Trần Việt Dũng & Mai Hồng Quỳ (2004), “Tìm hiểu ảnh hưởng của Luật
chống bán phá giá đối với cạnh tranh: Một số ý kiến đóng góp đề ho àn thiện
chế định chống bán phá giá của Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
12/2004
24 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp khắc phục thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 1 –
MỤC LỤC
A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.......................................................................... 2
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG............................................................................. 4
CHƯƠNG IV ................................................................................................... 4
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI............................................. 4
1. Giới thiệu......................................................................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý........................................................................................... 4
2.2 Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế......................................... 5
2.3. Phân loại trợ cấp CP................................................................................ 6
2.3.1. Trợ Cấp Đèn Đỏ................................................................................... 6
2.3.2. Trợ cấp đèn vàng ................................................................................ 7
2.3.3. Trợ cấp đèn xanh ................................................................................ 7
2.4. Thuế đối kháng – biện pháp đối kháng chủ yếu ................................... 8
2.5 Thủ tục tố tụng nhằm áp dụng thuế đối kháng ...................................... 8
2.5.1 Nộp đơn ................................................................................................ 8
2.5.2 Tham vấn .............................................................................................. 9
2.5.3 Điều tra.................................................................................................. 9
2.5.4 Kết thúc............................................................................................... 10
2.5.5 Thời hạn và rà soát áp dụng thuế đối kháng ................................... 11
2.6. Các nước đang phát triển ..................................................................... 11
3. BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ................................................... 13
3.1 Cơ sở pháp lý.......................................................................................... 13
3.2. Khái niệm bán phá giá ........................................................................... 13
3.3. Phân loại hành vi bán phá giá............................................................... 14
3.3.1. Bán dưới giá thành ........................................................................... 14
3.4 Thuế chống bán phá giá......................................................................... 15
3.5. Quy trình điều tra nhằm áp thuế chống bán phá giá .......................... 15
3.5.1. Điều tra............................................................................................... 15
3.5.2. Xác định bán phá giá ........................................................................ 16
3.5.3. Xác định thiệt hại............................................................................... 17
3.5.4. Cam kết về giá ................................................................................... 17
3.6. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.......................................... 17
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 2 –
3.7. Xác định bán phá giá đối với những quốc gia có nền kinh tế phi thị
trường............................................................................................................ 17
3.8 Các quốc gia đang phát triển và các vấn đề liên quan đến Việt Nam 18
4. TỰ VỆ THƯƠNG MẠI.................................................................................... 19
4.1. Cơ sở pháp lý......................................................................................... 19
4.2 Khái niệm biện pháp tự vệ thương mại ................................................ 19
4.3. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại ................................. 20
4.4. Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ ......................................................... 20
4.4.1. Điều tra............................................................................................... 21
4.4.2. Biện pháp tự vệ tạm thời .................................................................. 21
4.4.3. Xác định sự gia tăng bất ngờ của khối lượng hàng hóa NK......... 22
4.5 Các quốc gia đang phát triển................................................................. 23
C. MộT Số TÀI LIệU THAM KHảO:.............................................................. 23
A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Vị trí và vai trò của chương học trong môn học
– Chương IV Các biện pháp khắc phục thương mại là phần quan trọng và
cung cấp nhiều kiến thức về các hiện tượng thời sự của KT hiện nay, là phần học
sau khi sinh viên đã học các chương nền tảng về lịch sử hình thành và các nguyên
tắc chung của WTO.
– Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cho những vấn đề về bảo
hộ thương mại và khắc phục thương mại trong thương mại quốc tế.
2. Mục tiêu của chương
Về kiến thức
– Nêu và hiểu được khái niệm, các hình thức của từng biện pháp khắc
phục thương mại.
– Nắm về quá trình tố tụng, các điều kiện để khởi xướng một vụ kiện, cơ
quan thụ lý và giải quyết vụ kiện.
– Phân biệt các biện pháp khắc phục thương mại.
Về kỹ năng
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 3 –
– Đọc và hiểu các quy định về khắc phục thương mại trong các văn bản
điều ước quốc tế liên quan.
– Vận dụng kiến thức để bình luận vấn đề.
– Kỹ năng trình bày, phát biểu, bảo vệ quan điểm khi các sự việc được
nêu ra.
Về thái độ
– Nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, mục đích của Chương học trong
môn học TMQT.
– Có ý thức tự giác nghiên cứu tài liệu, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
3. Tài liệu học tập
– Tài liệu bắt buộc:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT-1994. (Các
Điều VI, Điều XVI, Điều XIX)
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO –
SCM.
Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại 1994 – ADA.
Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO – SA.
– Tài liệu tham khảo:
“Luật Thương mại quốc tế” của PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Th.S Trần Việt
Dũng.
www.wto.org Trang web của WTO
www.chongbanphagia.vn Website của Phòng công nghiệp và thương
mại VN cung cấp thong tin chống bán phá giá cho Doanh nghiệp.
wto.nciec.gov.vn cổng thông tin WTO
www.canhbaosom.vn Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá
giá của Cục Quản lý cạnh tranh.
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 4 –
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Một số từ viết tắt
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.
- GATT 1994 (The General Agreement on Tariffs and Trade ): Hiệp ước chung
về thuế quan và mậu dịch.
- SCM (The Agreement On Subsidies And Countervailing Measures):Hiệp định
về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
- ADA (The Anti-dumping Agreement): Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
- SA (The Agreement Safeguards): Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
CHƯƠNG IV
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI
1. Giới thiệu
Trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương của GATT/WTO, các biện
pháp khắc phục thương mại được phân thành ba nhóm: (1) biện pháp “chống bán
phá giá” (anti-dumping); (2) biện pháp “đối kháng trợ cấp chính phủ”
(countervailing); (3) biện pháp “tự vệ thương mại” (safeguards). Mỗi biện pháp
đều có những mục đích, đối tượng riêng biệt và các thủ tục áp dụng độc lập. Đây
là các biện pháp mà WTO cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng để hạn
chế nhập khẩu tạm thời và trong giới hạn cần thiết nhằm khắc phục những thiệt
hại đã xảy ra hoặc đe dọa xảy ra đối với nền sản xuất nợi địa của quốc gia nhập
khẩu.
2. TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
2.1. Cơ sở pháp lý
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 5 –
Trong khuôn khổ WTO, các vấn đề về trình tự, thủ tục kiện chống trợ cấp và các
điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng được quy định tại:
- Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại năm 1994 (GATT 1994, Điều
VI, và Điều XVI)
- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đói kháng (SCM): là một trong các
hiệp định của WTO, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.
- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS, Điều XV) –(Tham khảo)
- Hiệp định về Nông nghiệp (AOA, phần IV) –(Tham khảo)
2.2 Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế
Theo Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM) của WTO thì khái
niệm trợ cấp được hiểu là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc
biệt của CP hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành
sản xuất trong nước –nằm trên lãnh thổ của mình- nhằm đạt được một/một số
mục tiêu kinh tế.1
Trợ cấp CP có thể tồn tại dưới hình thức trực tiếp như chuyển trực tiếp các
khoản vốn (VD như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), chuyển hoặc nhận nợ
trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay, bảo đảm tín dụng). Hoặc trợ cấp CP tồn tại ở
mức độ gián tiếp hơn như bỏ qua hoặc không thu các khoản thu phải nộp cho CP
(VD: ưu đãi tài chính như miễn thuế); cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải
là hạ tầng cơ sở hoặc mua hàng trực tiếp của doanh nghiệp.
1 SCM, Điều 1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên (
theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả
năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế);
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay
nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và
công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.
hoặc
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;
và
(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 6 –
Trợ cấp CP được coi là tồn tại hội đủ hai yếu tố: (1) Các khoản đóng góp tài
chính là của CP hoặc các cơ quan công quyền và (2) đem lại lợi ích cho các
doanh nghiệp/ ngành công nghiệp được trợ cấp.
Lợi ích ở đây là lợi ích riêng biệt, Điều 2 SCM (gồm 4 loại: trợ cấp riêng
theo doanh nghiệp, theo ngành kinh tế, theo vùng địa lý và các trợ cấp đỏ bị cấm).
*Ảnh hưởng của trợ cấp CP đối với thương mại tự do
Do trợ cấp, (1) tại thị trường trong nước, các sản phẩm nội địa rẻ hơn, sức cạnh
tranh mạnh hơn hàng hóa nước ngoại nhập, và (2) khi được xuất khẩu, ưu thế về
giá giúp các sản phẩm được trợ cấp có thể dễ dàng được nhập khẩu, tăng thị phần,
cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm được bán tại quốc gia nhập khẩu.
Trợ cấp CP đối với ngành sản xuất, bất kể là trong nước hay xuất khẩu đều
sẽ tạo cho các doanh nghiệp được trợ cấp lợi thế cạnh tranh không lành mạnh, tạo
ra lợi ích không hợp lý giữa các chủ thể cùng tham gia hoạt động kinh doanh. Và
khi bị lạm dụng, doanh nghiệp tư nhân sẽ dựa dẫm vào các khoản trợ cấp, ít năng
động, khi các trợ cấp bị cắt giảm, các Doanh nghiệp trên khó có thể tồn tại, gây
ảnh hưởng xấu đến cả xã hội.
Tuy nhiên, trợ cấp CP không bị cấm hoàn toàn. Mỗi quốc gia đều muốn duy
trì, ổn định nền kinh tế, xã hội của mình theo định hướng, mục tiêu, đặc thù
riêng tiếp tục trợ cấp để duy trì các ngành kinh tế thiết yếu cần thiết cho nước
mình.
2.3. Phân loại trợ cấp CP
Hiệp định SCM của WTO phân biệt trợ cấp CP thành ba loại: (1) Trợ cấp bị
cấm -Trợ cấp đèn đỏ, (2) Trợ cấp có thể bị đối kháng -Trợ cấp đèn vàng, và (3)
Trợ cấp không thể bị đối kháng –Trợ cấp đèn xanh.
2.3.1. Trợ Cấp Đèn Đỏ
Theo Quy định của Điều 3, SCM, các loại trợ cấp đèn đỏ bao gồm:
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 7 –
(a) Các khoản trợ cấp trên căn cứ vào hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp – trợ cấp xuất khẩu, bao gồm cả những trợ cấp được quy định trong phụ
lục 1, và
(b) Các khoản trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng nhập
khẩu
Trừ một số ngoại lệ nhất định (chế độ pháp lý dành cho các quốc gia đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi), tất cả các biện pháp trợ cấp thuộc
nhóm trợ cấp đèn đỏ đều bị coi là bất hợp. Khi một quốc gia áp dụng trợ cấp đỏ,
các quốc gia khác có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc các biện pháp đối
kháng tương ứng.
2.3.2. Trợ cấp đèn vàng
Theo quy định của SCM2, trợ cấp đèn vàng là những khoản trợ cấp mang
tính cá biệt của CP dành cho các đối tượng không phổ biến với ba điều kiện bắt
buộc sau: (1) là sự hỗ trợ tài chính cụ thể và đặc thù của CP dành cho các
doanh nghiệp ngành hàng nội địa; (2) không thuộc nhóm các biện pháp trợ cấp
bị cấm (trợ cấp đèn đỏ) hoặc trợ cấp không bị đối kháng (trợ cấp đèn xanh); (3)
gây ra tác động có hại đến quyền lợi của thành viên khác.
Tác động có hại đến quyền lợi của một thành viên khác có thể là (1) tổn hại
cho một ngành sản xuất của thành viên khác; (2) làm vô hiệu hay suy giảm giá trị
của những nhượng bộ thương mại ràng buộc theo hiệp định GATT; hoặc (3) gây
“tổn hại nghiêm trọng” tới lợi ích của một thành viên khác.3
2.3.3. Trợ cấp đèn xanh4
Đây là loại trợ cấp không bị đối kháng, nhưng chỉ tồn tại trong khoảng thời
gian 5 năm đầu tiên kể từ khi WTO được thành lập5, bao gồm: (1)Trợ cấp cho
2 SCM-Điều 5: Tác động nghịch; và Điều 1: Định nghĩa về trợ cấp
3 SCM-Điều 5
4 SCM- Điều 8: Những trợ cấp không thể đối kháng
5 SCM- Điều 31: Áp dụng tạm thời
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 8 –
nghiên cứu và phát triển; (2)trợ cấp cho phát triển những khu vực kém phát triển;
(3)trợ cấp bảo vệ môi trường.
2.4. Thuế đối kháng – biện pháp đối kháng chủ yếu
Thuế đối kháng (trợ cấp) là biện pháp thuế quan đặc biệt của một quốc gia
được áp dụng để bù đắp những thiệt hại do những biện pháp trợ cấp của CP
một quốc gia khác đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong thương mại.6
Đây là biện pháp thương mại nhằm chống lại hành vi thương mại không
lành mạnh của một hoặc một số quốc gia cụ thể (nguyên tắc Tối huệ quốc
không áp dụng trong trường hợp này). Mức thuế đối kháng được áp đặt không
cao hơn mức trợ cấp CP liên quan, áp dụng trong khoảng thời gian nhất định
và được tháo dỡ ngay khi các biện pháp trợ cấp không còn được áp dụng.
Biện pháp thuế đối kháng chỉ được áp dụng đối với trượng hợp thương mại có
trợ cấp CP. Những hoạt động thương mại không lành mạnh do bản thân các doanh
nghiệp thực hiện sẽ phải được điều chỉnh bởi biện pháp thương mại khác (thuế
chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá).
2.5 Thủ tục tố tụng nhằm áp dụng thuế đối kháng
(Việc Kiện xem xét điều tra áp thuế đối kháng với: trợ cấp đèn đỏ, tham khảo
Điều 4-SCM)
2.5.1 Nộp đơn
Việc điều tra để xác định trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị của
hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước. Đơn đề nghị bao gồm những
bằng chứng về sự tồn tại của:7
6 GATT – Điều 6.3: Thuế đối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký
kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp
đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất
xứ hay nước xuất khẩu,…Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt
tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ
hàng hoá nào…
7 Điều 11.2 SCM
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 9 –
(a) khoản trợ cấp, giá trị trợ cấp;
(b) thiệt hại thực tế;
(c) mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt
hại của ngành công nghiệp nội địa liên quan.
Đơn đề nghị phải có những thông tin khẳng định được8:
Tư cách của chủ thể nộp đơn;
Hàng hóa được coi là có trợ cấp, thông tin về sự tồn tại, số lượng và tính
chất của trợ cấp…;
Bằng9 chứng về thiệt hại thực tế
2.5.2 Tham vấn
Ngay khi đơn yêu cầu được chấp nhận, các bên sẽ xúc tiến hoạt động tham
vấn, bên bị đơn (quốc gia có hàng xuất khẩu bị đề nghị điều tra áp thuế chống bán
phá giá) sẽ được mời tham vấn để làm sáng tỏ những thông tin cáo buộc mình
nhận được trợ cấp CP không hợp lý, bên nguyên đơn (quốc gia tiến hành điều tra
áp thuế chống bán phá giá) tạo điều kiện cho bên bị đơn tiếp xúc những thông số
để dùng để bắt đầu và thực hiện cuộc điều tra về trợ cấp CP. Các bên sẽ thỏa thuận
để đạt được những giải pháp hợp lý, thỏa mãn đôi bên.
2.5.3 Điều tra
Hoạt động điều tra sẽ do cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có thẩm
quyền thực hiện.
Trong thời gian điều tra, có thể áp dụng Biện pháp tạm thời dưới hình thức
thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm bằng việc đặt cọc tương đương trị giá trợ
8 Điều 11.2 SCM
9 Điều 13 SCM
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 10 –
cấp tạm tính. Điều kiện tiên quyết để áp dụng biện pháp tạm thời là: đã xác định
sơ bộ rằng có trợ cấp và có tổn hại.10
2.5.4 Kết thúc
Quá trình điều tra chống trợ cấp có thể được kết thúc nếu:
(1)Bên bị đơn cam đoan bãi bỏ trợ cấp hoặc
(2)bên nguyên đơn xác định là có trợ cấp và quyết định áp thuế đối kháng.
(3)Quá trình điều tra còn chấm dứt khi trợ cấp rơi vào trường hợp tối thiểu11:
khi mức độ trợ cấp hoặc khối lượng hàng hóa nhận trợ cấp hoặc thiệt hại không
đáng kể.
Cam kết (loại bỏ biện pháp trợ cấp)12
Thủ tục điều tra trợ cấp để áp dụng thuế đối kháng có thể bị đình chỉ hay chấm
dứt khi (1)các bên liên quan đồng ý cam đoan tự nguyện loại bỏ hoặc hạn chế trợ
cấp hoặc (2)khi doanh nghiệp xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá bán của hàng hóa
sao cho (cơ quan điều tra của quốc gia nhập khẩu thấy rằng) biện pháp trợ cấp
không còn gây thiệt hại.
Tuy nhiên việc một bên đơn phương cam đoan chấm dứt chính sách trợ cấp
không đồng nghĩa với việc thủ tục điều tra tự động chấm dứt hoặc đình chỉ.
Áp dụng thuế đối kháng:
Sau khi tham vấn, nguyên đơn xác định chắc chắn rằng có trợ cấp, và có tổn
hại thực tế, thì có thể đánh thuế đối kháng trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.
Tính hồi tố13: Cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có thể yêu cầu bất
kỳ CP hay nhà xuất khẩu nào có cam đoan đã được chấp thuận cung cấp định kỳ
thông tin liên quan tới việc cam đoan và cho phép kiểm tra lại các thông số liên
10 Điều 17 SCM
11 Điều 11.9 SCM
12 Điều 18 SCM
13 Điều 20 SCM
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 11 –
quan. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm cam đoan, thì căn cứ vào SCM và
các quy định của hiệp định GATT, cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có
thể áp dụng ngay những biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin tối đa có được.
Trong trường hợp đó, có thể đánh thuế đối kháng chính thức.
2.5.5 Thời hạn và rà soát áp dụng thuế đối kháng
Thời hạn áp dụng
Thuế đối kháng là một biện pháp tự vệ mang tính tạm thời vì nó chỉ có hiệu lực
khi và trong chừng mực cần thiết để đối kháng lại việc trợ cấp đang gây ra thiệt
hại. Theo quy định của Điều khoản hoàng hôn14 (Sunset clause) thuế đối kháng
được áp dụng không quá 5 năm. Tuy nhiên trong trường hợp có lý do để tin rằng
việc chấm dứt áp dụng thuế đối kháng có khả năng làm cho trợ cấp và thiệt hại
tiếp diễn hoặc tái diễn, thuế đối kháng có thể tiếp tục được duy trì.
Trong thời gian áp dụng thuế đối kháng, khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu
của bên có quan tâm và có bằng chứng thực tế chứng minh thời gian đánh thuế đối
kháng đã có “một thời hạn hợp lý”15, cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu
sẽ xem xét lại nhu cầu áp dụng thuế đối kháng.
Rà soát việc thực hiện thuế đối kháng
Theo quy định của SCM16, mỗi quốc gia thành viên mà trong luật pháp quốc
gia có những quy định về các biện pháp thuế đối kháng, sẽ duy trì các cơ quan xét
xử hay thủ tục tư pháp, trọng tài, hoặc hành chính nhằm mục đích xem xét lại một
cách nhanh chóng các quyết định hành chính liên quan tới việc áp dụng thuế đối
kháng.
2.6. Các nước đang phát triển17
14 Điều 21 SCM
15 “Thời hạn hợp lý” ở đây do tự mỗi quốc gia quyết định, SCM không quy định cụ thể về vấn đề này.
16 Điều 23 SCM
17 Điều 27 SCM
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 12 –
SCM dành một quy chế ưu đãi đặc biệt và thuận lợi hơn cho những quốc gia
thành viên WTO đang thuộc nhóm những nước đang phát triển liên quan đến
những quy định về trợ cấp đèn đỏ, biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh
chấp, biện pháp đối kháng… VD: thành viên của WTO thuộc nhóm các nước
chậm phát triển nhất được hoàn toàn miễn phải chịu trách nhiệm pháp lý khi thực
hiện những biện pháp trợ cấp đèn đỏ. Trong khi đó, quốc gia đang phát triển khác
(Indonesia, Congo, Bờ Biển Ngà, Hy Lạp, Ghana, Ấn Độ, Nigeria,…) được miễn
trở thành đối tượng điều chỉnh của điều khoản về trợ cấp đèn đỏ trong khoảng thời
gian 8 năm kể từ ngày WTO được thành lập.
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 13 –
3. BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
3.1 Cơ sở pháp lý
- Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT)
- Hiệp định về chống bán phá giá (Anti Dumping Agreement - ADA) chi tiết
hoá Điều VI GATT (quy định về các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện -
điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể)
Tuy nhiên, mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây
dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán
phá giá và việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định
nội địa này.
3.2. Khái niệm bán phá giá
Trong Thương mại quốc tế, một sản phẩm được coi là phá giá nếu giá xuất
khẩu thấp hơn giá của sản phẩm tương tự18 ở nước xuất khẩu trong điều kiện
thương mại thông thường, hoặc nếu nó được bán với giá thấp hơn chi phí để
sản xuất ra nó.19
Một sản phẩm hàng hóa được coi là nhập khẩu với mức thấp hơn mức trị giá
thông thường nếu giá bán của sản phẩm đó thấp hơn: (1) giá có thể so sánh trong
tiến trình thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích
tiêu dùng tại thị trường một quốc gia khác (thông thường là giá tại nơi xuất khẩu,
hoặc (2) giá bán của sản phẩm trên thị trường nước thứ ba, hoặc (3) giá thành
sản xuất ra sản phẩm tại nơi xuất xứ có cộng thêm một chi phí hợp lý bao gồm các
khoản chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, tiền công bán hàng và lợi nhuận. Như
vậy, bán phá giá hàng nhập khẩu có thể được thực hiện dưới hình thức (1) bán
18 AD - Điều 2.6
19 GATT- Điều 6.1 …bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị
trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm,…; và ADA- Điều 2.1 Xác định việc bán
phá giá
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 14 –
dưới giá thành, hoặc (2) phân biệt giá quốc tế – là việc bán một sản phẩm ở thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài với giá khác nhau.
Tác động bán phá giá đối với thương mại quốc tế
Hành vi bán phá giá đã phá vỡ sự cân bằng của thị trường hàng liên quan
tại nước nhập khẩu
Tuy nhiên, bán phá giá sẽ có ảnh hưởng tích cực nhất đến người tiêu dùng
của quốc gia nhập khẩu.
Đánh giá hành vi bán phá giá trong sự cân bằng giữa những lợi ích và thiệt hại
mà nó mang lại cho nền kinh tế để tránh việc ngăn cản một cách tràn lan đối với
hàng hóa nhập khẩu được bán với giá rẻ.
Bán phá giá trong pháp luật thương mại quốc tế
Trong hệ thống thương mại WTO và trong luật thương mại của hầu hết các
quốc gia trên thế giới, bán phá giá về cơ bản không phải là hành vi bất hợp
pháp hoàn toàn.
GATT chỉ yêu cầu ngăn cản những hành vi bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại về vật chất cho một ngành công nghiệp hay làm chậm trễ sự thành lập
của một ngành công nghiệp nội địa. Như vậy, quốc gia nhập khẩu sẽ chỉ áp dụng
các biện pháp thương mại chống ảnh hưởng bán phá giá khi hành vi này gây thiệt
hại ở một mức độ nhất định đối với các doanh nghiệp nội địa.
3.3. Phân loại hành vi bán phá giá
3.3.1. Bán dưới giá thành20
Bán dưới giá thành được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc
gia trên thế giới như là bán hàng hóa với mức giá thấp hơn mức giá thành sản
xuất hợp lý (chi phí sản xuất trung bình của hàng hóa cộng thêm các chi phí
gián tiếp khác và lợi nhuận ở mức hợp lý).
20 GATT- Điều 6.1.b.ii và ADA Điều 2.2
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 15 –
3.3.2. Phân biệt giá quốc tế21
Là hình thức bán phá giá diễn ra khi doanh nghiệp bán một loại sản phẩm
hàng hóa với mức giá khác nhau ở các thị trường hải quan khác nhau hoặc khách
hàng khác nhau. (Thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.)
3.4 Thuế chống bán phá giá
Tính chất của thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá chỉ mang ý nghĩa tự vệ (nhằm bù đắp hoặc hạn chế
các thiệt hại vật chất do bán phá giá gây ra), vì vậy, mức thuế xuất được áp
dụng không được cao hơn biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được
bán phá giá.
Thuế chống bán phá giá đánh vào từng nhà sản xuất riêng lẻ có hành vi bán
phá giá gây tổn hại cho quốc gia nhập khẩu
Biện pháp thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập
khẩu khi: (a) hàng hóa đó được đưa vào kinh doanh trên thị trường của quốc
gia nhập khẩu với giá thấp hơn trị giá thông thường của nó; (b) ngành sản xuất
nội địa liên quan của quốc gia nhập khẩu bị thiệt hại về mặt vật chất; và (c) có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với những thiệt hại vật chất
đó.
3.5. Quy trình điều tra nhằm áp thuế chống bán phá giá
3.5.1. Điều tra
Quá trình điều tra khởi sự khi có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bán phá giá
của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất nội địa bị ảnh hưởng bởi hành
vi bán phá giá.
21 GATT- Điều 6.1.a
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 16 –
Đơn yêu cầu phải có những bằng chứng cụ thể về: hành vi bán phá giá, thiệt
hại vật chất và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại liên
quan, người đứng đơn phải có tư cách đại diện cho ngành sản xuất bị thiệt hại
3.5.2. Xác định bán phá giá
Cách thức:
22Để xác định một sản phẩm hàng hóa có bị bán phá giá hay không, cơ quan
điều tra chống bán phá giá sẽ nhận định có sự chênh lệch (biên độ phá giá) giữa
giá xuất khẩu và giá trị thông thường (giá nội địa) của sản phẩm hàng hóa đó
không.
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức sau:
Biên độ phá giá = Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu
Giá xuất khẩu
Nếu biên độ phá giá rất thấp (ít hơn 2% của giá xuất khẩu) thì cơ quan điều tra
phải chấm dứt điều tra vì sự chênh lệch này không đủ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với ngành sản xuất nội địa.
Phương thức tính biên độ trợ cấp
(1)Giá trị thông thường và giá xuất khẩu phải được so sánh trong cùng một
điều kiện thương mại, trên cơ sở những điều kiện thương mại gần gũi nhất23;
(2)hoặc nếu không đủ điều kiện để so sánh một cách hợp lý giá xuất khẩu và giá
thông thường, biên độ phá giá có thể được tính thông qua việc so sánh giá xuất
khẩu và giá của một sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một quốc gia thứ
ba; (3)hoặc xác định giá thông thường trên cơ sở “giá trị cấu thành hợp lý” của
sản phẩm hàng hóa.
22 Điều 2 ADA
23 Điều 6.1 - GATT
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 17 –
*Phương pháp tính “bình quân giá” – averaging trong so sánh giá công bằng
giữa giá thông thường và giá xuất khẩu: cơ quan điều tra sẽ phải tính bình quân giá
xuất khẩu để xác định một mốc giá chuẩn (tương đối) của hàng hóa nhập khẩu bị
điều tra.
*Phương pháp Zeroing
“Zeroing”: là một phương pháp tính toán trong quá trình tính biên độ phá giá
trong đó cho phép quy về 0 tất cả các giao dịch có biên độ phá giá âm.
3.5.3. Xác định thiệt hại24
3.5.4. Cam kết về giá25
Nội dung bản cam kết về giá phải đảm bảo có sự thay đổi ở mức thỏa đáng để
cơ quan điều tra của quốc gia nhập khẩu thấy được rằng tồn hại do việc bán phá
giá gây ra đã được loại bỏ.
Khi một cam kết đã được chấp thuận thì quá trình điều tra về việc có tồn tại
việc phá giá và tồn tại sẽ vẫn có thể được tiếp tục tiến hành cho tới khi hoàn tất
nếu như nhà xuất khẩu mong muốn hoặc cơ quan điều tra quyế định như vậy.
3.6. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá26
Thuế chống bán phá giá chỉ được phép duy trì cho tới khi nó còn ý nghĩa để
chống lại các hành động bán phá giá gây thiệt hại.
Các cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu có thể tiến hành rà soát ảnh
hưởng của biện phá chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu và có thể quyết
định ngưng áp dụng thuế chống bán phá giá nếu thấy rằng việc áp dụng nó là
không còn cần thiết nữa.
3.7. Xác định bán phá giá đối với những quốc gia có nền kinh tế phi thị
trường
24 Điêu 3 ADA
25 Điều 8 ADA
26 Điều 11 ADA
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 18 –
[Tham khảo: Dựa trên tiêu chí nào để đánh giá một quốc gia có nền kinh tế phi
thị trường hay không? (1)khả năng chuyển đổi của đồng tiền, (2)Tự do thoả thuận
mức lương, (3)Đầu tư nước ngoài, (4)Sở hữu hoặc quản lý của nhà nước đối với
các ngành sản xuất, (5)Quản lý của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực,
(6)Các yếu tố thích hợp khác27]
Tính công bằng và hợp lý của quy chế pháp lý đặc thù đối với nền kinh tế phi
thị trường bị nghi ngờ bởi ba lý do:
(a) Việc giả định rằng giá thành và chi phí tại những quốc gia có trình
độ phát triển tương đương giống nhau là bất hợp lý.
(b) không có tiêu chí chính xác để xác định trình độ phát triển kinh tế.
Hầu hết việc đánh giá về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia hiện
nay chỉ dựa vào chỉ số GNP.
(c) Bản thân thực tiễn cho thấy việc so sánh giá thành và chi phí của
một nền kinh tế với một nền kinh tế khác là rất khó,
3.8 Các quốc gia đang phát triển và các vấn đề liên quan đến Việt Nam
Quy chế dành cho các quốc gia đang phát triển
“Điều 15:Các Thành viên đang phát triển
Các vấn đề liên quan đến Việt Nam
* Cam kết cụ thể của Việt Nam về phương pháp tính toán giá (trong các vụ
điều tra chống bán phá giá mà các nước thành viên WTO áp dụng đối với VN)
- Nếu doanh nghiệp Việt Nam bị điều tra chứng minh được ngành sản xuất
của mình hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường thì cơ quan điều tra
phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam để tính toán;
- Nếu không: có thể sử dụng một biện pháp khác không dựa trên sự so sánh chặt
chẽ với giá và chi phí ở Việt Nam.
27 Theo trang Web đại sứ quán Mỹ tại VN:
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 19 –
- Nếu Việt Nam chứng minh được nền kinh tế của mình thoả mãn các tiêu chí
nền kinh tế thị trường theo pháp luật của nước liên quan thì các cam kết nói trên
hết hiệu lực (Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thoả thuận thừa nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường đầy đủ với các nước ASEAN, Ấn Độ, Australia, Đức,
Hàn Quốc… và đang tiến hành thương lượng với EU)28.
4. TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
4.1. Cơ sở pháp lý
Trong WTO, nội dung về tự vệ thương mại được quy định tại:
- Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) (quy định
về Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định);
- Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SA- The Safeguards Agreement):
4.2 Khái niệm biện pháp tự vệ thương mại
Tự vệ là biện pháp mà WTO cho phép một quốc gia thành viên có thể hạn
chế nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hoá trong những trường hợp khẩn
cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe doạ hoặc gây ra tổn hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.29
Thực hiện biện pháp tự vệ thương mại này, thực tế, quốc gia tạm thời vi phạm
nghĩa vụ thương mại của mình cũng như các nguyên tắc cơ bản trong hệ thống
thương mại quốc tế.
“Điều 19, GATT 1994
Tự vệ thương liên quan đến vấn đề bảo hộ tạm thời nền sản xuất trong
nước, khắc phục khủng hoảng đối với ngành sản xuất đặc thù do ảnh hưởng của
việc thực hiện chính sách cắt giảm thuế quan và, vì thế, có thể được áp dụng tất cả
28 Tổng cộng đã có 22 quốc gia công nhận VN là nền kinh tế thị trường đầy đủ theo số liệu của VCCI tháng
5/2010
29 SA Điều 2 và GATT Điều 19
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 20 –
đối với các hàng hóa được nhập khẩu lành mạnh (nhưng gây thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất trong nước).
Các biện pháp tự vệ phải được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử (có
hiệu lực đối với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các đối tác thương mại) và chỉ
được áp dụng cho một sản phẩm nhập khẩu cụ thể (gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước).
4.3. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ thương mại30
Trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương của WTO, các quốc gia
thành viên chỉ được phép áp dụng biện phá tự vệ thương mại khi đáp ứng ba điều
kiện sau: (a) có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu, (b) sự gia tăng này
mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại, và (c) chúng gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với người sản xuất những sản phẩm
tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh (mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng đột biến
của hàng hóa nhập khẩu và thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa).
Theo Điều 4.1 SA, thuật ngữ “thiệt hại nghiêm trọng” được định nghĩa như là
“sự gây hại toàn diện và đáng kể đến vị trí của một ngành công nghiệp nội địa”.
Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện biện pháp tự vệ, quốc gia phải đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho những đối tác thương mại chịu ảnh hưởng xấu bởi
hiện pháp hạn chế nhập khẩu dưới hình thức giảm thuế đánh vào sản phẩm xuất
khẩu của các quốc gia đối tác bị thiệt hại.
Nếu không thể đạt được thỏa thuận về bồi thường thương mại tương xứng giữa
thì có thể áp dụng hành động trả đũa tương ứng. Biện pháp trả đũa thường được
thực hiện dưới hình thức chấm dứt sự nhân nhượng hay không thực hiện nghĩa vụ
mà quốc gia áp dụng biên pháp tự vệ lẽ ra có quyền yêu cầu.
4.4. Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
30 SA Điều 2
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 21 –
WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện
pháp tự vệ. Tuy nhiên, SA có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các
thành viên phải tuân thủ như là những thủ tục pháp lý bắt buộc.
4.4.1. Điều tra31
Để có thể áp dụng các biện pháp tự vệ, quốc gia phải tiến hành điều tra về tính
cấp thiết của việc áp dụng chúng. Quốc gia phải thiết lập một cơ quan chuyên
trách để tiến hành điều tra và xác thực tình trạng khẩn cấp trước khi có quyết định
áp dụng biện pháp tự vệ. Việc điều tra có thể do CP hoặc do một ngành công
nghiệp có tổng sản phẩm chiếm một tỷ phần lớn trong tổng sản lượng trong nước
của mặt hàng được nhập khẩu yêu cầu tiến hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các cuộc
điều tra thường được khởi xướng dựa trên yêu cầu của người sản xuất và đại diện
cho hiệp hội những người sản xuất.
Đơn yêu cầu điều tra phải có đầy đủ thông tin đủ chứng minh rằng số lượng
hàng nhập khẩu tăng đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất, dẫn đến
tình trạng như không có lãi, giảm sản xuất, không tận dụng hết công suất và/hoặc
phải cắt giảm lực lượng lao động.
4.4.2. Biện pháp tự vệ tạm thời32
Quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tạm thời trong trường
hợp đặc biệt khẩn cấp khi đã xác định sơ bộ rằng có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia
tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng.
Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200 ngày, được tính
vào thời gian áp dụng biện pháp tự vệ và có thể được gia hạn nhưng không quá 8
năm. Trong suốt thời hạn đó các nghĩa vụ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền
và các bên liên quan33.
31 GATT Điều 10 và SA Điều 3
32 Điều 6 SA
33 SA Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 12
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 22 –
Biện pháp tạm thời được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả
ngay nếu điều tra sau đó nếu xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra
hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa.
4.4.3. Xác định sự gia tăng bất ngờ của khối lượng hàng hóa nhập khẩu34
Cơ quan điều tra phải xác định có sự gia tăng khối lượng nhập khẩu ở mức độ
gây thiệt hại hoặc de dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế hoặc ngành
sản xuất liên quan…
4.4.4. Thực hiện biện pháp tự vệ thương mại
Việc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại chỉ được thực hiện sau khi cơ
quan quản lý thương mại có báo cáo về kết quả điều tra cuối cùng. Theo quy định
tại Điều 5.1 SA, các biện pháp tự vệ thương mại “chỉ được áp dụng trong phạm vi
cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo điều kiện cho
các điều chỉnh cần thiết” (của các doanh nghiệp).
Khi áp dụng hạn ngạch như hình thức tự vệ thương mại thì quốc gia không
được hạn chế khối lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình trong 3 năm
cuối trước khi áp dụng biện pháp tự vệ, ngoại trừ trường hợp có cơ sở rõ ràng
chứng minh rằng một mức thấp hơn là tối cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục
các thiệt hại nghiêm trọng.
4.4.5. Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại
Thời hạn tối đa để áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại là 4 năm. Tuy
nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, quốc gia nhập khẩu có thể quyết định gia
hạn thêm một thời gian nhất định nhưng toàn bộ thời gian áp dụng biện pháp tự vệ
không được phép kéo dài quá 8 năm35.
34 SA Điều 4.2.a … cơ quan chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan tới đối tượng và có thể định
lượng dựa trên tình hình sản xuất của ngành này, đặc biệt là tốc độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản
phẩm có liên quan một cách tương đối hay tuyệt đối, thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu này,
sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc làm…
35 Điều 7.3 SA
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 23 –
Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này trong khoảng thời
gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, thành viên áp dụng biện
pháp này sẽ rà soát thực tế trong khoảng thời gian không muộn hơn trung kỳ của
biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa.
SA không quy định về vấn đề rà soát việc thực thi biện pháp tự vệ thương mại.
Vì vậy, việc rà soát hiệu quả của biện pháp tự vệ thương mại sẽ được điều chỉnh
bởi quy định chung về rà soát hiệu quả các biện pháp thương mại được quy định
tại Điều 11, Hiệp định giải quyết tranh chấp của WTO.
4.5 Các quốc gia đang phát triển
Điều 9 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ quy định hình thức đối xử đặc
biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng các biện pháp tự
vệ. Nhập khẩu từ một nước đang phát triển được miễn không bị áp dụng các biện
pháp tự vệ nếu tỷ phần nhập khẩu của sản phẩm đó vào nước áp dụng biện pháp
tự vệ nhỏ hơn 3%. Việc miễn trên không áp dụng trong trường hợp các nước đang
phát triển có tỷ phần nhập khẩu riêng rẽ nhỏ hơn 3% nhưng tổng cộng lại chiếm
trên 9% hàng nhập khẩu.
* Lưu ý: Dù là kiện chống trợ cấp, kiện chống bán phá giá hay kiện để áp
dụng biện pháp tự vệ thương mại thì đây đều là các thủ tục về thương mại
của WTO, không có sự tham gia của cơ quan tư pháp-tòa án. Những vụ kiện
này hoàn toàn có thể được đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
C. Một số tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thương Mại (2001), Chống bán phá giá: mặt trái của tự do hóa thương
mại, Hà Nội.
2. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), “Các vụ kiện chống bán phá giá – Một chặng
đường nhìn lại”, Tạp chí thương mại số 2/2006.
3. Đỗ Tuyết Khanh (2003), Tìm hiểu luật chống bán phá giá của Mỹ, Summer
Seminar, Munich 24-26/7/2003.
4. PGS.TS Mai Hồng Quỳ, TS. Trần Việt Dũng (2005), Luật thương mại quốc tế,
NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Chương IV: Các biện pháp khắc phục thương mại
- 24 –
5. Trần Việt Dũng & Mai Hồng Quỳ (2004), “Tìm hiểu ảnh hưởng của Luật
chống bán phá giá đối với cạnh tranh: Một số ý kiến đóng góp đề hoàn thiện
chế định chống bán phá giá của Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
12/2004
6. TS. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán
phá giá trong thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Thành Đức (2007), “Biện pháp tự vệ và chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm hạn chế
thiệt hại khi hàng hóa VN bị kiện bán phá giá”, Đại học Quốc gia TP.HCM.
8. Giáo trình các tổ chức thương mại thế giới WTO – OMC (Tg Nguyễn Anh
Tuấn)
9. Các hiệp định GATT 1994, SCM, AD, SG; Pháp lệnh về chống trợ cấp số
22/2004/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh về chống BPG 20/2004/PL-UBTVQH11,
Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu số 42/2002/PL-UBTVQH10.
10. Trang thông tin Đại sứ Hoa kỳ “Quyết định về tình trạng kinh tế thị trường/phi
thị trường của Việt Nam”
11. Thời báo KT VN “Chống bán phá giá – chúng tôi buộc phải làm”
%E2%80%9Cchung-toi-buoc-phai-lam%E2%80%9D
12. Wikipedia.org
_v%E1%BB%87_%28th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i%29
13. Ths Phan thanh Hoàn “Sự phân biệt giá quốc tế và bán phá giá”
14. Văn phòng Ngân sách Nghị viện Hoa Kỳ “Biện pháp chống bán phá giá ở Mỹ
và các nước trên thế giới”
gia-o-my-va-tren-gioi
15. Tạp chí kế toán – “Phát triển tín dụng nhà nước trong giai đoạn hội nhập kinh
tế”
trien-tin-dung-nha-nuoc-trong-giai-doan-hoi-nhap-kinh-te-qu.html
16. Cổng thông tin WTO
17. Alan O. Sykes- Frank & Bernice Greenberg Professor of Law, University of
Chicago “Trade Remedy Laws”
18. MUTRAP II – MULTILATERAL TRADE ASSISTANCE PROJECT
“Questions and Answers on WTO”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-chuong_4_gui_sv_0476.pdf