Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình - Phạm Hồng Việt

7. KẾT LUẬN Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện cần phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó công tác GDÐÐ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL ở trường THPT được triển khai thực hiện có hiệu quả thì sẽ góp phần tích cực giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề, từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã đề xuất 5 nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDÐÐ cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Bình thông qua HÐGDNGLL. Các nhóm biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, đan xen nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 269 cán bộ giáo viên ở 07 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hầu hết các cán bộ giáo viên đều cho rằng các nhóm biện pháp này là cấp thiết và khả thi. Trong thực tế, nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các nhóm biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL tại các trường THPT tỉnh Quảng Bình và những địa phương khác có điều kiện tương tự, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình - Phạm Hồng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 136-145 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH PHẠM HỒNG VIỆT Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình PHAN MINH TIẾN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các nhà trường quan tâm. Nhờ đó, công tác GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông (THPT) ở tỉnh Quảng Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDĐĐ nói chung và GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT chưa cao. Bài báo trình bày những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản l ý nhằm nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THPT tỉnh Quảng Bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà trường THPT là tổ chức giáo dục, trong đó nhân cách của học sinh được hình thành, phát triển thông qua hai con đường cơ bản: hoạt động dạy học và HĐGDNGLL. Trong đó, HĐGDNGLL định hướng vào việc GDÐÐ, rèn luyện phẩm chất nhân cách, thiên hướng nghề nghiệp, hình thành các mối quan hệ trong cuộc sống cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ Vì vậy, công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Công tác GDÐÐ cho học sinh THPT ở tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDÐÐ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các hoạt động GDÐÐ trong nhà trường còn thiếu đồng bộ, trong đó đặc biệt là công tác GDÐÐ thông qua HĐGDNGLL, dẫn đến chất lượng GDÐÐ cho học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức HÐGDNGLL là một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả GDÐÐ cho học sinh, cần phải được các cấp quản lý trường THPT chú trọng. 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về đạo đức Để khảo sát nhận thức của học sinh về đạo đức, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 689 học sinh THPT tại 07 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua phân tích, tổng hợp các ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 137 - Về mức độ quan trọng của đạo đức đối với học sinh: Có 5,7% học sinh cho rằng đạo đức quan trọng hơn tài năng; 3,2% học sinh cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức; 91,1% học sinh coi trọng cả tài năng và đạo đức. - Về việc chấp hành nội quy của học sinh: Có 63,7% học sinh trả lời là chấp hành nghiêm túc; 34,6% học sinh trả lời là thỉnh thoảng có vi phạm; 1,7% học sinh trả lời là thường xuyên vi phạm. - Về ý thức chấp hành nội quy của học sinh: Có 69,2% học sinh trả lời bản thân tự giác chấp hành nội quy; 24,3% học sinh trả lời có kiểm tra mới chấp hành; 6,5 % học sinh trả lời buộc phải chấp hành. Từ các kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung học sinh đã thấy được tầm quan trọng của đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa tự giác phấn đấu rèn luyện đạo đức. 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT trong 5 năm gần đây Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 5 năm học gần đây được thể hiện qua bảng 1 [2]. Bảng 1. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT từ năm học 2006-2007 đến năm hoc 2010-2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Năm học Tổng số học sinh Xếp loại hạnh kiểm (%) Tốt Khá TB Yếu 2006-2007 42.104 44,5 41,2 12,9 1,4 2007-2008 40.123 62,59 31,68 4,69 1,04 2008-2009 39.129 57,29 34,36 7,48 0,87 2009-2010 38.184 61,31 31,64 6,41 0,64 2010-2011 36.712 63,63 29,69 5,87 0,81 (Nguồn: Phòng GDTrH- Sở GD&ĐT Quảng Bình) Bảng kết quả cho thấy số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt từ 85,7% đến 92,95%. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu hàng năm còn khá cao (hạnh kiểm trung bình và yếu chiếm từ 5,73% đến 14,3%, trong đó loại yếu chiếm từ 0,64% đến 1,4%). 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH Qua phân tích, tổng hợp ý kiến của 86 cán bộ gồm cán bộ quản lý (CBQL), tổ trưởng chuyên môn (TTCM), cán bộ Đoàn thanh niên, 183 giáo viên và 689 học sinh ở 07 trường THPT, chúng tôi thu được những kết quả sau. Về nhận thức của cán bộ giáo viên-nhân viên (CBGV-NV) trong công tác GDÐÐ cho học sinh: Có 95,7% CBGV-NV cho rằng công tác GDÐÐ cho học sinh là rất cần thiết, có 4,3% cho là cần thiết. Về nội dung GDÐÐ: Các phẩm chất đạo đức trực tiếp liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện hàng ngày của học sinh đã được nhà trường quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên hơn như: thái độ động cơ học tập đúng đắn; ý thức chấp hành pháp luật PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN 138 của Nhà nước, nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, một số phẩm chất để hình thành và rèn luyện kỹ năng sống như: có niềm tin; ý thức tiết kiệm; lòng tự trọng; có thái độ đúng đắn về tình yêu, tình bạn; lối sống giản dị chưa được quan tâm đúng mức. Các nội dung GDÐÐ ở trường THPT như: Nhóm chuẩn mức đạo đức thể hiện nhận thức chính trị tư tưởng; Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân; Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và với dân tộc khác; Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc; Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống được các trường tổ chức giáo dục nhưng chưa sinh động, phong phú nên chưa thu hút được học sinh. Về hình thức GDÐÐ: Các hình thức GDÐÐ được sử dụng thường xuyên đó là: sinh hoạt lớp, chi đoàn; GDÐÐ thông qua bài giảng môn Giáo dục công dân; sinh hoạt chào cờ. Các hình thức khác như: sinh hoạt nhân các ngày lễ lớn, hoạt động theo chủ điểm hàng tháng, các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao chưa được thực hiện thường xuyên. 4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HĐGDNGLL TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH Từ kết quả khảo sát ý kiến CBQL, TTCM, giáo viên và học sinh, qua phân tích và tổng hợp các ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau: Về việc lồng ghép nội dung GDÐÐ cho học sinh thông qua các chủ đề HÐGDNGLL, kết quả thể hiện ở bảng sau. Bảng 2. Việc lồng ghép nội dung GDÐÐ cho học sinh thông qua các chủ đề HÐGDNGLL TT Chủ đề Mức độ thực hiện (%) Hiệu quả thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá TB Yếu Kém 1 Thanh niên (TN) học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 10,8 56,7 32,5 15,8 25,5 47,7 7,5 3,5 2 TN với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình 12,7 61,6 25,7 18,9 26,7 45,5 6,3 2,6 3 TN với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo 42,2 47,5 10,3 29,3 32,7 32,8 3,7 1,5 4 TN với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 11,2 56,1 32,7 16,7 22,3 45,2 12, 5 3,3 5 TN với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 22,8 49,7 27,5 22,6 31,5 41,7 3,2 1,0 6 TN với lí tưởng cách mạng 36,8 39,7 23,5 26,7 33,6 37,1 2,3 0,3 7 TN với vấn đề lập nghiệp 43,1 37,6 19,3 27,7 28,3 41,2 1,7 1,1 8 TN với hòa bình, hữu nghị và hợp tác 28,7 25,6 45,7 15,6 27,9 51,3 3,7 1,5 9 TN với Bác Hồ 41,1 45,2 13,7 28,9 32,7 38,4 0,0 0,0 10 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 50,6 32,1 17,3 26,7 37,8 35,5 0,0 0,0 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 139 Kết quả trên cho thấy các trường THPT đã thực hiện lồng ghép công tác GDÐÐ vào chủ đề sinh hoạt hàng tháng của HÐGDNGLL. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn thấp, hiệu quả trong công tác GDÐÐ cho học sinh chưa cao. Về mức độ tổ chức các hình thức HÐGDNGLL trong GDĐĐ cho học sinh: Đa số các trường thực hiện bằng các hình thức: sinh hoạt dưới cờ hàng tuần; tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp; tổ chức thông qua nội dung chủ đề HÐGDNGLL hàng tháng là chủ yếu. Các hoạt động như giáo dục kỹ năng sống, sinh hoạt chuyên đề chưa được thực hiện nhiều. Mặt khác, các hoạt động này đều chưa gắn với nội dung GDÐÐ cho học sinh một cách cụ thể. Về mức độ ảnh hưởng của các HÐGDNGLL đối với công tác GDÐÐ cho học sinh: HÐGDNGLL ở một số trường đã đem lại kết quả thiết thực trong công tác GDÐÐ, nhưng nhìn tổng thể, hiệu quả GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL còn thấp so với yêu cầu. Về công tác quản lý GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL: - Về việc lập kế hoạch: Hầu hết các trường đã xây dựng kế hoạch GDÐÐ cho học sinh (85,3%), nhưng việc lập riêng kế hoạch GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL chưa được thực hiện (45,3%). - Việc tổ chức thực hiện kế hoạch: Đa số các trường chưa thành lập Ban chỉ đạo công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL, một số trường có thành lập nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao; việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện ở các trường còn thiếu. - Về việc chỉ đạo, giám sát: Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và thực hiện vai trò chỉ đạo đối với công tác GDÐÐ nhưng việc điều hành chưa thật chặt chẽ, đặc biệt là công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL còn chưa được quan tâm đúng mức. - Về việc kiểm tra, đánh giá: Công tác kiểm tra GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL chưa được thực hiện thường xuyên. Việc sơ kết, đánh giá định kỳ cũng chưa được chú trọng. Công tác phối hợp GDÐÐ giữa nhà trường - gia đình - xã hội: Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục này chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, nặng về thủ tục hành chính. 5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH Các trường THPT ở Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL và đã đạt được một số thành tích nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn bất cập và hạn chế. Vận dụng phương pháp SWOT vào phân tích thực trạng công tác GDÐÐ cho học sinh THPT thông qua HÐGDNGLL ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi có những nhận định sau. PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN 140 Mạnh (S) Yếu (W) - Nhận thức của CBGV-NV về công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL đã được nâng lên. - Các trường THPT đã cố gắng bước đầu trong quản lý công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo giám sát, kiểm tra đánh giá). - Đội ngũ CBGV-NV nhiệt tình và quan tâm đến công tác GDÐÐ cho học sinh. - Năng lực của một bộ phận CBGV-NV chưa đáp ứng được yêu cầu công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL. - Công tác kế hoạch hoá trong GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL chưa được quan tâm đúng mức. - Nội dung, hình thức, biện pháp GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL còn sơ sài, chưa sinh động. - CSVC, kinh phí cho công tác này còn thiếu thốn. Thuận lợi-cơ hội (O) Khó khăn- thách thức (T) - Môi trường chính trị - xã hội thuận lợi: Có Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành. - Bộ GD&ĐT đang phát động các phong trào thi đua: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Chủ trương đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục của Bộ GD&ĐT, của tỉnh Quảng Bình. - Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến môi trường giáo dục. - Một số cơ quan, đoàn thể chưa quan tâm phối hợp với nhà trường trong GDÐÐ học sinh. - Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái. - Các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ len lỏi vào học đường. - Một bộ phận học sinh còn ăn chơi đua đòi, thiếu ý thức rèn luyện. 6. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HS THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình như sau: 6.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV- NV, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức, tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ CBGV-NV: Hàng năm, nhà trường cần tổ chức các hình thức bồi dưỡng: học tập chính trị đầu năm học; bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; tổ chức hội thảo chuyên đề; tổ chức toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về GDÐÐ và GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL theo định kỳ; tổ chức giao lưu, học tập ở những đơn vị tiêu biểu trong và ngoài tỉnh Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức: Thông qua sinh hoạt tập thể như: sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khoá giúp các em hiểu thêm những chuẩn mực đạo đức xã hội, trao đổi, giáo dục các em về phương pháp, kỹ năng rèn luyện đạo đức. Đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, từ đó biết cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 141 Nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm cho cha mẹ học sinh trong công tác GDÐÐ: Nhà trường cần trao đổi với cha mẹ học sinh về vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục con em. GVCN có thể lồng các nội dung trên để trao đổi với phụ huynh học sinh tại các phiên họp cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, lãnh đạo trường thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) của trường, của lớp để thúc đẩy các lực lượng này có trách nhiệm giúp nhà trường tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu giáo dục cho cha mẹ học sinh. 6.2. Nhóm biện pháp xây dựng chương trình GDÐÐ lồng ghép vào các chủ đề HÐGDNGLL Xây dựng chương trình GDÐÐ lồng ghép vào các chủ đề HÐGDNGLL: Chủ đề HÐGDNGLL của 3 khối lớp 10, 11 và 12 là giống nhau. Đây là sự tiếp nối với nguyên tắc đồng tâm theo đường xoáy trôn ốc với mục tiêu, nội dung nâng cao dần theo khối lớp. Tuỳ theo từng chủ đề, từng khối lớp và đặc điểm của từng trường mà các trường có thể tổ chức lồng ghép nội dung GDÐÐ cho học sinh vào các hoạt động cho phù hợp [1]. Chúng tôi xin đề xuất về việc lồng ghép nội dung, hình thức GDÐÐ khi thực hiện các chủ đề HÐGDNGLL ở 3 khối lớp 10, 11, 12 như sau: Bảng 3. Đề xuất nội dung GDÐÐ cho học sinh lồng ghép vào các chủ đề HĐGDNGLL Tháng Chủ đề HÐGDNGLL Chủ điểm nội dung GDÐÐ Lồng ghép nội dung và hình thức hoạt động 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Truyền thống quê hương, đất nước; Nhiệm vụ học tập và rèn luyện của học sinh; An toàn giao thông + Thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường. Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của học sinh trong năm học. + Tổ chức thăm quan các di tích lịch sử ở Quảng Bình, tìm hiểu các công trình kinh tế-xã hội mới được xây dựng trên các vùng căn cứ cách mạng. + Tổ chức tuyên truyền và tìm hiểu về ATGT trong tiết chào cờ. Tổ chức diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình Giá trị của tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình đối với con người + Thi xử lý trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Tổ chức diễn đàn thanh niên “Vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. Tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật hôn nhân và gia đình. + Kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20-10; tổ chức sinh hoạt tập thể “Biết ơn bà, mẹ”. 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo Tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo + Hội thảo truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xen kẽ thi văn nghệ. Phát động phong trào tuần học tốt, tháng học tốt lập thành tích chúc mừng thầy cô. + Tổ chức giao lưu với các thầy cô giáo cũ, các anh chị cựu học sinh thành đạt của trường. + Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN 142 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Kỹ năng cần thiết của thanh niên trong thế kỉ XXI + Thi hùng biện “Thanh niên với đất nước đầu thể kỉ XXI”. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua việc giới thiệu 4 trụ cột giáo dục. Thảo luận “Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và hành động của thanh niên”. + Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 01-12, tổ chức tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS. 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Những nét đẹp văn hóa, truyền thống của học sinh - sinh viên + Tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, các di sản văn hoá. + Tìm hiểu truyền thống văn hoá của địa phương. + Thảo luận chủ đề “Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”. + Kỷ niệm ngày học sinh-sinh viên 09-01. 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng Mừng Đảng, mừng xuân + Nghe báo cáo về tình hình phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Giao lưu với các lão thành cách mạng. + Toạ đàm “Lý tưởng của thanh niên trong thời đại mới”. 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp Vai trò của nghề nghiệp đối với công dân + Mừng ngày quốc tế phụ nữ 08-3; Báo cáo truyền thống, nét đẹp của phụ nữ Việt Nam. Kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương. + Thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. Tổ chức cắm trại 26-3, giao lưu và diễn văn nghệ. 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác Tình hữu nghị và tình yêu hoà bình + Hội thảo với chủ để “Thanh niên với môi trường”. + Tổ chức diễn đàn “Vì một thế giới hoà bình, ổn định và hợp tác”. Tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc. 5 Thanh niên với Bác Hồ Noi gương Bác Hồ kính yêu + Kỷ niệm ngày quốc tế lao động. + Tìm hiểu đạo đức cần, kiệm, liêm, chính theo gương Bác Hồ; Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Viết thu hoạch về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng Hè vui, khoẻ và bổ ích + Hoạt động xã hội: Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. + Tổ chức hành hương “Uống nước nhớ nguồn” (27-7); Thăm hỏi các gia đình cách mạng, thương binh liệt sĩ. + Hoạt động tình nguyện hè. Hoạt động tham quan dã ngoại. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 143 Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các HÐGDNGLL: Nhà trường THPT cần trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ứng phó với căng thẳng; kỹ năng thể hiện sự tự tin; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thể hiện sự cảm thông; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn[3]. Thông qua các HÐGDNGLL để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: thông qua hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm, lồng vào giờ sinh hoạt dưới cờ; thông qua các hoạt động ngoài khoá, các đợt sinh hoạt chuyên đề Từ đó, giúp cho các em phát triển nhân cách toàn diện hơn, đây cũng là một trong những nội dung nhằm GDÐÐ cho học sinh. 6.3. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL Hiệu trưởng phải tổ chức thực hiện quản lý công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL theo quy trình: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, giám sát; kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. Từ cơ sở lý luận đó, kết hợp với kết quả thực trạng đã khảo sát, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể như sau: Kế hoạch hoá công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL: Là sự sắp xếp, bố trí về thời gian, nội dung công việc và xác định đối tượng thực hiện trên cơ sở căn cứ tình hình thực tiễn của trường, thực trạng đạo đức của học sinh nhằm giúp công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL vận hành, phát triển theo mục tiêu đề ra. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL: Hiệu trưởng cần xây dựng một bộ máy vững mạnh và đưa ra quy chế hoạt động phù hợp. Theo chúng tôi, Ban chỉ đạo bao gồm: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm Trưởng ban; Bí thư Đoàn trường, tổ trưởng tổ chủ nhiệm, TTCM, đại diện BĐDCMHS trường là Phó trưởng ban; các GVCN, Giáo viên bộ môn (GVBM), giám thị và BĐDCMHS các lớp là thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý tốt công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL. Tăng cường chỉ đạo, giám sát công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL - Đối với GVCN: GVCN lên kế hoạch GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL cho lớp mình theo từng năm học, học kì, tháng, tuần và tổ chức triển khai thực hiện ở lớp có hiệu quả. - Đối với GVBM: Lãnh đạo trường cần chỉ đạo các bộ môn gắn HÐGDNGLL của bộ môn với việc GDÐÐ cho học sinh bằng cách xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức cụ thể cho từng khối lớp theo từng học kì, năm học và theo từng chuyên đề. - Đối với giám thị: Ngoài việc theo dõi toàn bộ hoạt động học tập rèn luyện đạo đức của học sinh toàn trường, tổ giám thị phải phối hợp với Đoàn trường, GVCN, GVBM khi tổ chức các HÐGDNGLL để kiểm tra, điều chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch của học sinh. - Đối với Đoàn thanh niên: Đoàn thanh niên kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường tổ chức các HÐGDNGLL như: thi tìm hiểu Luật an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo, PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN 144 tình nghĩa Qua đó, giáo dục truyền thống lịch sử, lý tưởng, ý thức trách nhiệm công dân cho đoàn viên thanh niên, giáo dục truyền thống nhân ái, trọng nhân nghĩa của dân tộc ta. Ngoài ra, hiệu trưởng còn phải chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường trong công tác tổ chức HÐGDNGLL chặt chẽ, khoa học và hợp lý nhằm phát huy tối đa những nguồn lực để GDÐÐ cho học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá: Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL, từ đó nắm bắt tình hình hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời, kịp thời động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia giáo dục; điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch nếu có. 6.4. Nhóm biện pháp tăng cường các nguồn lực hỗ trợ công tác GDĐĐ thông qua HÐGDNGLL Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác GDĐĐ cho học sinh: Hiệu trưởng cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện về vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động. Tạo động lực khuyến khích hoạt động GDĐĐ cho học sinh: Hiệu trưởng cần chú ý: tạo bầu không khí dân chủ và cởi mở trong nhà trường; phân công công việc hợp lý cho CBGV-NV; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL cho đội ngũ; luôn đổi mới nội dung và hình thức hoạt động nhằm kích thích hứng thú tham gia của giáo viên và học sinh; xây dựng cơ chế làm việc phù hợp giữa các lực lượng giáo dục; thực hiện các chế độ đãi ngộ, khen thưởng vật chất và tinh thần thích đáng cho những CBGV-NV và học sinh tham gia hoạt động tích cực, đạt kết quả cao 6.5. Nhóm biện pháp tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh: Hiệu trưởng cần huy động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia GDĐĐ cho học sinh, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; thực hiện tốt phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng môi trường giáo dục gia đình văn hoá mới: Nhà trường cần thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, giúp gia đình có phương pháp giáo dục đúng đắn, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ phụ huynh học sinh xây dựng gia đình văn hoá mới. Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Lãnh đạo trường cần tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành liên quan để có được sự chỉ đạo, gắn kết giữa nhà trường với các cơ quan, tổ chức đoàn thể địa phương trong công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL. Qua đó, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 145 7. KẾT LUẬN Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện cần phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó công tác GDÐÐ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL ở trường THPT được triển khai thực hiện có hiệu quả thì sẽ góp phần tích cực giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề, từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã đề xuất 5 nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDÐÐ cho học sinh các trường THPT tỉnh Quảng Bình thông qua HÐGDNGLL. Các nhóm biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, đan xen nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 269 cán bộ giáo viên ở 07 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hầu hết các cán bộ giáo viên đều cho rằng các nhóm biện pháp này là cấp thiết và khả thi. Trong thực tế, nếu thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các nhóm biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL tại các trường THPT tỉnh Quảng Bình và những địa phương khác có điều kiện tương tự, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, 11,12, sách giáo viên. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT Quảng Bình (2011). Số liệu thống kê xếp loại hai mặt từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011. Quảng Bình. [3] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2010). Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THPT, tài liệu dành cho giáo viên. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Title: MEASURES TO IMPROVE THE QUALITY OF MORAL EDUCATION FOR HIGH SCHOOL STUDENTS THROUGH OUTSIDE-CLASS TIME EDUCATIONAL ACTIVITIES IN QUANG BINH PROVINCE Abstract: In recent years, the work of moral education for students has been concerned by the authorities, the unions, the schools. Thus, the work of moral education for high school students in Quang Binh Province has made significant progress. However, in practice, ethics education in general and moral education for students through outside - class time educational activities in particular is still inadequate, limited, resulting in quality of moral education for high school students has not been high. This article presents the results of the survey, assesses of the status, from which it proposed the measures of management to improve the quality of the work of moral education for high school students through outside - class time educational activities in Quang Binh Province. ThS. PHẠM HỒNG VIỆT Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. ĐT: 0982.060.699. Email: phvietqb@gmail.com PGS. TS. PHAN MINH TIẾN Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_171_phamhongviet_phanminhtien_20_phan_minh_tien_5338_2020954.pdf
Tài liệu liên quan