Đánh giá về tầm quan trọng của biểu tượng và văn hóa biểu tượng trong tư
duy xã hội học (cũng như hệ quả được rút ra từ đó là xu hướng phân tích văn hóa),
Ionin cho rằng, theo cách hiểu và cách tiếp cận này thì Xã hội học được xem không
phải như là một khoa học tự nhiên như nhiều người đã nghĩ, mà là khoa học về văn
hóa, nó đem lại cho nhà nghiên cứu khả năng phân tích không chỉ các hiện tượng có
quan hệ truyền thống với các lĩnh vực văn hóa (như sáng tạo nghệ thuật, thế giới
quan hay sự tương tác giữa các trào lưu tư tưởng, v.v ), mà còn cả với các quá trình
kinh tế – xã hội nói chung. Khẳng định cho những nhận thức mới mẻ này, ông còn
viết: “Xã hội học như sự phân tích văn hóa hóa ra là rộng hơn và có qui mô lớn hơn so
với Xã hội học khách quan chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa, vì nó không những giả
định nghiên cứu một cách khách quan các hiện tượng và các quá trình xã hội mà còn
nghiên cứu cả các tiền đề và các điều kiện của tính khách quan ấy. Khi đó Xã hội học
xuất hiện và tiếp tục tồn tại như là khoa học về văn hóa” [4, tr 77].
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu tượng và văn hóa biểu tượng trong tư duy xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Xã hội học số 2 (78), 2002
Biểu t−ợng và văn hóa biểu t−ợng
trong t− duy xã hội học
Mai Văn Hai
Trong bài mở đầu cuốn Từ điển biểu t−ợng văn hóa thế giới, tác giả viết rằng: “Thời
đại không có biểu t−ợng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu t−ợng là xã hội chết. Một nền
văn minh không còn có biểu t−ợng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử” [1, tr. 33].
Biểu t−ợng là gì mà quan trọng đến thế? Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày
– bất luận là chúng ta có nhận ra hay không, song trong khi nghĩ suy, nói năng hay trò
chuyện với ng−ời khác và thậm chí là cả trong các giấc mơ, mỗi ng−ời đều sử dụng các
biểu t−ợng. Biểu t−ợng, tr−ớc hết, là những hình ảnh của thế giới khách quan, ở bên
ngoài con ng−ời. Một màu cờ đỏ búa liềm, một bông hoa hé nở hay một cánh chim
bay tất cả đều là biểu t−ợng. Nh−ng ch−a hết, ngay cả các từ chỉ bộ phận trên cơ thể
con ng−ời nhiều khi cũng đ−ợc dùng làm biểu t−ợng. Khi chúng ta nói: “Lực l−ợng
cảnh sát là tai, là mắt của nhân dân”, “đó là cái bắt tay của tình hữu nghị” hay “chặn
đ−ờng tiếp tế tức là đã đánh vào cái dạ dày của kẻ địch” thì đấy đã là sự vận dụng
hình t−ợng một cách rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của nhiều nhóm xã hội
khác nhau. Các nhà văn bản học cũng chỉ ra rằng, trong các luận văn khoa học, nơi mà
ng−ời ta vẫn quan niệm cần phải dùng các khái niệm trừu t−ợng để thể hiện t− t−ởng,
song đối với các tác giả lớn – thông qua các thủ pháp nh− ẩn dụ, ví von, so sánh - trong
trang viết của họ th−ờng vẫn đầy ắp những cách diễn đạt giầu tính hình t−ợng. Thật
đúng nh− các tác giả Từ điển biểu t−ợng đã nói, không chỉ là chúng ta sống trong một
thế giới biểu t−ợng, mà còn một thế giới biểu t−ợng sống trong chúng ta.
Đâu phải ngẫu nhiên mỗi con ng−ời cũng nh− mỗi cộng đồng đều cần đến các
biểu t−ợng. Thế giới quanh ta vốn đ−ợc đan dệt bởi vô vàn những điều có thể tri giác
trực tiếp và cả những điều không thể tri giác trực tiếp, hay nói theo cách nói của I.
Kant, là “bất khả tri”. Những điều có thể tri giác trực tiếp thì con ng−ời nhận thức
bằng t− duy lý tính. Nh−ng bộ công cụ của loại t− duy này là các khái niệm lại không
đóng đ−ợc vai trò của chúng tr−ớc những điều không nhìn thấy, không sờ mó thấy nh−
“thần thánh”, “công lý”, “tình th−ơng”, “lẽ phải”, “ý thức cộng đồng”, v.v Lúc ấy,
ng−ời ta đã phải cầu viện đến các biểu t−ợng, bằng cách liên kết những ý t−ởng phức
tạp, khó hiểu, trừu t−ợng đó với những từ, những hình ảnh, những hoạt động, tóm lại
là với những hiện t−ợng cảm tính, cụ thể và đơn giản hơn. Nhờ những cái "cảm tính,
cụ thể và đơn giản" này mà con ng−ời tri giác đ−ợc về những ý t−ởng phức tạp, khó
hiểu và trừu t−ợng kia.
Vậy biểu t−ợng là gì? Nói một cách ngắn gọn thì biểu t−ợng chính là hình
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai
11
thức “dùng hình này để tỏ nghĩa nọ” hay nói khác đi là “m−ợn một cái gì đó để t−ợng
tr−ng cho một cái gì khác”. Trong tôn giáo ph−ơng Đông cổ x−a, pho t−ợng Phật
“nghìn mắt nghìn tay” không chỉ là biểu t−ợng của sự cứu nạn, cứu khổ, mà còn là
biểu t−ợng của −ớc mơ mở rộng trí tuệ và sức mạnh của con ng−ời tới một hiện thực
cao hơn và xa rộng hơn. Ngày nay, ng−ời ta cũng có thể dùng hình ảnh một bó mạ
trên nền phù điêu làm biểu t−ợng của các n−ớc ASEAN có chung một nền văn minh
lúa n−ớc. T−ơng tự nh− vậy, các loại cây cỏ trong tự nhiên: tùng, cúc, trúc, mai (tứ
quý) đ−ợc chọn làm biểu t−ợng của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, đồng thời cũng là
biểu t−ợng của một lối sống thanh cao, không bon chen danh lợi. ở đây, không cần có
sự trung gian của ngôn ngữ nói hay viết, mọi ng−ời đều có thể hiểu đ−ợc ý nghĩa hay
giá trị chứa đựng trong các biểu t−ợng đó.
D−ới góc độ nhận thức luận, biểu t−ợng là hình ảnh của sự vật l−u lại trong
đầu óc con ng−ời, đó là cấp độ cao nhất của hình thức nhận thức trực quan - cảm tính
và là sự khởi đầu của t− duy lý tính. Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, biểu t−ợng
đ−ợc coi là một thủ pháp sáng tạo nhằm phản ánh và nhận thức thế giới. Nhờ có các
biểu t−ợng nh− vậy, các vấn đề lý luận trừu t−ợng (nh− mô hình văn hóa, hệ t−
t−ởng) biến thành những hình t−ợng cụ thể và sinh động tác động vào chiều sâu vô
thức của tâm hồn, giúp cho việc cảm nhận các vấn đề trừu t−ợng đ−ợc dễ dàng. Về
vấn đề này, nhà phê bình văn học ng−ời Nga Biêlinski cho rằng hình t−ợng nghệ
thuật không chứng minh chân lý, mà thể hiện nó bằng các chất liệu vốn có trong
cuộc sống con ng−ời. ở ta, nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc cũng viết: “Tính sinh
động cụ thể của biểu t−ợng không chỉ làm cho cái không tri giác đ−ợc trở thành tri
giác đ−ợc, mà cũng chính trong quá trình “tri giác hóa” cái “bất khả tri giác”, nó gây
khoái cảm, nhất là cho ng−ời tiêu thụ, nh− nghe một bản nhạc, xem một vở kịch, đọc
một bài thơ” [2, tr. 58]. Chính điều này đã đem đến cho văn học - nghệ thuật một
sức mạnh tâm lý đặc biệt mà các hình thức nhận thức lý tính không có đ−ợc.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi của triết học hay văn học - nghệ thuật, biểu
t−ợng còn có vai trò quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con
ng−ời và xã hội. Ng−ợc về thuở uyên nguyên, khi con ng−ời còn sống ở trình độ thị
tộc, bộ lạc thì mỗi thị tộc, bộ lạc đã biết chọn cho mình một cái cây hay một con vật
làm tôtem để thờ cúng, và tôtem trở thành biểu t−ợng chung của họ. Mặc dầu trong
cuộc sống th−ờng nhật cũng không thiếu những xích mích, va chạm riêng t−, song
mỗi khi thờ cúng thì thần tôtem - tức biểu t−ợng chung lại nhắc nhở cho các thành
viên rằng: chúng ta là một. Trong tr−ờng hợp cụ thể này, biểu t−ợng chung cùng với
các nghi thức, nghi tr−ợng, nghi vật, nghi trình của việc cúng tế, tạo thành một
thứ thiết chế xã hội buộc mọi ng−ời phải tuân theo, qua đó có tác dụng điều hòa
những mâu thuẫn trong nội bộ để đi tới sự thống nhất của nhóm. Trên tinh thần ấy,
có ng−ời còn cho rằng sự ra đời của thế giới xã hội đ−ợc bắt đầu từ các biểu t−ợng.
Hệ thống biểu t−ợng rất đa dạng và phức tạp. Jean Chevalier phân chia
chúng thành các cấp độ: biểu t−ợng, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, dụ ngôn. Đoàn Văn
Chúc thì sắp xếp thành: biểu t−ợng, biểu tr−ng, biểu hiệu, phù hiệu, dấu hiệu Các
kiểu loại biểu t−ợng đ−ợc phân chia ở đây, mặc dù có sự đậm nhạt khác nhau về
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Biểu t−ợng và văn hóa biểu t−ợng trong t− duy xã hội học 12
c−ờng độ, song có điểm chung là đều có hình ảnh và các hình ảnh đó đều mang vác
một giá trị xã hội nào đó.
Biểu t−ợng là một sản phẩm đặc biệt trong thế giới con ng−ời. Khi ch−a có
biểu t−ợng, con ng−ời chỉ sống với thực tại, nh−ng khi đã hình thành nên hệ thống
biểu t−ợng thì con ng−ời sống đồng thời với hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới
của các biểu t−ợng. Trong đời sống tinh thần của con ng−ời, mỗi một biểu t−ợng đều
có mối liên hệ tinh thần sống động với các sự kiện mà nó biểu hiện. Nhờ mối liên hệ
biện chứng này, bên cạnh tác dụng mang lại tính đồng nhất của cộng đồng hay
nhóm, thế giới của các biểu t−ợng còn là thứ công cụ hữu hiệu để con ng−ời có thể
cùng chia sẻ với nhau về mặt văn hóa. Cũng vì vậy, có nhà nghiên cứu gọi biểu t−ợng
là một b−ớc tiến dài trên con đ−ờng xã hội hóa. Tác giả này viết: “Mọi hành động của
chúng ta trong xã hội đều mang tính biểu t−ợng, từ cách chúng ta c− xử ở bàn ăn cho
đến cách chúng ta mai táng ng−ời chết. Chính do sự tùy thuộc nặng nề của chúng ta
vào việc học hỏi mang tính biểu t−ợng mà văn hóa con ng−ời khác với sự học hỏi
không mang tính biểu t−ợng của các chủng loài khác” [3, tr 36].
Cần nói rằng, ở mỗi thời đại cũng nh− ở mỗi nhóm ng−ời đều có những biểu
t−ợng riêng của mình. Chúng ta biết tr−ớc đây ở ta, trong xã hội phong kiến, những sập
gụ, tủ chè hay những đồ vật đ−ợc “sơn son thiếp vàng” là biểu t−ợng của các tầng lớp
trên. Trong khi đó, những thân vạc thân cò “lặn lội bờ sông” hay những mái “nhà tranh
vách đất” lại là biểu t−ợng chung về cuộc đời khó khăn, vất vả của những ng−ời lao
động. Còn trong cơ chế thị tr−ờng hiện nay, với sự biến đổi khá nhanh chóng và sâu sắc
của cơ cấu xã hội nói chung, khi nhắc đến tên chiếc xe máy “a còng” là lập tức ng−ời ta
liên t−ởng ngay đến một lớp trẻ thành đạt ở đô thị. Đối với nhóm xã hội này, ban đầu
chiếc “a còng” là một giá trị để v−ơn tới, nh−ng khi đã có chiếc xe rồi thì cái mác của xe
trở thành biểu t−ợng về việc ăn nên, làm ra và sự giầu có của họ. Rõ ràng, các biểu t−ợng
đ−ợc dẫn ra ở đây có giá trị nh− những “chỉ báo” quan trọng để nhận biết về các nhóm
ng−ời khác nhau trong sự phân tầng xã hội. Nói về ý nghĩa xã hội của biểu t−ợng, Jean
Chevalier viết: “Mang tính phổ biến, biểu t−ợng có khả năng cùng lúc thâm nhập vào
tận bên trong cá thể xã hội. Thấu hiểu đ−ợc ý nghĩa các biểu t−ợng của một cá nhân hay
một dân tộc tức là hiểu đến tận cùng con ng−ời và dân tộc ấy” [1, tr 33 - 34].
Từ những nhận thức về vai trò không thể thiếu của biểu t−ợng trong đời sống
xã hội, nhà nghiên cứu ng−ời Đức là F. Tenbruck đã xây dựng lên một khái niệm mới,
đó là khái niệm văn hóa biểu t−ợng. Ông viết: “Văn hóa là một sự kiện xã hội vì nó là
văn hóa biểu t−ợng, tức là sinh ra các t− t−ởng, các nghĩa và các giá trị có hiệu lực nhờ
sự thừa nhận thật sự chúng. Nó bao gồm mọi tín ng−ỡng, mọi biểu tr−ng, mọi thế giới
quan, mọi ý niệm và hệ t− t−ởng có tác động đến hành vi xã hội, vì chúng hoặc là đ−ợc
con ng−ời tích cực tán thành, hoặc là đ−ợc con ng−ời thụ động thừa nhận”.
Định nghĩa trên của Tenbruck đ−ợc xem nh− một phát kiến trong t− duy xã
hội học. Suy ngẫm về điều này, nhà xã hội học ng−ời Nga là L. G. Ionin cho rằng
đ−ợc hiểu nh− là văn hóa biểu t−ợng, văn hóa không còn là những gì thụ động “đi
kèm” các hiện t−ợng xã hội, mà khi đó các hiện t−ợng này d−ờng nh− diễn ra khách
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Mai Văn Hai
13
quan ở bên ngoài văn hóa và không phụ thuộc vào nó. Văn hóa biểu t−ợng biểu thị
mọi sự kiện trong ý thức con ng−ời và ng−ợc lại xã hội con ng−ời cũng chỉ tồn tại
trọng sự biểu t−ợng của văn hóa. Căn cứ vào đó thì các thời kỳ phát triển xã hội
(thần học, siêu hình học và khoa học - theo thuật ngữ của Comte) không phải cái gì
khác hơn là các hình thức tồn tại của văn hóa biểu t−ợng, trong đó đại diện cho thời
kỳ thần học là các linh mục, các nhà thần học; ở thời kỳ siêu hình học - các nhà triết
học hoài nghi và phê phán; ở thời kỳ khoa học - các nhà khoa học. Để làm rõ ý t−ởng
của mình, ông còn nói: nếu chấp nhận quan điểm này, thì tất cả các sự kiện xã hội
cứng nhắc cũng chính là các sự kiện văn hóa. Và nh− vậy, thì không cần thiết phải
đem đối lập văn hóa với xã hội. Cái nhìn văn hóa và cái nhìn xã hội – đó đơn giản là
hai ph−ơng diện khác nhau của cùng một hiện t−ợng. [4, tr 49 - 52].
Có thể xếp chung vào dòng t− duy này những ý kiến của M. Weber và E.
Durkheim. Weber cho rằng những ý niệm, quan niệm, những hình ảnh của thế giới đa
dạng cấu thành cái gọi là biểu t−ợng hay văn hóa biểu t−ợng chính là đối t−ợng phân
tích của Xã hội học. Quan điểm này đã đ−ợc Weber thể hiện một cách rất sâu sắc và
thuyết phục trong công trình nổi tiếng Đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa
t− bản. Còn Durkheim, ng−ời vẫn cho rằng các sự kiện xã hội (giống nh− các vật) là ở
bên ngoài con ng−ời, cũng thừa nhận sự tồn tại của xã hội nh− là tổng thể các sự kiện
của ý thức, mà thực chất đó là các biểu t−ợng đặc thù và các biểu t−ợng đặc thù đó
đ−ợc con ng−ời lĩnh hội nh− là đặc tính bắt buộc và không khác nhau ở mỗi cá nhân.
Ông gọi đó là các biểu t−ợng tập thể. T− t−ởng về biểu t−ợng tập thể đã trở thành cơ sở
cho nhiều quan điểm xã hội học về sau: quan điểm đoàn kết xã hội, quan điểm về vô tổ
chức, học thuyết về nguồn gốc xã hội của đạo đức và tôn giáo
Những tìm tòi của Tenbruck, Weber và phần nào đó là ở Durkheim, trong Xã
hội học, đ−ợc xếp chung vào một xu h−ớng: đó là xu h−ớng phân tích văn hóa.
Khác với những ng−ời theo chủ nghĩa khách quan luôn xem xét xã hội loài
ng−ời nh− là nó tự hiện ra, tự vận động và tiến hóa theo những qui luật riêng, không
phụ thuộc vào con ng−ời, xu h−ớng phân tích văn hóa cho rằng thế giới xã hội đ−ợc
tạo ra một cách có ý thức, đ−ợc chi phối bởi các động cơ hay các chủ ý xác định của
con ng−ời. Lập luận cơ bản đ−ợc đ−a ra ở đây là: văn hóa là tất cả những gì do con
ng−ời sáng tạo ra, mà các sự kiện hay hiện t−ợng xã hội cũng là do con ng−ời tạo ra,
vậy thì chúng cũng chính là các sự kiện hay hiện t−ợng của văn hóa. Mặc dầu cũng
thừa nhận tính khách quan của các sự kiện hay hiện t−ợng xã hội nh−ng các đại biểu
của xu h−ớng phân tích văn hóa không đồng nhất nó với tính khách quan của các
hiện t−ợng trong thế giới tự nhiên, mà coi đó là tính khách quan của những sản
phẩm mang dấu ấn của con ng−ời, do con ng−ời sáng tạo ra, tức là những sản phẩm
văn hóa. Chính vì vậy, không thể quan niệm xã hội loài ng−ời là sự kế tục của thế
giới tự nhiên nguyên sơ, và càng không thể tìm hiểu về xã hội giống nh− kiểu các
nhà khoa học tự nhiên xem xét đối t−ợng của họ. Tiếp cận nghiên cứu xã hội phải
giống nh− là sự tiếp cận nghiên cứu văn hóa.
Trở lại với các khái niệm biểu t−ợng và văn hóa biểu t−ợng, ta càng thấy rõ tính
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Biểu t−ợng và văn hóa biểu t−ợng trong t− duy xã hội học 14
khách quan của các sự kiện hay hiện t−ợng xã hội là hoàn toàn không đồng nhất với
tính khách quan của các “vật” trong thế giới tự nhiên. Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác – Lênin từng viết: “Con nhện làm những động tác t−ơng tự nh− động tác
của ng−ời thợ dệt, và con ong làm cho lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về
cách kiến trúc các ổ bằng sáp của nó. Nh−ng sự khác nhau tr−ớc hết giữa nhà kiến
trúc tồi nhất và con ong khéo léo nhất là ở chỗ con ng−ời thì đã xây dựng cái ổ đó trong
óc mình tr−ớc khi xây dựng trong tổ ong” [5, tr 82]. Rõ ràng, các bậc thầy của phép
biện chứng duy vật ngụ ý rằng kết quả của các hoạt động mà con ng−ời đạt đ−ợc đã có
tr−ớc bằng ý niệm, hay là đã đ−ợc biểu t−ợng tr−ớc trong trí t−ởng t−ợng của họ. Vậy
là, tính khách quan xã hội đ−ợc phân biệt với tính khách quan trong thế giới tự nhiên
là ở chỗ tính khách quan ấy là do chính bản thân con ng−ời tạo ra, với vai trò chủ đạo
của văn hóa biểu t−ợng. Với ý nghĩa đó, có thể nói văn hóa biểu t−ợng chính là cơ sở
của những hành vi xã hội và của mọi sự biến đổi trong cơ cấu xã hội nói chung.
ý nghĩa lý luận và ph−ơng pháp luận đ−ợc gợi mở ra từ các khái niệm biểu t−ợng
và văn hóa biểu t−ợng là rất lớn, và điều này đã đ−ợc thể hiện khá rõ nét trong các tr−ớc
tác của M. Weber, nhất là trong Đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa t− bản.
Theo Weber thì “thực chất của bất kỳ hiện t−ợng kinh tế – xã hội nào cũng đ−ợc quyết
định không chỉ bởi những mặt khách quan của nó, mà tr−ớc hết bởi quan điểm của
ng−ời nghiên cứu, bởi ý nghĩa văn hóa đ−ợc qui cho quá trình đó” [6, tr 667].
Đánh giá về tầm quan trọng của biểu t−ợng và văn hóa biểu t−ợng trong t−
duy xã hội học (cũng nh− hệ quả đ−ợc rút ra từ đó là xu h−ớng phân tích văn hóa),
Ionin cho rằng, theo cách hiểu và cách tiếp cận này thì Xã hội học đ−ợc xem không
phải nh− là một khoa học tự nhiên nh− nhiều ng−ời đã nghĩ, mà là khoa học về văn
hóa, nó đem lại cho nhà nghiên cứu khả năng phân tích không chỉ các hiện t−ợng có
quan hệ truyền thống với các lĩnh vực văn hóa (nh− sáng tạo nghệ thuật, thế giới
quan hay sự t−ơng tác giữa các trào l−u t− t−ởng, v.v), mà còn cả với các quá trình
kinh tế – xã hội nói chung. Khẳng định cho những nhận thức mới mẻ này, ông còn
viết: “Xã hội học nh− sự phân tích văn hóa hóa ra là rộng hơn và có qui mô lớn hơn so
với Xã hội học khách quan chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa, vì nó không những giả
định nghiên cứu một cách khách quan các hiện t−ợng và các quá trình xã hội mà còn
nghiên cứu cả các tiền đề và các điều kiện của tính khách quan ấy. Khi đó Xã hội học
xuất hiện và tiếp tục tồn tại nh− là khoa học về văn hóa” [4, tr 77].
Tài liệu tham khảo
1. Jean Chevalier và cộng sự: Từ điển biểu t−ợng văn hóa thế giới. Nxb Đà Nẵng và Tr−ờng
viết văn Nguyễn Du-1997.
2. Đoàn Văn Chúc: Những bài giảng về văn hóa. Nxb Văn hóa-Thông tin và Tr−ờng Đại học
Văn hóa. Hà Nội-1993.
3. Emily A Schultz và cộng sự: Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh. Nxb
Chính trị Quốc gia. Hà Nội-2001.
4. L. G. Ionin: Xã hội học văn hóa. (Tiếng Nga). M. Logos, 1996.
5. C. Mác và F. Ăng ghen: Về văn học nghệ thuật. Nxb Sự thật. Hà Nội-1958.
6. M. M. Rôzentan: Từ điển triết học. Nxb Tiến bộ. M. 1875.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_tuong_va_van_hoa_bieu_tuong_trong_tu_duy_xa_hoi_hoc.pdf