Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm
Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm
Dấu hiệu đầu tiên của thiếu dinh dưỡng thường không
đặc hiệu, thường là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng
trứng hoặc giảm tỷ lệ ấp. Nếu thiếu dinh dưỡng một cách
nghiêm trọng thì có thể gây ra những hội chứng đặc trưng
và sự thay đổi trong mô cơ có thể quan sát được. Khẩu phần cho gia cầm cần
cung cấp đủ khoáng và vitamin.
Khi gia cầm có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng thì phải bổ sung vào khẩu phần
thức ăn, nước uống các loại khoáng và vitamin bị thiếu theo chỉ định. Ngoài ra,
khi điều trị các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng việc bổ sung khoáng và
vitamin cũng cần thiết.
NGUYÊN NHÂN:
a.Nguyên nhân từ thức
ăn:
- Do không đủ vitamin, vì trong thức ăn công nghiệp người ta thường sử dụng
thức ăn dạng khô.
- Do qui trình chế biến thức ăn không thích hợp nên làm giảm đi hàm lượng các
chất có trong thức ăn.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm
Dấu hiệu đầu tiên của thiếu dinh dưỡng thường không
đặc hiệu, thường là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng
trứng hoặc giảm tỷ lệ ấp. Nếu thiếu dinh dưỡng một cách
nghiêm trọng thì có thể gây ra những hội chứng đặc trưng
và sự thay đổi trong mô cơ có thể quan sát được. Khẩu phần cho gia cầm cần
cung cấp đủ khoáng và vitamin.
Khi gia cầm có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng thì phải bổ sung vào khẩu phần
thức ăn, nước uống các loại khoáng và vitamin bị thiếu theo chỉ định. Ngoài ra,
khi điều trị các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng việc bổ sung khoáng và
vitamin cũng cần thiết.
NGUYÊN NHÂN:
a.Nguyên nhân từ thức
ăn:
- Do không đủ vitamin, vì trong thức ăn công nghiệp người ta thường sử dụng
thức ăn dạng khô.
- Do qui trình chế biến thức ăn không thích hợp nên làm giảm đi hàm lượng các
chất có trong thức ăn.
- Do dự trữ thức ăn không đúng qui cách.
b. Nguyên nhân do cơ thể:
Mỗi giống nhu cầu sản xuất khác nhau có nhu cầu vitamin, khoáng chất khác
nhau.Trong công tác nuôi dưỡng phải luôn chú ý đến điều này.
c.Do môi trường và sự quản trị đàn:
- Nuôi nhốt trong nhà thì dễ thiếu vitamin D hơn chăn thả ngoài trời.
- Nuôi trên lồng cần nhiều vitamin B12 hơn nuôi thả dưới nền.
- Nhiệt độ môi trường cao cần nhiều vitamin C hơn nhiệt độ bình thường.
CÁC BIỂU HIỆN KHI THIẾU KHOÁNG CHẤT:
* Khoáng đa lượng
- Calcium -Phosphorus (Ca, P): xương yếu, vẹo xương ở gia cầm non, vỏ trứng
mỏng, giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở, xốp xương.
- Magnesium (Mg) : co giật, chết đột ngột.
- Các nguyên tố điện giải: Na (sodium), K (Potassium), Cl (Chlor): ba nguyên tố
này có chức năng giữ cân bằng điện giải, ổn định pH của huyết tương và mô bào.
Thường bổ sung khi bị tiêu chảy, stress,..
* Khoáng vi lượng:
- Manganese (Mn) : biến dạng bộ xương, khớp xương chân phồng to trật khớp,
thường đứng bẹt 2 chân, 2 khớp xương chân chụm lại, đi lại khó khăn do đó trở
nên còi cọc. Vỏ trứng có những vết rạn chia ra các nhánh giống như chân chim, vỏ
trứng của vịt có sọc dưa.
- Sắt (Fe): thiếu máu, giảm năng suất.
- Đồng (Cu): thiếu máu, bộ xương phát triển không bình thường.
- Iodine (I) : sức sinh trưởng, đẻ trứng, tỷ lệ ấp nở giảm thấp. Rụng trụi lông, sự
mọc lông, thay lông rất chậm, sức đề kháng giảm.
- Kẽm (Zn) : khớp xương sưng phồng, đi lại khó khăn, lông xơ xác, còi cọc.
- Selenium (Se) : giảm tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra yếu.
BIỂU HIỆN KHI THIẾU VITAMIN:
* Vitamin tan trong dầu
- Vitamin A : giảm tỉ lệ đẻ, tỉ lệ ấp nở. Tích urate ống dẫn tiểu, bệnh đường tiêu
hóa xảy ra thường xuyên, viêm giác mạc, viêm kết mạc mắt nếu kéo dài dẫn đến
mù.
- Vitamin D3: vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, còi xương, xốp
xương, loãng xương, chậm lớn.
- Vitamin E : giảm khả năng sinh sản, viêm nhũn não, hoại tử thoái hóa cơ, tích
nước ngoài mô.
- Vitamin K : máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
* Vitamin tan trong nước
- Vitamin B1 (Thiamin) : giảm tính thèm ăn, viêm dây thần kinh đưa đến bại liệt.
- Vitamin B2 (Riboflavin) : rối loạn sự sinh trưởng của gia cầm non, ngăn cản sự
phát triển của phôi trong trứng.
- Vitamin B5 (Pantothenic acid) : viêm da, rụng lông, giảm thấp tỷ lệ ấp nở, giảm
sức sống gà con mới nở, giảm sinh trưởng trên gà con.
- Vitamin PP (Nicotinic acid) : tiêu chảy, sinh trưởng chậm, giảm tính ngon
miệng.
- Vitamin B6 (Pyridoxin) : giảm sinh trưởng, mất tính ngon miệng, cơ thể yếu, gây
co giật, giảm khả năng đẻ trứng và khả năng ấp nở. Đối với vịt trong giai đoạn
sinh trưởng thì gây thiếu máu nặng, các chi bị bại liệt và ra lông kém.
- Choline : chậm lớn, gan nhiễm mỡ, giảm sản lượng trứng, chân đứng không
vững.
- Vitamin B12 (Cobalamin): thiếu máu, chậm lớn, chết phôi, hiệu quả sử dụng
thức ăn kém.
- Folic acid : chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp
nở, ống dẫn trứng không co bóp.
- Vitamin H (Biotin): bong tróc lớp tế bào niêm mạc ở da bàn chân và da đầu, gan
và thận bị mỡ hóa, viêm nổi mụn quanh mỏ và da bàn chân. Trên vịt giống siêu
thịt cũng có hiện tượng viêm nổi ké ở dưới bàn chân.
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
- Cần xem xét lại các nguyên nhân gây thiếu vitamin và khoáng chất ở trên, tìm
biện pháp khắc phục hạn chế thiếu hụt.
- Bổ sung các chế phẩm có chứa vitamin, khoáng chất vào thức ăn hoặc nước uống
thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất. Sự bổ
sung này còn giúp cho gia cầm tăng cường sức đề kháng, chống stress. Sử dụng 1
trong các chế phẩm sau:
+PREMIX GÀ: trộn 1g/1-2 kg thức ăn.
+VITAMIN C-SOL: pha 1g/2 lít nước uống.
+ADE.B.Complex-C: pha 1 g/1lít nước uống.
+ADE Solution: pha 2g/1-2 lít nước uống.
+VITAMIN C-PLUS: 1 viên hòa tan vào 8 lít nước.
+B.COMPLEX-C: trộn 5g/1kg thức ăn.
+ELECTROLYTE: pha 1g/2 lít nước uống.
+ELECTROLYTE-C: pha 1g/1 lít nước uống.
+AMILYTE: pha 1 g/2 lít nước uống
+CALCIPHOS: trộn 5g/1 kg thức ăn.
+CALCIPHOS-C: 1 muỗng cà phê sản phẩm/5kg thức ăn.
+SG.CALCIVIT AD3E: pha 2g/1lít nước.
+MULTI-VITAMIN: pha 1g/1 lít nước.
+SELEN-E: pha 1g/1 lít nước
-Trường hợp gia cầm có biểu hiện bệnh do thiếu 1 trong các chất trên thì sử dụng
sản phẩm thích hợp để điều trị với liều dùng gấp đôi liều trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bệnh do chế độ dinh dưỡng ở gia cầm.pdf