Qua nghiên cứu dân số tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 1999 – 2009, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Tỷ số phụ thuộc (tổng số trẻ em và người
già bình quân cho một người trong độ tuổi lao
động, từ 15 đến 59) không ngừng giảm: Năm
1999 con số này là 0,63 đến năm 2009 xuống
còn 0,44. Đây là “cơ hội dân số vàng”, hay
“dư lợi dân số”, tức là mỗi người lao động
gánh nhẹ dần số người ăn theo, tạo điều kiện
tốt cho kinh tế quốc dân, kinh tế gia đình có
tiết kiệm để đầu tư phát triển.
- Cơ cấu dân số Thái Nguyên bắt đầu có biểu
hiện mất cân đối giới tính. Tỷ số giới tính (số
nam tương ứng với 100 nữ) thấp và không ổn
định (năm 1999 tỷ số là 99,4; năm 2009 là
97,8). Nhóm dưới 1 tuổi, tỷ số giới tính không
ngừng tăng, nghĩa là trẻ em trai ngày càng
nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi (năm
1999 là 107,1 và năm 2009 là 111,1).
- Phân bố dân cư không đều theo đơn vị hành
chính. Trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện,
24,7% dân số tập trung ở Thành phố Thái
Nguyên trong khi đó thành phố chỉ chiếm
5,4%diện tích. Trong khi đó, huyện Võ Nhai
chiếm tới 23,8% diện tích toàn tỉnh thì chỉ có
5,7% dân số.
- Tỷ lệ dân đô thị thấp: Theo Cục Thống kê,
đến năm 2009, tỷ lệ dân đô thị mới đạt 25.6%.
Nhiều huyện, tỷ lệ dân đô thị chưa đến 10%
như: Đại Từ 4,7%; Định Hoá 6,8%, Võ Nhai
5,4%, Phú Bình 5,5%. Như vậy, về đại thể,
Thái Nguyên vẫn là một tỉnh “tam nông”
(nông thôn, nông nghiệp và nông dân). Đây là
nguyên nhân tạo nên nhu cầu nhiều con và
cần có con trai.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động dân số tỉnh Thái Nguyên thời kì 1999-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
73
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KÌ 1999 – 2009
Trần Viết Khanh1*, Phạm Thị Kim Duyên2
1Đại học Thái Nguyên, 2Trường PT Vùng cao Việt Bắc
TÓM TẮT
Thái Nguyên là một tỉnh có dân số tương đối đông nên mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang
có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh. Hiện nay, dân số Thái Nguyên đang
bước vào thời kì dân số vàng, với nguồn lao động chiếm tới 69,3% . Đây vừa là cơ hội để phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là những thách thức mà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính
sách cần đặc biệt quan tâm, chú ý. Trên cơ sở phân tích những biến động của dân số trong thời kì
1999 – 2009, nhóm tác giả đưa ra một số kết luận về đặc điểm cơ bản của dân số tỉnh Thái
Nguyên.
Từ khoá: Dân số, biến động, phân bố, gia tăng, Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động
qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất
lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
ngược lại. Hơn nữa, dân số còn là cơ sở hình
thành nguồn lao động cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu.
Thái Nguyên là một tỉnh được đánh giá là có
trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại
khá so với các tỉnh Trung du miền núi phía
Bắc, là của ngõ giao lưu của vùng trung du
miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông
Hồng. Thái Nguyên còn là trung tâm công
nghiệp của cả nước, là nơi thu hút nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước Nghị quyết số
37/NQ – TW của Bộ chính trị (1/7/2004) đã
xác định phát triển Thái Nguyên trở thành
trung tâm kinh tế - xã hội của vùng. Việc xác
định đúng để phát huy có hiệu quả thế mạnh
của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là
nguồn lực dân số và nguồn lao động.
Do đó, phân tích những biến động dân số ở
tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết, trước
hết nó góp phần đánh giá chính xác thực trạng
dân số trong thời kì CNH, HĐH; trên cơ sở
đó giúp nhà quản lý, nhà kinh tế biết được
mối quan hệ tác động giữa dân số, nguồn lao
động và sự phát triển để đề ra các biện pháp
điều tiết các quá trình phát triển dân số và
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
*
Tel: 0912187118
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Động thái gia tăng dân số
Động thái chung
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 tỉnh
Thái Nguyên có số dân là 1.127.430 người.
Xét về quy mô dân số, Thái Nguyên được
xếp ở vị trí thứ 33 so với cả nước và xếp thứ 3
trong số các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc
(sau Bắc Giang và Phú Thọ).
So với kết quả điều tra năm 1999, sau 10 năm
dân số của tỉnh tăng thêm 79630 người, bình
quân mỗi năm tăng thêm gần 8 ngàn người.
Như vậy, với tốc độ tăng dân số 7,6%, tính ra
mức gia tăng dân số hàng năm của tỉnh giữa 2
cuộc tổng điều tra là 0,7%, thấp hơn so với
giai đoạn 1989 – 1999 và cũng thấp hơn so
với mức tăng trung bình của cả nước (1,2%).
Bảng 1. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên thời kì
1999 - 2009
Năm Dân số (người)
1999 1.047.800
2000 1.055.535
2001 1.063.568
2002 1.071.009
2003 1079.541
2004 1.089.011
2005 1.098.491
2006 1.106.498
2007 1.113.024
2008 1.120.311
2009 1.127.430
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên,
2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
74
Có thể nhận định động thái dân số ở tỉnh Thái
Nguyên ở trạng thái “tĩnh”. Từ khi đổi mới
đến nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế
thị trường, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh
hơn, dân số ở các tỉnh, thành có kinh tế phát
triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh xảy ra hiện tượng bùng
nổ dân số do gia tăng cơ giới, dân cư từ nơi
khác đến làm ăn, sinh sống, học tập nhưng
ở tỉnh Thái Nguyên không xảy ra hiện tượng
này, gia tăng tự nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình tăng quy mô dân số. Đây là
động thái chung của các tỉnh trung du miền
núi, trình độ phát triển kinh tế còn chậm.
Tuy nhiên, tình hình phát triển dân số của tỉnh
Thái Nguyên có sự khác biệt giữa các huyện
thị. Thể hiện rõ qua bảng 2.
Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công
chịu tác động mang tính thu hút của quá trình
đô thị hoá nên có tốc độ tăng dân số rất cao.
Sau 10 năm dân số thành phố Thái Nguyên
tăng thêm 68.049 người, mỗi năm tăng 3,2%;
Thị xã Sông Công tăng thêm 6.411 người, tốc
độ tăng bình quân năm là 1,5%. Trong khi đó,
các huyện như Định Hoá, Đại Từ, Phú Bình
lại có dân số thấp hơn so với 10 năm trước
khoảng trên dưới 3.000 người, nguyên nhân
chủ yếu do nhu cầu học tập và việc làm nên tỷ
lệ xuất cư cao hơn mức gia tăng tự nhiên.
Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số trên toàn
tỉnh trong 10 năm qua thấp hơn thời kì 1989 –
1999 và thấp hơn so với trung bình cả nước.
Có được kết quả như vậy một mặt là do kết quả
của nhiều năm kiên trì triển khai chương trình
Dân số và kế hoạch hoá gia đình, mặt khác do
nhu cầu học tập và việc làm nên có một bộ phận
dân cư đã di chuyển ra khỏi địa phương.
Gia tăng dân số tự nhiên
Gia tăng tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
không lớn và có xu hướng giảm trong vòng
10 năm qua. Năm 2009 gia tăng tự nhiên là
0,99% còn năm 1999 là 1,7%.
Tỷ suất sinh thô chung của toàn tỉnh năm
2009 là 16,8 phần ngàn, thấp hơn so với 17,6
phần ngàn của trung bình cả nước và 19,6
phần ngàn của vùng Trung du miền núi phía
Bắc. Tuy nhiên, nếu xét theo khu vực thì ở
khu vực thành thị có tỉ suất sinh thô (16,28
phần ngàn) thấp so với bình quân trung của
toàn tỉnh và thấp hơn nhiều so với khu vực
nông thôn (17,05 phần ngàn) do khu vực
nông thôn hoạt động nông nghiệp là chủ yếu,
tư tưởng sinh con đông vẫn tồn tại.
Tổng tỷ suất sinh trên địa bàn tỉnh gần đạt
mức sinh thay thế (bình quan 1,9 con/phụ nữ).
Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn nên với tỷ
suất sinh thô là 16,8 phần ngàn thì bình quân
mỗi năm có khoảng 18 ngàn trẻ được sinh ra,
trong khi đó tỷ suất chết thô là 6,9 phần ngàn,
tính ra sau 10 năm tăng dân số của tỉnh sẽ
tương đương dân số của huyện Phú Lương.
Gia tăng dân số cơ giới
Do đặc thù là một tỉnh trung du, sự phát triển
của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, vị
trí của tỉnh không thuận lợi khi nước ta tiến
hành mở cửa nền kinh tế (Thái Nguyên không
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ),
sức hút và tiềm lực kinh tế còn yếu, sự đầu tư
của nhà nước còn chưa nhiều, các thế mạnh
vẫn còn là tiềm năng, vì vậy sức hút của nó
đối với các luồng di cư vào đô thị chưa lớn.
Ngược lại, dân cư trong địa bàn một số huyện
còn xuất cư khỏi địa bàn vì lý do học tập hoặc
việc làm như huyện Đại Từ sau 10 năm có
khoảng 21 ngàn người; huyện Phú Bình có
khoảng 18 ngàn người; huyện Định Hoá có
khoảng 13,5 ngàn người, do vậy tại thời điểm
điều tra tốc độ tăng dân số của thời kì 1999 –
2009 là âm (Bảng 2).
Bảng 2. Tình hình phát triển dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009
Năm 1999 2009 Chênh lệch (người)
Mức tăng dân số trung bình
thời kì 1999 – 2009 (%)
Toàn tỉnh 1.047.800 1.127.430 79.630 7,6
Tp. Thái Nguyên 211.661 279.710 68.049 32,1
Thị xã Sông Công 43.589 50.000 6.411 14,7
Huyện Định Hoá 89.622 86.200 -3.422 -3,8
Huyện Phú Lương 102.983 105.250 2.267 2,2
Huyện Đồng Hỷ 111.318 112.970 1.652 1,5
Huyện Võ Nhai 60.417 63.950 3.533 5,8
Huyện Đại Từ 161.871 158.700 -3.171 -1,9
Huyện Phổ Yên 130.651 137.150 6.499 4,9
Huyện Phú Bình 135.644 133.500 -2.144 -1,6
Nguồn: Xử lý từ số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
75
Kết cấu dân số
Kết cấu dân số theo tuổi
Kết cấu dân số theo tuổi ở tỉnh Thái Nguyên
trong 10 năm qua có những chuyển biến khá
rõ nét. Nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm nhanh điều
này phản ảnh đúng mức sinh đang có xu
hướng giảm. Số người trong độ tuổi lao động
chiếm lớn và có xu hướng tăng cả về số lượng
và cơ cấu. Thái Nguyên có kết cấu dân số trẻ
và đang bước vào thời kì già hoá. (Dân số có
kết cấu già khi tỉ lệ dưới 14 tuổi chiếm dưới
25% và trên 60 tuổi chiếm trên 10%). Có thể
nói dân số Thái Nguyên đang trong thời kì có
cơ cấu dân số vàng, lực lượng lao động dồi
dào, đây vừa là thời cơ cho phát triển kinh tế
của tỉnh song với nguồn lao động lớn cũng
tạo ra những thách thức cho công tác giải
quyết việc làm, các vấn đề KT-XH khác.
Nhóm tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng cho
thấy kết quả tích cực của công tác y tế, chăm
sóc sức khoẻ và mức sống của người dân đã
được nâng lên giúp tuổi thọ tăng cao. Đây
cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà chức trách
khi tỉ lệ người già tăng (bảng 3).
Bảng 3. Kết cấu dân số theo độ tuổi
của tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009
Độ tuổi
1999 2009
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
1045906 100 1127430 100
0 - 14 330974 31,6 249909 22,2
15 - 59 641876 61,4 781305 69,3
60 trở lên 73056 7,0 96216 8,5
Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả tổng điều tra
năm 1999 và 2009
Kết cấu dân số theo giới tính
Sau nhiều năm kiên trì triển khai thực hiện
Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia
đình, đến nay công tác dân số trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều kết quả.
Tỷ suất sinh thô liên tục giảm trong nhiều
năm qua, bình quân mỗi năm giảm từ 0,2 đến
0,3 phần nghìn; số bà mẹ sinh con thứ ba chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ, mỗi năm số trường hợp sinh
con thứ ba chỉ chiếm khoảng 5%; tổng tỷ suất
sinh đã đạt mức sinh thay thế, bình quân mỗi
bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ khoảng 2 con.
Tuy nhiên do thực hiện chính sách kế hoạch
hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh
từ một đến hai con, tâm lý trọng nam, khinh
nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, cùng với sự
phát triển của khoa học ngày càng phát triển
nên nhiều bà mẹ lựa chọn giới tính khi sinh
con (thường chọn con trai) nên có nhiều ý
kiến lo ngại về sự mất cân bằng giới tính
trong dân số, nhất là trong các độ tuổi trưởng
thành. Theo kết quả tổng điều tra dân số thời
điểm 01/4/2009, tỷ số giới tính (số lượng nam
giới trên 100 nữ giới) trên địa bàn tỉnh là 97,8
nam/100 nữ. Nghĩa là cứ 100 dân số nữ có
97,8 nam. Nói cách khác, dân số nữ chiếm
50,6%, dân số nam chiếm 49,4%. Như vậy
nếu xét trên tổng thể cơ cấu dân số chung của
tỉnh thì cơ cấu giới tính trên địa bàn tỉnh hoàn
toàn cân đối và phù hợp với xu thế chung.
Tuy nhiên nếu xét theo từng độ tuổi thì cơ cấu
giới tính có sự khác nhau.
Bảng 4. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 2009
Nhóm tuổi
Dân số (người) Tỷ số giới tính
(nam/100 nữ) Tổng số Chia ra Nam Nữ
Tổng số 1.123.116 555.371 567.745 97,8
Dưới 1 tuổi 19.081 10.041 9.040 111,1
Từ 1 đến dưới 5 tuổi 68.025 34.985 33.040 105,9
Từ 5 đến dưới 10 tuổi 78.437 40.305 38.132 105,7
Từ 10 đến dưới 20 tuổi 209.287 106.236 103.051 103,1
Từ 20 đến dưới 30 tuổi 224.315 113.850 110.465 103,1
Từ 30 tuổi trở lên 523.791 249.954 274.017 91,2
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
76
Đối với nhóm dưới 1 tuổi, tỷ số giới tính là
111,1 nam trên 100 nữ; đối với nhóm tuổi từ
1 đến dưới 5 tuổi tỷ số này là 105,9 nam trên
100 nữ; đối với nhóm tuổi từ 5 đến dưới 10
tuổi, tỷ số là 105,7 nam trên 100 nữ; nhóm
tuổi từ 10 đến dưới 20 tuổi tỷ số là 103,1 nam
trên 100 nữ; nhóm tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi
có tỷ số là 103,1 nam trên 100 nữ; nhóm tuổi
từ 30 tuổi trở lên có tỷ số là 91,2 nam trên
100 nữ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học thì tỷ số giới tinh khi sinh hoặc trong
cùng nhóm tuổi ở mức dưới 107 nam trên 100
nữ thì vẫn trong phạm vi cho phép, nếu như
từ 107 nam trở lên là mức có nguy cơ mất cân
bằng. Như vậy, nhóm tuổi từ 20 đến dưới 30
tuổi (độ tuổi kết hôn phổ biến) có tỷ số giới
tính là 103,1 nam trên 100 nữ thì sự mất cân
bằng giới tính chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên ở
nhóm tuổi dưới 5 tuổi thì tỷ số giới tính đã là
107 nam trên 100 nữ, trong đó, riêng nhóm
tuổi dưới 1 tuổi là 111,1 nam trên 100 nữ thì
đã bắt đầu xuất hiện nguy cơ mất cân bằng
giới tính.
So sánh kết quả này với kết quả tổng điều tra
dân số năm 1999 (bảng 5).
Theo kết quả tổng điều tra năm 1999, tỷ số
giới tính ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi là cao nhất
đạt 107 nam trên 100 nữ, đây là mức giới hạn
cho phép. Như vậy sau 10 năm, con số này đã
tăng đáng kể lên 111,1 nam trên 100 nữ
(2009). Các nhóm tuổi khác có sự thay đổi
nhưng không đáng kể.
Vấn đề cân bằng giới nếu chỉ tính trên phạm
vi một tỉnh, một địa phương thì chưa đầy đủ
mà thường được tính trên phạm vi của một
quốc gia. Tuy nhiên nếu như tỉnh nào, địa
phương nào cũng bị mất cân bằng giới tính thì
sẽ dẫn đến cả nước mất cân bằng giới tính.
Khi trong một đất nước cân bằng giới tính
không được đảm bảo thì sẽ dẫn đến hệ lụy rất
lớn. Bài học đó đã xảy ra ở một số nước, một
số vùng lãnh thổ trên thế giới mà điển hình là
Trung Quốc.
Phân bố dân cư
Phân bố dân cư theo lãnh thổ
Qua bảng số liệu trên nhận thấy dân số của
tỉnh phân bố không đều và có sự khác biệt lớn
giữa thành thị và nông thôn, vùng kinh tế -
địa lý. Do các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội có sự khác biệt theo lãnh thổ nên dân cư
của tỉnh tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã
và một số huyện phía nam của tỉnh, như thành
phố Thái Nguyên mật độ gấp hơn 3 lần mật
độ trung bình của tỉnh hay thị xã Sông Công,
huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình mật độ cũng
gấp hơn 1 lần mức trung bình của toàn tỉnh.
Ngược lại một số huyện như Võ Nhai, Định
Hoá dân cư tập trung thưa thớt, mật độ dân số
thấp. Qua đây, cần có chính sách đầu tư phù
hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện
còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh
tế xã hội, đó cũng chính là một trong những
biện pháp hữu hiệu để phân bố lại dân cư và
nguồn lao động trong tỉnh.
Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh diễn ra
khá nhanh, năm 1999 dân đô thị chỉ chiếm
21,8% thì đến năm 2009 đã tăng lên 25,5%
đứng thứ 22 cả nước và đứng đầu trong số các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Bảng 5. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 1999
Nhóm tuổi
Dân số (người) Tỷ số giới tính
(nam/100 nữ) Tổng số Chia ra Nam Nữ
Tổng số 1045906 521367 524539 99.4
Dưới 1 tuổi 15370 7947 7423 107.1
Từ 1 đến dưới 5 tuổi 70625 35823 34772 103.0
Từ 5 đến dưới 10 tuổi 117454 60304 57150 105.5
Từ 10 đến dưới 20 tuổi 250246 128109 122137 104.9
Từ 20 đến dưới 30 tuổi 193189 98287 94902 103.6
Từ 30 tuổi trở lên 399022 190867 208155 91.7
Nguồn Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
77
Bảng 6. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009
Phân theo đơn vị
cấp huyện
Diện tích
(km2)
Năm 1999 Năm 2009
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Toàn tỉnh 3526.2 1047800 297 1127430 320
Tp. Thái Nguyên 189.7 211661 1116 279710 1474
Thị xã Sông Công 83.64 43589 521 50000 598
Huyện Định Hoá 511.09 89622 175 86200 169
Huyện Phú Lương 369.33 102983 279 105250 285
Huyện Đồng Hỷ 457.75 111318 243 112970 247
Huyện Võ Nhai 840.1 60417 72 63950 76
Huyện Đại Từ 568.55 161871 285 158700 279
Huyện Phổ Yên 256.68 130651 509 137150 534
Huyện Phú Bình 249.36 135644 544 133500 535
Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê năm 1999 và 2009 của Cục Thống kê Thái Nguyên.
Gia tăng dân đô thị ngoài yếu tố gia tăng tự
nhiên thì chủ yếu do gia tăng cơ học, trong vòng
10 năm có khoảng 36 ngàn người nhập cư vào
khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư
trong các đô thị cũng không đều, chủ yếu tập
trung ở nơi có các trường chuyên nghiệp (thành
phố Thái Nguyên); hoặc các khu công nghiệp
(thị xã Sông Công), khu đô thị mới
Trong khi đó, khu vực nông thôn có sự dịch
chuyển ra khu vực ngoài thành thị và ra ngoài
tỉnh ngày càng lớn do nhu cầu học tập và công
việc, ước tính mỗi năm bình quân có khoảng 9
ngàn người xuất cư ra khỏi khu vực nông thôn.
Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số
đang có xu hướng dịch chuyển và phân bố lại.
Quá trình này cần có sự điều tiết của Nhà
nước để tránh sự mất cân đối và phá vỡ quy
hoạch, gây ra tác động xấu đến môi trường,
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn
Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá
nhanh, sau 10 năm dân số khu vực thành thị
tăng thêm khoảng trên 60 ngàn người. Với tỷ
lệ dân thành thị như trên, Thái Nguyên đứng
thứ 22 trong cả nước và đứng đầu các tỉnh của
vùng Trung du và miền núi phía Bắc về số
dân thành thị (bảng 7).
Sự chuyển biến trong phân bố dân cư theo hộ
gia đình
Năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 325.680
hộ dân cư, hộ nhà trọ, hộ nhà trọ sinh viên. So
với năm 1999 tăng thêm 87.943 hộ với mức
tăng bình quân là 3,1%/năm, cao hơn so với
cả nước (3,0%/năm). Tuy nhiên, tốc độ và
nhịp độ tăng số hộ không đều giữa các đơn vị
hành chính cấp huyện. Hầu hết các huyện có
tốc độ tăng số hộ thấp hơn trung bình của tỉnh
nhưng riêng thành phố Thái Nguyên và thị xã
Sông Công tăng rất cao, thành phố Thái
Nguyên tăng gấp 1,8 lần do đây là nơi tập
trung nhiều các trường chuyên nghiệp, các
khu công nghiệp, khu đô thị có sức hút lớn
hơn các nơi khác.
Bảng 7. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009
Năm 1999 Năm 2009
Tổng số (người) 1.047.800 1.127.430
Tỉ lệ dân thành thị (%) 21.81 79.19
Tỉ lệ dân nông thôn (%) 25.60 74.40
Nguồn: Xử lý từ số liệu tống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78
78
Về quy mô các hộ, nếu năm 1999, quy mô hộ
là 4,4 người thì sau 10 năm con số này đã
giảm 3.4 người/hộ, trong đó giảm mạnh nhất
là thành phố Thái Nguyên từ 4 người xuống
còn 2,9người/hộ. Trong các nhóm hộ theo
quy mô nhân khẩu nhận thấy nhóm hộ có từ 3
đến 4 người chiếm tới 53%, có thể nói đây là
quy mô mang tính phổ biến ở tất cả các địa
phương. Sau 10 năm quy mô các hộ lớn (trên
5-6 người trở lên)có xu hướng giảm, tăng quy
mô các hộ nhỏ và trung bình. Điều này một
mặt phản ảnh kết quả công tác vận động sinh
đẻ có kế hoạch với mô hình gia đình ít con,
mặt khác ở một mức độ nào đó đặc trưng cho
các hộ gia đình có việc làm thoát ly khỏi sản
xuất nông nghiệp như buôn bán, kinh doanh,
công chức...Đây cũng là một xu hướng phát
triển của xã hội, là sự thay thế của các gia
đình hiện đại với cơ cấu hạt nhân là bố, mẹ và
con cái thay cho kiểu gia đình truyền thống
với nhiều thế hệ chung sống (tam đại, tứ đại
đồng đường).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu dân số tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 1999 – 2009, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Tỷ số phụ thuộc (tổng số trẻ em và người
già bình quân cho một người trong độ tuổi lao
động, từ 15 đến 59) không ngừng giảm: Năm
1999 con số này là 0,63 đến năm 2009 xuống
còn 0,44. Đây là “cơ hội dân số vàng”, hay
“dư lợi dân số”, tức là mỗi người lao động
gánh nhẹ dần số người ăn theo, tạo điều kiện
tốt cho kinh tế quốc dân, kinh tế gia đình có
tiết kiệm để đầu tư phát triển.
- Cơ cấu dân số Thái Nguyên bắt đầu có biểu
hiện mất cân đối giới tính. Tỷ số giới tính (số
nam tương ứng với 100 nữ) thấp và không ổn
định (năm 1999 tỷ số là 99,4; năm 2009 là
97,8). Nhóm dưới 1 tuổi, tỷ số giới tính không
ngừng tăng, nghĩa là trẻ em trai ngày càng
nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi (năm
1999 là 107,1 và năm 2009 là 111,1).
- Phân bố dân cư không đều theo đơn vị hành
chính. Trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện,
24,7% dân số tập trung ở Thành phố Thái
Nguyên trong khi đó thành phố chỉ chiếm
5,4%diện tích. Trong khi đó, huyện Võ Nhai
chiếm tới 23,8% diện tích toàn tỉnh thì chỉ có
5,7% dân số.
- Tỷ lệ dân đô thị thấp: Theo Cục Thống kê,
đến năm 2009, tỷ lệ dân đô thị mới đạt 25.6%.
Nhiều huyện, tỷ lệ dân đô thị chưa đến 10%
như: Đại Từ 4,7%; Định Hoá 6,8%, Võ Nhai
5,4%, Phú Bình 5,5%... Như vậy, về đại thể,
Thái Nguyên vẫn là một tỉnh “tam nông”
(nông thôn, nông nghiệp và nông dân). Đây là
nguyên nhân tạo nên nhu cầu nhiều con và
cần có con trai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Xuân Trường.
Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành
phố Thái Nguyên thời kì 1989 – 1999. Đề tài
nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP – ĐH Thái
Nguyên, 2002.
[2]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống
kê tỉnh Thái Nguyên, 2009.
[3]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Kết quả tổng
điều tra dân số 1.4.1999 tỉnh Thái Nguyên, 1999.
[4]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Kết quả chủ yếu
tổng hợp từ tổng điều tra dân số và nhà ở
01/4/2009 tỉnh Thái Nguyên, 2009.
[5]. Website:
SUMMARY
CHANGE OF THE POPULATION OF THAI NGUYEN IN PERIOD OF 1999 - 2009
Tran Viet Khanh1*, Pham Thi Kim Duyen2
1Thainguyen University, 2Viet Bac High Schools
Thai Nguyen is a mountainous province. It is located in North – East of Vietnam. Thai Nguyen’s
population is ranked at the 33rd of all provinces in Vietnam and ranked at the 3rd of Midlle –
Mountainous provinces in the North of Vietnam. Thai Nguyen are being in a period of gold population
structure, with the workforce accounted for 69,3% of the population. That’s chances to develop socio-
economy but also are challenges that leaders and planners of the province need special attention to look
out. Based on analysis of population fluctuations in the period 1999 – 2009, the authors offer some
conclusions about the basic characteristics of the population of Thai Nguyen province.
Keywords: Population, Dynamic, Distribution, Increase, Thai Nguyen
*
Tel: 0912187118
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_dong_dan_so_tinh_thai_nguyen_thoi_ki_1999_2009.pdf