Kết quả ở bảng trên cho thấy các biện pháp chúng tôi đề xuất đều đạt mức độ cần thiết
và mức độ khả thi khá cao (mức độ cần thiết đạt từ 8,25 đến 9,58 điểm và mức độ khả
thi đạt từ 7,83 đến 9,58 điểm).
Về tính cần thiết, không có biện pháp nào được cho là không cần thiết. Các chuyên gia
cho rằng biện pháp 1,2,4 là cần thiết nhất. Đó là các biện pháp: Nâng cao nhận thức về
ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV; Đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT.
Về tính khả thi, các chuyên gia đánh giá biện pháp 1,2,3,6 là khả thi nhất. Đó là các biện
pháp: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT; Đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV; Tổ chức, chỉ đạo các tổ
chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH; Thường xuyên thu thập thông tin
phản hồi, kiểm tra, đánh giá, cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy
học. Tuy nhiên, vẫn có chuyên gia cho rằng biện pháp tổ chức xây dựng môi trường dạy
học đa phương tiện khi thực hiện còn gặp không ít khó khăn vì việc tổ chức các hình
thức học tập qua mạng đòi hỏi cả GV và HS phải tương đối thành thạo về CNTT nên
hiện nay ở phổ thông hình thức học tập này được sử dụng rất ít.158 TRẦN MINH HÙNG
Từ kết quả thu được qua khảo nghiệm, chúng tôi cho rằng các biện pháp được đề xuất
có thể áp dụng vào thực tế quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học ở các trường THPT.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trung học Phổ thông - Trần Minh Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 152-158
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRẦN MINH HÙNG
Trường Đại học Đồng Nai
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng công
tác quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học ở các
trường trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi đề xuất và tiến hành khảo
nghiệm được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học. Các biện pháp đó là: Nâng cao nhận cho đội ngũ
giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tổ chức, chỉ đạo các tổ
chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học; đảm bảo
các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT và tổ chức xây dựng môi
trường dạy học đa phương tiện.
1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
Muốn đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học trung học phổ
thông (THPT) mang tính hiệu quả và khả thi, trước hết cần thống nhất các nguyên tắc:
thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của trường THPT; phải bảo đảm tính đồng bộ;
phải bảo đảm tính hiệu quả và phải đảm bảo hài hòa các lợi ích.
- Thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế ở trường THPT là nguyên tắc cơ bản trong
khi đề xuất các biện pháp quản lý. Nếu biện pháp đó không thiết thực thì không thể triển
khai được. Muốn cho các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế ở trường THPT
thì hiệu trưởng cần phải có khảo sát để nắm rõ thực trạng về việc ứng dụng CNTT trong
dạy học của đội ngũ giáo viên (GV) về nhận thức, trình độ ứng dụng CNTT của GV, cơ
sở vật chất (CSVC), thiết bị về CNTT... của nhà trường. Từ đó, mới phát huy hết khả
năng tác động của các biện pháp và đem lại hiệu quả cao. [1]
- Nguyên tắc phải đảm bảo tính đồng bộ. Trong quản lý, khi nhà quản lý đề xuất các
biện pháp để đạt được mục tiêu nào đó thì phải đảm bảo tính đồng bộ của nó. Điều này,
cho thấy trong quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học, các biện pháp do hiệu
trưởng trường THPT đề xuất phải có mối liên hệ với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau.
Mỗi biện pháp có sự tác động, điều chỉnh riêng, nhưng phải nằm trong hệ thống nhất
của các biện pháp.
- Nguyên tắc phải đảm bảo tính hiệu quả. Bất kỳ công việc hay hoạt động nào của con
người thì bao giờ cũng phải tính đến hiệu quả. Trong công tác quản lý, nhà quản lý càng
phải chú trọng điều này. Đây chính là thước đo năng lực các nhà quản lý. Thực chất của
nguyên tắc này là với nguồn nhân lực, tài lực và điều kiện nhất định, trong thời gian cho
phép, nhà quản lý tạo ra kết quả cao nhất, có chất lượng nhất. Tính hiệu quả phải được
xác định từ việc đầu tư, trang bị CSVC, thiết bị CNTT hiện đại, các phòng học đa
phương tiện, phòng học bộ môn... đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...
153
dụng CNTT cho đội ngũ GV, để họ có thể sử dụng, bảo quản một cách tốt nhất các
trang thiết bị CNTT này. Từ đó, đội ngũ GV mới chủ động, tích cực ứng dụng CNTT
trong hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Nguyên tắc phải đảm bảo hài hoà các lợi ích. Lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy đối với con người [3]. Trong quản lý nếu hiệu trưởng không biết kết hợp một
cách hài hòa các lợi ích thì khó có được thành công.
2. CÁC BIỆN PHÁP
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT
- Tổ chức cho đội ngũ GV học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước về tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong
dạy học nói riêng [2]. Việc triển khai, phổ biến các văn bản về tăng cường ứng dụng
CNTT có thể bằng nhiều hình thức như phổ biến trực tiếp trong các buổi học tập chính
trị, sinh hoạt chuyên môn tập trung toàn trường; gửi các văn bản của cấp trên cũng như
kế hoạch ứng dụng CNTT của trường về cho các tổ chuyên môn triển khai cho GV
trong tổ; hướng dẫn GV xem các văn bản trên trang web của nhà trường hay của Sở
GD&ĐT, Bộ GD&ĐT...
- Tổ chức các hội nghị, buổi thảo luận chuyên đề về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu
quả hoạt động dạy học. Trong năm học, các đợt hội giảng cần khuyến khích, ưu tiên cho
những tiết có ứng dụng CNTT, sử dụng giáo án điện tử (GAĐT). Thậm chí, nếu có điều
kiện, nhà trường tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong dạy học”. Qua
đó, giúp GV thấy được vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT, cũng như việc cần
thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Tổ chức cho GV dự giờ ứng dụng CNTT một cách hiệu quả của đồng nghiệp, từ đó
GV sẽ bị thuyết phục bằng những điều mắt thấy tai nghe.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn cần quan
tâm thảo luận chủ đề về việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV đối với việc nâng cao
chất lượng dạy học của nhà trường. Từ đó, giúp GV có những suy nghĩ, định hướng
đúng đắn trong việc ứng dụng CNTT.
- Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của đội ngũ GV trong việc ứng
dụng CNTT trong dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời.
Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV
Đội ngũ GV chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà
trường. Theo xu thế phát triển của thời đại ngày nay, người GV phải luôn thường xuyên
trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là phải nâng cao trình độ ứng dụng
CNTT thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Để làm tốt việc xây dựng đội ngũ
GV có trình độ về CNTT, Hiệu trưởng cần phải tiến hành các công việc sau.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;
TRẦN MINH HÙNG
154
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại trường;
- Tạo điều kiện và cử GV tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng;
- Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng
CNTT để đổi mới PPDH ở từng bộ môn;
- Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về ứng dụng CNTT;
- Xây dựng các yêu cầu, cũng như chế độ chính sách ưu tiên cho GV trong việc
nâng cao trình độ ứng dụng CNTT.
Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới
PPDH
Để tăng cường vai trò, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên môn trong quản lý việc ứng
dụng CNTT trong dạy học đối với GV, cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
dạy học của đội ngũ GV, Hiệu trưởng phải quản lý các nội dung sau.
- Định hướng việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH;
- Chỉ đạo xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT theo hướng kết hợp
kỹ năng sử dụng CNTT và vận dụng kiến thức, kỹ năng sư phạm;
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án, đặc biệt là GAĐT, sử dụng các
phần mềm dạy học phù hợp với từng bộ môn;
- Tổ chức dự giờ có sử dụng CNTT;
- Tổ chức hội giảng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH”;
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh;
- Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT
Để đội ngũ GV ứng dụng được CNTT trong dạy học, trước hết phải đảm bảo các điều
kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT, mà CSVC, thiết bị CNTT, sản phẩm phần mềm là
những điều kiện hỗ trợ thiết yếu. Do vậy, Hiệu trưởng cần tiến hành quản lý các nội
dung sau.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực đầu tư về CNTT;
- Đầu tư, xây dựng hạ tầng, CSVC, thiết bị CNTT, sản phẩm phần mềm đáp ứng
yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học;
- Xây dựng quy định, nội quy sử dụng phòng máy tính, thiết bị CNTT;
- Xây dựng chế độ, quy định về bảo quản, bảo trì, bảo hành các thiết bị CNTT.
Biện pháp 5: Tổ chức xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...
155
Để tạo môi trường dạy học đa phương tiện có tính tương tác cao, cần thực hiện các nội
dung cơ bản sau.
- Xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ hoạt động dạy học;
- Tổ chức hình thức học tập qua mạng, nhất là mạng Internet.
Hiệu trưởng cần tổ chức xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ dạy học của trường
mình; chỉ đạo cho các tổ chuyên môn đưa học liệu mà tổ và GV sưu tầm, tham khảo hay
tự thiết kế ra phục vụ dạy học vào thư viện này. Để tất cả GV có thể tham khảo mọi lúc,
mọi nơi và sử dụng trong quá trình giảng dạy, nhà trường phải phổ biến thư viện học
liệu này bằng nhiều hình thức khác nhau như:
Một là, đưa lên website của nhà trường. Đây là hình thức phục vụ rất hiệu quả để thực
hiện quá trình dạy học đa phương tiện. Vì ngoài việc tham khảo mọi lúc, mọi nơi để
soạn bài, GV có thể sử dụng trực tuyến thư viện học liệu điện tử trong quá trình giảng
dạy trên lớp.
Hai là, lưu trữ trên các thiết bị di động như đĩa CD-ROM, thẻ nhớ (USB)... đưa về cho
các tổ chuyên môn và yêu cầu GV sao chép làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ
môn mà mình phụ trách.
Để xây dựng thư viện học liệu điện tử của trường phục vụ hoạt động dạy học, hiệu
trưởng nên phân công cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dõi. Chỉ
đạo cho một GV tương đối thành thạo về CNTT, mà tốt nhất là GV giảng dạy môn tin
học, chịu trách nhiệm tập hợp các sản phẩm học liệu phục vụ dạy học của GV trong
trường, đồng thời sưu tầm, tải một số học liệu cần thiết trên mạng Internet để xây dựng
thư viện học liệu cho trường mình. Sau đó, một mặt đưa thư viện học liệu này lên
website của nhà trường, mặt khác lưu trữ trên các thiết bị di động như đĩa CD-ROM, thẻ
nhớ (USB)... Cần chú ý rằng, thư viện học liệu điện tử của nhà trường phải được cập
nhật thường xuyên, liên tục để đáp ứng ngày càng hiệu quả cho hoạt động dạy học có
ứng dụng CNTT.
Như vậy, với việc ứng dụng CNTT để xây dựng thư viện học liệu điện tử của nhà
trường, cùng với các thư viện học liệu giáo dục miễn phí trên mạng Internet, trong quá
trình dạy học GV sẽ dễ dàng tạo ra môi trường đa phương tiện, có tính tương tác cao.
Nó làm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tư duy lĩnh hội tri
thức mới.
Biện pháp 6: Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá, cải tiến
quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng không thể thiếu của nhà quản lý.
Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp hiệu trưởng xác
định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường.
Qua đó, hiệu trưởng đề ra các biện pháp điều chỉnh cụ thể, phù hợp, kịp thời, chính xác
để việc ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động dạy học. Để đánh
TRẦN MINH HÙNG
156
giá được chính xác cần phải coi trọng cả kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng CNTT
trong dạy học.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà
trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải đầu tư thời gian để nghiên cứu về đặc điểm, bản
chất của tiết dạy có ứng dụng CNTT, cũng như phương pháp của nó, đồng thời tham
khảo ý kiến của các tổ chuyên môn. Từ đó, mới có thể đưa ra tiêu chí của việc kiểm tra,
đánh giá một cách phù hợp, khoa học và chính xác.
Nhà trường phải đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT như:
- Lấy số lượng giáo án có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá tinh thần
đổi mới PPDH bằng việc ứng dụng CNTT;
- Lấy chất lượng của tiết dạy có ứng dụng CNTT, GAĐT làm tiêu chí đánh giá
trình độ ứng dụng CNTT, cũng như trách nhiệm tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
ứng dụng CNTT trong dạy học của GV;
- Thống nhất việc ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với đặc thù từng bộ môn;
- Đề ra các chế độ để tạo điều kiện, động viên, khuyến khích GV phát huy sáng
kiến, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.
Tùy vào điều kiện của nhà trường, nhưng hiệu trưởng nên ban hành chế độ về việc ứng
dụng CNTT trong dạy học để tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, động
viên tập thể, cá nhân GV tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.
Chẳng hạn, sắp xếp thời khóa biểu thật hợp lý dành thời gian, ưu tiên dành các máy
tính, phòng học của nhà trường cho GV nghiên cứu, soạn giáo án, chuẩn bị tiết dạy; xét
tặng các danh hiệu thi đua; ưu tiên trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, GV; quy định
việc khen thưởng bằng tài chính...
3. KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
Các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận,
tìm hiểu phân tích thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường THPT. Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã gửi phiếu trưng cầu ý
kiến đến 60 chuyên gia là BGH các trường THPT, Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng
của Sở GD&ĐT Đồng Nai.
Trong các phiếu trưng cầu ý kiến, mỗi biện pháp hỏi về mức độ cần thiết, khả thi chúng
tôi quy định cho điểm như sau:
+ Rất cần thiết, rất khả thi : 10 điểm;
+ Cần thiết, khả thi : 5 điểm;
+ Không cần thiết, không khả thi : 0 điểm.
Mức điểm bình quân của mỗi biện pháp: (10+5+0)/3 = 5 điểm.
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...
157
Điểm trung bình (ĐTB) về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của mỗi biện pháp được
xác định:
3
=1
1
x
N i ii
x n= ∑
trong đó: xi : là điểm được cho ứng với mỗi biện pháp xi ∈{0,5,10}
ni : là số người cho điểm xi biện pháp tương ứng
N: là tổng số người cho điểm mỗi biện pháp
Kết quả được tổng hợp ở bảng sau.
Bảng 1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp
Tính cần thiết (CT) Tính khả thi (KT)
Rất CT CT Không CT ĐTB Rất KT KT
Không
KT ĐTB
Biện pháp 1 51 9 0 9,25 50 10 0 9,17
Biện pháp 2 55 5 0 9,58 55 5 0 9,58
Biện pháp 3 42 18 0 8,50 52 8 0 9,33
Biện pháp 4 54 6 0 9,50 39 21 0 8,25
Biện pháp 5 39 21 0 8,25 34 26 0 7,83
Biện pháp 6 40 20 0 8,33 45 15 0 8,75
Kết quả ở bảng trên cho thấy các biện pháp chúng tôi đề xuất đều đạt mức độ cần thiết
và mức độ khả thi khá cao (mức độ cần thiết đạt từ 8,25 đến 9,58 điểm và mức độ khả
thi đạt từ 7,83 đến 9,58 điểm).
Về tính cần thiết, không có biện pháp nào được cho là không cần thiết. Các chuyên gia
cho rằng biện pháp 1,2,4 là cần thiết nhất. Đó là các biện pháp: Nâng cao nhận thức về
ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV; Đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT.
Về tính khả thi, các chuyên gia đánh giá biện pháp 1,2,3,6 là khả thi nhất. Đó là các biện
pháp: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường THPT; Đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV; Tổ chức, chỉ đạo các tổ
chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH; Thường xuyên thu thập thông tin
phản hồi, kiểm tra, đánh giá, cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy
học. Tuy nhiên, vẫn có chuyên gia cho rằng biện pháp tổ chức xây dựng môi trường dạy
học đa phương tiện khi thực hiện còn gặp không ít khó khăn vì việc tổ chức các hình
thức học tập qua mạng đòi hỏi cả GV và HS phải tương đối thành thạo về CNTT nên
hiện nay ở phổ thông hình thức học tập này được sử dụng rất ít.
TRẦN MINH HÙNG
158
Từ kết quả thu được qua khảo nghiệm, chúng tôi cho rằng các biện pháp được đề xuất
có thể áp dụng vào thực tế quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học ở các trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình (2006). Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng
CNTT trong dạy học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Đại học Sư phạm.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001). Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 7
năm 2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2001-2005. Huế.
[3] Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
NXB Giáo dục.
Title: MEASURES OF MANAGEMENT OF APPLYING INFORMATION TECHNOLOGY
IN TEACHING AT HIGH SCHOOLS
Abstract: Based on theoretically studying and evaluating situation of the management of the
information technology applied in teaching tasks in high schools, we suggest and investigate a
number of measures to improve the effectiveness of the application of information technology
in teaching.
ThS. TRẦN MINH HÙNG
Trường Đại học Đồng Nai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_192_tranminhhung_22_tran_minh_hung_062_2020975.pdf