Biến số, chỉ số nghiên cứu các kỹ thuật thu thập số liệu

Quan sát có sự tham gia • Là một phương pháp thu thập số liệu quan trọng được áp dụng nhiều trong thu thập số liệu định tính • Nghiên cứu viên phải “tham gia” vào các hoạt động của đối tượng nghiên cứu ở các mức độ khác nhau • Mục đích của kỹ thuật này là hiểu được hành vi, thái độ, quan điểm của đối tượng nghiên cứu • Có thể tham gia hoàn toàn, tham gia một phần

pdf18 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến số, chỉ số nghiên cứu các kỹ thuật thu thập số liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LiỆU Hoàng Thị Hải Vân BM Thống kê Tin học Y học Viện Đào tạo YHDP&YTCC 0912693335 hoangthihaivan@hmu.edu.vn www.ipmph.edu.vn Mục tiêu bài học 1. Phân biệt được các loại biến số theo bản chất của biến số 2. Phân biệt được các loại biến số theo tương quan giữa các biến 3. Xác định được các biến số cần thu thập cho một nghiên cứu cụ thể 4. Trình bày được các kỹ thuật thu thập số liệu và ưu nhược điểm của mỗi kỹ thuật 5. Xác định được các kỹ thuật thu thập số liệu thích hợp cho đề tài nghiên cứu đã chọn 2 www.ipmph.edu.vn Định nghĩa biến số • Phân biệt hai giá trị sau: – Cholessterol trong máu của một người bình thường là 3,9-4,9mmol/l – Cholesterol trong máu của nhóm đối tượng nghiên cứu là 3,6-5,4mmol/l • Trả lời: – Trường hợp thứ nhất là hằng số – Trường hợp thứ hai là biến số www.ipmph.edu.vn Định nghĩa biến số • Biến số là đặc tính của người, sự vật, hiện tượng biến thiên theo các đối tượng khác nhau và điều kiện khác nhau – Ví dụ: tuổi, giới, dân tộc, chiều cao, huyết áp, cholesterol, đường huyết. • Biến số do người nghiên cứu lựa chọn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu • Triển khai nghiên cứu chính là thu thập các biến số nghiên cứu 3 www.ipmph.edu.vn Tầm quan trọng của việc lựa chọn biến số • Xác định các thông tin cần thu thập • Đảm bảo thu thập đủ các thông tin • Xác định được phương pháp (kỹ thuật và công cụ) thu thập thông tin www.ipmph.edu.vn Phân loại biến số theo bản chất Biến định lượng Biến liên tục Biến rời rạc Biến tỷ suất Biến khoảng chia Biến định tính Biến danh mục Biến thứ hạng Biến nhị phân 4 www.ipmph.edu.vn Phân loại biến số theo bản chất Biến định lượng: là biến số miêu tả các giá trị đo lường bằng các con số • Biến liên tục: là biến số nhận bất ký giá trị nào trên trục số (chiều cao, cân nặng) • Biến rời rạc: là biến số nhận các giá trị là số nguyên (số lần xét nghiệm, ) • Biến tỷ suất: Giá trị zero là giá trị thực (chiều cao, cân nặng) • Biến khoảng chia: Giá trị zero không có thực mà do quy ước (độ cận, viễn của mắt) www.ipmph.edu.vn Phân loại biến số theo bản chất Biến định tính: là biến miêu tả các giá trị đo lường bằng các chữ cái, chữ số hay ký hiệu được xếp vào các nhóm khác nhau • Biến danh mục: khi các nhóm biến không cần sắp xếp theo thứ tự nhất định (nhóm máu) • Biến thứ hạng: khi các nhóm biến được sắp xếp theo thứ tự nhất định (mức độ lâm sàng 1,2,3..) • Biến nhị phân: là biến đặc biệt chỉ nhận hai giá trị (có hoặc không; nam hoặc nữ) 5 www.ipmph.edu.vn Chuyển dạng biến định lượng sang biến định tính • Một biến có thể là biến định lượng hay biến định tính tùy thuộc vào quy định của người nghiên cứu • Một số trường hợp các loại, nhóm của biến định tính có thể được ký hiệu bằng các con số • Một biến định lượng có thể chuyển sang biến định tính nếu ta quy định mốc chuyển • Cả biến định lượng và biến định tính đều có thể chuyển sang biến nhị phân • Thu thập số liệu ở dạng định lượng có giá trị hơn thu thập ở dạng định tính www.ipmph.edu.vn Phân loại biến số theo tương quan giữa các biến số Biến độc lập (Phơi nhiễm) Biến phụ thuộc (Bệnh) Yếu tố nhiễu 6 www.ipmph.edu.vn Phân loại biến số theo tương quan giữa các biến số • Biến độc lập: là các yếu tố nguy cơ (yếu tố phơi nhiễm) (nguyên nhân) ảnh hưởng đến vấn đề cần nghiên cứu (bệnh) • Biến phụ thuộc: là vấn đề cần nghiên cứu (bệnh) • Nhiễu: là yếu tố làm sai lệch ảnh hưởng của yếu tố phơi nhiễm đối với bệnh (cả về độ lớn và ý nghĩa thống kê) • Biến độc lập, biến phụ thuộc và yếu tố nhiễu được xác định bởi người nghiên cứu và chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu đó. www.ipmph.edu.vn Tầm quan trọng của việc phân loại biến số • Giúp cho người nghiên cứu tổng hợp và trình bày số liệu phù hợp với từng loại biến số • Giúp cho người nghiên cứu lựa chọn được test thống kê thích hợp • Phân biệt biến số theo tương quan giúp người nghiên cứu xác định được yếu tố nhiễu và khống chế yếu tố nhiễu (khử nhiễu) 7 www.ipmph.edu.vn Cách xác định biến số trong nghiên cứu • Cơ sở để xác định biến số: dựa vào mục tiêu nghiên cứu (xác định các thông tin hay biến số nào cần thu thập để đạt được mục tiêu nghiên cứu) • Dựa vào kinh nghiệm, tham khảo tài liệu và các nghiên cứu trước đó • Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hay các chuyên gia www.ipmph.edu.vn Cách xác định biến số trong nghiên cứu Các câu hỏi cần trả lời khi xác định biến số: • Những biến số nào đặc trưng cho từng mục tiêu cụ thể (biến nào là biến phụ thuộc, biến nào là biến độc lập)? • Phân loại biến số theo bản chất biến số để xác định xem những biến số nào có thể đo lường được? • Những biến nào cần phải có định nghĩa rõ ràng? • Những biến số nào cần thiết cho việc thiết lập các chỉ số? • Liệu biến đó có thể thu thập dễ dàng? 8 www.ipmph.edu.vn Thiết lập chỉ số nghiên cứu • Chỉ số nghiên cứu là sự kết hợp giữa hai hay nhiều biến số để số liệu thu thập được có giá trị • Có chỉ số chỉ cần một biến số cũng đánh giá được vấn đề (VD: thiếu máu) • Có chỉ số phải cần hai hay nhiều biến số mới có thể tính toán được hay đánh giá được vấn đề (VD: BMI) www.ipmph.edu.vn Bài tập 1: Phân loại biến số Biến số Định lượng Liên tục Rời rạc Tỷ suất Khoảng chia Định tính Danh mục Thứ hạng Nhị phân Tuổi Giới Dân tộc Trình độ học vấn Hàm lượng đường huyết Số lượng hồng cầu Độ cận (điốp) Nhiệt độ cơ thể Số vi khuẩn/vi trường 9 www.ipmph.edu.vn Bài tập 2: Thảo luận nhóm Xác định biến số cho từng nghiên cứu Mục tiêu Biến số Định nghĩa Loại biến số Kỹ thuật thu thập Công cụ thu thập Mục tiêu 1 Biến số 1 Biến số 2 . Mục tiêu 2 Biến số 1 Biến số 2 www.ipmph.edu.vn Các kỹ thuật thu thập số liệu Loại số liệu Số liệu định lượng: • Bao nhiêu? • Bằng nào? Số liệu định tính: • Cái gì? • Tại sao? • Như thế nào? Kỹ thuật thu thập SL • Phỏng vấn • Quan sát • Hồi cứu số liệu sẵn có • Phỏng vấn sâu • Thảo luận nhóm • Quan sát có sự tham gia 10 www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật thu thập số liệu định lượng: – Phỏng vấn – Quan sát – Hồi cứu số liệu sẵn có www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật phỏng vấn • Có 2 hình thức phỏng vấn: – Phỏng vấn trực tiếp • Phỏng vấn cá nhân • Phỏng vấn nhóm – Phỏng vấn gián tiếp • Phiếu tự điền • Bộ câu hỏi gửi qua thư • Phỏng vấn qua điện thoại • Phỏng vấn qua email, tự điền trên máy tính 11 www.ipmph.edu.vn Phỏng vấn trực tiếp • Ưu điểm: – Thu được số liệu nhanh – ĐTV có thể giúp đối tượng hiểu đúng câu trả lời • Nhược điểm: – Chi phí cao – Đối tượng ngại trả lời trực tiếp dẫn đến số liệu thu được thiếu chính xác – Phụ thuộc vào năng lực người phỏng vấn www.ipmph.edu.vn Phỏng vấn trực tiếp • Yêu cầu về kỹ năng đối với ĐTV: – Nắm chắc nội dung bộ câu hỏi – Có kỹ năng giao tiếp, xử lý – Ghi chép câu trả lời chính xác • Thiết bị hỗ trợ: – Máy ghi âm • Áp dụng: – Có đủ nguồn lực – Đối tượng NC không có khả năng trả lời gián tiếp • Địa điểm: riêng tư, yên tĩnh, tránh nơi đông người 12 www.ipmph.edu.vn Phỏng vấn gián tiếp • Ưu điểm: – Chi phí thấp – Có thể tiến hành với cỡ mẫu rất lớn • Nhược điểm: – Số liệu thu được có thể không chính xác – Không chủ động về thời gian thu thập số liệu – Tỷ lệ phản hồi thấp • Áp dụng: không đủ điều kiện tiến hành phỏng vấn trực tiếp www.ipmph.edu.vn Phỏng vấn gián tiếp • Lưu ý: – Đối với phỏng vấn qua điện thoại • phải xin phép đối tượng rồi mới tiến hành phỏng vấn • Phải nói chậm rãi để đối tượng hiểu câu hỏi và giải thích đến khi đối tượng hiểu câu hỏi mới thôi – Đối với tự điền phiếu: • Tránh các câu hỏi về kiến thức • Câu hỏi cần ngắn gọn rõ ràng • Có kèm theo bảng hướng dẫn trả lời câu hỏi • Yêu cầu đối tượng trả lời đầy đủ và gửi lại bộ câu hỏi bằng phong bì có tem và địa chỉ đề sẵn 13 www.ipmph.edu.vn Phỏng vấn gián tiếp • Lưu ý: – Đối với phỏng vấn qua email hoặc tự điền trên máy tính: • Bộ câu hỏi được soạn trên phần mềm mà đối tượng có thể sử dụng • Đối tượng nghiên cứu phải biết sử dụng máy vi tính • Phải hướng dẫn cụ thể cách điền thông tin và cách thoát khỏi file khi hoàn thành bộ câu hỏi www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật quan sát • Lựa chọn thông tin có hệ thống qua quan sát sự vật, hiện tượng, phản ứng, các đặc trưng của cuộc sống có sử dụng bảng kiểm • Đối với các nghiên cứu cộng đồng: – Quan sát việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn (QS hiệu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở y tế) – Đo đạc các yếu tố môi trường: đánh giá điều kiện vệ sinh 14 www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật quan sát • Đối với các nghiên cứu tại các cơ sở điều trị: – Quan sát việc tuân thủ các quy định: bảo quản thuốc, – Quan sát việc thực hiện các quy trình: quy trình khám, quy trình tiêm, quy trình rửa tay • Tùy mức độ nghiên cứu mà bảng kiểm sử dụng có thể cho thang điểm hoặc thang điểm đánh giá định tính • Có hướng dẫn chi tiết khi cho điểm www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật quan sát • Ưu điểm: – Cho kết quả trực quan • Nhược điểm: – Kết quả có thể tốt hơn thực tế do “đối phó” – Dễ bỏ sót các thông tin cần thiết và có thể ghi nhận các thông tin không theo một chuẩn mực thống nhất Khắc phục: – Sử dụng bảng kiểm thống nhất – Sử dụng các phowng tiện hỗ trợ: ghi âm, chụp ảnh 15 www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật hồi cứu số liệu sẵn có • Số liệu sẵn có: – Báo cáo, sổ ghi chép – Kết quả xét nghiệm – Tư liệu của tổ chức • Ưu điểm: – Nhiều thông tin – Số liệu từ nhiều năm, nhiều nguồn • Nhược điểm: – Độ tin cậy hạn chế – Thường không đáp ứng yêu cầu – Khó so sánh www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật hồi cứu số liệu sẵn có • Khắc phục nhược điểm: – CHỌN LỌC – Đưa về cùng chuẩn: • Mẫu thu thập thông tin • Định nghĩa các trường hợp ghi nhận, các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp loại rõ ràng 16 www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật thu thập số liệu định tính: • Phỏng vấn sâu • Thảo luận nhóm • Quan sát có sự tham gia www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật phỏng vấn sâu • Phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu nhằm khai thác sâu hơn vấn đề với những câu hỏi mở trả lời cho các câu hỏi tại sao? Như thế nào?... • Thường tập trung vào một vấn đề chính và người được phỏng vấn là người có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho vấn đề sức khỏe cần quan tâm • Thường phải có máy ghi âm hỗ trợ kết hợp với ghi chép và sau đó tiến hành gỡ băng 17 www.ipmph.edu.vn Kỹ thuật thảo luận nhóm • Mỗi nhóm thường từ 6-10 người có cùng điều kiện hoàn cảnh như nhau (tương đồng về giới, trình độ) • Tùy nghiên cứu mà có thể tiến hành thảo luận một hay nhiều nhóm • Thời gian thảo luận nhóm không quá 1h • Cần có sự chuẩn bị trước các nội dung thảo luận với các câu hỏi mở tập trung vào nội dung cần tìm hiểu, nghiên cứu về một vấn đề • Cần có thêm thư ký hỗ trợ trong quá trình thảo luận nhóm vừa ghi chép câu trả lời vừa quan sát thái độ của từng người • Nghiên cứu viên luôn đặt câu hỏi, khích lệ sự tham gia của mọi người đồng thời kiểm soát quá trình thảo luận www.ipmph.edu.vn Quan sát có sự tham gia • Là một phương pháp thu thập số liệu quan trọng được áp dụng nhiều trong thu thập số liệu định tính • Nghiên cứu viên phải “tham gia” vào các hoạt động của đối tượng nghiên cứu ở các mức độ khác nhau • Mục đích của kỹ thuật này là hiểu được hành vi, thái độ, quan điểm của đối tượng nghiên cứu • Có thể tham gia hoàn toàn, tham gia một phần 18 www.ipmph.edu.vn Bài tập 3: Thảo luận nhóm Xác định phương pháp thu thập thông tin cho từng nghiên cứu Mục tiêu Biến số Định nghĩa Loại biến số Kỹ thuật thu thập Công cụ thu thập Mục tiêu 1 Biến số 1 Biến số 2 . Mục tiêu 2 Biến số 1 Biến số 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_so_chi_so_nc_cac_kt_ttsl_ppnckh_van_compatibility_mode_3323.pdf