1. Kết luận
Tổng cường lực khai thác của đội tàu công
suất trên 90 CV ở vùng biển xa bờ Nam bộ
trong giai đoạn 2014 - 2015 là 3.011.550 ngày
tàu. Trong đó, nghề lưới kéo chiếm 80% tổng
cường lực khai thác, tiếp đến lưới rê (chiếm
10,5%) và lưới vây (chiếm 9,5%).
Cường lực khai thác của nghề lưới kéo
trong thời gian nghiên cứu đạt 2.409.467
ngày tàu. Lưới kéo khai thác tập trung ở khu
vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Nam
Côn Đảo.
Cường lực khai thác nghề lưới rê có xu
hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2015 so
với năm 2014. Lưới rê phân bố khai thác ở khu
vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Đông
Nam Côn Đảo.
Cường lực khai thác nghề lưới vây ít biến
động theo thời gian trong giai đoạn 2014-
2015. Lưới vây khai thác phân bố rộng khắp
vùng biển Nam bộ và phía Nam quần đảo
Trường Sa.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động và phân bố số lượng tàu thuyền khai thác nghề lưới kéo, lưới vây và lưới rê xa bờ biển Nam Bộ giai đoạn 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
BIẾN ĐỘNG VÀ PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG TÀU THUYỀN KHAI THÁC
NGHỀ LƯỚI KÉO, LƯỚI VÂY VÀ LƯỚI RÊ XA BỜ BIỂN NAM BỘ
GIAI ĐOẠN 2014 – 2015
FLUCTUATIONS AND DISTRIBUTIONS ON FISHING VESSELS OF TRAWL, PURSE-SEIN
AND GILL-NET ON THE OFF-SHORE SOUTH REGION FROM 2014 TO 2015
Nguyễn Như Sơn1, Tô Văn Phương2, Đinh Xuân Hùng1
Ngày nhận bài: 25/5/2017; Ngày phản biện thông qua: 14/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về biến động và phân bố số lượng tàu thuyền khai thác của nghề lưới kéo, lưới vây
và lưới rê xa bờ Nam Bộ thời gian từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015 cho thấy: Tàu thuyền khai thác tính theo
đơn vị ngày tàu của nghề lưới kéo, lưới vây và lưới rê biến động mạnh theo thời gian nghiên cứu, cường lực
khai thác 6 tháng đầu năm 2015 thấp hơn so với 6 tháng cuối năm 2014. Trong đó, lưới kéo chiếm 80% tổng
cường lực khai thác, lưới rê (10,5%) và lưới vây (9,5%);
Nghề lưới kéo có cường lực khai thác 6 tháng năm 2014 hoạt động ổn định hơn năm 2015 và phân bố
chủ yếu ở khu vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Nam Côn Đảo; Nghề lưới vây có cường lực khai thác
hoạt động mạnh vào tháng 12/2014 và thấp nhất tháng 3/2015. Lưới vây đánh bắt rộng khắp vùng biển Nam
Bộ và có xu hướng mở rộng ra khu vực Nam quần đảo Trường Sa; Cường lực khai thác của nghề lưới rê trong
thời gian nghiên cứu là 315.226 ngày tàu, hoạt động đánh bắt cao nhất vào tháng 10/2014 và thấp nhất vào
tháng 4/2015. Lưới rê tập trung khai thác ở khu vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Đông Nam Côn Đảo.
Từ khóa: cường lực khai thác, lưới kéo, lưới vây, lưới rê
ABSRACT
The study results on fl uctuations and distributions of fi shing effort of trawl, purse-sein and gill-net on the
off-shore South Region from July 2014 to June 2015 show that: i) fi shing effort of trawl, purse-sein and gill-net
by fi shing-day strongly fl uctuated overtime; ii) the fi shing effort in the fi rst 6 months in 2015 was lower than
the last 6 months in 2014. In which, the trawl accounted for 80 percent of the total effort, followed by gill-net
(10.5%) and purse-sein (9.5%).
The trawl operated in last 6 months in 2014 that was more stable than that in 2015 in the sea of Ca
Mau Province, Kien Giang Province and the Southern Con Dao island. The operation of purse-sein was the
strongest in December 2014 and the lowest in March 2015. The purse-sein widely/throughout operated on the
South Region that tend to expand to the South of Spratly islands. The total of purse-sein effort was 315.226
fi shing days during the study time in which the strongest was in October 2014 and the lowest was in April
2015. The gill-net mainly operated on the sea of Ca Mau Province, Kien Giang Province and the Southern
Con Dao Island.
Keywords: fi shing effort, trawl, purse-sein, gill-net
1 Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam - Viện Nghiên cứu Hải sản
2 Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành thủy sản có vị trí rất quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam và đã đạt được nhiều
thành tựu trong những năm qua. Năm 2016,
tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 6,7 triệu tấn,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 7 tỷ
USD. So với năm 2015, tổng sản lượng tăng
2,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 6,5% [4]. Tuy
nhiên, khai thác thủy sản đang gặp phải các
bất cập trong áp lực khai thác, suy giảm nguồn
lợi, tổn thất sau thu hoạch lớn,.
Vùng biển Nam Bộ có khoảng 26.357 tàu
cá trên 20 CV hoạt động đánh bắt từ tuyến
lộng trở ra và 3.500 tàu cá của các tỉnh miền
Trung tham gia khai thác [1, 2]. Với số tàu
cá khai thác như vậy sẽ gây áp lực khai thác
không nhỏ cho vùng biển xa bờ Nam bộ (vùng
lộng và vùng khơi) và cũng là nguyên chính
dẫn đến nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này
bị suy thoái trong tương lai nếu như không có
các giải pháp quản lý phù hợp. Mặt khác, tàu
cá hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ Nam
bộ diễn ra không đều trong năm, đặc biệt là
hoạt động đánh bắt của số lượng tàu cá các
tỉnh miền Trung. Vì vậy, phân tích biến động
và phân bố cường lực nghề lưới kéo, lưới rê
và lưới vây hoạt động khai thác hải sản ở vùng
biển xa bờ Nam bộ theo mùa vụ, sẽ cung cấp
cơ sở khoa học cho công tác quản lý nhằm
xây dựng chiến lược phát triển nghề cá xa bờ
theo hướng bền vững.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu nghiên cứu
- Nguồn số liệu sử dụng: từ Tiểu dự án I.9
điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học
và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: nghề lưới kéo,
lưới vây và lưới rê công suất từ 90 CV trở lên
hoạt động khai thác hải sản xa bờ vùng biển
Nam bộ.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2014
đến tháng 6/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Bình Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế điều tra
Số liệu hoạt động nghề cá thương phẩm
được thu thập bằng tiếp cận thu mẫu theo
không gian và thời gian của sổ nhật ký khai
thác. Để đảm bảo độ tin cậy 90 % theo tiêu
chuẩn của FAO [3], số lượng sổ nhật ký được
thu tại một số tỉnh có nghề khai thác phát triển
là 32. Tổng số sổ nhật ký trong thời gian nghiên
cứu được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp số lượng mẫu thu của 03 nghề khai thác tại vùng biển Nam bộ
Tháng/
Năm
Nghề
2014 2015
Tổng
7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
Lưới kéo 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 192 2.304
Lưới vây 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 1.920
Lưới rê 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 1.920
Tổng 412 412 412 412 412 412 412 412 412 412 412 412 4.944
Thông tin cần thu thập được xây dựng
dựa trên bộ chỉ số nghề cá theo hướng
dẫn của FAO năm 2002, gồm các chỉ số:
tổng số ngày tàu khai thác trong tháng,
hệ số hoạt động tàu, số lượng tàu, thời
gian, năng suất, thành phần sản lượng,
tổng sản lượng và ngư trường, được thể
hiện dưới Hình 1.
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Hình 1. Mã hóa các ô biển sử dụng trong hoạt động
ghi sổ nhật ký khai thác
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Trước khi phân tích các chỉ số, số liệu
được loại nhiễu bằng phương pháp thống kê.
Những giá trị bất thường, quá cao hoặc quá
thấp so với giá trị trung bình của từng loại nghề
sẽ được loại bỏ.
+ Tính cường lực khai thác (Effort, E):
Ei = Fi x Ai x BACi (1)
Trong đó: Ei - Cường lực khai thác của
nghề đánh bắt trong tháng i (ngày tàu); Fi -
Số lượng tàu của nghề đánh bắt trong tháng
i (tàu); Ai - Số ngày tàu cá có thể hoạt động
đánh bắt trong tháng i (ngày); BACi - Hệ số
hoạt động của tàu.
+ Tính hệ số hoạt động của tàu (BAC):
được sử dụng để mô tả xác suất hoạt động
của nghề ở một ngày bất kỳ trong tháng, được
tính theo công thức:
(2)
Trong đó: BACi là hệ số hoạt động của
nghề đánh bắt trong tháng i; Di là tổng số ngày
hoạt động trung bình thực tế của nghề đánh
bắt trong tháng i và Bi là tổng số ngày trong
tháng i.
+ Tính số ngày hoạt động tiềm năng (A):
Theo hướng dẫn của FAO, số ngày hoạt động
tiềm năng phụ thuộc vào loại nghề, phương
pháp, tập quán khai thác, điều kiện thời tiết và
được cán bộ điều tra tổng hợp vào cuối mỗi
tháng và được tính theo công thức:
A = Bi - (A0i + C) (3)
Trong đó, Bi là Số ngày dương lịch trong
tháng thứ i; A0i là Số ngày nghỉ được tổng hợp
theo kinh nghiệm (lưới kéo có A0i = 0 ngày; lưới
vây có A0i = 7 ngày là nghỉ trăng do các nghề
có sử dụng ánh sáng trong khai thác; lưới rê
có A0i = 5 ngày - nghỉ trăng và nước chảy); C là
Số ngày thời tiết không thuận lợi. Theo kết quả
điều tra từ ngư dân và các nhà quản lý, trong
điều kiện thời tiết trên biển có gió từ cấp 6 trở
lên thì tàu lưới kéo, lưới vây và lưới rê gần như
không hoạt động. Như vậy, khi tính số ngày
tiềm năng cho các nghề khai thác chúng tôi sẽ
loại ra số ngày thời tiết không thuận lợi (cấp 6
trở lên) và những ngày nghỉ Tết (cổ truyền) [5],
được thể hiện dưới Bảng 2.
Bảng 2. Thống kê số ngày thời tiết không thuận lợi và nghỉ tết theo các tháng điều tra
Tháng/Năm
2014 2015
7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
Số ngày 8 3 4 0 3 13 12 4 0 0 0 11
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
3. Quan điểm tính toán cường lực khai thác
Số lượng tàu cá do Tổng cục Thủy sản [1]
cung cấp không có sự thay đổi trong khoảng
thời gian nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo,
lưới rê và lưới vây xa bờ Nam Bộ
1.1. Đội tàu (F) khai thác hải sản
Số lượng tàu cá các tỉnh ven biển Nam Bộ
trong năm 2014 giảm khoảng 5.334 chiếc so với
năm 2012 (31.794 chiếc). Trong đó, số lượng tàu
từ 90 CV trở lên chiếm 51% tổng số tàu, thể hiện
dưới Bảng 3.
Bảng 3. Phân bố số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ của các tỉnh ven biển Nam bộ
Nhóm nghề
Nhóm công suất (CV)
Lưới kéo Lưới rê Lưới vây Nghề câu Nghề khác Tổng
20 - 90 2.573 5.471 47 2.475 2.415 12.981
≥ 90 8.158 1.396 1.241 1.567 1.014 13.376
Tổng 10.731 6.867 1.288 4.042 3.429 26.357
1.2. Hệ số hoạt động (BAC)
Kết quả điều tra cho thấy, nghề lưới
kéo hoạt động khai thác mạnh nhất, hệ số
BAC trung bình khoảng 0,8; lưới rê (0,6) và
lưới vây (0,6). Hoạt động khai thác của đội tàu
xa bờ Nam Bộ biến đổi khác nhau theo thời
gian, được thể hiện tại Bảng 4.
Bảng 4. Hệ số BAC của nghề lưới kéo, lưới vây và lưới rê xa bờ Nam bộ
giai đoạn 2014 - 2015
Tháng
Nghề
2014 2015
7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
Lưới kéo 0,9 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,9 0,8
Lưới vây 0,6 0,6 0,6 0,7 0,7 0,7 0,6 0,7 0,6 0,7 0,7 0,6
Lưới rê 0,7 0,7 0,6 0,8 0,8 0,5 0,7 0,6 0,5 0,5 0,6 0,6
Tàu cá khai thác xa bờ ở khu vực Nam
bộ mạnh nhất từ tháng 7/2014 đến tháng
2/2015, hệ số hoạt động khai thác của tàu cá
khu vực này dao động từ 0,5 đến 0,9. Trong
đó, tàu lưới kéo xa bờ có khoảng 6.526
chiếc/tháng tham gia khai thác, tiếp đến là
lưới rê (837 chiếc/tháng) và lưới vây (745
chiếc/ tháng).
1.3. Số ngày hoạt động tiềm năng (A)
Tính toán số ngày tiềm năng theo công
thức (2-3) cho các nghề khai thác, thể hiện
dưới Bảng 5.
Bảng 5. Số ngày khai thác tiềm năng của nghề lưới kéo, lưới vây và lưới rê xa bờ Nam bộ
giai đoạn 2014 - 2015
Tháng
Nghề
2014 2015
7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
Lưới kéo 23 28 26 31 27 18 19 24 31 30 31 19
Lưới vây 16 21 19 24 20 11 12 17 24 23 24 12
Lưới rê 18 23 21 26 22 13 14 19 26 25 26 14
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Trong thời gian nghiên cứu, thời tiết không
thuận lợi tập trung vào tháng 7, tháng 12 năm
2014 và tháng 1, tháng 6 năm 2015. Do đó, số
ngày khai thác tiềm năng của các nghề cũng bị
ảnh hưởng.
2. Biến động và phân bố cường lực khai
thác của đội tàu lưới kéo, lưới rê và lưới
vây xa bờ Nam bộ
Cường lực khai thác của nghề lưới kéo,
lưới vây và lưới rê xa bờ trong thời gian
nghiên cứu đạt 3.011.550 ngày tàu, hàng
tháng có khoảng 250.962 ngày tàu hoạt động
khai thác. Cường lực khai thác cao nhất vào
tháng 5/2015 (263.582 ngày tàu) và thấp
nhất vào tháng 3/2015 (230.389 ngày tàu)
(Hình 2).
Hình 2. Biến động cường lực khai thác theo thời gian
Năm 2014, cường lực khai thác trung bình
khoảng 255.671 ngày tàu/tháng; cường lực
khai thác biến động giảm dần từ tháng 7 đến
tháng 9, tăng lại vào tháng 10, 11 và tiếp tục
giảm vào tháng 12/2014. Cường lực khai thác
6 tháng đầu năm 2015 thấp hơn so với 6 tháng
cuối năm 2014 khoảng 9.418 ngày tàu; cường
lực khai thác thấp nhất vào tháng 3 và cao nhất
vào tháng 5/2016.
2.1. Biến động và phân bố cường lực khai thác
của nghề lưới kéo
Cường lực khai thác của nghề lưới kéo
xa bờ Nam Bộ trong giai đoạn 2014 - 2015
là 2.409.467 ngày tàu, hoạt động cao nhất
vào tháng 5/2015 (214.013 ngày tàu) và thấp
nhất vào tháng 3/2015 (186.656 ngày tàu)
(Hình 3).
Hình 3. Cường lực khai thác của nghề lưới kéo biến động theo thời gian
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69
Năm 2014, cường lực khai thác trung bình
đạt 203.186 ngày tàu/tháng, hoạt động khai
thác cao nhất vào tháng 7 và giảm dần tới
tháng 9, rồi tiếp tục tăng dần vào tháng 10,11
và 12. Cường lực khai thác 6 tháng đầu năm
2015, thấp hơn 6 tháng cuối năm 2014 và hoạt
động mạnh vào các tháng 2 và tháng 5.
Gió mùa Tây Nam, cường lực khai thác đạt
trên 50.000 ngày tàu ở các khu vực (7 - 10) oN
và (104 - 105) oE; (6 - 9) oN và (106 - 109) oE.
Tại khu vực (8 – 9)oN và (103 - 104)oE cường
lực khai thác cao nhất đạt 98.359 ngày tàu
(Hình 4).
Hình 4. Biểu đồ phân bố cường lực khai thác nghề lưới kéo mùa gió Đông Bắc và Tây Nam
ở vùng biển Nam bộ giai đoạn 2014 - 2015
Gió mùa Đông Bắc, cường lực khai thác cao
nhất đạt 88.916 ngày tàu ở khu vực (8 - 9) oN
và (103 - 104) oE. Tại các khu vực (8 - 10) oN
và (104 - 105) oE; (6 - 8) oN và (104 - 109) oE,
có cường lực khai thác tập trung trên 50.000
ngày tàu.
2.2. Biến động cường lực khai thác của nghề
lưới rê
Cường lực khai thác của nghề lưới rê xa
bờ Nam bộ trong giai đoạn 2014 - 2015 đạt
315.226 ngày tàu hoạt động cao nhất vào
tháng 10/2014 (32.686 ngày tàu) và thấp nhất
vào tháng 4/2015 (19.341 ngày tàu) (Hình 5).
Hình 5. Cường lực khai thác của nghề lưới rê biến động theo thời gian
Năm 2014, nghề lưới rê hoạt động khai thác
khoảng 169.835 ngày tàu, cường lực khai thác
giảm dần từ tháng 7 đến tháng 9, tăng cao vào
tháng 10, tiếp tục giảm tại tháng 11, tháng 12.
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Sáu tháng đầu năm 2015, cường lực khai thác
trung bình mỗi tháng thấp hơn khoảng 4.074
ngày tàu và hoạt động khai thác giảm từ tháng
1 đến tháng 4, tăng dần vào tháng 5, tháng 6.
Cường lực khai thác trong gió mùa Tây Nam
tập trung cao nhất đạt 13.567 ngày tàu ở khu
vực (7 - 8) oN và (107 - 108) oE. Tại các khu
vực (9 - 10) oN và (104 - 105) oE; (7 - 8) oN;
(107 - 109) oE cường lực khai thác đạt trên
10.000 ngày tàu (Hình 6).
Hình 6. Biểu đồ phân bố cường lực khai thác nghề lưới rê mùa gió Đông Bắc và Tây Nam
ở vùng biển Nam bộ giai đoạn 2014 - 2015
Cường lực khai thác trong gió mùa Đông
Bắc phân bố chủ yếu ở các tọa độ (8 - 10)oN và
(104 -105) oE, vùng Đông Bắc Côn Đảo. Trong
đó, hoạt động khai thác của nghề lưới rê cao
nhất đạt 19.827 ngày tàu tại khu vực (9 - 10) oN
và (104 - 105) oE.
2.3. Biến động cường lực khai thác của nghề
lưới vây
Trong giai đoạn 2014 – 2015, nghề lưới
vây xa bờ Nam Bộ hoạt động khai thác khoảng
286.858 ngày tàu, thấp hơn nghề lưới kéo và
nghề lưới rê. Trong đó, cường lực khai thác
cao nhất vào tháng 12/2014 (25.903 ngày tàu)
và thấp nhất vào tháng 3/2015 (21.476 ngày
tàu) (Hình 7).
Hình 7. Cường lực khai thác của nghề lưới vây biến động theo thời gian
Trong 6 tháng cuối năm 2014, cường lực
khai thác đạt 145.076 ngày tàu và hoạt động
khai thác có xu hướng tăng dần từ tháng 7
đến tháng 12. Cường lực khai thác 6 tháng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
đầu năm 2015 thấp hơn 6 tháng cuối
năm 2014.
Hoạt động khai thác của nghề lưới vây cao
nhất đạt 17.687 ngày tàu tại khu vực (8 - 9) oN
và (103 – 104) oE, tiếp theo đó là 15.012 ngày
tàu ở khu vực (6 - 7) oN và (106 - 107) oE và
14.059 ngày tàu ở khu vực Nam đảo Phú Quốc
và có xu hướng khai thác mở rộng ra khu vực
phía Nam, Tây Nam quần đảo Trường Sa
(Hình 8).
Hình 8. Biểu đồ phân bố cường lực khai thác ngề lưới vây mùa gió Đông Bắc và Tây Nam
ở vùng biển Nam bộ giai đoạn 2014 - 2015
Gió mùa Đông Bắc, nghề lưới vây khai
thác chủ yếu ở khu vực phía Nam Côn Đảo.
Tại các khu vực (8 - 10) oN và (102 - 104) oE,
vùng Đông Bắc đảo Phú Quốc, tàu lưới vây
hoạt động trên 5.000 ngày tàu.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổng cường lực khai thác của đội tàu công
suất trên 90 CV ở vùng biển xa bờ Nam bộ
trong giai đoạn 2014 - 2015 là 3.011.550 ngày
tàu. Trong đó, nghề lưới kéo chiếm 80% tổng
cường lực khai thác, tiếp đến lưới rê (chiếm
10,5%) và lưới vây (chiếm 9,5%).
Cường lực khai thác của nghề lưới kéo
trong thời gian nghiên cứu đạt 2.409.467
ngày tàu. Lưới kéo khai thác tập trung ở khu
vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Nam
Côn Đảo.
Cường lực khai thác nghề lưới rê có xu
hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2015 so
với năm 2014. Lưới rê phân bố khai thác ở khu
vực biển Cà Mau, Kiên Giang và phía Đông
Nam Côn Đảo.
Cường lực khai thác nghề lưới vây ít biến
động theo thời gian trong giai đoạn 2014-
2015. Lưới vây khai thác phân bố rộng khắp
vùng biển Nam bộ và phía Nam quần đảo
Trường Sa.
2. Kiến nghị
- Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan
trọng cho cán bộ quản lý, lập kế hoạch chính
sách nghề cá đưa ra giải pháp quản lý đầu vào
(cường lực khai thác). Tuy nhiên, để có cơ sở
khoa học vững chắc và số liệu minh chứng đầy
đủ hơn thì cần nghiên cứu thêm nhằm hạn chế
cường lực khai thác nghề lưới kéo ở vùng biển
Nam bộ.
- Tiếp tục nghiên cứu chuỗi cường lực khai
thác xa bờ hàng năm để làm cơ sở khoa học
cho việc quản lý và khai thác hiệu quả nguồn
lợi vùng biển Nam bộ.
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tổng cục Thủy sản, 2015. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền năm 2014 và 2015. Hà Nội.
2. Bùi Văn Tùng, 2013. Nghiên cứu biến động và phân bố cường lực khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ Đông
Nam bộ. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài. Vũng Tàu.
Tiếng Anh
3. Constantine Stamatopoulos, 2002. Sample-based fi shery serveys, A technical handbook. Technical paper
425, FAO.
4. Truy cập tháng 6/2015.
5. Truy cập tháng 4/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_dong_va_phan_bo_so_luong_tau_thuyen_khai_thac_nghe_luoi.pdf