Bao thanh toán trong nước
BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚC
OCB là một trong các Ngân hàng Việt nam đầu tiên cung cấp sản phẩm Bao thanh toán với 2 loại hình bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu . .
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bao thanh toán trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚC 1. Các khái niệm - Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán - Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. - Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng đêu là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối 2. Đối tượng khách hàng Các doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 3. Lợi ích Bao thanh toán mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng. Đối với doanh nghiệp bán hàng - Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản - Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm - Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ - Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào khoản vay Ngân hàng, không yêu cầu phải có tài sản đảm bảo - Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng 3. Lợi ích Đối với doanh nghiệp mua hàng - Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau - Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động - Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn - Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung vào một đầu mối là Ngân hàng 4.Quy trình bao thanh toán trong nước BÊN BÁN HÀNG BÊN MUA HÀNG NGÂN HÀNG BAO THANH TOÁN 1 6 8 2 4 5 9 10 13 3 6 7 11 12 4.Quy trình bao thanh toán trong nước Các bước thực hiện như sau: (1) Bên bán và bên mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa. (2) Bên bán đề nghị Ngân hàng bao thanh toán tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa. (3) Ngân hàng tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của bên mua. (4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ bên mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, Ngân hàng sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho bên bán hàng. (5) Ngân hàng và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. (6) Bên bán hàng và Ngân hàng cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho Ngân hàng. (7) Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho Ngân hàng. (8) Bên bán giao hàng cho bên mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. (9) Bên bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. (10) Ngân hàng ứng trước một phần tiền cho bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán. (11) Khi đến hạn thanh toán, Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ từ bên mua. (12) Bên mua thanh toán tiền hàng cho Ngân hàng. (13) Ngân hàng thu phần tiền ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên hàng. 5. Điều kiện để được bao thanh toán Khoản phải thu được Ngân hàng bao thanh toán phải phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa hợp pháp và trong hợp đồng phải có điều khoản chuyển nhượng khoản phải thu hoặc không có điều khoản chuyển nhượng khoản phải thu. 5. Điều kiện để được bao thanh toán Ngân hàng không thực hiện dịch vụ bao thanh toán đối với các khoản phải thu phát sinh từ: - Các giao dịch đang có tranh chấp - Các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi - Các hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày - Đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp - Đã quá hạn thanh toán trên hợp đồng mua bán hàng hóa 6. Mức ứng trước Phương Đông: Tối đa 80% khoản phải thu 7. Lãi suất bao thanh toán - ACB: Lãi bao thanh toán sẽ được tính trên số tiền ứng trước từ ngày ứng cho đến khi Ngân hàng nhận thanh toán từ bên mua hàng. - Eximbank: 0.95%/tháng (chưa bao gồm VAT) và Lãi bao thanh toán quá hạn bằng 1.5 lần lãi suất trong hạn ghi trong hợp đồng bao thanh toán. 8. Phí bao thanh toán ACB: Mức phí Mức phí tối thiểu Phí bao thanh toán 0.5% 500.000 đ Phí gia hạn 0.5% 500.000 đ Eximbank: 0.2% giá trị khoản phải thu được bao thanh toán. Tối thiểu 400.000 đ. VIB: Phí gia hạn 0.3%. Tối thiểu 500.000 đ 9. Hồ sơ bao thanh toán - Giấy đề nghị bao thanh toán (Mẫu của Ngân hàng) - Hồ sơ pháp lý của khách hàng - Hồ sơ về tài chính của khách hàng: Các báo cáo tài chính và Bảng thuyết minh. Hồ sơ về khoản phải thu đề nghị bao thanh toán (Bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng, Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Biên bản giao nhận hàng…) - Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu có): Tài sản đảm bảo không phải là điều kiện bắt buộc để bên bán hàng được Ngân hàng bao thanh toán - Các hồ sơ khác (nếu có) 10. Phương thức bao thanh toán - Bao thanh toán từng lần: là phương thức bao thanh toán mà Ngân hàng và Bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với từng khoản phải thu của Bên bán hàng. Bao thanh toán theo hạn mức: là phương thức bao thanh toán mà Ngân hàng và Bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu ý: Các ngân hàng hiện nay đang thực hiện dịch vụ bao thanh toán trên cơ sở có quyền truy đòi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao thanh toán trong nước.ppt