi
nách, các chồi này lại phát triển thành các cấp cành
tiếp theo, cuối cùng tạo thành
một tán cây. Tùy từng loại cây và các nhóm cây,
hướng phân cành và góc tạo thành
giữa thân và cành khác nhau, do đó tán cây cũng có
hình dạng khác nhau. Có các
kiểu phân cành chính sau đây:
+ Phân cành đơn trục: chồi ngọn của thân phát triển
thành trục chính và tiếp
tục sinh trưởng cho đến khi hết đời sống của cây, các
cành bên được hình thành từ
chồi nách của thân chính, trong kiểu phân nhánh này
thân chính phát triển mạnh
hơn các cành bên rất nhiều, tán cây thường có dạng
hình chóp (ví dụ: Thông, Tre,
Chò, Bách tán...).
60
Căn cứ vào sự phát triển của các cành bên người ta
phân biệt: phân cành lưỡng
phân đều và phân cành lưỡng phân lệch.
+ Phân cành hợp trục: trong sự phân cành này, chồi
ngọn của thân sau một
thời gian hoạt động sẽ bị chết đi hoặc không sinh
trưởng nữa và tại chỗ đó chồi
nách phát triển thay thế chồi ngọn, còn trục chính lại
nghiêng sang một bên, chồi
nách mọc lên đúng hướng của chồi ngọn. Một thời
gian sau, chồi nách này lại ngừng
sinh trưởng hoặc chết đi và được thay thế bằng một
chồi nách mới ở sát nó và quá
trình cứ tiếp tục như vậy. Trong sự phân cành hợp
trục, thân chính thường rất ngắn
và trục dọc của thân là tập hợp của nhiều trục của
các cành bên thay thế liên tục mà
tạo thành. Các cành bên cũng phát triển theo kiểu
hợp trục đó mà cho ra các cấp cành
nhỏ hơn. Trong sự phân cành hợp trục người ta phân
thành các kiểu chính sau đây:
- Hợp trục 1 ngả: một chồi bên ở dưới chồi ngọn tạo
nên chồi thay thế cho
trục chính.
- Hợp trục 2 ngả: hai chồi bên đối diện nhau nằm
dưới chồi ngọn (không phát
triển) tạo thành 2 chồi như nhau, đây còn gọi là kiểu
phân đôi giả.
- Hợp trục nhiều ngả: nhiều chồi nằm bên dưới chồi
ngọn (không phát triển)
tạo thành các chồi như nhau.
Sự phân cành hợp trục thường gặp ở những cây bụi,
cây thảo... Trong kiểu
phân cành này, chồi ngọn thường chết sớm nên các
chồi nách hoạt động mạnh mẽ
(hiện tượng bấm ngọn tự nhiên) tạo thành một tán
cây rậm rạp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các bộ phận của thân cây.pdf