Bộ đề học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 3

Câu 4: Đoạn văn sau đặt dấu chấm chưa đúng. Hãy loại bỏ dấu chấm dùng sai, đặt lại cho đúng rồi chép lại đoạn văn. Cô bước vào lớp, chúng em. Đứng dậy chào. Cô mỉm cười sung sướng. Nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học đầu tiên là tiết tập đọc. Giọng cô thật ấm áp. Khiến cả lớp lắng nghe. Cô giảng bài thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ nhắn. Cứ rào rào giơ lên phát biểu . Câu 5: Tìm các thành ngữ chỉ mối quan hệ cộng đồng trong các thành ngữ sau: - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. - Nói như khướu. - Một cây làm chẳng nên non Hai cây chụm lại nên hòn núi cao. - Rách như tổ đỉa. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 6: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật và nói lên cảm nghĩ của em về buổi biểu diễn đó.

doc11 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 13053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 3 Đề 1 - Tháng 3 (Thời gian 75 phút) Câu 1: Tìm từ có âm đầu n hay l điền vào chỗ chấm: Nước chảy . Chữ viết .. Ngôi sao Tinh thần . Câu 2: Đọc đoạn văn sau: Đồng bào ở đây gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành rừng cây công nghiệp. a/ Trong câu trên , em hiểu thế nào về các từ ngữ: định cư, ruộng bậc thang. b/ Tìm từ trái nghĩa với định cư. Câu 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh: a/ Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời. b/ Những giọt sương sớm long lanh .. c/ Tiếng ve đồng loạt cất lên Câu 4: Đọc đoạn văn sau: Trời nắng gắt, con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ,lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đấtNó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc ,đi ngang sục sạo, tìm kiếm. a/ Tìm từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên. b/ Những từ ngữ đó cho thấy con ong là con vật như thế nào? Câu 5: Đọc đoạn thơ sau: Hậu vệ gió thường thận trọng Ý đồ trong mỗi đường chuyền Ngay phút đầu đã chủ động Kèm người thật chặt trên sân. Mưa là trung phong đội bạn Đoạt banh dốc xuống ào ào Sóng truy cản đầy quyết liệt Gió chồm phá bóng lên cao. a/ Tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ trên? Sự vật đó được nhân hóa qua những từ ngữ nào? b/ Biện pháp nhân hóa góp phần diễn tả điều gì trong đoạn thơ? Câu 6: Tập làm văn: Em có dịp thăm quan thị xã ( hoặc thành phố). Hãy viết đoạn văn kể về vẻ đáng yêu của thị xã ( hoặc thành phố ) đó. Đề 2 - Tháng 3 Câu 1: Trong các từ ngữ sau, từ nào viết sai chính tả.Hãy sửa lại cho đúng. Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, xương đêm, xửa chữa, xức khỏe. Câu 2 : Phân biệt các từ sau; vàng hoe, vàng tươi , vàng ối, vàng xuộm Đặt câu với một trong các từ trên. Tìm 3 từ chỉ màu sắc khác được cấu tạo theo mẫu trên. Câu 3: Viết đoạn văn 4 -5 câu miêu tả cảnh vật , trong đó dùng câu : Ai thế nào? Câu 4 : Điền dấu chấm , dấu phẩy vào đoạn văn sau và chép lại cho đúng chính tả: Sáng mùng một ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc tết ông bà nội ngoại em chúc ông bà mạnh khỏe và em cũng nhận đượclại những lì chúc tốt đẹpôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới. Câu 5: Cho đoạn thơ: Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả đọc nhẩm Làm vịt phì cười Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học! a/ Con vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ? Từ ngữ nào cho biết điều đó? b/ Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ? Câu 6: Tập Làm văn: Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương:Một dòng sông với những cánh buồm nâu dập dờn trong nắng sớm. Một cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay.Một con đường làng in dấu chân quen. Hãy viết đoạn văn ngắn tả một trong những cảnh đó. Đề 3 - Tháng 3 Câu 1: Trong các từ ngữ sau, từ nào viết sai chính tả.Hãy sửa lại cho đúng. Xai trái, sơ xuất, xạch bóng, sáng xủa, ngôi sao, xân cỏ, tiếng xấm, xôi gấc , xức khỏe, mùa suân. Câu 2: Tìm 5 từ có tiếng sĩ, 5 từ có tiếng nhạc nói về chủ đề nghệ thuật Câu 3: Viết đoạn văn 4-5 câu kể lại cuộc trò chuyện của các sự vật trong đó có sử dụng phép nhân hóa. Câu 4: Cho đoạn thơ: Lịch đếm từng ngày các con lớn lên Bố mẹ già đi, ông bà già nữa Năm tháng bay như cánh chim qua cửa Vội vàng lên con , đừng để muộn điều gì? a/ Hai sự vật nào được so sánh với nhau? Từ so sánh là từ nào? Tìm điểm giống nhau của hai sự vật đó. Câu 5: Đoạn văn sau đặt dấu phẩy không đúng chỗ.Em hãy sửa rồi chép lại cho đúng. Đất nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghệ sĩ danh thủ nhờ gian khổ học tập nghiển cứu đã làm vẻ vang, cho đất nước. Đại kiện tướng, môn cờ vua Đào Thiện Hải là một trong số đố. Câu 6: Tập làm văn: Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa Mẹ sẽ là nhành hoa cho con cài lên ngực Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con Rồi mai đây khôn lớn bay đi khắp mọi miền Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương. Từ lời bài hát trên, em hãy viết đoạn văn nêu cảm xúc của mình khi nghĩ về cha mẹ. Đề 4 – Tháng 3 Câu 1: Tìm 5 từ chứa vần im, 5 từ chứa vần iêm. Câu 2: Dùng dấu / để tách bộ phận trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Con gì? Và bộ phận trả lờì câu hỏi làm gì? như thế nào? Trong các câu sau: a/ Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. b/ Những chú voi về đích trước tiên đều ghìm đà , huơ vòi chào khán giả. Câu 3: Trong trường ca Đam San có câu :” Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim”. a/ Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh ở 2 câu trên. b/ Cách so sánh có gì đặc biệt. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các dòng sau cho thành câu rồi xắp xếp các câu thành đoạn văn hoàn chỉnh. . Có bộ lông rất đẹp: màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen huyền. . Tròn, ..dựng đứng để nghe ngóng. dài ngoe nguẩy. .. long lanh xanh biếc như ngọc bích. nhỏ có những vuốt nhọn dài và sắc. .. lơ phơ mấy sợi râu trắng cong cong. đo đỏ đẹp như cặp môi son hồng. Câu 5: Cho đoạn thơ: Cỏ gà rung tai Nghe Bụi tre Tần ngần Gỡ tóc Hàng bưởi Đu dưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc. a/ Nhũng sự vật nào trong đoạn thơ được nhân hóa? Từ ngữ nào thể hện phép nhân hóa? b/ Tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ trên? Câu 6: Tập làm văn: Viết đoạn văn kể về một người thân trong gia đình em. Đề 5 – Tháng 3 Câu 1: Tìm 4 từ có vần oc; 4 từ có vần ooc. Câu 2: Tìm kiểu câu : Ai là gì? Trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng cuả kiểu câu này. Cốc, cốc, cốc! Cốc, cốc, cốc! - Ai gọi đó? - Ai gọi đó? - Tôi là Thỏ. - Tôi là Nai. - Nếu là Thỏ - Nếu là Nai Cho xem tai. Cho xem gạc. Câu 3: a/ Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu tục ngữ hoàn chỉnh. A B Nước mưa là hoa đất Gió thổi là cưa trời Người ta là chổi trời b/ Hãy giải thích nội dung 1 câu tục ngữ trên. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn 4 – 5 câu kể về việc trực nhật hoặc chăm sóc vườn rau của tổ em, trong đó có sử dụng mẫu câu : Ai làm gì? Câu 5: Cho đoạn thơ: Những chị lúa phất phơ bím tóc. Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học. Đàn cò áo trắng Khiêng nắng qua sông. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. a/ Những sự vật nào trong đoạn thơ được nhân hóa? Từ ngữ nào thể hện phép nhân hóa? b/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa góp phần miêu tả các sự vật sinh động như thế nào? Câu 6: Dựa vào nội dung bài thơ : Ngày hội rừng xanh . Hãy tưởng tượng em đang có mặt trong ngày hội đó. Hãy viết đoạn văn kể về ngày hội rừng xanh. Đề 6- Tháng 3 Câu 1: Tìm 4 từ có vần ưi; 4 từ có vần ươi. Câu 2: Cho đoạn thơ: Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đền đỏ Thắp trong lùm cây xanh. a/ Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên. b/ Hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung đoạn thơ thêm sinh động , gợi cảm như thế nào? Câu 3: Xếp các từ sau thành 3 nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm. Cây cau, mọc ,xum xuê, khô khốc, khoe sắc, hoa hồng, tỏa khói, nhanh nhẹn, nhú, con rùa. Câu 4; Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Mỗi cây có một đời sống riêng một tiếng nói riêng. Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói bằng quả. Cây khoai cây dong nói bằng củ bằng rễ Câu 5: cho đoạn thơ: Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn vào ngồi trong cây. Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. a/ Những sự vật nào trong đoạn thơ được nhân hóa? Từ ngữ nào thể hện phép nhân hóa? b/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa góp phần diễn tả điều gì? Tình cảm của tác giả đối với các nhân vật đó như thế nào? Câu 6: Tập làm văn: Hãy kể một câu chuyện cảm động về tình bạn mà em biết. Đề 7- Tháng 3 Câu 1: Tìm 4 từ có vần ươn; 4 từ có vần ương. Câu 2; Cho các tiếng : nhà, thợ. Hãy thêm vào trước hoặc sau các tiếng trên để tạo thành từ ghép chỉ người trong cộng đồng. nhà văn;.. thợ mộc;. Câu 3: a/ Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh. A B Đám học trò ngủ khì trên lưng mẹ Đàn sếu hoảng sợ bỏ chạy Các em bé đang sải cánh trên cao b/ Các câu trên thuộc kiểu câu nào? Nó khác kiểu câu : Ai là gì? ở chỗ nào? Câu 4: Cho câu văn: “ Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân” a/ Tìm sự vật được so sánh với nhau trong câu trên? Từ để so sánh là từ nào? b/ Hình ảnh so sánh đó góp phần diễn tả nội dung câu văn thêm sinh động như thế nào? Câu 5: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nội dung sau cho sinh động , gợi cảm. a/ Mấy con chim hót ríu rít trên cây. b/ Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi. Caau6: dựa vào nội dung bài thơ : Gọi bạn của nhà thơ Định Hải .Hãy kể lại câu chuyện cảm động về tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng. Đề 8 - Tháng 3 Câu 1: Điền từ có vần uyêch, uyu vào chỗ trống. - rỗng - trương - tay - khúc - bộc - ngã .. Câu 2: a/ Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu theo mẫu: Ai là gì? ..là vốn quý nhất của con người. là người mẹ thứ hai của em. . Là tương lai của đất nước. b/ Các câu trên dùng để làm gì? Câu 3: Cho đoạn thơ: Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui. Bà nhìn: như hạt cau phơi. Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn. a/ Tác giả so sánh hai sự vật nào với nhau? Tìm từ để so sánh. B/ Hai sự vật đó giống nhau ở c Iỗ nào? Câu 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: a/ Từ đấy trở đi sớm sớm cứ khi Gà Trống cất tiếng gáy Mặt Trời tươi cười hiện ra phân phát ánh sáng cho mọi người mọi vật. b/ Xưa kia Cò và Vạc cùng kiếm ăn chen chúc đông vui trên bãi lầy cánh đồng mùa nước những hồ lớn những cửa sông. Câu 5: Cho đoạn thơ: Nhảy ra ngoài bao vỏ Que diêm trốn đi chơi Huyênh hoang khoe đầu đỏ Đắc chí nghênh ngang cười. Chúng bạn không một lời ( Chấp gì anh kiêu ngạo) Càng được thể ra oai Diêm cất lời khệnh khạng “ Ta đây làm ánh sáng Soi cho cả muôn loài”. a/ Từ ngữ nào cho biết que diêm được nhân hóa? b/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giup ta thấy que diêm có tính nết như thế nào? Câu 6: “Từ hôm nay em được mang chiếc khăn thắm màu cờ nước, khăn đẹp bay trong gió tưng bừng” Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong bài hát và viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em khi được gia nhập Đội TNTP HCM. Đề 9 - Tháng 3 Câu 1: Điền vào chỗ trống: xơ hay sơ. - suất - . kết - mít - . xác - .. lược - ... sài - . đồ - mướp - . cứng - múi Câu 2: Cho đoạn thơ: Khi vào mùa nóng Tán lá xòe ra Như cái ô to Đang làm bóng mát. Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát. a/ Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên? b/ Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Câu 3: Trong từ gia đình , gia có nghĩa là nhà. Hãy tìm 5 từ ghép có tiếng gia với nghĩa như trên. Câu 4: Đoạn văn sau đặt dấu chấm chưa đúng. Hãy loại bỏ dấu chấm dùng sai, đặt lại cho đúng rồi chép lại đoạn văn. Cô bước vào lớp, chúng em. Đứng dậy chào. Cô mỉm cười sung sướng. Nhìn chúng em bằng đôi mắt dịu hiền. Tiết học đầu tiên là tiết tập đọc. Giọng cô thật ấm áp. Khiến cả lớp lắng nghe. Cô giảng bài thật dễ hiểu. Những cánh tay nhỏ nhắn. Cứ rào rào giơ lên phát biểu. Câu 5: Tìm các thành ngữ chỉ mối quan hệ cộng đồng trong các thành ngữ sau: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Nói như khướu. Một cây làm chẳng nên non Hai cây chụm lại nên hòn núi cao. Rách như tổ đỉa. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu 6: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật và nói lên cảm nghĩ của em về buổi biểu diễn đó. ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN Môn Tiếng Việt, Lớp 3 - Năm học 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 60 phút) ================ Câu 1. Em hãy phát hiện những từ ngữ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi chép và sửa lại đoạn văn sao cho đúng: Chú Trường vừa chồng trọt giỏi vừa chăn nuôi cừ. Vườn nhà chú cây lào cây ấy sai chĩu quả. Dưới ao cá chôi, cá chắm, cá chép từng đàn. Cạnh ao, truồng lợn, truồng gà trông rất ngăn nắp. Câu 2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để có những cặp từ trái nghĩa: a) sạch - ......... b) chết - ................. c) mở - ....................... d) bận - .......... e) khó khăn - .......... g) hạ xuống - ............ Câu 3. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu sau: Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm động cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng. Tất cả sẽ bất động, cứng đờ trong vỏ bọc vững chắc của băng. Câu 4. Trong Trường ca Đam San có câu: “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim”. Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong hai câu trên. Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt? Câu 5. Hãy viết (từ 5-8 câu) tả cảnh vui đêm Trung thu mà em đã từng tham gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbo_de_hoc_sinh_gioi_tieng_viet_lop_3_661.doc
Tài liệu liên quan