e). Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải
- Hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ dự án nâng cấp Quốc lộ 18 để mở rộng làn
đường và bảo đảm hành trình từ Móng Cái đến Hà Nội được thông suốt.
- Hỗ trợ đưa đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái trở thành cửa
ngõ của miền Bắc Việt Nam/ASEAN sang Trung Quốc.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt từ Phả Lại đi Yên Viên.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long để giảm
đáng kể thời gian đi lại, cải thiện điều kiện giao thông và kết nối giữa Quảng Ninh
và Vùng kinh tế phía Bắc.
- Cho phép Quảng Ninh cơ cấu dự án đầu tư hạ tầng bằng cách trao quyền
sử dụng đất cho nhà đầu tư hạ tầng trong một khoảng thời gian quy định như một
cơ chế khuyến khích đầu tư. Luật hiện hành yêu cầu nhà đầu tư hạ tầng phải tham
gia đấu giá để giành quyền sử dụng đất phục vụ mục đích phát triển thương mại.
f). Cơ sở hạ tầng về điện & nước
Đảm bảo nguồn cung điện và nước liên tục cho những khu vực chiến lược,
gồm có các khu công nghiệp ưu tiên và khu du lịch quan trọng.
g). Xúc tiến đầu tư
- Đưa các dự án ưu tiên của Quảng Ninh vào các triển lãm đầu tư quốc tế
và các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia để Quảng Ninh có mặt trong các tài liệu
truyền thông tập nhắm tới các nhà đầu tư tiềm năng.
- Đặt ưu tiên cao cho các dự án đầu tư tại Quảng Ninh để tỉnh được hưởng
những ưu đãi hiện có từ Chính phủ và đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng
điểm của Quảng Ninh (danh sách các dự án được nêu trong Phần VIII.1 (Danh
sách tổng hợp các giải pháp ưu tiên).
- Xây dựng các chính sách đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực cho Ban Xúc
tiến đầu tư của tỉnh và mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các cơ quan xúc
tiến đầu tư quốc gia.
h). Xây dựng thí điểm khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt
Tiếp tục hỗ trợ Quảng Ninh hoàn thành các đề xuất theo định hướng của
Thông báo 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề án “Phát triển kinh
tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và thí điểm
xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”.
235 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số giải pháp ưu tiên như sau:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện (bộ máy, con người lãnh
đạo..) để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Thu hút nhân tài có tay nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề
ngày càng tăng;
- Thu hút lao động nhập cư không có tay nghề từ các tỉnh lân cận để đáp
ứng nhu cầu phát triển việc làm đòi hỏi tay nghề thấp;
- Đào tạo sinh viên mới ra trường và người lao động có kinh nghiệm thông
qua các chương trình đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu được hình thành từ các vị
trí việc làm mới;
- Cải thiện hệ thống giáo dục đảm bảo sinh viên mới ra trường được trang
bị những kỹ năng phù hợp để có thể làm việc ngay mà không cần đào tạo thêm
nhiều;
- Nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động cho các công việc hiện tại thông
qua tăng năng suất lao động và năng lực;
- Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực để quản lý lực lượng lao
động một cách toàn diện.
212
Dưới đây trình bày chi tiết về các giải pháp.
a). Thu hút lao động có tay nghề
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ cần phải thu hút 80.000-130.000 lao
động có tay nghề trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
khác ngoài sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử (EMS), du lịch và thương mại sẽ là
các ngành cần nhân lực cho các vị trí công việc mới chiếm khoảng 45% tổng số
việc làm mới đòi hỏi có tay nghề. Ngành chế biến - chế tạo, giáo dục và dịch vụ tài
chính sẽ là các ngành đóng góp lớn vào việc tạo ra các việc làm đòi hỏi tay nghề
cao, chiếm khoảng 55%.
(2) Giải pháp
Tổ chức các sự kiện cho người tìm kiếm việc làm như hội chợ việc làm, lễ
tốt nghiệp ở trường đại học hay hội,... để thu hút nhân tài. Đưa thông tin về các
ứng viên nhân tài đã gặp gỡ tại các sự kiện này vào danh mục địa chỉ email, duy trì
liên lạc thường xuyên với những đối tượng quan tâm.
Hình thành Chương trình “Về với Quảng Ninh” nhằm khuyến khích các
nhân tài của tỉnh Quảng Ninh hiện đang sinh sống ở nơi khác quay trở về làm việc
ở quê nhà. Tỉnh có thể tiếp cận những đối tượng này bằng cách khuyến khích
người dân địa phương đăng ký địa chỉ email của bạn bè hoặc họ hàng hiện đang
sinh sống ngoài tỉnh Quảng Ninh. Các chương trình truyền thông chính có thể cập
nhật cho họ biết thông tin về những phát triển và cơ hội mới trong tỉnh và thu hút
họ quay trở lại tỉnh hoặc đầu tư vào tỉnh để nắm bắt những cơ hội này.
Tiếp cận gián tiếp thông qua các chương trình quảng cáo và lập một trang
web riêng về việc làm. Đăng quảng cáo trên báo quốc gia và vùng về những lợi ích
khi làm việc ở tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp giới thiệu quảng bá tới nhân tài có tay
nghề trên khắp cả nước. Lập một trang web riêng dành cho những nhân tài đang
tìm kiếm cơ hội tới Quảng Ninh làm việc. Trang web này cũng có thể lập một cổng
thông tin giúp những đối tượng quan tâm đặt câu hỏi cho cơ quan quản lý nguồn
nhân lực về những vấn đề liên quan tới việc chuyển về Quảng Ninh làm việc.
Để thu hút nhân tài chất lượng cao sẽ cần xây dựng các giải pháp phù hợp.
Nhân tài chất lượng cao sẽ chiếm 0,5% trong tổng số 130.000 vị trí việc làm đỏi
hỏi có tay nghề. Đối tượng này sẽ là những nhân tài hàng đầu như tiến sĩ, chuyên
gia đầu ngành trong lĩnh vực của họ và sẽ đảm trách các vị trí quản lý và lãnh đạo
nghiên cứu. Cơ chế khuyến khích như chế độ ưu đãi của Nhà nước trợ giá mua nhà
hoặc giảm thuế sẽ thu hút nhân tài trên toàn thế giới đồng thời phát triển môi
trường hấp dẫn để sinh sống và nuôi dưỡng gia đình.
Ngoài giải pháp tiếp cận và cơ chế khuyến khích, cần đảm bảo đưa ra các
quy định, định hướng khuyến khích nhập cư. Lao động nhập cư có tay nghề
thường đi cùng với gia đình, do đó cần bảo đảm lao động nhập cư dễ dàng tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản như người địa phương.
b). Thu hút lao động phổ thông
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Đến năm 2020 sẽ cần thu hút khoảng 140.000-190.000 lao động phổ thông
213
để đáp ứng nhu cầu. Tỉnh Quảng Ninh sẽ cần thêm khoảng 190.000 lao động phổ
thông trong đó 140.000-190.000 sẽ là lao động nhập cư. Các ngành sản xuất khác,
du lịch và thương mại sẽ là các ngành đóng góp lớn tạo ra việc làm không đòi hỏi
tay nghề, chiếm khoảng 60% toàn bộ việc làm mới không đòi hỏi tay nghề.
(2) Giải pháp
Có các quy định và đường lối chỉ đạo giúp bảo vệ quyền lợi người lao động
đồng thời tạo điều kiện cho các công ty có nhu cầu thông qua trả phí cho các tổ
chức dịch vụ việc làm trong nước để tuyển dụng lao động không có tay nghề.
Xây dựng các quy định mang tính định hướng và giám sát thực hiện nghiêm
túc các quy định của tỉnh cũng như các quy định của pháp luật để đảm bảo các
công ty có nhu cầu sử dụng lao động không có tay nghề đảm bảo quyền lợi của
người lao động và cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho người lao động.
c). Cung cấp các khóa học ngắn để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng cho
lao động tìm việc có tay nghề
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Chính quyền tỉnh sẽ cung cấp và hỗ trợ các khóa học ngắn hạn để thu hẹp
khoảng cách về kỹ năng trình độ của người lao động đang tìm kiếm việc làm mới.
Các tổ chức giáo dục tư nhân, trường đại học và trung cấp công lập hoặc các tổ
chức hợp tác công - tư cũng có thể cung cấp các khóa học này. Các công ty sẽ
tham gia tối đa có thể để phát triển và có khả năng tham gia giảng dạy các khóa
học này.
Các khóa học ngắn hạn này sẽ được tổ chức với những đặc điểm sau: Phù
hợp; Có khả năng sử dụng cao; Chi phí hợp lý; tạo sự khác biệt; Được quảng bá.
(2) Giải pháp
- Thu hút các cơ sở giáo dục tư có chất lượng cao:
Hỗ trợ về cơ chế, chính sách để khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo tại
Quảng Ninh như hợp lý hóa quy trình phê duyệt và thủ tục hành chính. Tiếp theo,
trao đổi với các tổ chức đào tạo chuyên ngành du lịch và nhà hàng, khách sạn tiêu
chuẩn quốc tế trong khu vực như từ Malaysia hay Singapore.
Cần giám sát chặt chẽ và ban hành các quy định để đảm bảo các cơ sở
giáo dục tư sẽ cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cho học viên và đảm bảo quyền lợi
của học viên.
- Tổ chức trường học hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP):
Hợp tác Nhà nước - tư nhân trong giáo dục là sự phối hợp giữa các công
ty tư nhân và trường đại học và dạy nghề công lập. Sự phối hợp này đáp ứng được
nhu cầu tuyển dụng của các công ty bằng cách nâng cao chất lượng nguồn lao
động. Các công ty có thể hỗ trợ điều chỉnh chương trình học hoặc cung cấp giảng
viên đào tạo. Ngược lại, các trường sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng, vốn và quản lý
chương trình. Các trường tiếp nhận hỗ trợ đào tạo từ các công ty và về lâu dài sẽ
xây dựng một chương trình đào tạo riêng và hiệu quả phù hợp với nơi làm việc.
Tỉnh xác định các ngành và công ty có ý định đào tạo hợp tác Nhà nước -
tư nhân. Đó là các ngành sẽ đòi hỏi mức độ đào tạo nhiều, vượt ngoài khuôn khổ
chương trình học truyền thống. Chính quyền tỉnh sẽ là cầu nối giữa các ngành với
214
các trường phù hợp để tổ chức chương trình, chẳng hạn như kết hợp giữa các
trường kỹ thuật với ngành sản xuất. Sau đó, có thể tổ chức chương trình với cam
kết ngắn hạn (2-10 năm) từ phía công ty. Về lâu dài, các trường học nên phát triển
chương trình học độc lập đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tư nhân.
- Nhà nước tổ chức các khóa học ngắn hạn: cơ quan quản lý nguồn nhân
lực sẽ phối hợp với các trường đại học và trung cấp nghề công lập, xác định trường
phù hợp để tổ chức chương trình và nhân rộng các khóa học. Các khóa học này đòi
hỏi ít đầu tư về thời gian và tài chính hơn các chương trình học của tư nhân và hợp
tác công tư.
d). Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Khuyến khích đào tạo tại nơi làm việc bằng cách hỗ trợ một phần trong thời
gian đào tạo cho nhân viên mới. Việc này sẽ cho phép các công ty bù đắp chi phí
do nhân viên mới không thể làm việc hoàn hảo ngay trong một vài tháng đầu tiên.
Toàn bộ các ngành đều đòi hỏi đào tạo tại nơi làm việc dưới hình thức thực tập và
làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, một số ngành có chi phí tuyển nhân viên mới
rất cao vì các kỹ năng này có tính chuyên môn và cần đào tạo trong thời gian dài.
(2) Giải pháp
Có các cơ chế khuyến khích cho những ngành đang gặp khó khăn trong việc
tuyển dụng nhân viên mới như hỗ trợ một phần lương trả nhân viên mới trong một
vài tháng đầu (Ngành sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử đang phải đối mặt với vấn
đề này do thường phải đào tạo nhân viên trong vòng 3-6 tháng trước khi họ có thể
làm việc và tạo ra giá trị).
Tỉnh có cơ chế khuyến khích hình thức đào tạo tại nơi làm việc khi đàm
phán với các công ty mới thành lập hoặc đang mở rộng để đảm bảo tuyển lao động
mới một cách thuận lợi.
Để tránh tình trạng công ty và người lao động tranh thủ lợi dụng chính sách
này, tỉnh sẽ không hỗ trợ toàn bộ lương cho công ty, đồng thời có quy định yêu
cầu người lao động hoàn trả lại toàn bộ số tiền được hỗ trợ nếu không tiếp tục
tham gia chương trình hoặc bỏ việc tại công ty.
e). Nâng cao tay nghề của lao động ở các vị trí hiện tại để tăng năng
suất lao động
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Về lâu dài, cần nâng cao tay nghề cho người lao động đang việc tại các vị
trí công việc hiện tại. Điều này sẽ cho phép nhân viên và công ty tăng năng suất
lao động, doanh thu và thu nhập.
(2) Giải pháp
Đảm bảo cung cấp đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn cho lao động đang giữ
các vị trí công việc hiện tại sẽ cho phép người lao động cải thiện kỹ năng và nâng
cao năng suất. Hầu hết các khóa học ngắn hạn cho các công việc mới cũng sẽ phù
hợp với người lao động đang giữ các vị trí công việc hiện tại. Do vậy, sẽ phải lập
kế hoạch bổ sung số lượng khóa học để đáp ứng nhu cầu của lao động đang không
có ý định đổi việc. Bên cạnh đó, về lâu dài cũng nên tổ chức thêm các khóa ngắn
215
hạn cho các vị trí trong lĩnh vực nông nghiệp. Chẳng hạn, lao động nông nghiệp sẽ
được đào tạo nâng cao tay nghề để hiện đại hóa quy trình trồng trọt.
f). Nâng cao hệ thống giáo dục
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Tỉnh Quảng Ninh sẽ xây dựng một hệ thống giáo dục đẳng cấp quốc tế để
đáp ứng nhu cầu của ngành và giúp đội ngũ lao động làm việc trong các vị trí như
mong muốn. Sinh viên mới ra trường thường ít gặp phải khó khăn về mặt kĩ năng
vì chương trình giáo dục và đào tạo công sẽ phù hợp với nhu cầu của ngành. Hiện
tại, các công ty luôn phàn nàn rằng người lao động thiếu các kỹ năng cần thiết và
họ cần phải đầu tư rất nhiều để đào tạo lao động mới tuyển.
(2) Giải pháp
Các trường công lập phối hợp chặt chẽ với ngành và IPA và các cơ quan
quản lý nguồn nhân lực để dự báo nhu cầu lao động và đào tạo; Tổ chức xin ý kiến
đánh giá của ngành về nhu cầu đào tạo trong quá trình xây dựng chương trình và
nội dung giảng dạy.
Lập các đầu mối cơ quan quản lý nguồn nhân lực để ngành và cơ sở giáo
dục có thể liên hệ với nhau nhằm trao đổi về nhu cầu đào tạo người lao động.
Khuyến khích các đơn vị tư nhân đóng góp nhiều hơn bằng cách đưa nhân sự
ngành vào Hội đồng của trường hoặc cung cấp giảng viên cho các khóa học. Ra
quy định bắt buộc các trường đại học và dạy nghề lấy ý kiến phản hồi của ngành
về tất cả các khóa học.
g). Giao cho một cơ quan quản lý nguồn nhân lực quản lý lực lượng lao
động một cách toàn diện
(1) Ý tưởng và cơ sở đưa ra giải pháp
Cơ quan quản lý nguồn nhân lực sẽ có trách nhiệm điều phối và giám sát
toàn bộ các giải pháp và vấn đề liên quan tới lao động. Ngoài việc giải quyết các
vấn đề thông thường như tranh chấp lao động, cơ quan này còn phải đảm bảo đáp
ứng các nhu cầu lao động của công ty và nâng cao chất lượng công việc của đội
ngũ lao động.
(2) Giải pháp
Cơ quan quản lý nguồn nhân lực sẽ đảm bảo lên kế hoạch nguồn cung lao
động đáp ứng được nhu cầu dự báo và giúp các công ty trong các vấn đề liên quan
đến tuyển dụng.
Bên cạnh đó, cơ quan này phải giám sát các chương trình đào tạo lao động
để đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết và nhu cầu của ngành. Xin ý kiến
của ngành và thúc đẩy trao đổi sẽ giúp các cơ sở này xây dựng chương trình dạy
nghề phù hợp. Đáp ứng đúng nhu cầu của ngành sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí.
Cơ quan quản lý nguồn nhân lực phải tham gia các sự kiện với người tìm
việc làm, xây dựng chương trình “Về với Quảng Ninh”, tiến hành quảng bá để thu
hút nhân tài cũng như triển khai các cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài chất
lượng cao. Cơ quan này cũng sẽ thúc đẩy điều chỉnh quy định như về nhà ở nhằm
đảm bảo quá trình nhập cư diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, cơ quan này cần phải
phối hợp với các sở ban ngành khác để đảm bảo người nhập cư không gặp phải các
216
vấn đề về an sinh xã hội như giáo dục và y tế.
1.3. Sử dụng đất
Để triển khai nhanh chóng các kế hoạch phát triển của tỉnh, quy hoạch sử
dụng đất hiện tại sẽ không có thay đổi nào lớn. Nhiệm vụ ưu tiên là đảm bảo phát
triển đất hiệu quả hơn theo phân bổ mục đích sử dụng nhằm đảm bảo công tác
triển khai những dự án ưu tiên sẽ không bị chậm trễ. Đề xuất về quy hoạch sử
dụng đất theo “Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)” được tóm tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 20- Tổng quan quy hoạch sử dụng đất của Quảng Ninh đến năm
Kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đến 2020
kỳ đầu đến 2015
TT Loại đất
Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích tự nhiên 610.235,31 100,00 610.235,31 100,00
1. Đất nông nghiệp 450.582,00 73,84 445.226,00 72,96
1.1. Đất trồng lúa 26.590,00 4,36 25.000,00 4,10
1.2. Đất trồng cây lâu năm 12.638,37 2,07 11.568,00 1,90
1.3. Đất rừng phòng hộ 126.646,00 20,75 129.000,00 21,14
1.4. Đất rừng đặc dụng 25.712,00 4,21 26.000,00 4,26
1.5. Đất rừng sản xuất 235.278,00 38,56 232.709,00 38,13
1.6. Đất thủy sản 22.588,00 3,70 23.772,00 3,90
2. Đất phi nông nghiệp 113.331,00 18,57 130.510,00 21,39
2.1. Cơ quan nhà nước và các tổ 225,27 0,04 235,70 0,04
chức
2.2. Đất quốc phòng 6.829,00 1,12 7.237,00 1,19
2.3. Đất an ninh công cộng 1.583,00 0,26 1.596,00 0,26
2.4. KCN 4.044,00 0,66 9.308,00 1,53
2.5. Đất mỏ 9.744,34 1,60 9.721,08 1,59
2.6. Hạ tầng 19.129,00 3,13 21.958,50 3,60
Trong đó:
Giao thông 10.152,99 1,66 11.313,37 1,85
Y tế 109,00 0,02 134,77 0,02
Giáo dục và đào tạo 860,00 0,14 1.032,00 0,17
2.7. Đất ở đô thị 7.143,93 1,17 8.069,00 1,32
3. Đất chưa sử dụng 46.322,31 7,59 34.499,31 5,65
217
Kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đến 2020
kỳ đầu đến 2015
TT Loại đất
Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ
(ha) (%) (ha) (%)
4 Đất đô thị 123.659,00 20,26 131.636,00 21,57
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 36.732,00 6,02 36.732,00 6,02
6 Đất khu du lịch 11.531,00 1,89 14.939,00 2,44
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường
2. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ
Các giải pháp khoa học công nghệ thích hợp là công cụ quan trọng giúp
Quảng Ninh đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng phát triển kinh
tế xã hội đặt ra.
.1. ịnh hướng chung
Các giải pháp khoa học công nghệ hướng vào:
2.1.1. Bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị
Thu hút các ngành công nghiệp và công đoạn sản xuất giá trị sản phẩm
công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao như: thu hút đầu tư vào các
nhà máy lắp ráp và đóng gói hàng điện tử quy mô lớn; mở rộng ngành chế biến
thực phẩm để hỗ trợ chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi ở quy mô
công nghiệp; sản xuất nhiệt điện và khai thác than bằng công nghệ sạch hơn. Các
hoạt động sản xuất này yêu cầu công nghệ sạch hơn, năng suất cao hơn và góp
phần nâng cao tay nghề kỹ thuật đối với nhân lực địa phương.
2.1.2. Tăng năng suất và hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội hiện tại
theo hướng phát triển bền vững
Đẩy mạnh ứng dụng và cải tiến khoa học công nghệ thay vì tăng lao động
cơ học, vốn và tài nguyên thiên nhiên như áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại
có thể tăng sản lượng nông nghiệp thay vì tăng lực lượng lao động hay diện tích
canh tác; công nghệ internet có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và kết
nối hiệu quả với khách hàng; giải pháp chính quyền điện tử sẽ nâng cao hiệu quả
của chính quyền nhờ giảm bớt thời gian trình nộp và xử lí hồ sơ.
2.1.3. Cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và nâng cao mức sống với chi phí
thấp
Áp dụng giải pháp dựa trên công nghệ như các trạm y tế di dộng, tổng đài y
tế và các lớp học điện tử sẽ giúp Quảng Ninh cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục
cho người dân với chi phí hoạt động thấp hơn, đồng thời phục vụ được nhiều nhóm
dân cư, kể cả tại vùng sâu vùng xa, chỉ cần nơi đó có internet hay điện thoại. Tất
nhiên, những dịch vụ này cần được hỗ trợ bằng các dịch vụ y tế giáo dục trực tiếp
chất lượng cao.
2.1.4. Bảo vệ môi trường hiệu quả hơn
Ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các quá trình sản xuất
218
kinh doanh nhằm giảm thiểu được tác động tiêu cực lên môi trường như: vận tải
than bằng băng chuyền kín để ngăn chặn bụi, áp dụng kỹ thuật đốt than hiệu quả
cao trong các nhà máy nhiệt điện để cắt giảm lượng khí thải
2.2. Một số chương trình khoa học công nghệ cụ thể:
2.2.1. Các chương trình nghiên cứu khoa học tự nhiên:
- Điều tra cơ bản, khảo sát nghiên cứu các nguồn tài nguyên (biển, nước,
đất, lâm nghiệp, ngư nghiệp);
- Các giải pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên;
- Khảo sát các nguồn gien quý và xây dựng chính sách khai thác;
- Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm.
- Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường bằng
cách phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ hoạt động phát triển kinh tế -
xã hội.
2.2.2. Các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội:
- Nghiên cứu mô hình kinh tế, mô hình nông thôn mới;
- Nghiên cứu các biện pháp, chính sách giảm nghèo;
- Nghiên cứu, đánh giá tác động tiêu cực của hiện đại hóa và đô thị hóa tới
sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh; các giải pháp cơ chế chính
sách để khắc phục những tác động này
2.2.3. Các chương trình khoa học công nghệ trong phát triển công nghiệp:
- Thành lập các công ty khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm
công nghệ cao, đặc biệt những sản phẩm nằm trong danh mục ưu tiên.
- Hình thành các trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ ngành than và
bảo vệ môi trường, trung tâm y học hạt nhân.
- Các biện pháp chính sách bao gồm:
Ban hành những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các nhà máy nhiệt điện than
mới và ngành khai thác than nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Khuyến khích đầu tư vào những ngành công nghệ cao phù hợp với tỉnh
như EMS (như đã nêu trong Mục III.2.3 công nghiệp chế biến, chế tạo); chế biến
thực phẩm công nghệ cao phục vụ nuôi trồng thủy sản và nuôi lợn quy mô công
nghiệp áp dụng những phương thức ít có tác động tới môi trường.
2.2.4. Các chương trình khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp
và nông thôn:
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản;
- Hiện đại hóa nông nghiệp bằng sản xuất quy mô lớn các sản phẩm giá trị
cao;
- Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các trung tâm ươmg tạo
công nghệ cao phục vụ nông-lâm-thủy sản. Một dự án ưu tiên là triển khai mô hình
“trang trại khép kín” đã nêu trong phần Xây dựng nông thôn mới nhằm tăng sản
219
lượng và thu nhập cho người nông dân.
2.2.5. Các chương trình khoa học công nghệ trong ngành dịch vụ:
- Áp dụng các phương thức vận tải đường biển, đường bộ, đường không
sạch hơn (Vận tải - Kho vận);
- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ tài chính, các biện pháp kiểm tra, các
rào cản kỹ thuật (Thương mại);
- Nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của ngành du lịch Quảng Ninh liên quan
đến các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh (Du lịch).
- Nghiên cứu sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong quảng bá du
lịch, như xây dựng một trang web tầm cỡ quốc tế quảng bá về tiềm năng du lịch và
đầu tư của Quảng Ninh phục vụ các hoạt động kinh doanh và xúc tiến du lịch
2.2.6. Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
- Khuyến khích doanh nghiệp và người dân Quảng Ninh sử dụng Internet
như một công cụ để tiếp cận khách hàng và tri thức;
- Ưu tiên đầu tư và thực hiện các dịch vụ chính quyền điện tử.
2.2.7. Các chương trình, giải pháp khác
- Thực hiện các giải pháp dựa vào công nghệ trong cung cấp dịch vụ y tế
và giáo dục (xem phần Xây dựng nông thôn mới). Các giải pháp này sẽ tạo ra nhu
cầu về một tầng lớp lao động có tri thức mới, giúp thế hệ trẻ Quảng Ninh có thêm
các lựa chọn nghề nghiệp.
- Tập trung nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời
sống, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên
cứu khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, gắn nghiên cứu với
sản xuất, phát triển năng lực và chuyển giao công nghệ
- Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong điều tra khảo sát, đánh
giá và sử dụng tài nguyên nhiên liệu.
- Tăng cường sự hợp tác với các địa phương trong nước, với quốc tế nhất
là các nước trong khu vực và các nước tiên tiến có tiềm lực khoa học công nghệ
cao nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ trọng điểm của
tỉnh
3. Nhóm giải pháp về hợp tác vùng, quốc gia và quốc tế
Tăng cường hợp tác với các tỉnh khác, vùng khác và quốc gia khác là một
ưu tiên quan trọng cho Quảng Ninh để khai thác các lợi thế cạnh tranh của tỉnh và
mở rộng thị trường cũng như thu hút đầu tư, chuyên môn và nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
3.1. Hợp tác vùng và quốc gia
Quan hệ hợp tác của Quảng Ninh với Hải Phòng, Hà Nội, các tỉnh lân cận
và các vùng của Việt Nam vừa để bảo đảm phát triển theo đúng các chiến lược của
vùng (đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ và ĐBSH) và của quốc gia, vừa có vai trò
cốt yếu trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
220
Quảng Ninh.
3.1.1. Hợp tác với Hải Phòng
Quảng Ninh có những yếu tố phát triển mang tính hỗ trợ, tạo ra nhiều cơ
hội tăng cường hợp tác, liên kết với Hải Phòng. Dưới đây là một số lĩnh vực ưu
tiên cho mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh và Hải Phòng:
- Nâng cấp đường bộ từ Hạ Long đi trung tâm Hải Phòng và sân bay Cát
Bi để giảm thời gian đi lại giữa Quảng Ninh – Hải Phòng, bao gồm thời gian du
khách đi từ sân bay Cát Bi đến Quảng Ninh.
- Phát triển KCN Đầm Nhà Mạc ở thị xã Quảng Yên gắn với cảng Lạch
Huyện và KCN Đình Vũ của Hải Phòng (bên kia sông Bạch Đằng).
- Phát triển cảng Tiền Phong hỗ trợ cảng Lạch Huyện, bao gồm cung cấp
các phương tiện vận tải và kho vận như nhà kho, đóng gói và lưu giữ hàng hóa.
- Phát triển các tour du lịch kết hợp quần thể Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử
Long, đảo Cát Bà.
HÌNH 54
Cơ hội phối hợp phát triển các khu du lịch và công nghiệp giữa Quảng
Ninh và Hải Phòng
Các khu du lịch Cát
Bà – Vịnh Hạ Long
KCN Đầm Nhà – Vịnh Bái Tử Long
Mạc– Đình Vũ
Cat Bi
airport
3.1.2. Hợp tác với Hà Nội
Quảng Ninh có thể hợp tác với Hà Nội để thu hút đầu tư và lao động tay
nghề cao. Hà Nội có thể giúp Quảng Ninh trong công tác giáo dục đào tạo và
chuyên môn về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Dưới
đây là một số lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa Quảng Ninh và Hà Nội:
- Nâng cấp Quốc lộ 18 đi Hà Nội và sân bay Nội Bài để thu hút du lịch,
xúc tiến thương mại và phát triển du lịch. Trong tương lai, xây dựng đường cao tốc
221
Hạ Long - Hà Nội để rút ngắn thời gian di chuyển hơn nữa.
- Nâng cấp đường sắt từ Cái Lân đi Yên Viên (Hà Nội) để cung cấp một
lựa chọn giao thông hiệu quả.
- Phát triển các sản phẩm du lịch hỗ trợ bao gồm Hà Nội, Nhà Trần (Đông
Triều), Yên Tử và Vịnh Hạ Long.
3.1.3. Hợp tác với các tỉnh lân cận và các vùng còn lại của Việt Nam
Đối với vùng KKTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH và các vùng còn lại của Việt
Nam, định hướng hợp tác của Quảng Ninh là khai thác các lợi thế cạnh tranh của
tỉnh trong tạo việc làm và kết nối. Cụ thể là:
- Là trung tâm dịch vụ và công nghiệp, Quảng Ninh có thể tạo việc làm và
cung cấp đào tạo nhân lực cho lao động từ các tỉnh khác.
- Quảng Ninh có thể cung cấp dịch vụ cảng biển cho các tỉnh lân cận ở
vùng đông bắc Việt Nam (như Lạng Sơn, Bắc Giang) ở gần Quảng Ninh hơn so
với Hải Phòng.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng theo Chương trình hợp tác
với các địa phương; đặc biệt chú trọng hợp tác phát triển về giao thông vận tải tạo
điều kiện kết nối phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh;
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khu vực giáp ranh.
- Đối với tất cả các tỉnh miền nam và miền trung, Quảng Ninh có thể cung
cấp tuyến kết nối với Trung Quốc qua Móng Cái.
3.2. Hợp tác quốc tế
Quan hệ hợp tác quốc tế của Quảng Ninh phải gắn với các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội trong thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, xúc tiến du lịch
và mở rộng thị trường xuất khẩu. Quảng Ninh đã có quan hệ hợp tác truyền thống
với các tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam (Trung
Quốc) và Gang Won (Hàn Quốc). Gần đây tỉnh đã mở rộng mạng lưới hợp tác
quốc tế với Hong Kong, Macao, Quảng Đông (Trung Quốc) và Nhật Bản và một
số quốc gia khác. Trung Quốc vẫn là đối tác FDI hàng đầu của Quảng Ninh, kế
tiếp và Hàn Quốc và Nhật Bản là những đối tác tiềm năng nhất.
Định hướng phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của Quảng Ninh như sau:
- Phát huy các quan hệ vốn có giữa tỉnh Quảng Ninh với các đối tác miền
Tây Nam Trung Quốc, các địa phương thuộc Hàn Quốc.
- Mở rộng hợp tác với những đối tác khác nhau như: Hong Kong, Macau,
Trùng Khánh (Trung Quốc), các địa phương thuộc diễn đàn Du lịch đông Bắc Á;
các đối tác truyền thống thuộc CHDCND Lào.
- Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh và Nhật Bản, Hàn Quốc.
Các ưu tiên hợp tác quốc tế của Quảng Ninh bao gồm:
3.2.1. Hợp tác với Quảng Tây và các tỉnh khác của Trung Quốc
Với dân số đông và nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, Quảng Tây và các
tỉnh khác của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường thương mại, sản xuất
và du lịch của Quảng Ninh và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn của tỉnh.
Trọng tâm hợp tác toàn diện và lâu dài với Quảng Tây và các tỉnh lân cận
222
thuộc miền Nam Trung Quốc (bao gồm các tỉnh: Quảng Đông, Hải Nam, Vân
Nam, Hồng Kông và Ma-cao, Phúc Kiến và thành phố Trùng Khánh) là khu vực
có quy mô dân số lớn và kinh tế đang trên đà phát triển mạnh tạo ra nhiều cơ hội
thị trường. Trước mắt tập trung vào nắm bắt cơ hội hợp tác kinh tế với Khu tự trị
dân tộc Choang – Quảng Tây theo 3 hướng:
(1). Hợp tác xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái – Đông
Hưng. Hiện tại tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án xây dựng khu kinh tế Móng
Cái - Đông Hưng.
(2). Hợp tác về khai thác du lịch, thương mại và đầu tư: Nghiên cứu đầu tư
xây dựng các điểm mua sắm, tắm biển (như đã trình bày trong Mục VII.3); xây
dựng Móng Cái trở thành Khu hợp tác kinh tế biên giới; thu hút nhà đầu tư Trung
Quốc vào thực hiện một số dự án tại Quảng Ninh.
(3). Hợp tác địa phương khác của Trung Quốc theo trình tự ưu tiên về địa lý
và trên cơ sở khai thác các thế mạnh của đối tác.
Để đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, kiến nghị với Trung Ương cho phép
thực hiện một số nội dung sau: Miễn visa hoặc cấp giấy thông hành trong ngày cho
du khách Trung Quốc vào Việt Nam một khoảng cách nhất định từ biên giới hai
nước; Kiến nghị để Móng Cái trở thành nơi xuất nhập cảnh cho mọi hoạt động
biên mậu trên bộ của vùng KTTĐ Bắc Bộ; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao
tốc Hạ Long – Vân Đồn - Móng Cái; Phát triển cảng Hải Hà khi đã có chính sách
quan hệ hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc (Hiệp định Thương mại tự do
Trung Quốc – ASEAN) và chỉ với điều kiện đã có những nhà đầu tư lớn đầu tư
vào KCN Cảng biển Hải Hà.
3.2.2. Hợp tác với các nước ASEAN
- Tận dụng Móng Cái làm cửa ngõ giữa Trung Quốc và ASEAN để xây
dựng các chiến lược thương mại và du lịch phù hợp với Hiệp định CH-AFTA và lộ
trình hợp tác giữa các nước ASEAN với Việt Nam.
- Khai thác khoảng cách địa lí gần gũi, thỏa thuận thương mại tự do,
chương trình miễn visa và vị trí là cửa ngõ sang Trung Quốc để thu hút đầu tư và
du khách từ các nước ASEAN (các nước ASEAN, đặc biệt là Malaysia, Thái Lan,
Indonesia và Singapore có thể đóng góp lượng du khách bình dân châu Á đáng kể
cho Quảng Ninh)
- Đẩy mạnh hợp tác với Lào và trở thành cửa ngõ ra biển và thế giới cho
các tỉnh miền đông bắc của Lào.
3.2.3. Hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng khác
- Mặc dù đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc tại Quảng Ninh còn thấp
(trong 3 năm qua chỉ có một dự án FDI của Hàn Quốc trị giá 1 triệu USD và không
có dự án FDI nào của Nhật), hai nước này hiện nay đang là những nhà đầu tư lớn
nhất ở Việt Nam.
- Tiếp tục tập trung hoạt động xúc tiến đầu tư vào các nước tiềm năng cao,
đặc biệt cho những dự án được quy hoạch trong các Đặc khu kinh tế. Nâng tầm
hợp tác với Nhật Bản để tranh thu thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các
chương trình dự án phát triển của tỉnh.
223
- Làm việc với các tỉnh khác trong vùng cũng như với Trung ương để thu
hút du khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến thăm vùng Đồng bằng sông Hồng và
vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bởi những đối tượng du khách này nằm trong
phân khúc cao cấp.
3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương
- Tăng cường nỗ lực mời các chuyên gia quốc tế tham gia từ đầu trong quá
trình lập hồ sơ và tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của UNESCP để thực hiện mục
tiêu đưa Yên Tử được công nhận là Di sản Thế giới trước năm 2015.
- Chủ động đáp ứng những tiêu chí tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà
tài trợ (như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Ngân hàng Tín dụng và tái
thiết Đức (KfW), Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO)) để tăng sức cạnh tranh như xây dựng hệ thống quản trị tốt, hệ thống
báo cáo minh bạch và sẵn sàng đầu tư đối ứng. Xác định những dự án cụ thể trong
các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức này và chủ động tiếp cận xin hỗ trợ vốn và kỹ
thuật.
- Những lĩnh vực khác cần được tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ bao gồm quản
lí và phát triển rừng nơi các quốc gia như New Zealand và Australia đang tích cực
tìm kiếm đối tác phát triển; nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp nơi các nước
như Na-uy và New Zealand được công nhận là những nước dẫn đầu về công nghệ.
3.2.5. Quảng bá du lịch trên các thị trường nước ngoài
Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch Việt Nam để bảo đảm sự nhất quán
với các chiến dịch du lịch quốc gia gắn Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long vào chương
trình quảng bá tích cực trong các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế.
4. Thành lập ơn vị Thực hiện để triển khai các ưu
tiên phát triển
Quy hoạch tổng thể đã xác định nhiều giải pháp giúp thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Quảng Ninh. Công tác thực hiện trong
hệ thống Nhà nước không phải là điều dễ dàng, trong khi đó lại có rất nhiều thách
thức to lớn.
4.1. hó khăn và hạn chế trong thực hiện quy hoạch
- Thiếu giám sát hiệu quả công việc và đánh giá kết quả theo chỉ tiêu đặt
ra:
Có rất nhiều hoạt động đang diễn ra trên toàn tỉnh, nhưng không có
phương pháp đồng bộ giúp đo lường hiệu quả công việc và đảm bảo các hoạt động
đóng góp hiệu quả cho các ưu tiên về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Quảng
Ninh.
Những chính quyền có năng lực thực hiện hiệu quả nhất thường tích cực
theo dõi kết quả hàng tháng và nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khúc
mắc trong quá trình triển khai.
- Thiếu năng lực điều phối: hiện tại Quảng Ninh đã có nhiều cơ quan ban
ngành cùng chịu trách nhiệm thực hiện các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh như đối với hoạt động xuc tiến đầu tư (Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư (IPA),
224
Ban Quản lí các khu kinh tế Quảng Ninh, Ban Nông thôn mới và Trung tâm thông
tin và xúc tiến du lịch đều thực hiện xúc tiến và thu hút vốn FDI). Công tác điều
phối giữa các cơ quan ban ngành sẽ phải được nâng cao hơn nữa để đảm bảo đem
lại thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư và người dân Quảng
Ninh khi đến làm việc với chính quyền và củng cố đáng kể công tác thực hiện các
dự án phát triển thông qua tăng cường điều phối và chia sẻ nguồn lực (nhân lực và
tài lực).
- Thiếu tư duy thực hiện: Quảng Ninh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc
ban hành những chính sách tốt nhưng khâu triển khai những chính sách này lại
chưa đạt được thành công. Chính quyền tỉnh cần từng bước thay đổi căn bản từ tư
duy chú trọng vào công tác xây dựng chính sách sang tư duy chú trọng hiện thực
hóa những chính sách đó. Để thực sự tạo ra sự chuyển đổi kinh tế xã hội trong tỉnh,
Quảng Ninh sẽ cải tổ căn bản từ tư duy ban hành chính sách sang tư duy thực hiện
chính sách kịp thời và hiệu quả.
4. . ịnh hướng
4.2.1. Mục tiêu
Thành lập Đơn vị Thực hiện với nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng là bảo đảm
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh sẽ bảo đảm Đơn vị
Thực hiện có bộ máy lãnh đạo tâm huyết, cơ cấu cán bộ đủ năng lực phù hợp và
xây dựng cơ chế quản lý mạnh và độc lập để Đơn vị Thực hiện trở thành động lực
thực hiện toàn bộ công cuộc chuyển đổi tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh sẽ tập trung vào công tác thực hiện Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, sẽ bao gồm các trụ cột sau đây:
- Xác định và truyền thông rõ ràng về vai trò của chính quyền tỉnh trong
việc thực hiện Quy hoạch tổng thể.
Xây dựng chính sách và đường lối chỉ đạo rõ ràng.
Hỗ trợ thực hiện: chủ động hỗ trợ và hướng dẫn các sở ban ngành bảo
đảm thực hiện hiệu quả các chính sách và đường lối chỉ đạo.
Bảo đảm tuân thủ và có các biện pháp khắc phục khi cần thiết.
- Ưu tiên các dự án cần nguồn vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước
bằng cách đưa Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và Ban Quản lý các Khu kinh tế vào
thành phần thực hiện cốt lõi.
- Triệt để tái cơ cấu các dự án hạ tầng để đảm bảo hấp dẫn và có hiệu quả
kinh tế với các nhà đầu tư bên thứ ba.
- Thu hút và hỗ trợ các lãnh đạo chuyên trách, những người có năng lực
thực hiện để chuyển dịch từ tư duy chỉ cần ban hành chính sách tốt sang tư duy
thực hiện và giám sát kết quả thực hiện những chính sách đó.
4.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Đơn vị thực hiện được
định hướng như sau:
Có nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng: Đơn vị thực hiện có nhiệm vụ rõ ràng –
giám sát thực hiện khoảng 4-6 ưu tiên quan trọng nhất được thống nhất và nhận sự
hỗ trợ cụ thể và tích cực từ phía lãnh đạo.
225
Lãnh đạo tâm huyết và có năng lực xuất sắc: lãnh đạo Đơn vị thực hiện
là những người có uy tín, có thành tích thực hiện đạt kết quả tốt (không chỉ ban
hành chính sách), cam kết 100% sẽ thực hiện và có nhiệt huyết/dũng khí để thực
hiện nhiệm vụ. Người lãnh đạo lý tưởng hiểu biết về phương thức làm việc của
Nhà nước, đồng thời có quan hệ tốt với các đơn vị tư nhân.
Có các cán bộ có năng lực phù hợp lấy từ nhiều nguồn đa dạng: nhân
lực của Đơn vị Thực hiện là sự kết hợp hoàn hảo giữa những người từ các cơ quan
Nhà nước và các đơn vị tư nhân, có tư chất thông minh, năng động trong giải quyết
vấn đề, có kỹ năng thuyết phục tốt, quyết tâm tạo ra thay đổi và quyết tâm thực
hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả và thành công.
Cơ chế quản lý mạnh: Đơn vị thực hiện áp dụng cơ cấu tổ chức và vận
hành linh hoạt, có thể thành lập trong thời gian ngắn, mỗi vị trí được tuyển dụng
đều có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng. Quan trọng nhất là Đơn vị thực hiện có thẩm
quyền làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao nhất của tỉnh để đảm bảo khả năng
ra quyết định và hành động nhanh chóng.
Công cụ và nguồn số liệu: Đơn vị thực hiện sử dụng các công cụ và
phương pháp đơn giản nhưng đảm bảo triển khai hiệu quả trong việc phân tích số
liệu, quản lý công tác thực hiện và gỡ bỏ rào cản, ví dụ như bảng tổng hợp tiến độ
triển khai hay biên bản mẫu thảo luận giải quyết vấn đề. Các công cụ và phương
pháp này cũng bao gồm các cuộc họp hàng tháng do lãnh đạo cấp cao chủ trì và
đánh giá hiệu quả công việc mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo giám sát tiến độ chặt chẽ
và kịp thời tháo gỡ khúc mắc.
- Năm đề xuất chiến thuật thực hiện các giải pháp ưu tiên (thể hiện trong
hình dưới đây).
226
HÌNH 55
Quảng Ninh sẽ thành lập Đơn vị Thực hiện để bảo đảm thực hiện các giải
pháp ưu tiên
Có ưu tiên và nhiệm vụ rõ ràng
Báo cáo trực tiếp lên Bí thư Tỉnh ủy và Tỉnh ủy với thẩm quyền:
ả ▪ giám sát và báo cáo về tiến độ thực hiện các giải pháp chính,
▪ chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành chính để giải quyết nhanh
t qu t
ế ▪ điều phối giải quyết các vấn đề đa chức năng thông qua liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành
K thực hiện và các bên liên quan bên ngoài.
Lãnh đạo cam kết và có Tổ công tác có năng Cơ cấu quản trị mạnh Công cụ thực hiện và số liệu
năng lực xuất sắc lực phù hợp và đa ▪ Phối hợp chặt chẽ và ▪ Cơ sở dữ liệu gồm những
ợ ▪ Người có kinh nghiệm dạng: giám sát việc thực thông tin chính để theo dõi và
tr thực hiện những dự án ▪ Các phẩm chất chính: hiện của những cơ giám sát hiệu quả thực hiện,
ỗ phức tạp, giải quyết vấn đề một quan ban ngành liên ▪ Hàng tháng họp giải quyết
▪ Am hiểu và có kinh cách sáng tạo, quyết quan chính. vấn đề với lãnh đạo cao nhất,
tâm cao, ▪ 3 cơ quan thực hiện ▪ Tổ chức hội thảo nâng cao
ng h ng nghiệm làm việc với cả
ầ ▪ Tuyển từ nguồn nội bộ chính bao gồm Ban năng lực cho tổ công tác và
t khu vực công và khu
hoặc tuyển ngoài. Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu các cơ quan thực hiện, VD:
ạ
vực tư ▪ Chế độ khuyến khích: tư, Ban Phát triển – Chương trình tư vấn với
H
nâng bậc lương, được Nông thôn mới và Ban lãnh đạo để làm quen với
công nhận và tiếp xúc Phát triển Du lịch cách làm việc của chính
với lãnh đạo cao nhất, quyền,
cơ hội thăng tiến vượt – Đào tạo hàng tháng và
cấp hàng quí các kỹ năng
chính như truyền thông,
giải quyết vấn đề
Xác định ưu tiên và nhiệm vụ rõ ràng cho Đơn vị thực hiện bằng cách
thiết lập tuyến báo cáo trực tiếp lên UBND tỉnh, làm việc trực tiếp với Chủ tịch
UBND, Bí thư Tỉnh ủy và các lãnh đạo cao cấp khác trong tỉnh.
Đơn vị Thực hiện sẽ có thẩm quyền rõ ràng trong việc giám sát và báo
cáo tiến độ thực hiện các giải pháp chính, chủ động giải quyết các vấn đề phát
sinh, phối hợp với các sở ban ngành để giải quyết. Đơn vị Thực hiện sẽ điều phối
giải quyết các vấn đề liên ngành thông qua liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, các
sở ban ngành thực hiện và các bên liên quan.
Bổ nhiệm lãnh đạo có tâm huyết và có năng lực xuất sắc: là người giàu
kinh nghiệm thực hiện những dự án phức tạp, am hiểu và có khả năng làm việc với
cả cơ quan Nhà nước và các đơn vị tư nhân.
Thu hút và tuyển dụng tổ chuyên trách có năng lực phù hợp và đa dạng:
các ứng viên cần có những phẩm chất như khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo,
quyết tâm cao, có năng lực thực hiện, nhiều kinh nghiệm làm việc với cơ quan Nhà
nước và/hoặc các đơn vị tư nhân, sẵn sàng tạo ra sự khác biệt. Ưu tiên tuyển “đúng
người đúng việc”, nghĩa là sắp xếp vị trí phù hợp với kinh nghiệm và trình độ của
cán bộ. Có thể tuyển từ nguồn nội bộ hoặc tuyển ngoài. Chế độ khuyến khích cho
những nhân tài này phải đảm bảo hấp dẫn và nổi trội để có thể thu hút được những
cá nhân “tinh hoa”, như nâng bậc lương, được ghi nhận và làm việc với lãnh đạo
cấp cao nhất, cơ hội thăng tiến vượt cấp, v.v
Cơ chế quản lý mạnh: Đơn vị Thực hiện được thành lập để giám sát việc
tiến độ thực hiện của những cơ quan liên quan chính. Đơn vị Thực hiện phải phối
227
hợp chặt chẽ với 3 cơ quan thực hiện chính bao gồm Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu
tư, Ban Xây dựng Nông thôn mới và Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch.
Triển khai các công cụ thực hiện và số liệu bằng cách xây dựng cơ sở dữ
liệu gồm những thông tin cần thiết để theo dõi và giám sát hiệu quả công việc, họp
giải quyết vấn đề hàng tháng cùng các lãnh đạo cấp cao nhất, tổ chức hội thảo
nâng cao năng lực cho tổ công tác và các cơ quan thực hiện, ví dụ như chương
trình huấn luyện, trong đó lãnh đạo kèm cặp giúp làm quen với cách làm việc của
chính quyền, đào tạo hàng tháng hay hàng quí các kỹ năng chính như giao tiếp,
giải quyết vấn đề và quản lí hiệu quả công việc.
4.2.3. Kế hoạch hành động
Tiến trình thực hiện các giải pháp trên gồm các hành động cụ thể như sau:
- Thành lập Đơn vị thực hiện với nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng căn cứ theo
nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và thông tin từ Ban Xúc
tiến và Hỗ trợ Đầu tư.
- Xây dựng cơ chế quản lý của Đơn vị thực hiện để gắn các giải pháp ưu
tiên với các sở ban ngành liên quan và các cơ quan thực hiện chính.
- Lựa chọn, phỏng vấn và bổ nhiệm một lãnh đạo của tỉnh làm Giám đốc
toàn thời gian Đơn vị thực hiện.
- Tích cực tìm và tuyển dụng các thành viên cốt cán của Đơn vị thực hiện
từ nguồn nội bộ và nguồn ngoài dựa trên mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu gồm những thông tin chính giúp theo dõi và
giám sát hiệu quả thực hiện công việc.
- Lễ ra mắt Đơn vị thực hiện với sự tham dự của các sở ban ngành và cơ
quan liên quan để thống nhất công tác thực hiện Quy hoạch tổng thể.
- Trong 6 tháng đầu hoạt động, Đơn vị thực hiện họp hàng tháng với lãnh
đạo cấp cao nhất của tỉnh để đánh giá hoạt động của đơn vị. Những tháng tiếp theo
tổ chức họp đánh giá hoạt động 3 tháng một lần.
- Tiếp tục giám sát và điều chỉnh hoạt động của Đơn vị thực hiện để bảo
đảm sự nhanh nhạy và cam kết của đơn vị trong việc thực hiện thành công Quy
hoạch tổng thể.
5. ề xuất lên Chính phủ, các Bộ và cơ quan ban ngành
Để đạt được những mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội đến năm 2030,
Quảng Ninh cần nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Trung ương về mặt chính sách,
vốn và tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc. Đối với từng ngành ưu tiên, kiến nghị
hỗ trợ từ phía Chính phủ cho một số vấn đề cụ thể như sau:
a). Du lịch
- Xây dựng phương pháp thu hút du khách Trung Quốc, như cho phép qua
cửa khẩu Móng Cái vào Việt Nam không cần thị thực (được phép di chuyển trong
khoảng cách và thời gian nhất định) để tạo điều kiện qua biên giới dễ dàng. Tuân
thủ và tăng cường cưỡng chế theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam,
các Hiệp định và các văn bản song phương đã được ký kết giữa Việt Nam và
Trung Quốc để hạn chế buôn lậu và vượt biên.
228
- Phê duyệt đề án xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp có giấy phép mở
casino tại Vân Đồn.
b). Thương mại
- Hỗ trợ đàm phán với Trung Quốc về chính sách thương mại khi Hiệp
định Thương mại Tự do Trung Quốc - ASEAN có hiệu lực để bảo đảm các hoạt
động thương mại dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc không bị đình trệ.
- Phân bổ thêm ngân sách nạo vét bể đổi hướng và luồng vào cảng Cái
Lân.
- Tăng cường số lượng cán bộ hải quan Cảng Cái Lân để nâng cao hiệu
quả và đáp ứng nhu cầu dịch vụ cảng biển sẽ gia tăng như đã dự báo.
- Đề án thành lập "Trung tâm kiểm tra liên hợp về chất lượng sản phẩm
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Quảng Ninh" nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật,
trang thiết bị, nguồn nhân lực... để kiểm tra được tất cả các nhóm hàng hóa nhập
khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định.
- Đề nghị giao cho UBND tỉnh Quảng Ninh được phép lựa chọn và cấp
giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với tất cả các hàng hóa (trừ hàng hóa
cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất) theo quy định với điều kiện: Cửa khẩu tạm
nhập là cảng Cái Lân và được tái xuất qua các địa điểm hàng hóa xuất khẩu và các
cửa khẩu thuộc khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Quảng Ninh.
c). Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo
Phê duyệt chính sách ưu đãi cho KCN Việt Hưng, đặc biệt là miễn thuế cho
các công ty để thu hút các doanh nghiệp quốc tế lớn hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất linh kiện điện tử, thực phẩm và đồ uống. Các doanh nghiệp này thường yêu
cầu điều kiện thuận lợi cho cả nhập khẩu linh kiện/nguyên liệu thô và xuất khẩu
thành phẩm sang những thị trường lân cận.
d). Môi trường
- Yêu cầu Vinacomin thực hiện đúng tiến độ đóng cửa các mỏ lộ thiên
theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm
2030.
- Cho phép tỉnh Quảng Ninh xây dựng các tiêu chuẩn, hạn mức bảo vệ môi
trường đối với khu du lịch và khu dân cư theo tiêu chuẩn Châu Âu và xây dựng, áp
dung chế tài xử phạt trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh về các trường hợp sai phạm
bảo vệ môi trường
- Trong giai đoạn trước mắt, yêu cầu Vinacomin tuân thủ quy định về Quy
chuẩn nước thải, môi trường không khí và cải tạo phục hồi môi trường đã bị tác
động xấu từ hoạt động khai thác than bằng cách đầu tư một cách thích ứng để thực
hiện định hướng phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Trong dài hạn,
Vinacomin cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn, hạn mức bảo vệ môi trường đối với
khu du lịch và khu dân cư theo tiêu chuẩn Châu Âu
- Đề nghị Chính phủ tiến hành ban hành Luật di sản thiên nhiên. Trong
giai đoạn trước mắt, ban hành Nghị định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di
sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và có cơ chế, chính sách về chức năng quản
lý Nhà nước, thẩm quyền xử lý vi phạm cho cơ quan trực tiếp quản lý di sản.
229
- Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn kinh phí từ vốn ODA và vốn ngân sách
nhà nước hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh thực hiện Đề án cải thiện môi trường trong tỉnh.
Hiện tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án, dự kiến hoàn thành trong Quý
IV/2013.
e). Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải
- Hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ dự án nâng cấp Quốc lộ 18 để mở rộng làn
đường và bảo đảm hành trình từ Móng Cái đến Hà Nội được thông suốt.
- Hỗ trợ đưa đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái trở thành cửa
ngõ của miền Bắc Việt Nam/ASEAN sang Trung Quốc.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường sắt từ Phả Lại đi Yên Viên.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long để giảm
đáng kể thời gian đi lại, cải thiện điều kiện giao thông và kết nối giữa Quảng Ninh
và Vùng kinh tế phía Bắc.
- Cho phép Quảng Ninh cơ cấu dự án đầu tư hạ tầng bằng cách trao quyền
sử dụng đất cho nhà đầu tư hạ tầng trong một khoảng thời gian quy định như một
cơ chế khuyến khích đầu tư. Luật hiện hành yêu cầu nhà đầu tư hạ tầng phải tham
gia đấu giá để giành quyền sử dụng đất phục vụ mục đích phát triển thương mại.
f). Cơ sở hạ tầng về điện & nước
Đảm bảo nguồn cung điện và nước liên tục cho những khu vực chiến lược,
gồm có các khu công nghiệp ưu tiên và khu du lịch quan trọng.
g). Xúc tiến đầu tư
- Đưa các dự án ưu tiên của Quảng Ninh vào các triển lãm đầu tư quốc tế
và các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia để Quảng Ninh có mặt trong các tài liệu
truyền thông tập nhắm tới các nhà đầu tư tiềm năng.
- Đặt ưu tiên cao cho các dự án đầu tư tại Quảng Ninh để tỉnh được hưởng
những ưu đãi hiện có từ Chính phủ và đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng
điểm của Quảng Ninh (danh sách các dự án được nêu trong Phần VIII.1 (Danh
sách tổng hợp các giải pháp ưu tiên).
- Xây dựng các chính sách đào tạo hỗ trợ nâng cao năng lực cho Ban Xúc
tiến đầu tư của tỉnh và mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các cơ quan xúc
tiến đầu tư quốc gia.
h). Xây dựng thí điểm khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt
Tiếp tục hỗ trợ Quảng Ninh hoàn thành các đề xuất theo định hướng của
Thông báo 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề án “Phát triển kinh
tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và thí điểm
xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”.
230
GI I THÍCH CÁC TỪ VI T TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt của "Association
of Southeast Asian Nations"
BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa; viết tắt của "Biological Oxygen
Demand"
COD Nhu cầu ôxy hóa học; viết tắt của "Chemical Oxygen Demand"
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; viết tắt của "Foreign Direct
Investment"
GDP Tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt của "Gross Domestic
Product"
GTVT Giao thông vận tải
ICT Công nghệ thông tin và truyền thông; viết tắt của "Information
and Communication Technology"
IPA Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư; viết tắt của "Investment
Promotion Agency"
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; viết tắt của "Japan
International Cooperation Agency"
KCN Khu công nghiệp
KKT Khu kinh tế
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KT-XH Kinh tế - xã hội
MICE Hội họp, khen thưởng, hội nghị, triển lãm; viết tắt của
"Meetings, Incentives, Conferencing, Exhibitions"
PPP Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân; viết tắt của "Public-Private
Partnership"
QEZA Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh; viết tắt của "Quang
Ninh Economic Zone Authority"
REDD Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng;
viết tắt của "Reducing Emissions from Deforestation and forest
Degradation"
231
Từ viết tắt Diễn giải
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ; viết tắt của "Small and Medium
Enterprise"
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; viết tắt của
"Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats"
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc; viết tắt của "United
Nations Development Programme"
VLXD Vật liệu xây dựng
WHO Tổ chức Y tế thế giới; viết tắt của "World Health Organization"
232
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_hop_quy_hoach_tong_the_phat_trien_kinh_xa_hoi_t.pdf