Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 41 - 50)

1./ Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu: * Phương pháp so sánh: Z = C + V x Q C1 = 1.480+830+12.500+710+6.300+1.900+4.100+3.100=30.920 (nghìn đồng) V1 = 18,6+6,045+46,5+13+41 = 125.145 (nghìn đồng/sảnphẩm) C2 = 1.700+930+15.100+810+5.700+1.500+4.800+3.700=34.240 (nghìn đồng) V2 = 17,3+5,62+43,2+12,1+ 37 = 115,22 (nghìn đồng/sảnphẩm) Z1 = 30.920 + 125.145 x 1.350 = 199.865,75( nghìn đồng) Z2 = 34.240 + 115,22 x 1.350 = 189.787 (nghìn đồng) So sánh Z1 và Z2 ta có Z2 < Z1 . Chọn phương án 2 là phương án tối ưu để sản xuất sản phẩm X * Phương pháp tìm điểm nút q’. q’ =C1-C2=30.920 – 34.240=-3.320= 334 (sp) V2-V1 115,22 – 125,145 - 9,925 Q > q’ ta chọn phương án 2 ( Vì có C2max) 2./ Xác định mức tiết kiệm của phương án tối ưu: Z2 – Z1 = 189.787 – 199.865,75 = - 10.078,75 nghìn đồng Mức tiết kiệm chi phí là 10.078.750 đồng 3./ Vẽ đồ thị.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 41 - 50), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 41 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1 ( 2 điểm ) Phân tích ngắn gọn l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor? Theo Anh/Chị, l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor có được áp dụng đối với hoạt động quản trị ngày nay hay không? Tại sao? Câu 2: (3 điểm) Lan đang rà soát lại thông báo mà Hải - người phụ trách quan hệ công chúng (PR- Public Relation) của công ty, vừa soạn thảo. Cô cảm thấy mệt mỏi vì những việc như thế này chiếm quá nhiều thời gian của cô. Là giám đốc công ty, lẽ ra Lan không phải trực tiếp làm những việc này. Tuy nhiên, do Hải không hiểu rõ các mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty nên mỗi khi xây dựng các chương trình quan hệ công chúng thì Lan luôn phải đưa ra các ý tưởng để Hải thực hiện. Ngay cả khi viết một thông cáo báo chí đơn giản thì Lan cũng phải vạch ra nội dung, đề nghị cách đặt vấn đề. Ba tháng trước, Tổng công ty dệt Phong Phú quyết định tuyển một nhân viên quan hệ công chúng để thực hiện chiến lược kinh doanh mới là tiếp thị thông qua xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Phụ trách quan hệ công chúng là một vị trí mới ở dệt Phong Phú vì vậy người đảm nhận việc này phải có khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc và đặc biệt là phải có khả năng gắn kết các họat động quan hệ công chúng với chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Chân dung ứng cử viên lý tưởng được mô tả như sau: + Tốt nghiệp đại học ngành báo chí. + Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự. + Có hiểu biết toàn diện về các họat động kinh doanh hiện nay về ngành dệt may + Thông thạo tiếng anh + Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). Công ty cho đăng quảng cáo tuyển dụng trên báo Tuổi trẻ - Tờ báo được đánh giá là thu hút nhiều độc giả trong độ tuổi lao động nhất. Hết hạn nhận hồ sơ, công ty chỉ thu về 05 hồ sơ dự tuyển, và trong số đó không có ứng cử viên nào đáp ứng được tất cả các yêu cầu. Công ty đăng quảng cáo thêm hai lần nữa nhưng cũng chỉ có thêm 03 ứng viên. Tìm kiếm trong dữ liệu ứng viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng được thêm 02 ứng viên nữa. Công ty chọn ra 05 ứng viên tốt nhất để phỏng vấn. Cuối cùng công ty cũng chọn được 01 ứng cử viên tốt nhất là Hải, người đã tốt nghiệp đại học báo chí, có 03 năm làm việc ở vị trí quan hệ đối ngọai của một công ty thực phẩm và là cộng tác viên cho một tờ báo. Ngày đầu tiên Hải nhận việc, Lan đã dành hai giờ cho Hải biết doanh nghiệp mong đợi những gì ở anh và giải thích nhiệm vụ của anh. Tuy nhiên, Hải tỏ ra là người khá thụ động và đặc biệt anh thiếu sự nhạy bén của một người làm quan hệ công chúng. Câu hỏi: 1. Công ty dệt Phong Phú nên làm gì để thu hút được nhiều ứng viên hơn? 2. Công ty dệt Phong Phú đã mắc phải sai lầm gì trong quá trình tuyển chọn ứng viên? 3. Những nguyên nhân nào có thể khiến Hải không làm tốt nhiệm vụ của mình? 4. Công ty dệt Phong Phú cần làm gì để cải thiện hiệu quả của công tác tuyển dụng? Câu 3: (2 điểm) Khi xác định phương án công nghệ để chế tạo sản phẩm X, DNA xây dựng 2 phương án. Có tài liệu sau: STT Khoản mục chi phí Phương án 1 Phương án 2 1 Chi phí quản lý hành chính 1.480 1.700 2 Chi phí năng lượng phục vụ QLDN 830 930 3 Tiền lương công nhân sản xuất chính 18,6 17,3 4 Chi phí BHXH, BHYT, BHTN … 6,045 5,62 5 Khấu hao TSCĐ 12.500 15.100 6 Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị 710 810 7 Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất 46,5 43,2 8 Vật liệu phụ dùng cho sản xuất 13 12,1 9 Nhiên liệu, năng lượng dùng cho sản xuất 41 37 10 Chi phí quản lý kinh doanh 6.300 5.700 11 Chi phí đào tạo công nhân 1.900 1.500 12 Chi phí quảng cáo 4.100 4.800 13 Chi phí cố định khác 3.100 3.700 Biết rằng: DN dự kiến sản xuất 1350 sản phẩm. Chi phí cố định tính cho toàn bộ sản phẩm, còn chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Yêu cầu: 1. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu để sản xuất sản phẩm bằng 2 cách 2. Xác định mức tiết kiệm của phương án tối ưu 3. Vẽ đồ thị minh hoạ Biết ngày làm việc của công nhân là 8h. Câu 4 (3 điểm ) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn. …………….,ngày..........tháng.........năm......... DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 41 Câu Nội dung Điểm 1 Phân tích ngắn gọn l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor? Theo Anh/Chị, l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor có được áp dụng đối với hoạt động quản trị ngày nay hay không? Tại sao? 2 Phân tích ngắn gọn l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor? Sau khi nghiên cứu hoạt động sản xuất tại một nhà máy, Taylor cho rằng có hai nguyên nhân làm cho năng suất lao động của công nhân thấp và công việc quản trị kém hiệu quả: - Công nhân không biết phương pháp làm việc - Công nhân làm việc thiếu hăng hái và nhiệt tình. Để khắc phục hai nguyên nhân này, Taylor đưa ra bốn nguyên tắc quản trị tổng quát - Nhà quản trị nên dành nhiều thì giờ và công sức để làm kế hoạch, tổ chức và kiểm tra hoạt động của công nhân - Nhà quản trị nên hướng dẫn công nhân phương pháp làm việc - Phân chia công việc và trách nhiệm giữa nhà quản trị và công nhân để mỗi bên làm tốt công việc của mình. Nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế để kích thích công nhân hăng hái làm việc. 1 Theo Anh/Chị, l ý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor có được áp dụng đối với hoạt động quản trị ngày nay hay không? Tại sao? 1 Lý thuyết Quản trị Khoa học của Taylor vẫn còn được áp dụng đối với hoạt động quản trị ngày nay. Cho ví dụ chứng minh. 2 Câu hỏi tình huống 3 (Dưới đây là một vài gợi ý, GV chấm bài phải dựa trên sự sáng tạo trong mỗi bài làm cụ thể của SV). 1. Công ty dệt Phong Phú nên làm gì để thu hút được nhiều ứng viên hơn? - Mở rộng tiêu chí tuyển dụng, bằng cách xác định các tiêu chí nào là căn bản, nhất thiết phải thỏa mãn, tiêu chỉ nào là tiêu chí mở rộng (Nội dung nào có thể đào tạo được thì không nên đưa vào các tiêu chí). Cụ thể: Trong 5 tiêu chí tuyển dụng: + Tốt nghiệp đại học ngành báo chí. + Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự. + Có hiểu biết tòan diện về các họat động kinh doanh hiện nay về ngành dệt may. + Thông thạo tiếng anh. + Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint). - Tiêu chí thứ 3 nên bỏ (tiêu chí này hoàn toàn có thể học và tích lũy trong quá trình làm việc sau này). - Nếu "công chúng" là trong nước thì tiêu chí 4 cũng không thật sự cần thiết. - Đăng tuyển trên diện rộng hơn với nhiều kênh thông tin hơn. 1 2. Công ty dệt Phong Phú đã mắc sai lầm gì trong quá trình tuyển chọn ứng viên? - Không lấy nguồn là ứng viên nội bộ. - Quan hệ công chúng là vị trí mới, Công ty nên thuê tư vấn hoặc mời chuyên gia trong quá trình tuyển dụng. - Tiêu chí lựa chọn không thật sự phù hợp. 0,5 3. Những nguyên nhân nào có thể khiến Hải không làm tốt nhiệm vụ của mình? + Có thể Hải không phù hợp với vị trí đang làm, do có nhiều vấn đề trong quy trình tuyển dụng, lựa chọn nên anh này vẫn được lựa chọn. + Việc đào tạo có vấn đề (Hải vào làm 3 tháng rồi mà vẫn không hiểu rõ các mục tiêu, chiến lược phát triển… của công ty) + Khả năng trong quy trình trao quyền, giao việc vượt quá khả năng và kinh nghiệm, không đi theo bước hợp lý, không có người hướng dẫn 1 4- Công ty dệt Phong Phú cần làm gì để cải thiện hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự: - Khắc phục mặt hạn chế của 3 nguyên nhân trên. 0,5 3 1./ Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu: * Phương pháp so sánh: Z = C + V x Q C1 = 1.480+830+12.500+710+6.300+1.900+4.100+3.100=30.920 (nghìn đồng) V1 = 18,6+6,045+46,5+13+41 = 125.145 (nghìn đồng/sản phẩm) C2 = 1.700+930+15.100+810+5.700+1.500+4.800+3.700=34.240 (nghìn đồng) V2 = 17,3+5,62+43,2+12,1+ 37 = 115,22 (nghìn đồng/sản phẩm) Z1 = 30.920 + 125.145 x 1.350 = 199.865,75( nghìn đồng) Z2 = 34.240 + 115,22 x 1.350 = 189.787 (nghìn đồng) So sánh Z1 và Z2 ta có Z2 < Z1 . Chọn phương án 2 là phương án tối ưu để sản xuất sản phẩm X * Phương pháp tìm điểm nút q’. q’ = C1-C2 = 30.920 – 34.240 = -3.320 = 334 (sp) V2-V1 115,22 – 125,145 - 9,925 Q > q’ ta chọn phương án 2 ( Vì có C2max) 2./ Xác định mức tiết kiệm của phương án tối ưu: Z2 – Z1 = 189.787 – 199.865,75 = - 10.078,75 nghìn đồng Mức tiết kiệm chi phí là 10.078.750 đồng 3./ Vẽ đồ thị. 2 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 ........... ngày … tháng…… năm………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtdnvvn_lt_41_9242.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_42_4285.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_43_9094.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_44_4272.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_45_9137.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_46_4072.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_47_9249.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_48_4282.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_49_9479.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_50_5084.pdf