Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 31 - 40)

* Tính các chi phí: - Thanh toán ngay khi giao hàng 10% Trong tháng thứ nhất còn nợ: 7,65 x 90% = 6.885 tỷ Chi phí cơ hội (CFK1): 6.885 x 1,15% = 0,0079177 tỷ - Hết tháng thứ nhất trả 20% Trong tháng thứ 2 còn nợ: 7,65 x 70% = 5.355 tỷ Chi phí cơ hội (CFK2): 5.355 x 1,15% = 0,061583 tỷ - Hết tháng thứ 2 trả 30% Trong tháng thứ 3 còn nợ: 7,65 x 40% = 3,06 tỷ Chi phí cơ hội (CFK3): 3,06 x 1,15% = 0,03519 tỷ - Chi phí quản lý do bán chịu + chi phí thu hồi nợ khác: 0,24 + 0,19 = 0,43 tỷ Chi phí cơ hội đối với 2 khoản chi phí trên trong 3 tháng là: 0,43 x 1,15% x 3 = 0,014835 tỷ Chi phí cơ hội đối với chênh lệch về chi phí chung trong trường hợp bán chịu so với không bán chịu là: (7,65 x 60% – 6,75 x 70%) x 1,15% x 3 = - 0,004658 tỷ

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 31 - 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 31 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1. ( 2 điểm) Phân biệt đánh giá công việc với đánh giá thực hiện công việc? Giải thích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của đánh giá công việc trong xây dựng hệ thống trả công của tổ chức? Câu 2: (2 điểm) Trình bày những trình tự và căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch kinh doanh? Lập kế hoạch có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?. Câu 3: (3 điểm) Doanh nghiệp có chính sách bán chịu như sau: Giá bán: 4.500 đ/1 sản phẩm. Thanh toán ngay khi giao hàng: 10% Hết tháng thứ nhất trả: 20% Hết tháng thứ 2 trả: 30% Hết tháng thứ 3 trả nốt: 40% còn lại. Sản lượng bán chịu đạt: 1.700.000 sản phẩm/tháng , chi phí chung là 60%/DT. Nếu không bán chịu, sản lượng chỉ đạt: 1.500.000 sản phẩm/tháng và chi phí chung là 70%/DT. Chi phí quản lý bán chịu là 240 triệu, chi phí thu hồi nợ khác là 190 triệu. Lãi suất cho vay tại thời điểm là 1,15%/tháng. Yêu cầu: Tính lợi nhuận bán chịu (LNBC) thực tế doanh nghiệp thu được? Câu 4 (3 điểm ) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn …………,ngày…….tháng……năm …… DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 31 Câu Nội dung Điểm 1 Phân biệt đánh giá công việc với đánh giá thực hiện công việc? Giải thích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của đánh giá công việc trong xây dựng hệ thống trả công của tổ chức? 2 Phân biệt đánh giá công việc với đánh giá thực hiện công việc Đánh giá công việc là xác định giá trị công việc và đánh giá khi chưa có kết quả của công việc Còn đánh giá thực hiện công việc là xác định kết quả công việc dựa trên cơ sở đã có kết quả của người lao động 0,5 Điều kiện đảm bảo hiệu quả của đánh giá công việc trong xây dựng hệ thống trả công của tổ chức • Chính thức - Công khai hình thức, kết quả đánh giá với mọi nhân viên trong doanh nghiệp - Công cụ đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, và dễ sử dụn đối với lao động và người quản lý - Thảo luận kết quả trực tiếp với nhân viên về kết quả  Công bằng - Coâng baèng vôùi moãi ngöôøi - Coâng baèng trong noäi boä - Coâng baèng vôùi beân ngoøai - Ñaùp öùng yeâu caàu luaät phaùp 1,5 2 Trình bày những trình tự và căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch kinh doanh? Lập kế hoạch có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?. 2 1.Trình tự lập kế hoạch: Quá trình lập kế hoạch có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo kế hoạch, giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch. - Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu nhập và phân tích thông tin. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Có được những thông tin đúng và kịp thời là cơ sở cho nhà kinh doanh ra quyết định đúng. Ngược lại, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch dễ dàng dẫn đến quyết định sai lầm. Chất lượng lập kế hoạch kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào việc thu nhập và xử lý phân tích thông tin. Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. Lượng thông tin cần thu thập cũng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm hai loại: + Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. + Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp. + Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh doanh. - Giai đoạn soạn thảo kế hoạch Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động thực hiện, việc soạn thảo kế hoạch nhằm xác định nhu cầu các nguồn lực cần thiết để thực hiện các kế hoạch hoạt động, các biện pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch và dự tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế hoạch. + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch. + Xem xét kết quả kinh doanh dự tính so với mục tiêu ban đầu. + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm quyết trong các hoạt động. Trên cơ sở đó bổ sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả về xem xét điều chỉnh các kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn). 1 2. Căn cứ chủ yếu lập kế hoạch - Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động) Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình cụ thể hóa các việc cần phải làm để thực hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật cũng như hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời xác định và huy động các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó. Vì vậy, mức độ xác thực của kế hoạch kinh doanh tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật. Tuy vậy, cũng cần thấy việc lập kế hoạch kinh doanh còn kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác. - Kết quả phân tích đánh giá tình hình kinh doanh kỳ trước Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. - Các chiến lược hay định hướng kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là việc cụ thể hoá hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh hàng năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược của doanh nghiệp như: Chiến lược đầu tư, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh v.v. - Các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ ưu đãi bảo hộ, các thể lệ và quy chế vay vốn… Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh… Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự kiến các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Ý nghĩa của lập kế hoạch kinh doanh - Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp cho người lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu kinh tế cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, cân nhắc xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của các quyết định đầu tư, tài trợ. - Kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh 1 kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra. - Kế hoạch kinh doanh là căn cứ quan trọng để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch cụ thể khác của doanh nghiệpnhư: kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch bán hàng... 3 Bài tập 3 * Tính thu nhập bán chịu (TNBC): Doanh thu bán chịu: DTBC = 1.700.000 x 4.500 = 7.650.000.000 = 7,65 tỷ Doanh thu trường hợp không bán chịu: = 1.500.000 x 4.500 = 6.750.000.000 = 6,75 tỷ TNBC = (7,65 – 7,65 x 60%) – (6,75 – 6,75 x 70%) = 1.035 tỷ 1 * Tính các chi phí: - Thanh toán ngay khi giao hàng 10% Trong tháng thứ nhất còn nợ: 7,65 x 90% = 6.885 tỷ Chi phí cơ hội (CFK1): 6.885 x 1,15% = 0,0079177 tỷ - Hết tháng thứ nhất trả 20% Trong tháng thứ 2 còn nợ: 7,65 x 70% = 5.355 tỷ Chi phí cơ hội (CFK2): 5.355 x 1,15% = 0,061583 tỷ - Hết tháng thứ 2 trả 30% Trong tháng thứ 3 còn nợ: 7,65 x 40% = 3,06 tỷ Chi phí cơ hội (CFK3): 3,06 x 1,15% = 0,03519 tỷ - Chi phí quản lý do bán chịu + chi phí thu hồi nợ khác: 0,24 + 0,19 = 0,43 tỷ Chi phí cơ hội đối với 2 khoản chi phí trên trong 3 tháng là: 0,43 x 1,15% x 3 = 0,014835 tỷ Chi phí cơ hội đối với chênh lệch về chi phí chung trong trường hợp bán chịu so với không bán chịu là: (7,65 x 60% – 6,75 x 70%) x 1,15% x 3 = - 0,004658 tỷ 1 * Tính LNBC thực tế: LNBC thực tế = TNBC – tổng chi phí bán chịu = 1,035 – (0,43 + 0,079177 + 0,061583 + 0,03519 + 0,014835 + (- 0,004658) ) = 0,418873 tỷ = 418.873.000 đồng 1 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtdnvvn_lt_31_9186.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_32_4206.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_33_9304.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_34_4214.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_35_9291.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_36_401.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_37_9386.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_38_4211.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_39_9323.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_40_4267.pdf
Tài liệu liên quan