Big Bang và sự tiến triển của vũ trụ
Từ t = 0 đến t = 10-43s: Kỷ nguyên Planck.
• Từ 10-43s đến 10-36s: Kỷ nguyên thống nhất lớn.
• Từ 10-36s đến 10-32s: Kỷ nguyên điện yếu và thời kỳ lạm phát.
• 10-12s, bắt đầu kỷ nguyên quark.
• Từ 10-6s đến 1s: kỷ nguyên hadron.
• Từ 1s đến 10s: kỷ nguyên lepton.
• t = 10s: kỷ nguyên photon.
• ~380.000 năm sau Big Bang: giai đoạn tái tổ hợp.
• Từ 380.000 đến 150 triệu năm sau Big Bang: thời kỳ tối.
• ~150 triệu năm sau Big Bang: Các sao đầu tiên hình thành do liên
kết hấp dẫn.
• ~1 tỷ năm sau Big Bang: Các thiên hà đầu tiên hình thành.
• ~13,8 tỷ năm sau Big Bang: hiện tại.
25 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Big Bang và sự tiến triển của vũ trụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIETNAM ASTRONOMY & COSMOLOGY ASSOCIATION
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Ba câu hỏi cơ bản của nhân loại
Chúng ta là ai?
Chúng ta từ đâu tới?
Chúng ta sẽ đi về đâu?
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Theo truyền thuyết của người Iroquois, thế giới được xây dựng
trên lưng một con rùa (The Great Turtle)
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Trong thần thoại Hy Lạp, vũ trụ ra đời từ một đám hỗn độn (Chaos),
các vị thần và thế giới loài người đều sinh ra từ đây.
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Theo người Hindu, vũ trụ được tạo thành từ một quả trứng.
Truyền thuyết này gợi ý sự liên quan tới lý thuyết ngày nay.
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Theo đạo Thiên Chúa, Jesus đã tạo ra thế giới trong 7 ngày.
CHÚNG TA TỪ ĐÂU TỚI?
Sự phát triển của khoa học thực nghiệm cho
chúng ta cái nhìn rõ nét và có cơ sở về sự ra
đời và tiến triển của vũ trụ.
Chúng ta đã biết những gì?
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
Đến thế kỉ 20, công nghệ kính thiên văn phát triển và con
người đã có thể quan sát và biết tới các thiên hà khác.
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
Các quan sát của Edwin Hubble năm 1929 cho thấy các thiên hà
đang dịch chuyển ra xa chúng ta theo mọi hướng với vận tốc tỷ lệ
với khoảng cách của chúng.
DỊCH CHUYỂN ĐỎ
Quan sát của Hubble cho thấy các thiên hà ở rất xa đều có
quang phổ dịch về phía đỏ, cho thấy chúng đang đi ra xa khỏi
chúng ta (hiệu ứng Doppler). Vận tốc dịch chuyển có thể được
tính ra qua độ dịch bước sóng.
z = Dl/l0
z: hệ số dịch chuyển đỏ
Dl: độ dịch bước sóng
l0: bước sóng phát ra ban đầu
v: vận tốc dịch chuyển
c: vận tốc ánh sáng (c ~ 3.108 m/s)
v = c.z
DỊCH CHUYỂN ĐỎ
Vạch hấp thụ trong quang phổ
một sao như Mặt Trời
Ví dụ về vạch hấp thụ trong
quang phổ một sao khác
ĐỊNH LUẬT HUBBLE
Các thiên hà ở xa (ở khoảng cách vài tram Mpc trở lên) đều
đang dịch chuyển ra xa chúng ta với vận tốc dịch chuyển tỷ lệ
với khoảng cách của chúng.
v = H0.r
v: vận tốc dịch chuyển
r: khoảng cách của thiên hà
H0: hằng số Hubble (hiện nay được tính tương đối là 70
(km/s)/Mpc)
Mpc: Megaparsec (1 Mpc = 106 pc; 1 pc = 3,26 năm ánh sáng)
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
Năm 1948, George Gamow đề xuất thuyết Big Bang (vụ nổ lớn).
Theo thuyết này, vũ trụ ra đời từ một vụ nổ lớn cách đây khoảng
13,9 tỷ năm. Toàn bộ không gian, thời gian và vật chất ra đời từ đây.
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
Thuyết tương đối rộng và bức xạ nền vũ
trụ là những bằng chứng chứng minh cho
thuyết Big Bang.
SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ
Lịch sử tiến hóa của vũ trụ
• Từ t = 0 đến t = 10-43s: Kỷ nguyên Planck.
• Từ 10-43s đến 10-36s: Kỷ nguyên thống nhất lớn.
• Từ 10-36s đến 10-32s: Kỷ nguyên điện yếu và thời kỳ lạm phát.
• 10-12s, bắt đầu kỷ nguyên quark.
• Từ 10-6s đến 1s: kỷ nguyên hadron.
• Từ 1s đến 10s: kỷ nguyên lepton.
• t = 10s: kỷ nguyên photon.
• ~380.000 năm sau Big Bang: giai đoạn tái tổ hợp.
• Từ 380.000 đến 150 triệu năm sau Big Bang: thời kỳ tối.
• ~150 triệu năm sau Big Bang: Các sao đầu tiên hình thành do liên
kết hấp dẫn.
• ~1 tỷ năm sau Big Bang: Các thiên hà đầu tiên hình thành.
• ~13,8 tỷ năm sau Big Bang: hiện tại.
CÓ GÌ NGOÀI VŨ TRỤ?
Bên ngoài vũ trụ không có không gian và thời gian!
CÓ GÌ NGOÀI VŨ TRỤ?
Giả thuyết đa vũ trụ
CHÚNG TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Vũ trụ vẫn đang tiếp tục giãn nở
CHÚNG TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Liệu vũ trụ có co lại khi
đã giãn nở đủ lớn?
CHÚNG TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Thông số mật độ Ω của
vũ trụ cho biết về
tương lai của vũ trụ.
Ω được tính bằng tỷ lệ
giữa mật độ trung bình
và mật độ tới hạn.
Tới nay Ω đã được xác
định: Ω < 1
CHÚNG TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Các quan sát cuối thế kỉ 20 đã chỉ ra rằng vũ trụ giãn nở
gia tốc, nó sẽ không co lại mà giãn nở ngày càng nhanh.
CHÚNG TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Các sao chết dần và các thiên hà không tiếp tục tạo sao, mật độ vật
chất giảm dần tới khi các tương tác không còn đáng kể, vũ trụ chết!
VIETNAM ASTRONOMY & COSMOLOGY ASSOCIATION
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-12_big_bang_973_2049661.pdf