Bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong lời giải bài tập toán cho học sinh - Trần Việt Cường
Hãy bình luận về lời giải bài toán trên, chỉ ra
chỗ chưa hợp lý trong lời giải bài toán và
trình bày lại lời giải bài giải cho hoàn chỉnh.
Qua việc GV cho HS nghiên cứu và phân tích
tính đúng sai của lời giải bài toán trên, HS sẽ
nhận thấy được:
Trong quá trình giải bài toán trên, HS đó đã
xác định nhầm vị trí điểm I (I nằm trong
∆ABC). Mặc dù kết quả cuối cùng trong lời
giải là đúng, nhưng lời giải này vẫn chưa
chính xác, vì đã làm “thu hẹp” điều kiện của
m, n là m > 0, n > 0. Mặt khác, HS đã xác
định nhầm: Từ tỉ số của hai đoạn thẳng
Tóm lại, qua phân tích một vài ví dụ trên
bước đầu cho chúng ta thấy, bồi dưỡng cho
HS khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
trong giải bài tập toán sẽ giúp cho việc học
tập môn toán trở nên hiệu quả, HS sẽ khắc
phục được những sai lầm trong giải bài tập
toán và giúp HS nắm vững các tri thức, phát
triển tư duy, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo
cần thiết cho bản thân.
4 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong lời giải bài tập toán cho học sinh - Trần Việt Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 151 - 154
151
BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA SAI LẦM
TRONG LỜI GIẢI BÀI TẬP TOÁN CHO HỌC SINH
Trần Việt Cường1*, Lê Văn Tuyên2
1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên,
2Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang
TÓM TẮT
Nếu học sinh (HS) có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán thì sẽ khắc phục được
những sai lầm trong giải toán và phát triển các năng lực trí tuệ cho bản thân. Bài báo này, chúng
tôi trình bày một số ví dụ theo hướng bồi dưỡng khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải
bài tập toán cho HS.
Từ khoá. Học sinh, sai lầm, bồi dưỡng, bài tập toán, sửa chữa.
Giải toán có thể xem là một trong những hình
thức chủ yếu của hoạt đông toán học của HS.
Các bài toán là phương tiện hiệu quả trong
việc làm cho HS nắm vững các tri thức, phát
triển khả năng tư duy, hình thành các kĩ năng,
kĩ xảo cho bản thân. Việc giáo viên (GV) tổ
chức dạy học môn Toán cho HS hiệu quả sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán
nói riêng và phát triển khả năng giải quyết
vấn đề nói chung cho HS.*
Thực tiễn dạy học đã cho thấy, chất lượng học
toán của HS còn chưa cao, biểu hiện qua năng
lực giải toán còn hạn chế do HS còn mắc
nhiều sai lầm trong quá trình giải toán. Vì
vậy, khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm
của HS là một trong những mấu chốt để góp
phần tăng tính hiệu quả của giờ học.
Tư duy sai lầm trong hoạt động nhận thức,
trong cuộc sống nói chung, trong giải toán nói
riêng đem đến những tác hại lớn. Vì vậy,
trong dạy học, việc phát hiện sớm những sai
lầm của HS trong tư duy nói chung, tư duy
giải toán nói riêng để giúp các HS kịp thời
sửa chữa có một ý nghĩa rất quan trọng. HS
nếu có được khả năng này thì việc học tập
môn toán trở nên hiệu quả hơn.
Mô tả cho khả năng này, chúng tôi minh hoạ
bằng một số ví dụ sau:
Ví dụ 1. “Giải bất phương trình
22 6 4 2 2x x x− + ≤ + (1)”.
Một số HS giải như sau:
Lời giải thứ nhất: Từ (1) ta có
*
Tel: 0978 626727, Email: tranvietcuong2006@gmail.com
( )222 6 4 2 2x x x− + ≤ +
2 7 0x x⇔ + ≥
0
7
x
x
≥
⇔ ≤ −
Vậy nghiệm của bất phương trình là 0x ≥ và
7x ≤ − .
Lời giải thứ hai: Từ (1) ta có
( )
2
22
72 6 4 0
0 1
2 6 4 2 2 2
x
x x
x
x x x
x
≤ −
− + ≥ ⇔ ≤ ≤
− + ≤ + ≥
(*).
Vậy nghiệm của bất phương trình (1) là
những giá trị của x thỏa mãn (*)”.
Hãy nhận xét hai lời giải trên, chỉ ra chỗ chưa
hợp lý trong mỗi cách giải và trình bày lại lời
giải đúng của bài giải.
Qua việc GV cho HS nghiên cứu hai lời giải
trên và phân tích tính đúng sai của hai lời giải
bài toán đó, HS sẽ nhận thấy được:
Ở lời giải thứ nhất, HS đó đã không nắm rõ
về bất phương trình tương đương, các phép
biến đổi tương đương và việc HS đó làm
được như vậy gần như là bản năng tự nhiên.
Do đó, lời giải thứ nhất chưa chính xác.
Ở lời giải thứ hai, HS đó đã lập luận như trên
bởi họ nghĩ, với bất phương trình dạng
( ) ( )f x g x≤ , điều kiện của x là ( ) 0f x ≥ .
Do vế trái không âm, mà vế phải không nhỏ
hơn vế trái nên vế phải cũng không âm. Vì
vậy, hai vế đều không âm, do đó có thể bình
154Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 151 - 154
152
phương hai vế để được bất phương trình
tương đương [ ]2
( ) 0
( ) ( )
f x
f x g x
≥
≤
. Với lập luận
như thế, HS sẽ đã tìm được
7; 0 1; 2x x x≤ − ≤ ≤ ≥ . Ở lời giải thứ hai, dễ
thấy khi 7x ≤ − không thỏa mãn bất phương
trình (1) do khi đó 2x + 2 < 0. Do đó, lời giải
thứ hai là chưa chính xác.
Những HS có mức độ nhận thức cao hơn sẽ
nhận ra, nguyên nhân sai lầm là “Nếu vế trái
dương, vế trái nhỏ hơn hoặc bằng vế phải thì
vế phải sẽ dương” chỉ đúng với những giá trị
của x là nghiệm của bất phương trình, do đó
( ) ( )f x g x≤ tương đương với
[ ]2
( ) 0
( ) ( )
f x
f x g x
≥
≤
trên tập nghiệm của bất phương trình chứ
không phải là tương đương trên tập xác định.
Trong bài toán trên thực ra hệ điều kiện đầy
đủ như sau:
( ) ( )
( )
( )
( ) ( )2
0
0
≥
≤ ⇔ ≥
≤
f x
f x g x g x
f x g x
.
Lời giải đúng: Tập xác định của bất phương
trình (1) là: 1
2
x
x
≤
≥
.
Ta có (1)
( )
2
22
2 6 4 0
2 2 0
2 6 4 2 2
x x
x
x x x
− + ≥
+ ≥
− + ≤ +
.
2
1
0 1
1
2
0
7
x
x
x
x
x
x
x
≥
≤ ≤ ≤
⇔ ≥ − ⇔ ≥ ≥
≤ −
Vậy nghiệm của bài toán là 0 1x≤ ≤ và
2x ≥ .
Ví dụ 2. “Cho ∆ABC biết AB = 3cm, AC =
5cm và BC = 7cm. Tính giá trị tích vô hướng
.AB AC
uuur uuur
, độ lớn góc A và độ lớn góc giữa hai
đường thẳng AB và AC.
Một số HS giải như sau:
Lời giải thứ nhất: Ta có . 3.5 15AB AC = =
uuur uuur
.
Suy ra .cos 1| | . | |
AB ACA
AB AC
= =
uuur uuur
uuur uuur .
Vậy số đo của góc A bằng 00 hay góc giữa hai
đường thẳng AB và AC là 00.
Lời giải thứ hai. Ta có
( )2 2 21 15. 2 2AB AC AB AC BC= + − = −
uuur uuur
Suy ra . 1cosA =
2| | . | |
AB AC
AB AC
= −
uuur uuur
uuur uuur .
Vậy góc A bằng 1200 hay góc giữa hai đường
thẳng AB và AC bằng 1200”.
Hãy bình luận về hai lời giải trên, chỉ ra chỗ
chưa hợp lý trong mỗi cách giải và trình bày
lại lời giải đúng cho bài giải.
Qua việc GV tiến hành tổ chức cho HS
nghiên cứu hai lời giải trên và phân tích tính
đúng sai của hai lời giải bài toán đó, HS sẽ
nhận thấy được:
Nếu HS có khả năng về giải toán sẽ nhận thấy
ở lời giải thứ nhất, HS đó đã không nắm chắc
các kiến thức về vectơ, độ dài véctơ và tích
vô hướng của hai vectơ. Do đó lời giải thứ
nhất là chưa chính xác.
Nếu HS có khả năng về giải toán sẽ nhận thấy
ở lời giải thứ hai, HS đó đã có sự nhầm lần về
cách xác định góc giữa hai vectơ và góc giữa
hai đường thẳng. Do đó lời giải thứ hai là
chưa chính xác.
Lời giải đúng: Ta có
( )2 2 21 15. 2 2AB AC AB AC BC= + − = −
uuur uuur
Suy ra . 1cos
2| | . | |
AB ACA
AB AC
= = −
uuur uuur
uuur uuur .
Vậy góc A bằng 1200 hay góc giữa hai đường
thẳng AB và AC bằng 600.
Ví dụ 3. Cho ∆ABC biết CA = a, CB = b. Lấy
hai điểm A’, B’ sao cho ' , 'CA ma CB nb= =
uuur r uuur r
.
Gọi I là giao điểm của A’B và B’A. Hãy biểu
thị vectơ CI
uur
theo hai vectơ ,a b
rr
.
155Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 151 - 154
153
Một HS giải như sau:
Ta có ' 'CA ma CA mCA= ⇔ =
uuur r uuur uuur
=> 'CA m
CA
=
' ' 1
'
CA A A
CA m
+
⇒ =
'
' 1
CA m
A A m
⇒ =
−
.
Ta có ' 'CB nb CB nCB= ⇔ =
uuur r uuur uuur
=>
' 'CB CB BB
n n
CB CB
−
= ⇒ =
' 1BB
CB n
⇒ = .
Vậy B chia đoạn B’C theo tỉ số 1 - n, A’ chia
đoạn AC theo tỉ số
1
m
m−
và I chia đoạn AB’
theo tỉ lệ x.
Ta có B, I, A’ thẳng hàng, áp dụng định lý
Mênêlaúyt, ta có:
(1 ). . 1
1
m
n x
m
− =
−
1
(1 ) '
m AI
x
m n IB
−
⇒ =
−
Hay 1 . '(1 )
mIA IB
m n
−
=
−
uur uuur
1
. '(1 )
11 (1 )
mCA CB
m nCI
m
m n
−
−
−
⇒ =
−
−
−
uuur uuur
uur
(1 ) (1 )
1 1
m n m mCA CB
mn mn
− −
= +
− −
uuur uuur
Hãy bình luận về lời giải bài toán trên, chỉ ra
chỗ chưa hợp lý trong lời giải bài toán và
trình bày lại lời giải bài giải cho hoàn chỉnh.
Qua việc GV cho HS nghiên cứu và phân tích
tính đúng sai của lời giải bài toán trên, HS sẽ
nhận thấy được:
Trong quá trình giải bài toán trên, HS đó đã
xác định nhầm vị trí điểm I (I nằm trong
∆ABC). Mặc dù kết quả cuối cùng trong lời
giải là đúng, nhưng lời giải này vẫn chưa
chính xác, vì đã làm “thu hẹp” điều kiện của
m, n là m > 0, n > 0. Mặt khác, HS đã xác
định nhầm: Từ tỉ số của hai đoạn thẳng
' 1BB n
CB
= − đã suy ra ngay điểm B chia đoạn
thẳng B’C theo tỉ số 1 - n và cũng làm tương
tự như thế đối với điểm A’.
Lời giải đúng: Vì I nằm trên A’B và AB’ nên
tồn tại các số x và y sao cho:
. ' (1 )CI x CA x CB= + −
uur uuur uuur
(1 ) 'yCA y CB= + −
uuur uuur
hay . . (1 ) (1 )x m a x b ya y nb+ − = + −
r r r r
Vì hai vectơ ar , b
r
không cùng phương nên
ta có
1
1 (1 ) 1
mx y nhay x
x n y mn
= −
=
− = − −
Vậy: (1 ) 11
1 1
m n nCI a b
mn mn
− −
= + −
− −
uur r r
(1 ) (1 )
1 1
m n n m
a b
mn mn
− −
= +
− −
r r
Tóm lại, qua phân tích một vài ví dụ trên
bước đầu cho chúng ta thấy, bồi dưỡng cho
HS khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
trong giải bài tập toán sẽ giúp cho việc học
tập môn toán trở nên hiệu quả, HS sẽ khắc
phục được những sai lầm trong giải bài tập
toán và giúp HS nắm vững các tri thức, phát
triển tư duy, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo
cần thiết cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Thu Hà (2007), Rèn luyện kỹ năng giải
toán cho HS bằng phương pháp véctơ trong
chương trình hình học 10 (chương I, II - Hình học
10, sách giáo khoa nâng cao), Luận văn Thạc sỹ
Giáo dục học.
[2]. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học
môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3]. Từ Đức Thảo (2012), Bồi dưỡng năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung
học phổ thông trong dạy học Hình học, Luận án
Tiến sĩ Giáo dục học.
156Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 151 - 154
154
SUMMARY
FOSTERING THE ABILITY TO DETECT AND REPAIR MISTAKES
IN MATH SOLUTION FOR STUDENTS
Tran Viet Cuong1*, Le Van Tuyen2
1College of Education - TNU
2Education and Trainning Department of Tuyenquang
If the student has the ability to detect and repair errors in computing will overcome the mistakes in
the settlement and development of intellectual capacity for themselves. This paper, we present
some examples in the direction of fostering the ability to detect and correct mistakes in solving the
exercises for students.
Keyword. Students, mistakes, fostering, math, correct mistakes.
Ngày nhận bài:31/1/2013, ngày phản biện:22/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0978 626727, Email: tranvietcuong2006@gmail.com
157Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38565_42115_20820138307151_4081_2052051.pdf