Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Lược sử vấn đề nghiên cứu PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN STH 12 NÂNG CAO 13 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài CHƯƠNG 2 - CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 NÂNG CAO BẬC THPT 2.1. Sưu tầm và thiết kế hệ thống tranh ảnh phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc THPT 2.2. Các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học phần Sinh thái học 2.2.1. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu giảng bài mới 2.2.1.1 Sử dụng tranh để tạo và giải quyết tình huống có vấn đề 2.2.1.2 Sử dụng tranh để tổ chức hỏi - đáp 2.2.1.3. Sử dụng tranh để điền bảng biểu, sơ đồ 2.2.2. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức 2.2.3. Các biện pháp sử dụng tranh để kiểm tra, ôn tập, đánh giá CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1- Kết quả thực nghiệm 3.2 Nhận xét và biện luận PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 46 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Chữ viết tắt Đọc là ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh NC Nâng cao NXB Nhà xuất bản PTTQ Phương tiện trực quan STH Sinh thái học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đối với học sinh, phương tiện dạy học là nguồn cung cấp tri thức phong phú sinh động, giúp các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo. Vì vậy, trong dạy và học không thể thiếu phương tiện dạy học nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, trong đó có Sinh học. Phương tiện dạy học được sử dụng phổ biến nhất là các tranh ảnh. Tuy nhiên việc dạy học thông qua các tranh ảnh chỉ đạt hiệu quả cao khi chọn đúng tranh và có biện pháp khai thác tranh ảnh hợp lý. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Để HS lĩnh hội tốt các mối quan hệ ấy thì tranh ảnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ các tranh ảnh, học sinh dễ dàng xác định các đối tượng cũng như các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong tự nhiên. Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học ở trường THPT. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được hệ thống tranh phù hợp với nội dung và có các biện pháp sử dụng tranh hợp lý trong giảng dạy thì sẽ kích thích được tính tích cực của HS trong quá trình học tập, nhằm góp phần rèn luyện các kỹ năng nhận thức, nâng cao chất lượng dạy học Sinh thái học ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh trong dạy học. 4.2. Đề xuất các biện pháp sử dụng tranh hợp lý trong dạy học phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao THPT. 4.3. Sử dụng các biện pháp để tổ chức HS học tập phần Sinh thái học ở trường THPT. 4.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sử dụng tranh đã nêu trên. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các biện pháp sử dụng tranh trong giảng dạy phần Sinh thái học, Sinh học lớp 12 nâng cao. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.1.1. . Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới giáo dục. 6.1.2. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 6.1.3. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình SGK Sinh học 12 nâng cao THPT phần Sinh thái học và các giáo trình có liên quan làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng, phân loại hệ thống các tư liệu để thiết kế bài giảng phần Sinh thái học lớp 12 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phần Sinh thái học. 6.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của giáo viên trung học phổ thông để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài: cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương (trường THPT thị xã Quảng Trị); thầy giáo Nguyễn Xuân Hiếu (trường THPT Nam Hải Lăng). 6.3. Phương pháp điều tra cơ bản Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến 20 GV Sinh học đang trực tiếp giảng dạy tại 3 trường trên địa bàn thành phố Huế : THPT Hai Bà Trưng, THPT Nguyễn Huệ và THPT Đặng Huy Trứ, đồng thời dự giờ thăm lớp ở trường THPT thị xã Quảng Trị trong đợt thực tập sư phạm nhằm tìm hiểu thực trạng về khả năng thiết kế và sử dụng tranh ảnh trong dạy học phần STH. 6.4. Phương pháp thực nghiệm 6.4.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành bước đầu nhằm kiểm tra và đánh giá vai trò, hiệu quả của các biện pháp sử dụng tranh kết hợp với phương pháp dạy học hợp lý trong thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông. 6.4.2. Nội dung thực nghiệm 2 bài ở phần Sinh thái học thuộc chương trình Sinh học 12 nâng cao: + Bài số 1: Bài 57- “Mối quan hệ dinh dưỡng”. + Bài số 2: Bài 58- “Diễn thế sinh thái”. 6.4.3. Phương pháp thực nghiệm a. Chọn trường và lớp thực nghiệm - Do điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể thực nghiệm ở 1 trường là trường THPT thị xã Quảng Trị - tỉnh Quảng Trị. - Qua tìm hiểu chất lượng học tập môn Sinh học, xem xét kết quả học tập của học kì I để phân loại học sinh, chúng tôi chọn ra 02 lớp có trình độ tương đương nhau là lớp 12A5 và lớp 12A6. b. Bố trí thực nghiệm - Thời gian: Tháng 03/2010 – tháng 04/ 2010. - Lớp thực nghiệm: Sử dụng bài giảng có sử dụng tranh ảnh đã thiết lập với phương pháp dạy học hợp lý. - Lớp đối chứng: Sử dụng bài giảng bình thường, không sử dụng tranh vẽ. c. Phương pháp thực nghiệm Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm chéo: + Bài số 1: thực nghiệm lớp 12A5, đối chứng lớp 12A6. + Bài số 2: thực nghiệm lớp 12A6, đối chứng lớp 12A5. - Sau mỗi bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS ở lớp ĐC và TN với cùng một đề kiểm tra vào đầu mỗi tiết học kết tiếp. 6.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán thống kê - Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được và đánh giá kết quả thực nghiệm. Sử dụng biểu đồ gấp khúc để so sánh kết quả thực nghiệm. - Phân tích định lượng các bài kiểm tra: + Các số liệu điều tra cơ bản được tính theo tỷ lệ % số bài đạt yêu cầu trở lên trên tổng số bài. + Các bài kiểm tra ở cả các lớp đều chấm cùng biểu điểm theo thang điểm 10. - Lập bảng thống kê cho cả 02 lớp (cho mỗi bài học) và vẽ đồ thị: + Lập bảng phân phối tần suất: Lớp % học sinh đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng + Biểu diễn bằng đồ thị: Để trực quan hóa các số liệu thu được ta có thể biểu diễn kết quả thực nghiệm bằng biểu đồ gấp khúc. - Tính các tham số đặc trưng : + Giá trị trung bình cộng (): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê được tính theo công thức: + Độ lệch chuẩn (S): khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ kết luận là 2 kết quả giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau: Trong đó: n: Tổng số bài kiểm tra. Xi: Điểm số theo thang điểm 10. ni: số bài kiểm tra đạt Xi + Sai số trung bình cộng (m): + Hệ số biến thiên (Cv%): Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên. Trong đó: Cv% = 0% ® 10% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao. CV% = 10% ® 30% : dao động trung bình, độ tin cậy vừa phải. CV% = 30% ® 100%: dao động lớn, độ tin cậy nhỏ [3]. - Lập Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng cho từng biện pháp để từ đó so sánh: Lớp Các tham số đặc trưng m S Cv% Thực nghiệm Đối chứng 7. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7.1. Trên thế giới Trong giáo dục, sử dụng PTTQ để tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh đã được nghiên cứu từ lâu. Nhà giáo dục học kiệt xuất người Tiệp Khắc, ông J.A.Comenxki (1592-1670) là người đầu tiên xem nguyên tắc trực quan trong dạy học là “nguyên tắc vàng ngọc”. Theo ông, không có gì hết trong não nếu như trước đó không có gì trong cảm giác. Vì vậy dạy học không thể bắt đầu từ sự giải thích về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng. Nếu chúng ta muốn dạy cho học sinh biết các sự vật một cách vững chắc, đúng đắn, nói chung cần phải dạy qua quan sát và qua chứng minh bằng cảm tính … Dạy học càng dựa vào cảm giác thì kiến thức càng chính xác. Từ đó, ông rút ra kết luận: “Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”. Đóng góp lớn nhất của ông là đã tổng kết và phát triển kinh nghiệm đã tích luỹ được về trực quan và áp dụng chúng một cách có ý thức vào quá trình dạy học. Cũng xuất phát từ chỗ xem quan sát là cơ sở của mọi tri thức, G. Pestalossi (1746-1827), nhà giáo dục học Thụy Sỹ cho cho rằng: “Số cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức càng lớn thì kiến thức của chúng ta càng chính xác hơn”. V. G. Belenxki (1811-1848) nhà giáo dục Nga đã phát triển nguyên tắc trực quan trên cơ sở gắn tư tưởng trực quan với tư tưởng dạy học phát triển. K. Đ. Usinxki (1824-1870) đã đi xa hơn trong việc vận dụng nguyên tắc trực quan vào quá trình dạy học và cho rằng, trực quan không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là phương tiện để phát triển tư duy. Theo ông, thầy giáo không thể chỉ dựa vào những hình tượng cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, mà phải sử dụng cả những biểu tượng đã có từ trước. Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của PTTQ trong điều kiện hiện đại, nhiều tác giả đã dành một vị trí đáng kể trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng các PTTQ trong dạy học (Tônlinghênôva, X.G. Sapôvalenkô, M.N. Sacmaep, L.V. Dancôp, L.I. Gôbunôva, V.V. Đavưđôp, P.R. Atutôp, V.G. Bôtianxki …). Tônlinghênôva cho rằng, về nguyên tắc, PTTQ chỉ có thể có các chỉ số và chất lượng thông qua các quá trình sư phạm. Không có quá trình sư phạm thì dù các PTTQ có được chế tạo tốt bao nhiêu cũng không thể hiện được bất kỳ một vai trò và chức năng gì. K.G. Nojko cũng khẳng định: Vấn đề không phải chỉ ở chỗ sản xuất và cung cấp cho nhà trường những đồ dùng dạy học mà chủ yếu là phải làm sao cho đồ dùng dạy học được các giáo viên sử dụng với hiệu quả cao. Theo X.G. Sapôvalenkô : “Chất lượng đồ dùng dạy học phải gắn chặt với chất lượng sử dụng nó của thầy giáo để nó có thể đạt hiệu quả giảng dạy và giáo dục cao”, “Đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ thuật chỉ là phương tiện hỗ trợ trong tay người thầy giáo” [8]. 7.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã quan tâm đến vấn đề PTTQ , vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980) cho rằng: trong thực tiễn dạy học, đảm bảo tính nguyên tắc trực quan - một trong những nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp cho HS tới mức tối đa các hình ảnh cụ thể, các biểu tượng trong sáng để trên cơ sở đó, hoạt động tư duy ở các em được vận dụng một cách tích cực, nhờ đó, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo mà các em lĩnh hội được các khái niệm một cách vững chắc [10]. Nguyên tắc trực quan có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học sinh học không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện vì nó gắn với việc sử dụng các PTTQ. PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan. Điều đó được Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (2002) một lần nữa khẳng định [1]. Theo Nguyễn Cương (1995): Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học [2]. Tô Xuân Giáp (1997) cho rằng: Phương tiện dạy học có những tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng của quá trình dạy học [5]. Theo Thái Duy Tuyên (2001), các tài liệu trực quan chẳng những cung cấp cho HS những kiến thức bền vững, chính xác, mà còn giúp HS kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết, sữa chữa và bổ sung. Theo ông đứng trước vật thực hay các hình ảnh của chúng HS sẽ học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các hiện tượng để rút ra các kết luận đúng đắn [9]. Tóm lại, trong quá trình dạy học, vai trò của PTTQ không chỉ là sự minh họa cho bài giảng của GV mà còn là nguồn thông tin để HS cảm nhận, tiếp thu và hiểu biết về đối tượng nghiên cứu. Tất cả các tác giả trên đếu khẳng định PTTQ nói chung và tranh ảnh nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học, không những cung cấp các dữ liệu cho quá trình nhận thức mà còn là cơ sở để tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy. Tuy nhiên, hiệu quả dạy học của PTTQ tùy thuộc nhiều vào quá trình xử lý sư phạm của người GV sử dụng nó. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN STH 12 NÂNG CAO 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI 1.1.1. Bản chất của tranh ảnh Tranh ảnh chính là phương tiện trực quan truyền đạt nguồn thông tin, tài liệu cho người học, tranh ảnh phản ánh sự vật hiện tượng khách quan một cách chính xác, sinh động và thực tế góp phần khắc sâu, mở rộng kiến thức. Ngoài ra còn giúp phát triển năng lực, kỹ năng, kích thích óc quan sát, khả năng tư duy cao độ của người học [5]. 1.1.2. Vai trò của tranh ảnh 1.1.2.1. Đối với việc dạy của giáo viên - Giáo viên sử dụng tranh ảnh làm nguồn phát thông tin dạy học cho học sinh, giúp các em có những biểu tượng cụ thể, sinh động. - Thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật thật, mẫu tươi sống phục vụ dạy học, tranh ảnh là phương tiện thay thế có giá trị dạy học tương ứng. - Tranh ảnh dễ làm, dễ bảo quản, rẻ tiền so với các đồ dùng dạy học khác. - Tranh ảnh góp phần tạo thành công cho việc giảng dạy thành công của giáo viên, nhất là rèn luyện được cho học sinh kỹ năng quan sát. - Tranh ảnh dạy học tạo điều kiện cho việc tổ chức việc thảo luận tập thể ở lớp; cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng nêu vấn đề. 1.1.2.2. Đối với việc học của học sinh - Tranh ảnh là tài liệu tra cứu giúp học sinh tự học. - Tranh ảnh gây hứng thú, kích thích việc tự học đối với các học sinh chưa tích cực học tập. - Tranh ảnh có thể sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu cho HS trong quả trình ôn tập, củng cố. 1.1.3. Nguyên tắc sử dụng tranh ảnh - Sử dụng đúng lúc. - Dùng đến đâu đưa ra đến đó. - Tranh ảnh phải đủ lớn, đủ rõ. - Không dùng tranh ảnh vẽ sẵn khi có thể tự vẽ trên bảng. - Biểu diễn tranh theo trình tự nhất định để học sinh dễ theo dõi, kịp quan sát. - Cần hướng dẫn học sinh quan sát triệt để tranh ảnh [1]. 1.1.4. Phương pháp sử dụng tranh ảnh Tranh ảnh dạy học có thể dễ dàng sử dụng phối hợp với các phương tiện khác. Trong quá trình kiểm tra học sinh, tranh ảnh dạy học có thể được sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu. Khi giới thiệu tranh ảnh dạy học, thầy giáo có thể đóng vai trò người hướng dẫn và nêu vấn đề. Sau khi đã được thầy giáo hướng dẫn, giải thích, học sinh có thể dùng tranh ảnh dạy học để tự học. * Khái quát về phương pháp quan sát: Quan sát là sự tri giác các vật thể và quá trình của thực tế trong thời gian tương đối dài có mục đích, có kế hoạch cụ thể. Quan sát có nhiệm vụ phát hiện ra các hợp thành của hiện tượng được khảo sát với các hiện tượng khác. Từ việc quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đơn nhất nhiều lần, ta đi tới phát hiện cái chung, cái bản chất [1]. * Nét đặc trưng của tranh ảnh dạy học: - Có thể cung cấp cho học sinh kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, vì thế nguồn thông tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy hơn. - Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, vì vậy làm tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường họ khó nắm vững được. - Rút ngắn thời gian lĩnh hội tri thức. - Dễ dàng gây được cảm hứng và sự chú ý của học sinh. - Giải phóng thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc chân tay, do đó làm tăng khả năng nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy. - Bằng việc sử dụng các phương tiện dạy học, thầy giáo có thể kiểm tra khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kỹ xảo của học sinh [5]. * Phương pháp biểu diễn tranh - tìm tòi bộ phận: Tranh ảnh là các tài liệu tra cứu giúp cho học sinh tự học và cũng tạo khả năng kích thích việc tự học đối với các học sinh chưa tích cực học tập. Tranh ảnh dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thảo luận tập thể lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề. Tranh ảnh dạy học có thể dễ dàng phối hợp sử dụng với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình kiểm tra học sinh tranh ảnh dạy học có thể sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu. Dùng tranh ảnh dạy học trên lớp giáo viên là người chỉ dẫn và nêu vấn đề. Sau khi nghe giải thích, học sinh có thể dùng tranh ảnh đó để tự học. * Hiệu quả của việc sử dụng tranh được minh họa bởi sơ đồ sau: Tranh Lời Bảng phấn trắng Bảng phấn màu Tranh có tầm sâu [5] 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Thực trạng sử dụng tranh trong dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Huế Sau khi điều tra, khảo sát 20 GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT đã trình bày về các vấn đề có liên quan. Chúng tôi nhận thấy rằng: - Vai trò của PTTQ - tranh vẽ trong dạy học Sinh học có vai trò rất cần thiết trong quá trình dạy học Sinh học nói chung và Sinh thái học nói riêng - chiếm 100.00% tổng số ý kiến được điều tra. Qua đó cho chúng ta thấy PTTQ - tranh vẽ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. - Về mức độ sử dụng tranh trong quá trình giảng dạy: mức độ sử dụng tranh trong dạy học học Sinh học của GV trong khâu dạy bài mới là rất cao chiếm 75.00% ý kiến được điều tra. Ngoài ra, tranh vẽ được GV sử dụng với tư cách là nguồn kiến thức trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức và trong kiểm tra, đánh giá, tuy nhiên nhiều GV chưa nhận thấy được vai trò của tranh ảnh trong khâu củng cố, ôn tập và kiểm tra, đánh giá, thể hiện ở bảng sau: Bảng1.2: Mức độ sử dụng tranh trong quá trình dạy học Sinh học Mức độ sử dụng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Dạy bài mới 15 75.00 05 25.00 0 0 0 0 Củng cố, ôn tập. 05 25.00 05 25.00 03 15.00 07 35.00 Kiểm tra, đánh giá. 01 05.00 02 10.00 05 25.00 12 60.00 - Về tình hình mức độ sử dụng tranh trong khâu củng cố, ôn tập và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế như vậy có thể vì một số khó khăn mà GV thường gặp phải trong khi thực hiện các biện pháp sử dụng tranh: Đa số các GV cho rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là hệ thống tranh vẽ do Bộ trang cấp còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là hệ thống tranh câm; một số GV có ý kiến rằng việc treo tranh làm mất nhiều thời gian của tiết học. - Bên cạnh đó, đa số GV đều thừa nhận rằng thuận lợi lớn nhất mà các biện pháp sử dụng tranh đưa lại là giúp tiết dạy trở nên sinh động hơn, HS tiếp thu bài nhanh hơn - chủ động hơn khi dạy học không có sử dụng tranh ảnh. 1.2.2. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc THPT 1.2.2.1. Vai trò - Trang bị các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường cũng như mối quan hệ về sinh vật và môi trường. - Từ đó, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ sự cân bằng hình thái thiên nhiên. 1.2.2.2. Nhiệm vụ a- Về kiến thức - Cho học sinh biết được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, nhấn mạnh giá trị nơi ở, ổ sinh thái đối với sinh vật. - Cung cấp cho học sinh đặc điểm cấu trúc của quần xã, các mối quan hệ trong quần xã, quá trình biến đổi của quần xã trong không gian và thời gian. - Giúp học sinh hiểu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thiên nhiên, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, vòng tuần hoàn vật chất. - Ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học trong thực tiễn cuộc sống, trong sản xuất, bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, giáo dục dân số. b- Về kĩ năng - Phát triển kĩ năng logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa). - Phát triển kĩ năng vận dụng vào thực tiễn. - Phát triển kĩ năng suy luận toán học. c- Về nhân cách học sinh - Giáo dục phép biện chứng (mọi sự vật luôn luôn vận động và biến đổi). - Hình thành quan điểm hệ thống. - Giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2.3. Thành phần kiến thức cơ bản - Kiến thức khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, nơi sống, sinh cảnh, ổ sinh thái, quần thể, quần xã, diễn thế sinh thái, hệ sinh thái, sinh quyển. - Kiến thức quy luật: các quy luật sinh thái cơ bản, quy luật hình tháp sinh thái, quy luật giới hạn sinh thái, quy luật biến đổi chung của diễn thế sinh thái. - Kiến thức quá trình: quá trình hình thành quần thể, hình thành quần xã quá trình vận huyển các chất và năng lượng trong thiên nhiên qua chuỗi và lưới thức ăn, các quá trình sinh địa hóa. - Kiến thức ứng dụng: vận dụng vào đời sống, thực tiễn sản xuất, vận dụng vào vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. 1.2.2.4. Cấu trúc chương trình Gồm 4 chương: - Chương I: Cơ thể và môi trường. - Chương II: Quần thể sinh vật. - Chương III: Quần xã sinh vật. - Chương IV: Hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học với quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các chương trong phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao THPT được sắp xếp hợp lý, có liên kết chặt chẽ với nhau, chương trước làm cơ sở cho chương sau, đồng thời cũng thể hiện tính hệ thống và logic của cả phần này về mặt cấu trúc lẫn nội dung. 1.2.2.5. Nội dung Tên chương Tên bài Số tiết Nội dung Chương 1: Cơ thể và môi trường Bài 47- Môi trường và các nhân tố sinh thái 1 - Khái niệm môi trường sống và các nhân tố sinh thái. - Phân tích tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, đồng thời trình bày giới hạn sinh thái. - Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái. Bài 48, 49- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật 2 - Tác động của môi trường lên cơ thể sinh vật: sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái. - Tác động trở lại của các sinh vật lên môi trường. Chương 2: Quần thể sinh vật Bài 51 - Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1 - Khái niệm quần thể. - Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ và cạnh tranh, kí sinh cùn loài, ăn thịt đồng loại. - Từ đó rút ra các dấu hiệu bản chất của quần thể sinh vật. Đó là cơ sở để phân biệt quần thể với tập hợp ngẫu nhiên các cá thể. Bài 51, 53 - Các đặc trưng cơ bản của quần thể 2 - Sự phân bố của các cá thể trong không gian. - Cấu trúc của quần thể. - Kích thước của quần thể. - Các đặc trưng là cơ sở khái quát cấu trúc chung của quần thể sinh vật. Bài 54 - Biến động số lượng cá thể của quần thể 1 - Khái niệm về biến động số lượng. - Các dạng biến động số lượng, nguyên nhân gây ra biến động. - Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể đảm bảo cho cơ thể trạng thái cân bằng. - Từ đó, đưa ra ý thức và phương pahsp bảo vệ cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Chương 3: Quần xã sinh vật Bài 55 – Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã 1 - Khái niệm quần xã sinh vật. - Các đặc trưng cơ bản của quần xã. - Đó là những cơ sở để phân biệt quần xã sinh vật với tập hợp ngẫu nhiên của các quần thể. Bài 56 – Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã 1 - Quan hệ hỗ trợ: hội sinh, hợp tác, cộng sinh. - Quan hệ đối địch: ức chế- cảm nhiễm, cạnh tranh, con mồi – vật ăn thịt và vật chủ- vật kí sinh. - Từ các quan hệ đối địch ( đấu tranh sinh tồn), giới thiệu trạng thái cân bằng của quần xã. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng trong việc bảo tồn các loài trong quần xã, nâng cao năng suất sinh trưởng của quần xã và cơ sở khoa học của đấu trnah sinh học. Bài 57 – Mối quan hệ dinh dưỡng 1 - Mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong quần xã được thể hiện thông qua: Bậc dinh dưỡng à chuỗi thức ăn à lưới thức ăn. - Tháp sinh thái: quy luật, các loại tháp. Bài 58 – Diễn thế sinh thái 1 - Khái niệm về diễn thế. - Nguyên nhân gây ra diễn thế. - Chiều hướng biến đổi chung của các loài diễn thế quy luật diễn thế sinh thái. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Chương 4: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lý tài nguyên thiên nhiên Bài 60– Hệ sinh thái 1 - Khái niệm hệ sinh thái. - Thành phần cáu trúc và chức năng của hệ sinh thái. - Tính chất của hệ sinh thái. - Các kiểu hệ sinh thái. - Giáo dục ý thức bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Bài 61 – Các chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái 1 - Khái niệm chu trình sin địa hóa trong hệ sinh thái. - Chu trình sinh địa hóa của một số chất cơ bản: nước, cacbon, nitơ, photpho. Bài 62 – Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 1 - Sự biến đổi của năng lượng trong hệ sinh thái. - Khái niệm hiệu suất sinh thái. - Sản lượng sinh vật sơ cấp và sản lượng sinh vật thứ cấp. - Ứng dụng trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Bài 63 – Sinh quyển 1 - Khái niệm sinh quyển, khu sinh học. - các khu sinh học chính trên Trái đất: trên cạn và dưới nước. Bài 64 – Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên 1 - Các dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên vĩnh cửu, tài nguyên khoáng sản và tài ngueyen không tái sinh. - Tình hình khai thác các dạng tài nguyên của con người. - Khái quát các hoạt động của con người làm suy thoái các dạng tài nguyên, ô nhiễm môi trường sống. - các biện pháp đảm bảo cho tài nguyên phát triển bền vững, chống ô nhiễm môi trường. - Giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên hợp lý. Như vậy, nội dung chính của chương trình STH là các khái niệm, các quy luật về các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố cấu trúc trong từng cấp độ tổ chức sống như mối quan hệ giữa các cấp độ với nhau và với môi trường, qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn về thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với sự phát triển và tồn tại của sự sống, hiểu và biết vận dụng quy luật sinh thái vào thực tiễn. CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 NÂNG CAO BẬC THPT 2.1. SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRANH ẢNH PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 NÂNG CAO BẬC THPT 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc sưu tầm hệ thống tranh ảnh dạy học Một tờ tranh muốn phát huy được hiệu quả của nó thì tờ tranh đó cần phải có ích, nghĩa là phải phù hợp với nội dung phần sinh thái học cần dạy. Khi xác định các quy tắc sưu tầm tranh ảnh trong dạy - học Sinh thái học, ngoài việc quán triệt những nguyên tắc chung thuộc lĩnh vực lý luận dạy học thì còn phải xem xét đến tính đặc thù của môn học đó. Yêu cầu của những tranh ảnh sưu tầm được: - Phải bám sát mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung dạy - học phần sinh thái học. - Đẹp, rõ ràng, đảm bảo thu hút sự chú ý của HS. Ghi chú phải bằng tiếng Việt. 2.1.2. Quy trình sưu tầm và thiết kế tranh ảnh Từ những quan điểm trên, chúng tôi sưu tầm tranh ảnh theo quy trình sau đây: 2.1.2.1. Bước 1: Tìm hiểu nội dung chương trình - Thông qua nội dung cơ bản của SGK, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo để xác định nội dung, mục tiêu, yêu cầu của bài dạy. - Lựa chọn nội dung tài liệu nên và có thể sử dụng tranh để giảng dạy. 2.1.2.2. Bước 2: Tra cứu nguồn tranh - Khi biết được nội dung tranh cần sưu tầm, chúng tôi tìm đọc các sách tham khảo, các giáo trình sinh học, các trang web hay sử dụng các từ khóa liên quan nội dung cần tìm để thu thập tranh cần thiết ở dạng thô. - Lựa chọn màu sắc, kích thước, độ nét của tranh ảnh: màu sắc có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức của tranh ảnh; chọn các tranh to, rõ. - Sử dụng máy ảnh kĩ thuật số để chụp lại tranh có trong SGK và các giáo trình, tài liệu tham khảo. 2.1.2.3. Bước 3: Thiết lập các hoạt động khai thác tranh vẽ - Sau khi có tranh thô, chúng tôi xem xét có các hoạt động nào phù hợp với tranh và phù hợp với nội dung cần giảng dạy để từ đó có hướng gia công tranh cho phù hợp với mục đích giảng dạy. 2.1.2.4. Bước 4: Gia công tranh - Những tranh ảnh có ghi chú tiếng nước ngoài thì chúng tôi sử dụng phần mềm Paint ( Win Vista hay Win 7 của Microsolf có phần mềm Paint mới sử dụng dễ dàng hơn so với của Win XP) để chỉnh sửa, bổ sung hoặc loại bớt những ghi chú không cần thiết, chỉ ghi chú thích bằng tiếng Việt. - Đặt tên tranh theo số bài học kèm thứ tự các tranh có trong bài đó, tên hình trong tranh cũng đặt theo tên tranh kèm thứ tự các hình có trong tranh đó. Với quy trình như trên, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, thiết kế được hệ thống các tranh ảnh để phục vụ giảng dạy phần sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc THPT gồm 47 tờ tranh. 2.1.3. Phân loại tranh Sau khi sưu tầm và thiết kế được 47 tờ tranh vẽ, chúng tôi đã tiến hành phân loại thành 3 nhóm sau: a. Tranh hoàn chỉnh Tranh hoàn chỉnh hay còn gọi là tranh nguyên là những tranh gồm hình vẽ có đầy đủ phần ghi chú bằng chữ. Ví dụ 1: Tranh hoàn chỉnh số 48E phục vụ giảng dạy kiến thức Sự thích nghi của Động vật đối với ánh sáng, thuộc bài 48- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, chương I- Cơ thể và môi trường. Hình 48E.2. Gà Gô trắng xám Hình 48E.3. Màu sắc dọa nạt Hình 48E.1. Bắt chước màu sắc Hình 48E.6. Dơi thích hoạt động vào chiều tối Hình 48E.5. Cú Mèo chỉ hoạt động vào ban đêm nên mắt rất tinh Hình 48E.4. Sự thay đổi mùa đẻ trứng của cá Hồi Ví dụ 2: Tranh hoàn chỉnh số 54B phục vụ giảng dạy kiến thức Biến động không theo chu kì, thuộc bài 54- Biến động số lượng cá thể của quần thể, chương II- Quần thể sinh vật. Hình 54B.2. Rươi thường sinh sản vào sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10 (âm lịch). Hình 54B.1. Số lượng của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm. Hình 54B.3. Mùa hè và mùa xuân có điều kiên sống thích hợp cho Chấu chấu sinh sản Hình 54B.4. Biến động số lượng của quần thể thỏ và linh miêu ở Bắc Mĩ theo chu kì 9-10 năm b. Tranh phân tích Tranh phân tích là loại tranh cho phép đi sâu vào các chi tiết cần thiết. Tranh 47E. Biểu đồ giới hạn sinh thái của loài Ví dụ 1: Tranh phân tích số 47E phục củng cố, ôn tập kiến thức Giới hạn sinh thái, thuộc bài 47- Môi trường và các nhân tố sinh thái, chương I- Cơ thể và môi trường. Ví dụ 2: Tranh phân tích số 55B phục vụ giảng dạy kiến thức Sự phân bố của các loài trong không gian, thuộc bài 55- Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã, chương III- Quần xã sinh vật. Hình 55B.2. Sự phân bố của quần xã sinh vật ở đại dương Hình 55B.1. Sơ đồ cấu trúc phân tầng của quần xã sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới c. Tranh khuyết Tranh khuyết là tranh không ghi chú thích hoặc có một vài chi tiết trống trên hình vẽ , yêu cầu học sinh phải lựa chọn chính xác để điền vào. Ví dụ 1: Tranh khuyết số 47D phục vụ ôn tập kiến thức Giới hạn sinh thái, thuộc bài 47- Môi trường và các nhân tố sinh thái, chương I- Cơ thể và môi trường. Tranh 47D. Giới hạn nhiệt độ của cá Rô phi ở Việt Nam 5 4 3 2 1 Sơ đồ về quá trình diễn thế sinh thái ở cạn Thời gian Ví dụ 2: Tranh khuyết số 58A phục vụ giảng dạy kiến thức Khái niệm diễn thế sinh thái, thuộc bài 58- Diễn thế sinh thái, chương III- Quần xã sinh vật. Để tiện cho việc tham khảo, chúng tôi sẽ trình bày các loại tranh theo từng biện pháp sử dụng tranh cụ thể. 2.2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH TRONG DẠY HỌC PHẦN STH Trong dạy học Sinh học nói riêng và quá trình dạy học nói chung, để phát huy tính tích cực cho HS có nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức HS lĩnh hội kiến thức từ tranh ảnh. Trong nghiên cứu của mình, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của HS chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sử dụng tranh sau đây: (vì lý do điều kiện giới hạn của nội dụng khóa luận nên với mỗi biện pháp sử dụng tranh, chúng tôi chỉ trình bày 2 tờ tranh minh họa, các tờ tranh còn lại được trình bày theo thứ tự bài học trong SGK Sinh học 12 Nâng cao ở phần phụ lục 1). 2.2.1. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu giảng bài mới 2.2.1.1 Sử dụng tranh để tạo và giải quyết tình huống có vấn đề Ví dụ 1: * Nội dung cơ bản: nội dung “ I- Ảnh hưởng của ánh sáng” thuộc bài 48- Môi trường và các nhân tố sinh thái. * Phương tiện hoạt động : TỜ TRANH SỐ 48A (Tranh hoàn chỉnh) Hình 48A.3. Dùng mắt trên để nhìn trên không khí Hình 48A.2. Hai mắt bên phải của cá Hình 48A.1. Cá bốn mắt Anableps Nguồn: [6] * Cách thức sử dụng tranh: - Giáo viên cung cấp tờ tranh số 48A cho HS quan sát và đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng cho HS: Quan sát tờ tranh số 48A và hãy cho biết nhân tố sinh thái nào đã tác động đến cấu tạo mắt của loài cá Anableps như vậy? Giải thích? - Học sinh tự lực làm việc - thảo luận. - Giáo viên sửa chữa, kết luận, đi vào kiến thức mới “I- Ảnh hưởng của ánh sáng”, bài 48- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. Ví dụ 2: * Nội dung cơ bản: nội dung “ II- Ảnh hưởng của nhiệt độ” thuộc bài 48- Môi trường và các nhân tố sinh thái. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 48B (Tranh hoàn chỉnh) Taraxacum koksaghyz Lá cây ở 2 điều kiện môi trường khác nhau Nguồn: [6] * Cách thức sử dụng tranh: - Giáo viên cung cấp tờ tranh số 48A cho HS quan sát và đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng cho HS: Quan sát tờ tranh số 48B và hãy cho biết theo em nhân tố sinh thái nào đã tác động đến làm thay đổi hình dạng lá cây Taraxacum koksaghyz như vậy? Giải thích? - Học sinh tự lực làm việc - thảo luận. - Giáo viên sửa chữa, kết luận, đi vào kiến thức mới “II- Ảnh hưởng của nhiệt độ”, bài 48- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. 2.2.1.2 Sử dụng tranh để tổ chức hỏi - đáp Ví dụ 1: * Nội dung cơ bản: toàn bộ nội dung của bài 51- Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: - Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. - Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau thông qua 2 loại quan hệ là : hỗ trợ và cạnh tranh. Ngoài ra, còn tồn tại các kiểu quan hệ khác trong quần thể như: kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 51A (Tranh phân tích) Hình 51A.1 Hình 51A.2. Hình 51A.3 Hình 51A.5 Hình 51A.6 Hình 51A.4 Nguồn: [13] * Cách thức sử dụng tranh: - GV cung cấp tờ tranh 51A và phát phiếu học tập cho HS khai thác tờ tranh: PHIẾU HỌC TẬP Quan sát hình 51A.1 và cho biết: + Các cây Thông có quan hệ với nhau như thế nào? + Không gian của quần thể Thông Thiên An là gì? + Các cây được hình thành trong một khoảng thời gian như thế nào? + Các cây có khả năng sinh ra thế hệ mới không? Từ đó, hãy cho biết quần thể là gì? Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể không? Quan sát toàn tờ tranh số 51A và hãy cho biết các mối quan hệ có thể có trong quần thể sinh vật tương ứng với các hình trong tranh? - Học sinh tự lực làm việc- thảo luận. - Giáo viên sửa chữa, kết luận kiến thức. Ví dụ 2: * Nội dung cơ bản: Nội dung “ I- Sự phân bố của các cá thể trong không gian” thuộc bài 52- Các đặc trưng cơ bản của quần thể. - Các cá thể phân bố trong không gian theo 3 dạng: + Phân bố đều: ít gặp, xuất hiện ở môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. + Phân bố ngẫu nhiên: ít gặp, xuất hiện ở môi trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao. + Phân bố theo nhóm: phổ biến, xuất hiện ở môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp. - Ý nghĩa của từng kiểu phân bố cá thể trong không gian. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 52A ( Tranh khuyết) 1 2 3 Nguồn: [4], [13] * Cách thức sử dụng tranh: Quan sát tờ tranh số 52A và hãy ghép tên các kiểu phân bố của cá thể trong không gian tương ứng với các số 1,2,3 từ các cụm từ cho sẵn sau: a- Phân bố đều b- Phân bố ngẫu nhiên c- Phân bố theo nhóm. Từ đó, em hãy nêu ý nghĩa của mỗi kiểu phân bố cá thể trên ? 2.2.1.3. Sử dụng tranh để điền bảng biểu, sơ đồ Ví dụ 1: - Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích. - Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có điểm nối là một hay nhiều mắc xích chung. * Nội dung cơ bản: nội dung “I+II- Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn” thuộc bài 57- Mối quan hệ dinh dưỡng. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 57B ( Tranh phân tích) Sơ đồ các mối quan hệ dinh dưỡng của quần xã sinh vật ở cạn Nguồn: [4] * Cách thức sử dụng tranh: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 a- Hãy điền tên các loài sinh vật có ở trong tranh vào các sơ đồ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng sau: b- Các sơ đồ trên là các chuỗi thức ăn. Vậy chuỗi thức ăn là gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 a- Từ các chuỗi thức ăn trên, hãy hoàn thành sơ đồ về các mối dinh dưỡng sau: b- Sơ đồ trên là một lưới thức ăn. Vậy lưới thức ăn là gì? Ví dụ 2: * Nội dung cơ bản: nội dung “I+II+III- Khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế sinh thái” thuộc bài 58 – Diễn thế sinh thái. - Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực). - Có 2 loại nguyên nhân chính gây ra diễn thế của quần xã: + nguyên nhân từ bên ngoài: bão, lụt, cháy, ô nhiễm hoặc các hoạt động vô ý thức của con người. + nguyên nhân bên trong:sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. - Gồm có 2 dạng diễn thế: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 58B ( Tranh phân tích) Hình 58B.1. Diễn thế nguyên sinh ở đầm nước nông Hình 58B.2. Diễn thế thứ sinh ở một khu rừng Nguồn: [4], [13]. * Cách thức sử dụng tranh: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát hình 58B.1. và hoàn thành bảng sau: Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường MT A QX B QX C QX D QX E MT B MT C MT D MT E Đầm nước mới xây dựng Nước sâu, ít mùn đáy Nước bớt sâu, mùn đáy nhiều Nước nông, mùn đáy dày Mùn đáy lấp đầy ao QX A Từ đó, hãy cho biết diễn thế sinh thái là gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Quan sát tờ tranh số 58B và hoàn thành bảng sau: Kiểu diễn thế Môi trường ban đầu Xu hướng diễn thế Kết quả Nguyên nhân diễn thế Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh 2.2.2. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức Ví dụ 1: - Những yếu tố môi trường khi tác động và chi phối đến đời sống sinh vật thì được gọi là những nhân tố sinh thái. - Có 3 nhóm nhân tố sinh thái chính là: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố con người. * Nội dung cơ bản: nội dung “ II- Các nhân tố sinh thái” thuộc bài 47- Môi trường và các nhân tố sinh thái. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 47D ( Tranh khuyết) Nhân tố (2)? MT đất MT không khí MT nước MT sinh vật ? ? ? ? ? ? Nhân tố (3)? Nhân tố (1)? * Cách thức sử dụng tranh: Giáo viên cung cấp tờ tranh số 47D. Hoạt động khai thác tờ tranh số 47D được thiết kế dưới dạng phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Quan sát tờ tranh số 47D và trả lời các câu hỏi sau: - Nhân tố sinh thái là gì? - Hãy hoàn thành các phần còn thiếu trong tờ tranh số 47D. - Những nhóm nhân tố đó có quan hệ với nhau như thế nào và chúng tác động lên cơ thể sinh vật ra sao? Ví dụ 2: * Nội dung cơ bản: nội dung khái niệm quần thể thuộc bài 51- Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 51B (Tranh hoàn chỉnh) Hình 51B.1. Đàn cá cảnh trong bể Hình 51B.2. Đàn chim Hồng Hạc ở ngoài đồng. Hình 51B.3. Đàn bò ở nông trường Ba Vì Hình 51B.4. Ruộng lúa ở Lào Cai Nguồn: [14] * Cách thức sử dụng tranh: GV cung cấp tờ tranh số 51B và yêu cầu HS: Quan sát tờ tranh số 51B và cho biết tập hợp nào là quần thể sinh vật? 2.2.3. Các biện pháp sử dụng tranh để kiểm tra, ôn tập, đánh giá Ví dụ 1: * Nội dung cơ bản: nội dung “ II. Ảnh hưởng của nhiệt độ” thuộc bài 48- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 48H ( Tranh hoàn chỉnh) 2 kg 53 cm Chim cánh cụt Galapagoss 5 kg 71 cm Chim cánh cụt Magienlans Chim cánh cụt Hoàng đế Khối lượng và kích thước của một số loài chim cánh cụt 30 kg 114 cm cm * Cách thức sử dụng tranh: Quan sát hình 48H và hãy cho biết tại sao lại có sự khác nhau về kích thước và khối lượng của các loài chim cánh cụt trên? Ví dụ 2: * Nội dung cơ bản: nội dung “III.2. Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước quần thể” thuộc Bài 53- Các đặc trưng cơ bản của quần thể. * Phương tiện hoạt động: TỜ TRANH SỐ 53A ( Tranh phân tích) Đường cong sống sót của một số loài Nguồn: [13] * Cách thức sử dụng tranh: Quan sát tờ tranh số 53A và cho biết: - Ở những loài đẻ nhiều như: hầu, sò … phần lớn cá thể con chết ngay ở những ngày đầu, số sống sót cuối đời rất ít. Sự sống sót của loài được biểu diễn bằng đường cong nào? Vì sao? - Điều nào sau đây đúng với đường cong sống sót II trong đồ thị: A. Phần lớn cá thể con sinh ra là sống sót, chết chủ yếu ở cuối đời. B. Phần lớn cá thể con sinh ra là sống sót, số con sinh ra rất ít. C. Cá thể con sinh ra là sống sót, tuy nhiên lại chết ở giai đoạn sinh sản. D. Mức độ tử vong của các lứa tuổi là gần như nhau. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.1.1. Bài thực nghiệm số 1: * Bảng 3.1.1.1: Bảng phân phối tần suất Lớp % học sinh đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0 0 0 0 0 0 8,10 13,50 78,40 0 ĐC 0 0 0 0 0 5,00 22,50 37,50 35,00 0 0 * Đồ thị 3.1.1: Biểu thị phân phối tần suất của nội dung thực nghiệm bài thực nghiệm 1. * Bảng 3.1.1.2: Tổng hợp các tham số đặc trưng Lớp Các tham số đặc trưng m S Cv % Thực nghiệm 8,09 0,02 0,10 1,15 Đối chứng 7,15 0,02 0,13 1,85 3.1.2. Bài thực nghiệm số 2: * Bảng 3.1.2.1: Bảng phân phối tần suất Lớp % học sinh đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 0 0 0 0 0 0 7,50 20,00 57,50 15,00 0 Đối chứng 0 0 0 0 0 0 13,50 32,40 45,90 8,20 0 * Đồ thị 3.1.2: Biểu thị phân phối tần suất của nội dung thực nghiệm bài thực nghiệm 2. * Bảng 3.1.2.2: Tổng hợp các tham số đặc trưng Lớp Các tham số đặc trưng m S Cv % Thực nghiệm 7,85 0,02 0,12 1,58 Đối chứng 7,53 0,02 0,13 1,81 3.2 NHẬN XÉT VÀ BIỆN LUẬN Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi và nhận xét của giáo viên giảng dạy, có thể đánh giá như sau: - Lớp thực nghiệm số học sinh phát biểu, tích cực hoạt động và xây dựng bài là nhiều hơn so với lớp đối chứng. Như vậy, việc đề xuất và thiết kế các hoạt động cho các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học Sinh học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho HS trong học tập. - Học sinh tích cực nghiên cứu SGK để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng đọc sách và phát huy vai trò của SGK cúng như các kỹ năng phân tích tranh vẽ để phát hiện kiến thức giúp các em nhanh chóng hiểu bài và có thể nhớ được bài lâu và kỹ hơn. Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo phương thức chéo ở hai lớp và kết quả ban đầu đã cho thấy: - Ở cả 2 nội dung, điểm trung bình ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể ở bài thực nghiệm số 1: điểm số trung bình của lớp thực nghiệm là 8,09, còn điểm trung bình của lơp đối chứng là 7,15. Còn ở bài thực nghiệm số 2: điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,85, còn điểm trung bình của lớp đối chứng chỉ là 7,53. - Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi và xuất sắc của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. - Qua việc xử lý bằng thống kê toán học đã cho thấy kết quả trên là đáng tin cậy, tỷ lệ biến thiên của kết quả là thấp. - Qua biểu đồ biểu thị phân phối tần suất đã một lần nữa cho chúng ta thấy kết quả thực nghiệm sư phạm một cách khách quan. ¯ Tóm lại: Việc thiết kế hoạt động để tổ chức cho HS học tập dựa vào các biện pháp sử dụng tranh bước đầu đưa lại hiệu quả. Tuy nhiên, để tổ chức học tập cho HS còn có nhiều phương pháp khác, nhưng có thể khẳng định rằng dạy học Sinh học bằng các biện pháp sử dụng tranh là một hướng tốt, giúp HS tường minh hóa các nội dung trong SGK nên đây là một hướng đi tốt, có tính khả thi. Do đó nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng ở trường THPT. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: 1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức học sinh học tập phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao. Cụ thể là xác định được khái niệm, vai trò những nguyên tắc sử dụng tranh ảnh trong dạy học sinh học. 1.2. Từ kết quả điều tra thực trạng của các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học ở giáo viên 3 trường THPT Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ và Đặng Huy Trứ thuộc Tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học Sinh học nói chung và Sinh thái học nói riêng là rất cần thiết. 1.3. Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chúng tôi đã chọn lọc và thiết kế được 47 tờ tranh khác nhau để tổ chức dạy học phần Sinh thái học lớp 12 THPT. 1.4. Đã đề xuất các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong các khâu giảng bài mới, hoàn thiện củng cố tri thức và kiểm tra kết quả học tập. 1.5. Kết quả thực nghiệm bước đầu đã đánh giá được việc vận dụng biện pháp sử dụng tranh để tổ chức học sinh học tập trong dạy – học Sinh thái học đã phát huy được tính tích cực của học sinh, đem lại hiệu quả cao, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. 2. ĐỀ NGHỊ 2.1. Việc chọn lọc và đề xuất các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức học sinh học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn và nhiệt tình trong dạy học. Vì vậy các Sở GD và ĐT cần tăng cường bồi dưỡng, mở thêm các lớp chuyên đề về các phương pháp dạy học tích cực trong sinh học cho giáo viên. 2.2. Cần tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, tranh ảnh và các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Sinh học. 2.3. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ mới đề xuất được một số biện pháp sử dụng tranh, chắc chắn chưa thật sự đầy đủ, cần có sự nghiên cứu tiếp theo đối với đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2002). Lý luận dạy học sinh học. NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Cương (1995). Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, dành cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm. NXB Hà Nội. 3. Hoàng Chúng (1983). Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2008). SGK Sinh học 12 cơ bản. NXB giáo dục. 5. Tô Xuân Giáp (1997). Phương tiện dạy học. NXB Giáo dục. 6. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990). Sinh thái học đại cương. NXB Giáo dục. 7. Vũ Trung Tạng (2007). Cơ sở Sinh thái học. NXB Giáo dục. 8. Phan Minh Tiến (1999). Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường Trung học cơ sở. Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. 9. Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục hoc hiện đại. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980). Lý luận dạy học sinh học, phần Lý luận đại cương – Tập 1. NXB Giáo dục. 11. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008). SGK Sinh học 12 nâng cao. NXB giáo dục. 12. Donald W. Linzzey. Vertebrate Biology. http:// www.mhhe.com/zoology 13. Các loại đĩa CD – ROM liên quan đến sinh học: Biology Level; Interactive concepts in Biology; Biology - Campbell 14. Một số trang web có chứa hình ảnh liên quan: PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác biện pháp sử dụng tranh để giảng dạy phần Sinh thái học lớp 12 nâng cao bậc Trung học phổ thông.doc
Tài liệu liên quan