Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 21 - 30)

Trong ba phong cách thì mỗi nhà quản trị có thể thiên về sử dụng một phong cách nào đó nhiều hơn các phong cách còn lại, nhưng không có phong cách nào được ưa chuộng nhiều nhất. Vì tùy vào hoàn cảnh của doanh nghiệp, khả năng kinh nghiệm của mỗi nhân viên và tình huống xảy ra mà nhà quản trị sẽ ứng dụng phong cách phù hợp. Các nhà quản trị đều sử dụng đan xen, linh hoạt các phong cách lãnh đạo để tác động nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phần lý thuyết (đề 21 - 30), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 21 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Thế nào là bố trí mặt bằng? Mục tiêu của bố trí mặt bằng là gì? Hãy phân tích các dạng bố trí mặt bằng trong hoạt động quản trị sản xuất & kinh doanh của doanh nghiệp? Câu 2 ( 2 điểm) Anh /chị hãy trình bày nội dung cơ bản của các công cụ chủ yếu trong hệ thống truyền thông marketing? Lấy ví dụ phương thức mà từng công cụ của hệ thống truyền thông marketing sử dụng để thực hiện mục đích marketing? Câu 3: ( 3 điểm) Anh/ chị cho biết giám đốc doanh nghiệp có những phong cách lãnh đạo nào? Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách. Theo anh/ chị thì phong cách nào lựa chọn nhiều nhất trong quản lý doanh nghiệp? Tại sao? Câu 4: (3 điểm) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn. ………….,ngày…….tháng……năm …… DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 21 Câu Nội dung Điểm 1 Thế nào là bố trí mặt bằng? Mục tiêu của bố trí mặt bằng là gì? Hãy phân tích các dạng bố trí mặt bằng trong hoạt động quản trị sản xuất & kinh doanh của doanh nghiệp? 2 Khái niệm bố trí mặt bằng : Bố trí mặt bằng là lựa chọn cách sắp xếp máy móc, thiết bị ở các khu vực của một doanh nghiệp (nhà máy, văn phòng, cửa hàng, kho bãi…) để thuận tiện cho việc di chuyển của lao động, nguyên liệu hoặc đem lại hiệu quả làm việc. 0,25 Mục tiêu của bố trí mặt bằng : Thuận tiện cho việc di chuyển của lao động và nguyên liệu. Thuận tiện cho việc di chuyển của lao động và nguyên liệu. Giảm bớt tai nạn và rủi ro cho lao động Nâng cao tinh thần làm việc và năng suất lao động. Sử dụng không gian hiệu quả. Có tính linh hoạt cao. Dễ giám sát. Thuận tiện cho người lao động phối hợp công việc. 0,25 Các dạng bố trí mặt bằng: Bố trí mặt bằng theo sản phẩm Máy móc, thiết bị được đặt theo trình tự để tạo ra sản phẩm. Đường di chuyển của sản phẩm có thể là đường thẳng, chữ U, L, M. Áp dụng ở các nhà máy sản xuất liên tục (VD : xi măng, máy tính, xếp hàng mua vé ). Ưu điểm Giảm bớt quãng đường vận chuyển nguyên liệu. Giảm bớt khối lượng lao động. Đơn giản hóa việc kiểm tra. Nhược điểm : Sự linh hoạt của quá trình thấp. Một bộ phận trên dây chuyền hỏng sẽ làm ngưng sản xuất. 1,5 Công việc đơn điệu gây nhàm chán cho công nhân. Bố trí mặt bằng theo nhóm thiết bị : Các máy móc, thiết bị có cùng chức năng được bố trí cùng khu vực. Áp dụng ở các nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng theo từng lô nhỏ ( VD : một nhà máy chia thành 3 khu vực tiện, mài, hàn. Một bệnh viện chia thành khoa thần kinh, tim mạch). Ưu điểm Hệ thống sản xuất có sự linh hoạt cao. Công nhân có trình độ và kỹ năng cao. Hệ thống sản xuất ít bị gián đoạn. Nhược điểm : Hiệu suất vận chuyển nguyên liệu thấp Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp (Các công việc phải chờ đợi lẫn nhau). Cần lao động có kỹ năng và phải trả lương cao. Bố trí mặt bằng theo vị trí cố định Mang người và thiết bị đến nơi sản xuất. Sản phẩm được chế tạo không phải di chuyển vị trí. Áp dụng khi sản xuất những sản phẩm dễ hư hỏng, quá nặng hay cồng kềnh không thuận tiện cho di chuyển (xe cứu thương, các công trình xây dựng). Ưu điểm : Giảm sự di chuyển sản phẩm nên hạn chế hư hỏng và chi phí. Nhược điểm : Vận chuyển nguồn lực đến nơi làm việc tốn thời gian và chi phí. Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp. 2 Anh /chị hãy trình bày nội dung cơ bản của các công cụ chủ yếu trong hệ thống truyền thông marketing? Anh/Chị hãy cho ví dụ phương thức mà từng công cụ của hệ thống truyền thông marketing sử dụng để thực hiện mục đích marketing? 2 Hệ thống truyền thông marketing (marketing communication mix), còn được gọi là hệ thống cổ động (promotion mix), bao gồm năm công cụ chủ yếu: Quảng cáo (advertising) Marketing trực tiếp (direct marketing) Khuyến mãi (sales promotion) Quan hệ công chúng và tuyên truyền (public relation and publicity) Bán hàng trực tiếp (personal selling) 1. Quảng cáo: -Là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện. -Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định. -Mục tiêu chung quảng cáo: tạo ảnh hưởng tác động vào người mua hàng…. -Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng. -Là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể *Phương thức: Ấn phẩm, truyền thanh, Bao bì ngoài Bao bì trong, Phim ảnh Sách mỏng và tờ gấp, Áp phích và tờ rơi Sách niên giám. Pa-nô. Bảng hiệu. Trưng bày tại cửa hàng.Tư liệu nghe nhìn.Biểu tượng và logo. 2. Marketing trực tiếp (direct marketing) Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa : “Marketing trực tiếp là hệ thống tương tác của Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi”.  Phương thức: M.trực tiếp qua thư (Direct mail) 0,4 0,4 Tiếp thị từ xa (Telemarketing) M. trực tiếp qua Catalog (Mail order) Tiếp thị tận nhà (Door-to-door marketing) Quảng cáo có phúc đáp (Direct Response Advertising) 3. Khuyến mãi  Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định  (Bộ công thương - Luật Thương mại 2005 của Việt Nam - Điều 88 -)  Phương thức: -Dùng thử hàng mẫu miễn phí -Tặng quà -Giảm giá -Tặng phiếu mua hàng -Phiếu dự thi -Các chương trình may rủi -Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí 4. Bán hàng trực tiếp  Bán hàng trực tiếp là việc bán hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp nhất: từ tay người bán đến tay người mua mà không qua một địa điểm bán lẻ cố định nào.  Tùy thuộc vào mỗi công ty mà người bán hàng được gọi là phân phối viên, đại diện, tư vấn viên hoặc có các tên gọi khác. 5. Quan hệ công chúng  “Quan hệ công chúng là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”. (PR Society of UK)  Quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. 0,4 0,4 0,4 *Phương thức -Họp báo, Nói chuyện -Hội thảo,Báo cáo năm -Đóng góp từ thiện Bảo trợ -Tuyên truyền -Quan hệ với cộng đồng. -Vận động hành lang. -Môi trường thuần nhất. -Tạp chí của công ty. -Các sự kiện. 3 Anh/ chị cho biết giám đốc doanh nghiệp có những phong cách lãnh đạo nào? Anh/ chị hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách. Theo anh/ chị thì phong cách nào lựa chọn nhiều nhất trong quản lý doanh nghiệp? Tại sao? 3 Các phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp: phong cách lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền), phong cách lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo tự do. Ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách: Phong cách lãnh đạo độc đoán Ưu điểm: Gỉải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chớp thời cơ. Rất cần thiết khi công ty, tập thể mới thành lập, khi tổ chức nhiều mầu thuẩn hay khi cần phải giữ yếu tố bí mật Nhược điểm Triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên Quyết định của nhà quản trị thường ít được cấp dưới đồng tình ủng hộ Trong tổ chức thường xảy ra tâm lý lo sợ, lệ thuộc của nhân viên Hoạt động không diễn ra liên tục khi cấp trên vắng mặt Phong cách lãnh đạo dân chủ: 0, 25 0,5 0,5 Ưu điểm: Phát huy được năng lực trí tuệ của tập thể Cấp dưới hồ hởi phấn khởi làm việc , tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà quản trị và nhân viên. Nhược điểm : Tốn nhiều thời gian cho họp hành Nếu thiếu quyết đoán nhà quản trị dễ trở thành theo đuôi cấp dưới, ba phải, ra quyết định chậm, bỏ lỡ thời cơ Nếu không có năng lực thực sự nhà quản trị không giám chịu trách nhiệm Phong cách lãnh đạo tự do Ưu điểm: Nhà quản trị cấp cao có nhiều thời gian để tập trung sức lực vào vấn đề chiến lược Tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới Các quyết định được cấp dưới ủng hộ làm theo Nhược điểm: Nhà quản trị buông lơi quyền lực và có thể không phát huy vai trò của mình Khó kiểm soát cấp dưới. Nếu kiểm soát không chặt chẽ thì có khi nhà quản trị không đạt được các mục tiêu của mình. Trong ba phong cách thì mỗi nhà quản trị có thể thiên về sử dụng một phong cách nào đó nhiều hơn các phong cách còn lại, nhưng không có phong cách nào được ưa chuộng nhiều nhất. Vì tùy vào hoàn cảnh của doanh nghiệp, khả năng kinh nghiệm của mỗi nhân viên và tình huống xảy ra mà nhà quản trị sẽ ứng dụng phong cách phù hợp. Các nhà quản trị đều sử dụng đan xen, linh hoạt các phong cách lãnh đạo để tác động nhân viên làm việc hiệu quả hơn. 0,5 0,25 0,5 Ví dụ: đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm thì nhà quản trị sẽ sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, đối với những nhân viên đã làm lâu và có kinh nghiệm thì nhà quản trị sử dụng phong cách lãnh đạo tự do. Trong trường hợp cần thu thập nhiều ý kiến từ nhân viên thì nhà quản trị sẽ sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ 0,5 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 …….,ngày......tháng.......năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqtdnvvn_lt_21_2768.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_22_8096.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_23_8317.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_24_3115.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_25_83.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_26_4283.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_27_8753.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_28_3794.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_29_9314.pdf
  • pdfqtdnvvn_lt_30_4045.pdf