Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế - Hồ Thị Quỳnh Trâm

4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách quan, chúng tối đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc đối với bậc học trung cấp 4 năm, Học viện âm nhạc Huế. Các giải pháp đề suất nếu được áp dụng một cách hợp lý trong điều kiện thực tiễn phù hợp mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm. Tuy nhiên, những giải pháp đề xuất mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình triển khai thực hiện. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu người học, nhu cầu đào tạo, và nhu cầu thực tiễn KT – XH trong giai đoạn hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế - Hồ Thị Quỳnh Trâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012: tr. 124-133 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỆ TRUNG CẤP 4 NĂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ HỒ THỊ QUỲNH TRÂM Học viện Âm nhạc Huế PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế Tóm tắt: Nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật và những đòi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là biện pháp hàng đầu của các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc. Học viện âm nhạc Huế tuy mới thành lập đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc đối với hệ trung cấp 4 năm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội (KT-XH), và tạo nguồn đầu vào chất lượng cho các trường Văn hóa nghệ thuật trong cả nước, nhà trường cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy chuyên ngành âm nhạc đối với bậc học này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [1] Cùng với việc đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo, việc “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” cũng được coi là “một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Để đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo nguồn lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, và những đòi hỏi thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đang là vấn đề cấp thiết của các trường Văn hóa nghệ thuật trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc [3]. Học viện âm nhạc Huế - là cơ sở đào tạo âm nhạc của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, cũng không nằm ngoài xu thế đó.Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực và tạo nguồn đầu vào chất lượng cho các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước, Học viện âm nhạc Huế đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp ngắn hạn 4 năm. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC... 125 Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng như đáp ứng được nhu cầu đào tạo, và nhu cầu thực tiễn của nền KT–XH đối với bậc học này. Học viện âm nhạc Huế cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng nguyên nhân của các mặt ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của mình, trên cơ sở đó, tìm kiếm các giải pháp phát triển giáo dục đào tạo nghệ thuật nói chung, giáo dục và đào tạo chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp ngắn hạn 4 năm nói riêng. Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc hệ Trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích và đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia Đặc biệt trong phương pháp điều tra, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra 25 CBQL, 55 GV cơ hữu, và 22 GV thính giảng, và 90 học sinh đang theo học chuyên ngành hệ trung cấp 4 năm. Nội dung khảo sát bao gồm: trình độ năng lực của GV và CBQL; mức độ thực hiện công tác quản lý quy chế chuyên môn, quản lý hồ sơ chuyên môn,và quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế có những đặc điểm như sau: 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỆ TRUNG CẤP 4 NĂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ 2.1. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Hiện nay, Học viện có 168 giảng viên, giáo viên cơ hữu, cán bộ quản lý và nhân viên. Trong đó, có 2 cán bộ trình độ Cao đẳng, 125 cán bộ trình độ Đại học, 21 Thạc sĩ và 1 Tiến sĩ. Ngoài ra, nhà trường có 3 giáo viên được Nhà nước phong tặng NSƯT. GV thỉnh giảng tham gia giảng dạy là 61 GV, gồm: 3 giáo sư, 2 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 8 Đại học, 2 dưới Đại học. Trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý: Thống kê cho thấy tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao, học hàm học vị còn thấp so với mặt bằng số lượng GV. Đội ngũ giáo viên có trình độ Đại học chiếm 72%, trình độ Thạc sĩ chiếm 13,1%, Tiến sĩ chiếm 0,59%. Cán bộ quản lý có trình độ dưới Đại học còn quá cao 31,34% so với số lượng cán bộ quản lý nhà trường. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL nhà trường còn chưa kinh qua đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên - Quản lý quy chế chuyên môn: Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, trưởng bộ môn quản lý hoạt động tập thể GV có hiệu quả khi dựa trên Quy chế chuyên môn. Nội dung Quy chế chuyên môn cụ thể và chặt chẽ thì hiệu quả quản lý hoạt động dạy học mới được nâng cao. Thực trạng công tác quản lý quy chế chuyên môn được chúng tôi tập trung đánh giá các nội dung chủ yếu như ở Bảng 1. HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN 126 Bảng 1. Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động chuyên môn của CBQL và GVCH Stt NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ % Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1. Hướng dẫn và kiểm tra GV tự xây dựng kế hoạch giảng dạy và NCKH trong năm học của cá nhân 6,25 13,75 36,25 43,75 2. Quản lý việc chuẩn bị giảng dạy của GV: Đề cương bài giảng, kế hoạch và hình thức kiểm tra đánh giá HP, danh mục tài liệu học tập giới thiệu cho HS 2,5 16,25 45 36,25 3. Tổ chức dự giờ giảng chuyên ngành của GV định kỳ (theo kế hoạch của Khoa, Bộ môn tổ chức, có sự tham gia của Hội đồng KH – GD 1,25 8,75 41,25 48,75 4. Quy định quy chế sinh hoạt chuyên môn thường xuyên để GV trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ dạy học. 8,75 41,25 32,5 17,5 Kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy hầu hết phần lớn CBQL, và GVCH được hỏi đều cho rằng quản lý hoạt động chuyên môn ở nhà trường hiện nay chưa đạt yêu cầu, mức độ thực hiện chỉ đạt mức trung bình, và chưa tốt. Trong đó công tác tổ chức dự giờ giảng chuyên ngành của GV theo định kỳ có 48,75% ý kiến đánh giá chưa tốt. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do đặc thù dạy học của ngành âm nhạc là “cá biệt hóa” và thời gian dạy của GV phụ thuộc vào thời gian học các môn cơ sở của HS, việc tổ chức dự giờ giảng chuyên ngành theo định kỳ, là điều khó thực hiện. Học viện âm nhạc chưa tổ chức dự giờ giảng chuyên ngành của giáo viên theo kế hoạch của Khoa và Bộ môn. Duy nhất có 41,25% ý kiến đánh giá mức độ khá đối với việc thực hiện thường xuyên quy chế sinh hoạt chuyên môn của CBQL và GVCH. Đây là một hoạt động tốt, giúp GV trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao trình độ giảng dạy nên hằng năm, nhà trường và các khoa thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn dành cho các GV thông qua các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, ngày sinh của các nhạc sĩ nổi tiếng Vấn đề cấp thiết là nhà trường cần ban hành Quy chế chuyên môn và quy định những hồ sơ chuyên môn cần thực hiện đối với GV. Trưởng bộ môn thuộc Khoa cần phải thường xuyên tổ chức, hướng dẫn GV trẻ NCKH, thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá việc chấp hành các quy định về hồ sơ chuyên môn của GV. Xây dựng được quy chế quản lý chuyên môn sẽ giúp cho Trưởng khoa, bộ môn đánh giá đúng chất lượng hoạt động dạy học của đội ngũ GV. - Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV: Hồ sơ chuyên môn chủ yếu là những tài liệu giảng dạy của GV, bắt buộc phải có trong quá trình dạy học (Kế hoạch giảng dạy và NCKH của cá nhân, đề cương cho tiết học phần, bài giảng, sổ điểm đánh giá quá trình học tập của HS; chế độ ghi chép và Sổ theo dõi giảng dạy trên lớp...). Đây là những tài liệu cơ bản nhất để Trưởng Khoa, bộ môn thông qua đó đánh giá được chất lượng dạy học của GV. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn được thể hiện ở bảng 2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC... 127 Bảng 2. Kết quả đánh giá công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của CBQL và GVCH, GVTG Stt NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ % Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1. Quy định cụ thể thống nhất tỷ lệ số tiết lên lớp và tự học chuyên ngành của học sinh để giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS tự học tập và nghiên cứu khoa học 35,3 32,4 24,5 7,8 2. Kiểm tra thực hiện NDDH (đề cương bài giảng, bảng cho điểm đánh giá quá trình học tập) 17,64 39,21 40,2 2,94 Qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy nhà trường đã có những quy định cụ thể và thống nhất về tỷ lệ số tiết lên lớp của GV. Có tới 35,3% ý kiến đánh giá tốt đối với công tác này. Hiện nay, đối với giờ học chuyên ngành HS lên lớp với giáo viên: 02 tiết/1 tuần (60 tiết/02 học kỳ/1năm học). Ngoài giờ lên lớp, HS phải tự học: tối thiểu 12 tiết so với 02 tiết lên lớp với giảng viên/1 tuần, thời gian còn lại, HS dành thời gian cho hoạt động NCKH, tham khảo tài liệu trên các phương tiện như: Thư viện, phòng nghe nhìn, Internet Tuy nhiên việc kiểm tra quản lý hồ sơ chuyên môn chưa được đánh giá cao. Có 40,2% đánh giá mức độ thực hiện công tác này chỉ đạt mức trung bình. Điều này cho thấy nhà trường chưa triển khai kiểm tra thực hiện nội dung dạy học tốt, các Khoa chưa quản lý đầy đủ, toàn diện việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn. GV thì còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch dạy học của bản thân và thực hiện công tác này theo tính tự phát, chưa theo quy chế chung của nhà trường. Vì vậy, để quản lý hiệu quả công tác quản lý hồ sơ chuyên môn của GV thì CBQL và GVCH, GVTG phải thực hiện công tác này một cách nề nếp, không được xem nhẹ, như thế, mới nâng cao được chất lượng giảng dạy của GV. - Quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học: Bảng 3. Kết quả đánh giá quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học của CBQL và GVCH, GVTG Stt NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ % Tốt Khá Trung bình Chưa tốt 1. Chỉ đạo GV dạy học trên quan điểm lấy người học làm trung tâm,phát huy tích cực, sáng tạo của HS, tổ chức hướng dẫn, điều khiển HĐ học của HS 16,06 50 27,45 5,89 2. Tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ GV trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH 3,92 37,25 46,08 12,75 3 Định ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua đối với GV tích cực đổi mới PPDH, tạo sự hưởng ứng từ phía GV 6,86 25,5 50 17,64 4 Tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học hiện đại 2,94 25,5 35,29 36,27 HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN 128 Khảo sát HS Trung cấp 4 năm có 70% ý kiến cho rằng PPDH của GV hiện nay khá tốt, nội dung hấp dẫn, dễ hiểu và phù hợp với khả năng của HS, 30% còn lại cho rằng PPDH còn thiếu đổi mới, một số ít GV còn nặng lối dạy truyền nghề, không gây hứng thú cho HS. Nhưng đa số GV đã thực hiện dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, phát huy mọi khả năng sáng tạo của HS. Trong 4 nội dung chúng tôi đưa ra đánh giá, nhà trường chú trọng chỉ đạo GV dạy học trên quan điểm lấy người học làm trung tâm,phát huy tích cực, sáng tạo của HS, tổ chức hướng dẫn, điều khiển HĐ học của HS lấy làm chính. Có tới 50% ý kiến cho rằng nhà trường đã thực hiện tốt công tác này. Đây một điều khả quan trong việc đổi mới PPDH theo yêu cầu chung của GD&ĐT nghệ thuật. Bởi lẽ, lâu nay, đặc trưng cơ bản của hoạt động giảng dạy nghệ thuật là GV hướng dẫn HS là chính. GV vẫn thường sử dụng phương pháp dạy học theo lối “truyền nghề, thị phạm”, nên đa số HS tiếp thu kiến thức, thực hành tác phẩm một cách thụ động dựa trên sự truyền thụ của GV mà không phát huy hết khả năng sáng tạo bản thân mình. Việc thay đổi PPDH đã giúp GV định hướng, phát hiện tài năng của HS, từ đó hướng dẫn HS phát huy mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của HS một cách hiệu quả nhất Việc Tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học hiện đại, phần lớn người được hỏi đánh giá chưa tốt 36,27%, trung bình 35,29%. Nguyên nhân chính mặc dù nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất và thiết bị dạy học như ưu tiên đầu tư sửa chữa, xây dựng mới phòng học, hội trường biểu diễn đạt chuẩn yêu cầu dạy và biểu diễn nghệ thuật, mua sắm nhạc cụ mới tạo điều kiện cho HS rèn luyện tay nghề, cũng như bổ sung tài liệu nghe nhìn ở thư viện trường tạo điều kiện cho HS tham khảo, nghiên cứu, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nhu cầu của dạy của GV và nhu cầu học của HS. Nhà trường cần đầu tư thỏa đáng hơn nữa, đồng thời chú trọng tính hiện đại, đồng bộ và chuẩn hóa của trang thiết bị mua sắm.Việc tạo điều kiện cho GV sử dụng CSVC và TBDH cần được nhà trường quan tâm, chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học của GV, giúp GV nhanh chóng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình. Thực trạng trên đây đòi hỏi nhà trường phải quyết tâm đổi mới PPDH bằng cách phát huy mọi hiệu lực của các cấp; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, động viên GV, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt động dạy học chuyên ngành âm nhạc ở Học viện Âm nhạc Huế. Từ quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động giảng dạy hệ trung cấp 4 năm ở Học viện âm nhạc Huế có những đặc điểm chính sau: Mặt mạnh: - Công tác quản lý của các phòng chức năng, Khoa khá tốt, CBQL có trình độ chuyên môn về công tác đảm nhiệm; có nhận thực cao đối với tầm quan trọng BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC... 129 trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của GV, đổi mới PPDH của GV; duy trì tốt chế độ bảo quản, sửa chữa TBDH phục vụ dạy học có hiệu quả. - Nhà trường từng bước xây dựng được Quy định cụ thể và thống nhất tỷ lệ số tiết lên lớp, đảm bảo được tiến độ dạy học của GV nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS tự học tập, NCKH bắt kịp yêu cầu mục tiêu đào tạo của nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, GV, đặc biệt GVTG luôn nhận được chế độ đãi ngộ đúng quy định của Nhà nước từ ban lãnh đạo nhà trường, phấn đấu trở thành tập thể có tinh thần đoàn kết, nhất trí, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Mặt yếu kém - Hệ thống văn bản chưa đầy đủ, toàn diện. Đặc biệt chưa quan tâm đến quy chế chuyên môn, quy định hồ sơ chuyên môn của GV. - Đội ngũ cán bộ QL, GV vẫn chưa đủ mạnh để có những bứt phá trong hoạt động điều hành quản lý các mặt công tác của nhà trường. Phần lớn GV và cán bộ còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, năng lực sư phạm còn hạn chế. - Một số cán bộ, GV chưa đạt hiệu quả cao trong công việc, chưa có sự quan tâm đúng mức để cải thiện chất lượng bài giảng và phương pháp giáo dục học sinh. - Hầu hết GV chính đảm nhiệm thêm công tác quản lý, điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy học chuyên ngành của nhà trường. - Công tác đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học, phương tiện dạy học chưa đi đôi với việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng đúng quy định, bảo quản, nâng cấp, sửa chữa, mua sắm mới. Thư việc chưa phục vụ tốt như cầu của người học và GV. - Mối quan hệ giữa đổi mới PPDH và cải tiến hình thức, nội dung thi, kiểm tra chưa được thể hiện thành chủ trương, quy định của nhà trường. 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN NHẰM ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU KT–XH Để khắc phục những mặt hạn chế, bất cập trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, Học viện âm nhạc Huế cần tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây: 3.1. Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL và GV Nhà trường phải tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ để có dự báo nhu cầu cán bộ, đồng thời đánh giá kết quả công tác quy hoạch cán bộ nhằm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với năng lực, trình độ CBQL bằng những biện pháp cụ thể sau: - Thông qua quá trình hoạt động để phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những cá nhân điển hình tiên tiến, những giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực, trình độ bổ nhiệm vào các vị trí quản lý như trưởng Bộ môn. HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN 130 - Xây dựng kế hoạch cử CBQL và GV các cấp trong nhà trường đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, chú ý bồi dưỡng các lớp như quản lý giáo dục, quản lý hành chính, quản lý Văn hóa nghệ thuật - Tăng cường nhận thức tầm quan trọng của đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học. Tạo lập cơ hội cho cán bộ, GV tham quan, nghiên cứu các cơ sở đào tạo nghệ thuật trong và ngoài nước. 3.2. Nâng cao hiệu quả công tác hoạt động quản lý của Phòng, Khoa, Bộ môn Nếu hiệu lực quản lý của các Phòng chức năng, Khoa, Bộ môn được nâng cao, thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Nhà trường cần thực hiện những nội dung sau: Đối với các Phòng chức năng: - Phòng đào tạo tổ chức tốt kế hoạch dạy học hằng năm, cần thường xuyên phối hợp với các Khoa xây dựng thời khóa biểu lên lớp một cách khoa học và hợp lý; thường xuyên kiểm tra, rà soát để điều chỉnh thời khóa biểu và tiến độ dạy học của GV. - Phòng quản lý sinh viên – học sinh, duy trì công tác kiểm tra đột xuất các lớp học về tình hình thực hiện nội quy, quy chế nhà trường của HS và GV; kịp thời xử lý những vi phạm và phối hợp với gia đình HS. Đối với Khoa, Bộ môn: - Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bố trí lịch giảng dạy cho GV cố định theo từng học kỳ, kế hoạch giảng dạy đột xuất khi có biến động về giáo viên. - Quản lý hoạt động HS gián tiếp qua quản lý hoạt động của GV như: chỉ đạo GV dạy cho HS cách tự học, tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu. - Xây dựng quy chế kế hoạch giảng dạy, quản lý tiến độ giảng dạy của GV một cách chặt chẽ; phối hợp với bộ môn tổ chức dự giờ; xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV - Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng, tính tất yếu trong đổi mới PPDH, có chế độ khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những GV thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH, nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành âm nhạc. - Khoa cần tăng cường tổ chức các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn để GV nâng cao trình độ biểu diễn, kiến thức chuyên môn, PPDH bản thân. 3.3. Nâng cao vai trò quản lý hoạt động chuyên môn của Bộ môn Hoạt động chuyên môn của Bộ môn diễn ra một cách đều đặn, nề nếp sẽ có hiệu quả trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV; qua đó hoạt động dạy học của GV và HS được phát triển đúng hướng dưới sự kiểm soát của CBQL về chuyên môn. Nhà trường cần: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC... 131 - Có những chế định, quy chế về vai trò, trách nhiệm của Trưởng Bộ môn từ đó CBQL bộ môn nhận thức và thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình. - Tăng cường chỉ đạo, tiến hành các nhiệm vụ như phân công, tổ chức cho GV xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết học phần phục vụ giảng dạy. - Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, thăm lớp, dự giờ giảng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho GV trẻ cũng như triển khai các đề tài NCKH phù hợp với PPDH mới 3.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Quy chế chuyên môn là những quy định bắt buộc mọi GV phải thực hiện để đảm bảo tính nghiêm túc trong hoạt động dạy học. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện cơ bản giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình. Các biện pháp cụ thể: - Khoa/ Bộ môn thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị bài giảng, tiết giảng lên lớp cho GV thông qua nội dung: Đề cương chi tiết học phần, bài giảng soạn thảo phù hợp với nội dung chương trình đang có hiệu lực ban hành, việc tuân thủ kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu là một điều cần thiết. - Khi tiến hành đánh giá, CBQL Khoa, Bộ môn cần chú trọng đến mức độ GV có hình thức và nội dung kiểm tra phù hợp với nội dung dạy học, khả năng phát huy năng lực sáng tạo, cảm thụ âm nhạc của HS qua các bài biểu diễn, thi kết thúc học phần, hoàn thành tác phẩm một cách xuất sắc nhất. 3.5. Tăng cường quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên Hồ sơ chuyên môn là những tài liệu giảng dạy của GV. Để nội dung truyền đạt đến người học một cách phù hợp với các PPDH thích ứng, đòi hỏi GV phải soạn tài liệu giảng dạy cơ bản đáp ứng năng lực của HS. Nội dung biện pháp nhà trường nên thực hiện là: - Đối với Khoa/ bộ môn: phải có những quy định quản lý tài liệu chuyên môn của GV - Đối với GV: phải hệ thống hóa các tri thức khoa học được quy định từ đề cương chi tiết. Qua đó, HS chủ động xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu đối với học phần đó. 3.7. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy học theo đặc thù chuyên môn Chỉ đạo đổi mới PPDH có thành công hay không sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong QTDH, thúc đẩy tích cực học tập, tư duy sáng tạo cho HS. Đồng thời tạo nên hiệu HỒ THỊ QUỲNH TRÂM – PHÙNG ĐÌNH MẪN 132 ứng thúc đẩy sự đổi mới về hình thức và nội dung trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Nhà trường cần thực hiện những nội dung sau: - Chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức học tập, thực hành cho HS: trong đó GV phải chú trọng phát huy hết vai trò tích cực, sáng tạo của người học. - Đổi mới hình thức và nội dung đánh giá chất lượng học tập của HS: phải tổ chức thi đúng quy chế để giữ kỷ cương trong GD – ĐT. Với hình thức thi “Hội đồng chuyên môn” thì biện pháp tốt nhất để đảm bảo tính nghiêm túc trong thi cử, các Khoa nên mời thêm GV các ngành, Khoa khác tham gia vào hội đồng chuyên môn, để có kết quả đánh giá công bằng nhất. - Xây dựng mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong QTDH: Nhà trường cần xây dựng nhiều hơn nữa các chương trình hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. - Sử dụng các nhạc cụ, trung tâm thư viện, PPDH phù hợp với đặc thù của từng môn học chuyên ngành. Đổi mới PPDH là tổng hòa những PPDH hiệu quả nhất, là việc biết cách tổ chức, định hướng cho HS học tập trên cơ sở tự khám phá kiến thức, chắc lọc những tri thức phù hợp với khả năng của bản thân để phát huy mọi tiềm năng, năng khiếu vốn có. Khoa/ bộ môn nên tăng cường chất lượng sinh hoạt chuyên môn, thực tập, thực tế, hoạt động biểu diễn 4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng một cách khách quan, chúng tối đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học chuyên ngành âm nhạc đối với bậc học trung cấp 4 năm, Học viện âm nhạc Huế. Các giải pháp đề suất nếu được áp dụng một cách hợp lý trong điều kiện thực tiễn phù hợp mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm. Tuy nhiên, những giải pháp đề xuất mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình triển khai thực hiện. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ tạo ra bước đột phá trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy chuyên ngành âm nhạc hệ trung cấp 4 năm cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu người học, nhu cầu đào tạo, và nhu cầu thực tiễn KT – XH trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng CSVN (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII (nghị quyết TW 2). NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996). Đại cương về quản lý. TCBQLGD&ĐT, Trường Đại học Sư phạm 2, Hà Nội. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC... 133 [3] Trần Hữu Việt (2005). Vấn đề nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo chuyên ngành Piano trường ĐHNT. Luận án Thạc sĩ Nghệ thuật, Học viện Âm nhạc Huế. [4] Vụ đào tạo – Bộ VHTT (1993). Phát hiện, Đào tạo, Bồi dưỡng năng khiếu, tài năng văn hóa nghệ thuật. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [5] Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2007). Tâm lý học quản lý. NXB Giáo dục, Hà Nội. Title: MANAGING SOLUTIONS TO IMPROVE TEACHING EFFECT ON INTERMEDIATE MUSIC OF HUE ACADEMY OF MUSIC Abstract: The demanding to train the workforce in the field of Arts and Culture and the needs to renovate the education and training in the current period, prior solutions applied by Arts and Culture training schools around the country such as renovating of teaching contents, curriculum and especially fostering the management on teaching activities in order to improve specialized musical teaching quality. Although the Hue Academy of Music has recently been founded, it has attempted to manage musical teaching activities on four-year intermediate level. However, in order to meet the demanding of practical socio-economic and to train qualified human resource for Arts and Culture training schools nationally, they should be studied the situation and proposed managing solutions to further improve musical teaching quality at this level. ThS. HỒ THỊ QUỲNH TRÂM Học viện Âm nhạc Huế ĐT: 0905.573.335. Email: Hoquynhtram4799@gmail.com TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_96_hothiquynhtram_phungdinhman_18_ho_thi_quynh_tram_5682_2020917.pdf
Tài liệu liên quan