Báo cáo Môn phân tích hệ thống - Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh

Chương 1. Giới thiệu chung 1.1 Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề môi trường 1.2 Các vấn đề môi trường. 1.2.1 Mất mĩ quan đô thị. 1.2.2 Tăng thể tích bãi chôn lấp. 1.2.3 Mùi. 1.3 Các giải pháp cho các vấn đề môi trường 1.3.1 Giảm lượng rác chôn lấp. 1.3.2 Giảm ô nhiễm mùi. 1.3.3 Vẽ mĩ quan đô thị. 1.4 Mục tiêu của đề tài. 1.5 Nội dung của báo cáo Chương 2. Mô tả trường hợp nghiên cứu 2.1 Phương pháp phân tích. 2.1.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2 Phương pháp phân tích. 2.2 Sơ đồ phân tích hệ thống Chương 3. Phân tích hệ thống 3.1 Lưu trữ rác thải tại nguồn 3.1.1 Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải. 3.1.2 Loại thùng chứa

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Môn phân tích hệ thống - Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi đổ rác, nước rò rỉ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số, và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được. Bảng 1.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (không kể xà bần) của TP. HCM tính đến năm 2010 Năm Dân số (người) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tấn/năm Tấn/ngày Kg/người/ngày 1996 4.748.596 1.058.468 2.900 0,61 1997 4.852.590 983.811 2.695 0,56 1998 4.957.856 939.943 2.575 0,52 1999 5.011.487 1.066.272 2.921 0,58 2000 5.117.129 1.483.963 4.066 0,79 2001 5.223.975 1.369.358 3.752 0,72 2002 5.332.006 1.508.543 4.133 0,78 2003 5.441.206 1.608.518 4.407 0,81 2004 5.551.554 1.708.493 4.681 0,84 2005 5.663.029 1.808.468 4.955 0,87 2006 5.775.610 1.908.443 5.229 0,91 2007 5.889.274 2.008.418 5.503 0,93 2008 6.003.997 2.108.393 5.776 0,96 2009 6.119.754 2.208.368 6.050 0,99 Nguồn: CENTEMA, 2003. Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm sốt nguồn thải, tồn trữ, tho gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hồn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn. Nguồn Phát Sinh. Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm: (1) từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt), (2) các trung tâm thong mại, (3) các công sở, trường học, công trình công cộng, (4) dịch vụ đô thị, sân bay, (5) các hoạt động công nghiệp, (6) các hoạt động xây dựng đô thị, (7) các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thốt nước của thành phố. (Diệu, 2005) Tồn Trữ Tại Nguồn. Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom,… Một cách tổng quát, các phương tiện thu chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thỏa mãn các tiêu chuan sau: (1) chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và không bị hư hỏng do thời tiết, (3) dễ cọ rửa khi cần thiết.(Diệu, 2005) Thu Gom. Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định. (Diệu, 2005) Trung Chuyển và Vận Chuyển. Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển. (Diệu, 2005) Xử Lý. Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái sinh, tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại,… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) đốt thu hồi năng lượng hay, (2) đổ ra bãi chôn lấp. (Diệu, 2005) 1.2 Các vấn đề môi trường. 1.2.1 Mất mĩ quan đô thị. Hành vi vứt, đổ rác ra đường phố, nơi công cộng đang là một vấn nạn của Tp Hồ Chí Minh. Tật xấu này đang tạo ra một môi trường ô nhiễm, một cảnh quan xấu và những phản ứng hết sức tiêu cực của du khách và của chính những người dân. Ngồi ra, lượng chất thải của các cơ sở công nghiệp, chất thải xây dựng, bùn bể phốt và chất thải khác được đổ không đúng nơi quy định đã gây ô nhiễm môi trường và làm mất vẽ mĩ quan đô thị. Đi trên đường phố đâu đâu cũng có thể bắt gặp những đống rác tự phát. Ngay cả bên cạnh những thùng rác được đặt trên đường phố, con hẻm, người ta vẫn thấy rác hiện diện tự do bên ngồi. Đó là do ý thức của người dân còn kém. Trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thì nó vẫn gây ra ảnh hưởng đến môi trường như rác rơi vãi, điểm tập kết xe rác trên đường phố, nước rỉ rác … 1.2.2 Tăng thể tích bãi chôn lấp. Theo (tháng 4 năm 2010) Do nền kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh đã dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng lên. Hiện nay, mỗi ngày Tp Hồ Chí Minh thải ra hơn 6.000 tấn/ngày. Hiện nay, TP.HCM có 2 bãi chôn lấp rác đang tiếp nhận rác. Bãi chôn lấp Phước Hiệp có diện tích trên 22,8 ha, công suất xử lý rác trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày, được xây dựng với tổng kinh phí trên 197 tỷ đồng. Công nghệ xử lý của bãi rác này là công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai. Còn tại Đa Phước, diện tích 128ha dành cho Khu liên hợp xử lý rác tại Đa Phước là dư. 78ha dùng cho chôn lấp, 50ha còn lại dùng để trồng cây xanh, đệm bờ, đê bao, khu hành chính, nhà máy compost, và nhà máy phân loại. Khu xử lý rác Đa Phước có tổng diện tích 128ha, công suất xử lý 3.000 tấn rác/ngày, do VWS làm chủ đầu tư. Mỗi ngày lượng rác bắt buộc phải đưa về bãi rác này thấp nhất là 3.000 tấn, chiếm gần một nửa lượng rác phát sinh mỗi ngày ở thành phố. 1.2.3 Mùi. Do quá trình rác phân hủy sinh ra các khí H2S, NH3, CH4…gây ra mùi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể tại các bãi chôn lấp và trạm trung chuyển, vận chuyển. 1.3 Các giải pháp cho các vấn đề môi trường 1.3.1 Giảm lượng rác chôn lấp. Việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện được qua các bước thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm với hàm lượng chất độc nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các hộ gia đình, khu thương mại hoặc công nghiệp thong qua khuynh hướng mau một cách có chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu. Bởi vì việc giảm chất thải tại nguồn không phải là yếu tố chính trong chương trình giảm chất thải hiện nay nên khó có thể ước tính được ảnh hưởng thực sự của chương trình giảm chất thải tại nguồn đến tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm chất thải tại nguồn sẽ trỡ thành yếu tố quan trọng của việc giảm khối lượng chất thải trong tương lai. 1.3.2 Giảm ô nhiễm mùi. Tồn bộ khí được thu hồi để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính và hiện tượng cháy xảy ra tại các khu chôn lấp. Phải có hệ thống thu hồi khí thốt ra Hợp chất NIFA khử mùi hôi thối tại các bãi rác thải Tất cả xe rác khi bãi chôn lấp sẽ được phun chế phẩm Ecozym khử mùi suốt đoạn đường dài cho đến bãi rác. Khi vận chuyển rác đến hố chôn sẽ phun khử mùi lần hai và tiếp tục phun khử mùi thêm hai lần nữa khi phủ bạt hố rác và đắp ta-luy. Ngồi ra, khu vực xung quanh bãi rác bán kính 300m cũng được phun chế phẩm khử mùi không để mùi hôi phát tán ra khu dân cư. 1.3.3 Vẻ mĩ quan đô thị. Nhiều điểm tập kết xe để lộn xộn ngay trên lòng đường, hè phố... Ngày nắng nóng, mùi xú uế từ những chiếc xe này bốc ra gây khó chịu cho những người đi đường... Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những người vứt rác không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, cần xây dựng và quy hoạch vị trí tập kết các xe gom rác để không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Để hạn chế các điểm tập kết xe gom rác, xí nghiệp đã đặt các thùng chứa rác cố định để người dân bỏ rác vào. Khi người dân có ý thức đổ rác đúng nơi quy định sẽ hạn chế được các xe gom rác đẩy tay. Đổi giờ gom rác để giữ mỹ quan Xã rác, thức ăn ra lòng đường , vỉa hè sẽ bị phạt. Loại chất thải rắn: Loại chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau (Bảng 1.2) Bảng 1.2 Loại chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau Nguồn phát sinh Loại chất thải Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Khu thương mại Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi, …), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Công sở Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,… Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất cát,… Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây, … Trạm xử lý Bùn Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993. Bảng 1.2. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác STT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 7733:2007 Phương pháp xác định A B C 1 COD mgO2/l 30 50 100 TCVN 6001 (ISO 5815) 2 BOD5 mgO2/l 50 300 400 TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) 3 Nitơ tổng mg/l 15 60 90 TCVN 6638:2000 (ISO 10048:1991) 4 N-NH3 mg/l 5 25 30 TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) TCVN 6179-2:1996 (ISO 7150-2:1986) 1.4 Mục tiêu của đề tài. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đến môi trường xung quanh, từ đó chúng ta đưa ra giải pháp để khắc phục. 1.5 Nội dung của báo cáo Trong báo cáo này sẽ trình bày các tác động của từng quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển đến môi trường tại thành phố và các bảng số liệu để chứng minh. Chương 2 Mô tả trường hợp nghiên cứu 2.1 Phương pháp phân tích. 2.1.1 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Theo (tháng 4 năm 2010) . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển nhất nước với diện tích: 2.095,239 km2, dân số: 7.123.340 người (2009), dân tộc: Việt , Hoa , Khơme, Chăm…, đơn vị hành chính: 24 quận huyện. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054' kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km. Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống sối Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khố VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh . Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hố đa dạng. Đặc trưng văn hố của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hố phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hồn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hố - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hố khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. 2.1.2 Phương pháp phân tích. Để xác định ảnh hưởng đến môi trường của rác thải đô thị thì chúng tôi sử dụng một phần hệ thống phân tích môi trường theo quade và Miser (1997), Pluimers (2001), Jawjit (2006), neto et al (2008). Việc phân tích các quá trình lưu trữ, thu gom, trung chuyển vận chuyển rác bắt đầu từ việc xác định vấn đề bằng cách xác định biên giới hệ thống, đầu vào, đầu ra, yếu tố hệ thống và mối quan hệ của chúng (Findieison và Quade, 1977). Ngồi ra, còn sử dụng các phương pháp để ước lượng khối lượng chất thải rắn như phân tích khối lượng thể tích, phân tích tổng lượng rác trên xe vận chuyển, phân tích cân bằng vật chất, phân tích theo tốc độ gia tăng dân số và lượng rác phát sinh tính trên người/ngđ (Diệu, 2005) . Trong bước này chúng tôi xác định nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến môi trường có liên quan trong quá trình lưu trữ, thu gom, vận chuyển. Sau đó chúng tôi đánh giá các tác động đến môi trường trong hệ thống. Căn cứ vào phân tích chúng ta sẽ xác định lựa chọn để làm giảm các tác động đến vấn đề môi trường này một cách phù hợp với việc xác định biên giới hệ thống và đối tượng trong hệ thống sản xuất đã được đánh giá. Các chỉ số môi trường cần thu thập là lượng rác thải, khí NH3, CH4, COD, BOD, TN, TP. 2.2 Sơ đồ phân tích hệ thống Chương 3 Phân tích hệ thống 3.1 Lưu trữ rác thải tại nguồn Hiện tại, các hộ gia đình thường sử dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, kim loại hoặc tre nứa, tập trung vào các loại như thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa. Ngồi ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan khu phố, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh. (Nguyên, 2005) Tất cả các loại bịch nylon đựng trong các thùng rác hay chứa rác tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu PVC (polyvinylcloride) khó phân hủy với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Ngồi ra, phần lớn các hộ dân sống ven kênh rạch hay trên ghe thuyền từ các nơi khác đến thường tự xử lý bằng cách đổ xuống kênh hoặc khoảng trống xung quanh khu vực sinh sống chứ không tồn trữ và giao cho đơn vị thu gom. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy. Trong cuộc điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom rác năm 2008 do Cục thống kê thống kê TP và Viện Nghiên cứu Phát triển phối hợp thực hiện, còn 8,6% hộ dân không tham gia dịch vụ thu gom mà tự xử lý bằng cách đào hố chôn, đem đi đốt hay bỏ xuống sông, ao, hồ,… Ngày nay do đời sống người dân càng được nâng cao vì thế lượng rác thải do sinh hoat thải ra ngày càng nhiều và việc lưu trữ nó là một việc cần phải xem xét cẩn thận các yếu tố để tránh ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Các yếu tố quan trọng cần phải xem xét đối với việc lưu trữ chất thải rắn tại nguồn bao gồm: (1) ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải, (2) loại thùng chứa sử dụng, (3) vị trí đặt thùng chứa và (4) sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan khu vực. (Diệu, 2005) 3.1.1 Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phần chất thải. Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi lưu trữ chất thải rắn tại nguồn là những ảnh hưởng của chính việc lưu trữ chất thải đến tính chất của chất thải, bao gồm (1) quá trình phân hủy củasinh học, (2) sự hấp thụ chất lỏng và (3) sự nhiễm bẩn của các thành phần chất thải. Quá trình phân huỷ sinh học Chất thải thực phẩm và những chất thải khác trong các thùng chứa tại nguồn hầu như đều bị phân huỷ sinh học ngay lập tức (thường gọi là sự thối rửa) do sự phát triển của vi sinh vật và nấm. Nếu chất thải được lưu trữ trong thùng chứa trong một khoảng thời gian dài, ruồi sẽ sinh sôi nảy nở cũng như hình thành các hợp chất gây mùi hôi. (Việt và Diệu) Hấp thu chất lỏng Do các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có độ ẩm ban đầu khác nhau, quá trình thiết lập lại cân bằng độ ẩm sẽ xảy ra khi các chất thải này được chứa chung trong các thùng chứa tại nguồn. Khi chứa các chất thải khác nhau trong cùng thùng chứa, giấy sẽ hấp thu nước từ chất thải thực phẩm và rác vườn ẩm ướt. Mức độ hấp thu tuỳ thuộc vào thời gian lưu trữ cho đến khi chất thải được thu gom. Nếu các chất thải được lưu trữ tại nguồn hơn 1 tuần trong thùng chứa kín, độ ẩm sẽ phân bố đều cho tất cả các thành phần có trong thùng chứa. Nếu không dùng thùng chứa kín, chất thải cũng cò thể hấp thu nước mưa rơi vào thùng. ( Việt và Diệu,2005) Sự nhiễm bẩn của các thành phần chất thải Yếu tố đặc biệt quan trọng đối với việc lưu trữ chất thải tại nguồn là sự nhiễm bẩn chất thải. Những thành phần chất thải chính có thể bị nhiễm bẩn bởi một lượng nhỏ các chất thải như dầu xe, chất tẩy rửa nhà cửa và sơn, và làm giảm khả năng tái sinh vật liệu. Trong khi sự nhiễm bẩn tại nguồn này làm giảm giá trị của từng thành phần chất thải, nhiều tranh luận cho rằng điều này cũng mang lại lợi ích khi đổ bỏ các chất thải này ra bãi chôn lấp bởi vì nồng độ của các chất ô nhiễm giảm đáng kể khi các thành phần chất thải được phân tán và ép trong quá trình chôn lấp. (Việt + Diệu, 2005) 3.1.2 Loại thùng chứa Loại và dung tích thùng chứa sử dụng phụ thuộc vào đặc tính và loại chất thải thu gom, loại hệ thống thu gom, chu kỳ thu gom và diện tích sẵn có để đặt thùng chứa. Loại và dung tích thùng chứa thường dùng để chứa chất thải rắn sinh hoạt và các vật liệu đã phân loại tại nguồn được tóm tắt trong Bảng 2. Ứng dụng của các thùng chứa này và các hạn chế của chúng được trình bày trong Bảng 3. ( Diệu, 2005) Bảng 2. Loại và kích thước thùng chứa dùng để lưu trữ chất thải rắn tại nguồn Loại Dung tích Kích thước Đơn vị Khoảng Đặc trưng Đơn vị Đặc trưng Nhỏ - Thùng nhựa hoặc kim loại mạ kẽm gal 20-40 30 in 20D x 26H (30 gal) - Thùng tròn bằng nhựa, nhôm Gal 20-65 30 in 20D x 26H (30 gal) - Túi giấy thải bỏ cùng với chất thải + Tiêu chuẩn Gal 20-55 30 in 15W x 12d x 43 H (30 gal) + Không rò rỉ Gal 20-55 30 in 15W x 12d x 43 H (30 gal) + Chống rò rỉ Gal 20-55 30 in 15W x 12d x 43 H (30 gal) - Túi nhựa thải bỏ cùng với chất thải in 18W x 15d x 40H (30 gal) Trung bình - Thùng chứa Yd 1-10 4 in 72W x 42d x 65H (4 yd) Lớn - Thùng chứa + Mở nắp, lăn được Yd 12-50 -b ft 8W x 6H x 20L (35 yd) + Sử dụng kết hợp với máy ép cố định Yd 20-40 -b ft 8W x 6H x 18L (30 yd) + Kết hợp với cơ cấu tự ép Yd 20-40 -b ft 8W x 6H x 22L (30 yd) - Thùng chứa, đặt trên xe moóc + Mở nắp Yd 20-50 -b ft 8W x 12H x 20L (35 yd) + Kín, kết hợp với cơ cấu tự ép yd 20-40 -b ft 8W x 12H x 24L (35 yd) a D = đường kính, H = chiều cao, L = chiều dài, W = chiều rộng, d = độ sâu. -b: Kích thước thay đổi tuỳ theo tính chất chất thải và điều kiện địa phương. Ghi chú: -gal x 0,003785 = m - in x 2,54 = cm -ydx 0,7646 = m - ft x 0,3048 = m Bảng 3. Phạm vi ứng dụng và hạn chế của các loại thùng chứa chất thải tại nguồn Loại thùng chứa Phạm vi ứng dụng Hạn chế Nhỏ Thùng nhựa hoặc kim loại mạ kẽm Các nguồn chất thải có thể tích rất nhỏ như chất thải của các hộ gia đình riêng lẻ, chất thải ở công viên, các khu thương mại nhỏ độc lập, các khu dân cư nhà thấp tầng. Thùng chứa bị hỏng theo thời gian và giảm dung tích chứa; các thùng chứa quá tải phải được nâng lên khi thu gom; các thùng chứa không đủ dung tích để chứa chất thải cồng kềnh. Túi giấy có thể thải bỏ cùng với chất thải Sử dụng cho các hộ gia đình riêng lẻ, có thể chỉ dùng thùng chứa hoặc kết hợp với lớp lót thùng; dùng ở khu dân cư nhà thấp tầng hoặc trung bình. Chi phí cao hơn; nếu thùng chứa đặt ở lề đường, chó hoặc các động vật khác có thể xé rách túi và làm rơi vãi rác thải; bản thân túi giấy cũng là chất thải nên làm tăng tải lượng thải. Túi nhựa có thể thải bỏ cùng với chất thải Sử dụng cho các hộ gia đình riêng lẻ, có thể chỉ dùng thùng chứa hoặc kết hợp với lớp lót thùng; có hiệu quả khi chứa chất thải thực phẩm ướt ở các hộ gia đình và khu thương mại nhỏ; dùng cho khu dân cư nhà thấp tầng, trung bình và cao tầng; dùng cho khu thương mại và công nghiệp. Chi phí cao, dễ rách, không đẹp mắt; túi bị giòn khi thời tiết lạnh và dễ bị rách; các túi nhựa nhẹ và bền gây khó khăn cho vấn để thải bỏ sau này. Túi bị co giãn và nứt khi khí hậu ấm áp. Trung bình Thùng chứa Các nguồn chất thải có thể tích trung bình, cũng có thể có chất thải cồng kềnh, đặt ở vị trí mà xe tải có thể thu gom trực tiếp; dùng cho khu dân cư đông đúc, khu thương mại và khu công nghiệp. Tuyết trong thùng chứa tạo thành đá và làm giảm dung tích chứa của thùng đồng thời làm tăng khối lượng, khó di chuyển được thùng chứa khi đã chứa tuyết (hiện tượng này không có ở nước ta). Lớn Thùng chứa, mở nắp Dùng ở các khu thương mại, chứa chất thải có thể tích lớn; chất thải cồng kềnh ở khu dân cư; khu dân cư ở vùng nông thôn mật độ thấp; đặt ở khu vực có che phủ và ở nơi mà xe tải có thể thu gom chất thải trực tiếp. Chi phí ban đầu cao, tuyết rơi vào thùng chứa làm giảm dung tích chứa (hiện tượng này không có ở nước ta). Thùng chứa kết hợp với máy ép cố định Dùng ở các khu thương mại, chứa chất thải có thể tích rất lớn; đặt ở bên ngồi các tồ nhà nơi mà xe tải có thể thu gom chất thải trực tiếp. Chi phí ban đầu cao, nếu ép quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc đổ chất thải ở bãi chôn lấp. 3.1.3. Vị trí đặt thùng chứa Vị trí đặt thùng chứa phụ thuộc vào loại nhà ở hoặc khu thương mại, không gian sẵn có và lối vào vị trí thu gom. Nhà ở khu dân cư Giữa các lần thu gom, thùng chứa dùng cho khu dân cư nhà thấp tầng thường đặt ở (1) bên hông hoặc gần nhà, (2) ở hẻm, (3) bên trong hoặc gần nhà để xe, hoặc ở những nơi có đủ diện tích và được thiết kế để đặt thùng chứa. Khi hai hoặc nhiều căn hộ nằm gần nhau, có thể xây một hố bêtông ở vị trí thích hợp giữa các căn hộ. Hố có thể để mở hoặc che kín bằng gỗ. Tuy nhiên, chỉ khi hố được che kín mới bảo đảm vệ sinh. Những vị trí đặc trưng để đặt thùng chứa đối với các tồ nhà trung bình hoặc cao tầng thường là tầng hầm hoặc bên ngồi cửa. Ở những tồ nhà cao tầng thùng chứa chất thải và các thiết bị xử lý thường được đặt ở tầng hầm. (Diệu, 2005) Khu thương mại và công nghiệp Vị trí đặt thùng chứa chất thải ở các khu thương mại và công nghiệp phụ thuộc vào cả không gian sẵn có và những điều kiện của lối vào. Thông thường, vị trí và loại thùng chứa dùng chứa chất thải tại nguồn ở các khu thương mại và công nghiệp phải được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu sử dụng của nơi phát sinh chất thải và thuận tiện cho công tác thu gom. (Diệu, 2005) 3.1.4. Sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan Yếu tố liên quan đến sức khoẻ cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng, sâu hại mang mầm bệnh trong khu vực chứa chất thải. Biện pháp tốt nhất để hạn chế chuột bọ và ruồi là giữ vệ sinh khu vực một cách hợp lý bằng cách dùng thùng chứa có nắp đậy kín, rửa thùng chứa cũng như làm vệ sinh khu vực chứa chất thải theo định kỳ và chuyển các chất thải có khản năng phân huỷ sinh học đến nơi thải bỏ (thường trong vòng ít hơn 8 ngày) nhất là ở những nơi có khí hậu ấm áp.( Diệu, 2005) Vấn đề mỹ quan khu vực thường liên quan đến sự hình thành mùi và cảnh quan không đẹp mắt do không duy trì điều kiện vệ sinh phù hợp. Mùi có thể được khống chế bằng cách dùng thùng chứa kín và duy trì chu kỳ thu gom hợp lý. Nếu vẫn phát sinh mùi, có thể sử dụng chất khử mùi như một giải pháp tạm thời. Để duy trì mỹ quan khu vực, các thùng chứa phải được lau chùi và súc rửa định kỳ. 3.2 Quá trình thu gom rác Tình hình rác thải tại TP HCM trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến theo hướng phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng tăng về khối lượng. Một số loại rác thải đô thị như: rác khu thương mại, rác công nghiệp... (trước đây rất ít) những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Làm cho công tác quản lý của ngành vệ sinh đô thị gặp nhiều khó khăn. Mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.(Nguyên, 2005) Các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được thoả thuận trước, người dân sẽ mang rác đến đổ vào xe tại vị trí quy định theo tín hiệu do xe rác phát ra. Hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và một lộ trình tương đối chính xác. Rác thải được để bên sọt rác đặt bên lề đường. Xe rác sẽ tới thu gom tại chỗ. 3.2.1 Rác từ nhà dân Dân cư ở các căn hộ riêng có trách nhiệm mang chất thải rắn và vật liệu tái sinh đến các thùng chứa đặt trong hoặc gần nhà. Loại thùng chứa sử dụng tuỳ thuộc vào quy định về phân loại chất thải, có nơi quy định phân loại theo yêu cầu của nhà máy thu hồi vật liệu, có nơi yêu cầu phân loại theo mục đích xử lý,… cư dân có trách nhiệm mang thùng chứa rác đến lề đường nơi thu gom.( Nguyên, 2005) 3.2.2 Rác từ nơi công cộng và các cơ sở hạ tầng Ở hầu hết các cơ quan và các khu thương mại, chất thải rắn tích luỹ ở mỗi cơ quan hoặc nơi làm việc được thu gom vào các thùng chứa khá lớn đặt trên những xe lăn. Khi đầy, các thùng này được mang bằng máy nâng đến đổ vào: (1) các thùng chứa lớn hơn, (2) máy ép kết hợp với thùng chứa, (3) máy ép cố định, ép chất thải thành bánh hoặc ép chất thải trong các thùng chứa thiết kế đặc biệt, (4) các thiết bị xử lý khác. Vì nhiều công sở và khu thương mại lớn xưa cũ đã được thiết kế không có nơi lưu trữ chất thải và vật liệu tái sinh hợp lý, nên các thiết bị lưu trữ và xử lý sử dụng hiện tại thường không phù hợp vì không đủ diện tích và thường gây khó khăn cho công tác quản lý. (Diệu, 2005) Ở nhiều công sở và khu thương mại, tất cả giấy công sở hiện nay được thu gom để tái sinh. Thiết bị sử dụng để thu gom vật liệu tái sinh cũng giống như những thiết bị sử dụng thu gom các vật liệu tái sinh khác như đã trình bày ở trên. Các chất thải tái sinh được lưu trữ trong các thùng chứa riêng. Ở những khu thương mại lớn, giấy thường được đóng kiện và lon nhôm được nghiền để giảm thể tích. 3.2.3 Cách thức thu gom Từ 5h tới 9h các xe rác dân lập đi thu gom rác ở các hộ dân và chuyển tới nơi tập kết rác. Từ 17h tới 23h là các xe rác tải lớn đến các nơi tập kết rác để lấy rác lên xe và vận chuyển rác tới bãi rác. Các xe rác như xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngồi ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… sau khi thu gom rác buổi sáng có thể bỏ rác ngay tại bãi rác nếu họ thu gom rác ở gần đó.(Nguyên, 2005) 3.2.4 Phương tiện thu gom Thô sơ Thu gom dân lập : Do dân thu gom rác tự chế ra các phương tiện thu gom để đi gom rác ở các hộ dân. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, do không được che đậy kĩ và thường là chở quá tải nên làm phát tán mùi và rơi vải rác. Thu gom bằng xe đẩy nhỏ: xe thùng 660L, bằng thùng 650l, thùng 140N…. Hiện đại Xe tải nhỏ : xe tải 550kg va 650 kg, xe ép rác nhỏ, xe tai ben nhỏ Xe tải lớn: xe tải ben lớn, xe ép rác lớn, xe hooklift, xe đầu kéo, xe thùng container 3.2.5 Các nơi nhận rác thu gom để trung chuyển về bãi rác Hiện thành phố có khoảng 400 điểm hẹn lấy rác, hầu hết đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và làm mất mỹ quan đô thị. 17h hằng ngày, có hàng chục xe thu gom rác từ các nơi về tập kết ngay trên đường nội bộ khu đô thị, đợi xe ô tô đến chuyên chở. Rác thải chất thành đống cao, gây tắc đường và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường khu vực. 21h, các ô tô đến chở hết rác đi, nhưng lòng đường vẫn vương vãi nhiều rác bẩn và nước thải thì tồn tại hết ngày này qua ngày khác. Theo www.citenco.com.vn (tháng 4 năm 2010) Buổi trưa, nắng gắt, cũng là giờ cao điểm tập kết rác. Sự phối hợp không đồng bộ giữa đội thu gom bằng xe ba gác máy và xe chở rác chuyên dụng dẫn đến ùn tắc rác, nước bẩn cứ thế chảy xuống lòng đường. Sức nóng mặt trời như phụ họa thêm cho những cú bới, cú móc lựa rác của các công nhân áo xanh làm cho mùi hôi thối bốc cao hơn, bay xa hơn. Nằm xen lẫn trong các khu dân cư trên địa bàn các quận, huyện: Thủ Đức, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh… là các điểm tập kết rác thải để chuyển đến trạm trung chuyển. Sự tồn tại bất hợp lý của những “điểm chết” trên đang hàng ngày đe doạ trực tiếp đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân. 3.2.6 Biện pháp khắc phục ô nhiễm do quá trình thu gom Đầu tư mới các xe thu gom rác để thay thế các loại xe tự chế. Cần có chính sách hổ trợ đối với các lực lượng thu gom rác dân lập để họ chuyển đổi xe thu gom rác. Cần vạch tuyến thu gom thực hợp lý tránh sự tranh giành khu vực thu gom rác của các lực lượng thu gom rác dân lập. Cần thay đổi giờ lấy rác vào ban đêm về sáng sẽ hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và mĩ quan đô thị. 3.3 Quá trình trung chuyển rác thải 3.3.1 Hiện trạng điểm hẹn và trạm trung chuyển: Các điểm hẹn lấy rác Điểm hẹn là nơi giao chuyển rác giữa các phương tiện thu gom rác và các phương tiện vận chuyển rác. Các điểm hẹn thường được bố trí dọc các con đường lớn. Theo số liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường vào năm 2005, tổng số điểm hẹn ở các Quận/Huyện là 318 điểm. Thành phố áp dụng thực hiện điểm hẹn không tập trung bằng cách quy định giờ thu gom của xe cơ giới đến các tuyến điểm chờ của các xe đẩy tay sau khi hồn thành việc thu gom, điều này làm giảm được diện tích lấn chiếm của điểm hẹn. Có những Quận/Huyện công đoạn này được thực hiện vào đêm khuya nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện tại thành phố vẫn còn tồn tại những điểm hẹn tập trung trên đường vào thời điểm giữa ban ngày, điều này gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, đường phố sau đó chưa được dọn sạch, nước rỉ rác là điều không tránh khỏi.( Nguyên, 2005) Trạm trung chuyển Các xe đẩy tay thu gom rác đưa đến điểm hẹn, đối với những khu vực không có trạm trung chuyển thì được chuyển từ xe đẩy tay lên thẳng xe ép rác rồi đưa đến trạm trung chuyển ở các Quận khác hoặc đưa thẳng đến bãi chôn lấp. Tùy theo sự bố trí và điều kiện kỹ thuật của trạm trung chuyển hoặc các bô rác mà các hoạt động vận chuyển rác được tiến hành theo phương thức đổ trực tiếp hoặc sang xe ép nhỏ đổ xuống trạm trung chuyển, tại trạm trung chuyển xe xúc thực hiện công đoạn xúc rác lên xe tải ben, xe ép lớn để chuyển đến bãi rác. Hiện tại, các bô/trạm trung chuyển rác của TP chỉ một số có kiến trúc kín, có mái che, ít gây ô nhiễm, còn đa số những bô/trạm xây dựng cũ, lưu chứa tạm thời không đảm bảo an tồn môi trường. Theo số liệu của công ty môi trường đô thị Tp.HCM, hiện cả Tp. HCM chỉ có 17 trạm trung chuyển rác, trong khi nhu cầu cần từ 72-96 trạm. Trên địa bàn thành phố hiện còn khoảng 400 điểm hẹn lấy rác. Trong đó, chỉ có bốn trạm ép rác kín, còn lại là các điểm hẹn lấy rác mở. Về công tác quét, thu gom ban đầu: do 22 Công ty, Xí nghiệp Dịch vụ công ích Quận, huyện thực hiện. Các đơn vị có tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh đô thị trên từng địa bàn khác nhau và chỉ được phép hoạt động quét, thu gom, vận chuyển rác hàng ngày từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau.  Ngồi ra, đối với khâu thu gom ban đầu rác sinh hoạt còn có sự tham gia của lực lượng thu gom rác dân lập, thu gom rác từ các hộ dân trong các hẻm đưa đến các điểm tập trung rác (điểm hẹn, bô, trạm trung chuyển). Lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập này hoạt động theo quy chế 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ban hành ngày 15/10/1998 với khối lượng rác thực hiện chiếm 60% tổng khối lượng rác thu gom ban đầu tồn thành phố. Về công tác thu gom, vận chuyển bằng cơ giới: do cả Quận, huyện, Hợp tác xã Công nông và Công ty Môi trường đô thị thực hiện quản lý theo cơ chế khốn (riêng Quận 1, Quận Tân Bình, huyện Cần Giờ: công tác Vệ sinh đô thị hồn tồn quản lý thực hiện thanh tốn độc lập; Quận Bình Tân, Quận Tân Phú: thực hiện cơ chế đầu thầu).  Rác sinh hoạt sau khi được quét gom từ các tuyến đường, hộ dân, cơ quan, xí nghiệp, … được thu gom, lưu chứa trong các thùng 660 lít có nắp đậy kín và vận chuyển đến các điểm hẹn, bô, trạm trung chuyển bằng các loại hình công nghệ như: xe ba gác đẩy tay, xa ba gác máy, xe lam, xe ép 2-4 tấn, từ đây rác sẽ được vận chuyển đến đổ tại các công trường xử lý rác của thành phố bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng do Công ty Môi trường Đô thị thực hiện như: xe ép các loại 5-10 tấn, xe container ép kín, xe đầu kéo hooklift, …  Hiện nay, Công ty đã có nhiều đổi mới về công nghệ cơ giới hóa công tác vệ sinh như: đầu tư trang bị xe quét hút vệ sinh đường phố, …  Cách đây ít lâu, từ kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM về tình trạng ô nhiễm rác thải ở một số quận huyện, UBND TPHCM đã chỉ đạo các quận 6, Bình Tân, Tân Bình, huyện Bình Chánh rà sốt lại quy hoạch trạm ép rác trên địa bàn để đầu tư xây dựng thêm trạm ép rác kín. Tuy nhiên đến nay kết quả của chỉ đạo này vẫn án binh, bất động Theo tintuc.xalo.vn ( tháng 5 năm 2010) . 3.3.2 Quá trình trung chuyển Nằm ngay dưới chân cầu Chánh Hưng, tại ngã ba góc đường Phạm Hùng - Nguyễn Duy (phường 10 quận 8) là một bãi rác rất lớn, nằm sát khu dân cư, bốc mùi hôi nồng nặc. Ngồi mùi hôi, nước từ trong các đống rác rỉ ra chảy đầy lề đường, đen ngòm, hôi thối không chịu nổi. Khi các xe thu gom từ các đơn vị thu gom rác dân lập về, xe ép rác chưa kịp đến, những người thu lượm ve chai lật tung rác lên là lúc mùi rác tấn công không thể chịu được. Nhiều loại rác sinh hoạt đã bọc kín trong các bọc ni lông mà cũng bị người ta xé toang ra làm mùi thốt ra xung quanh. Như đã thành thông lệ, cứ vào khoảng 5 - 6h chiều, khu vực ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Lý Chính Thắng (TPHCM) lại nồng nặc mùi hôi thối. Tuy công đoạn ép rác chỉ diễn ra khoảng 10 - 15 phút nhưng vì đường hẹp, xe ép rác phải đậu lấn ra khu vực dừng đèn đỏ nên mùi hôi thối từ công đoạn mở nắp bô rác, đổ vào xe ép tha hồ tấn công người đi đường. Dạo quanh các địa phương khác, tình trạng các trạm trung chuyển rác, những điểm hẹn ép rác gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các thùng rác không được che kín… cũng đang rất phổ biến. Thậm chí, trên đường Nguyễn Thái Sơn (phường 3 quận Gò Vấp), người ta ngang nhiên biến trạm chờ xe buýt thành một trạm ép rác, với hàng chục xe thu gom nối đuôi nhau từ sáng đến tối, vừa gây ô nhiễm cho người dân, vừa gây cản trở giao thông cả đoạn đường, vốn đã rất hẹp do phân luồng. Còn tại quận Thủ Đức, các trạm trung chuyển rác không những đang lấn sâu vào các khu dân cư, chợ (như bãi rác nổi tiếng về ô nhiễm môi trường trên đường Kha Vạn Cân, khu phố 7 phường Hiệp Bình Chánh) mà còn tấn công vào cả bệnh viện đa khoa, khu nhà lưu trú của công nhân (như trạm trung chuyển nằm trên đường Lê Văn Chí, khu phố 1 phường Linh Trung)5.  Theo kết quả quan trắc khu vực có trạm trung chuyển rác ở một số quận, huyện (quận 1, quận 3, quận 8, quận 10, Gò Vấp, Bình Chánh...) của năm tháng đầu năm 2008, mức độ ô nhiễm vi sinh trong không khí ở nhiều nơi đang ở mức báo động. Hiện mức ô nhiễm này đã tăng trung bình từ hai đến bốn lần so với mức an tồn cho phép. Ô nhiễm CO tăng 1,44 lần, ô nhiễm bụi tăng 1,07 lần. Ở những bãi rác ô nhiễm như Đông Hưng Thuận (quận 12), Linh Trung (Thủ Đức)... tình trạng ô nhiễm hữu cơ gần như đã thành mãn tính5. Tuy chưa có điều tra dịch tễ về nguyên nhân mắc bệnh từ nguồn lây này nhưng các xét nghiệm khoa học cho thấy vi trùng có khả năng tồn tại trong rác và ngồi môi trường khá lâu. Cụ thể như vi trùng gây thương hàn có thể sống tới 115 ngày, vi trùng gây lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 500 ngày... Người đi đường đã bị mùi hôi của những chiếc xe rác di động tấn công do che đậy không kĩ. Ở nhiều nước trên thế giới, để giải quyết rác thải, người ta áp dụng chế độ 3R (Reduce, Recycle, Reuse): giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải. Cả 3R này hiện Việt Nam đều chưa đạt được nên ô nhiễm rác thải cũng là đương nhiên. Ở đâu, chúng tôi cũng ghi nhận sự bức xúc của người dân, khi mỗi ngày tình trạng ô nhiễm môi trường từ các trạm trung chuyển rác càng trầm trọng thêm, khi mà giờ giấc hoạt động của các trạm trung chuyển gần như đang thả nổi, thay vì chỉ hoạt động vào những thời gian nhất định trong ngày thì nay hoạt động gần như suốt ngày đêm Theo www.chatthainguyhai.net (tháng 5 năm 2010) …  3.3.3 Biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm do trạm trung chuyển gây ra Cần phải đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Phải xịt các hợp chất khử mùi để hạn chế nùi hôi. Trạm trung chuyển phải có mái che để tránh phát tán mùi ra xung quanh. 3.4 Quá trình vận chuyển 3.4.1 Hiện trạng quá trình vận chuyển. Hệ thống vận chuyển rác thải đô thị TPHCM hiện tại do 3 đơn vị cùng thực hiện: Công ty Môi trường đô thị (53%), một số Công ty Dịch vụ công ích quận huyện (30%) và Hợp tác xã Công nông (17%). TPHCM hiện có khoảng hơn 283 xe vận chuyển rác các loại như xe tải ben, xe ép, xe hooklift. Năng lực thu gom vận chuyển hơn 6.000 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km. Công ty Môi trường đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Công ty Dịch vụ công ích cấp Quận/Huyện tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố, sau đó: Sử dụng xe ép loại 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác. Sử dụng xe ép loại tải trọng trên 4 tấn chuyển rác đưa thẳng đến bãi chôn lấp. Các Quận như Quận 1, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển rác thông qua hợp đồng với UBND Quận/Huyện. Hiện nay, việc vận chuyển rác ở TP HCM chủ yếu bằng đường bộ, không khép kín, vừa gây ô nhiễm môi trường, tạo áp lực giao thông lớn, chi phí lại cao. Tận dụng điều kiện địa lý tự nhiên của thành phố với hệ thống sông Sài Gòn, Nhà Bè, sông Đồng Nai, Sồi Rạp chạy suốt từ bắc đến nam, bao quanh thành phố; hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Đôi, kênh Tè, Phú Xuân, Thị Nghè, Lò Gố, Tàu Hũ..., theo dự án tồn bộ rác của thành phố (hơn 6000 tấn rác/ngày) có thể vận chuyển dễ dàng bằng đường thủy về khu xử lý rác Đa Phước đã quy hoạch để chôn và xử lý rác. Những chiếc xe đựng rác, ép rác không đảm bảo an tồn vệ sinh đã phát tán những nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người đi đường. Những ổ vi trùng này nằm rải rác khắp các quận huyện ở TPHCM. Ngồi việc gây ô nhiễm từ mùi hôi, nước thải, chất thải rắn, và cả tiếng ồn, xe rác đi lại liên tục trong thành phố với thùng xe rất dơ bẩn, các tài xế thường xuyên bóp còi inh ỏi cũng gây mất trật tự và mất mỹ quan đô thị. 3.4.2 Biện pháp hạn chế ô nhiễm do quá trình vận chuyển Giờ cấm xe rác chạy trong nội thành, tùy tuyến- đều từ 17 giờ đến 19 giờ; còn lại giờ nào xe ép rác cũng được quyền di chuyển trên đường, đó là cách để giảm thiểu kẹt xe và rộng thời gian hơn đối với người làm công tác vệ sinh đô thị. Thêm vào đó các xe chuyển rác phải được che đậy kĩ lưỡng. 3.5 Xử lý Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24 - 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Với lượng rác thải như vậy thì mức độ đầu tư sẽ cực lớn và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của TPHCM. Vì vậy, yếu tố then chốt hiện nay là nghiên cứu tìm giải pháp công nghệ phù hợp, có suất đầu tư nhỏ mà vẫn đáp ứng nhu cầu hiện tại của Việt Nam. Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTRCN và CTNH. Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất định. Ở nhiều nước tiên tiến, người ta thường xử lý tập trung 2 loại chất thải này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau. Theo Chiến lược quản lý chất thải quốc gia, CTRCN và CTNH phải được xử lý tập trung theo quy trình khép kín. Ở TPHCM có 2 phương pháp chủ yếu là: 3.5.1 Công nghệ thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng. Hiện tại, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang quan tâm đến việc liên kết với các nhà máy xi măng để xử lý một số loại CTNH (thử nghiệm tại Nhà máy ximăng Holcim ở Kiên Giang). Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hồn tồn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thường cao hơn 1.0000C), yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xốy. Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm. Nhưng bên cạnh những các ưu điểm thì cũng còn những khuyết điểm, khí CO2, COx, NOx,.. là những khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe của con người được sinh ra khi ta không thể cung cấp đủ không khí cho quá trình đốt. 3.5.2 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an tồn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ. Theo công nghệ này, CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thốt khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTRCN và CTNH phải cách xa khu dân cư lớn hơn 5 km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp… Việc xây dựng hố chôn lấp CTRCN và CTNH phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas… Bảng 4: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp Đối tượng cần cách ly Đặc điểm và quy mô các công trình Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m) BCL nhỏ BCL vừa BCL lớn Đô thị Các thành phố, thị xã 5.000 10.000 15.000 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng Quy mô nhỏ đến lớn 3.000 5.000 10.000 Thị trấn, thị tứ, cụm dân cư ở đồng bằng và trung du 15 hộ: - Cuối hướng gió chính - Các hướng khác - Theo hướng dòng chảy 3.000 500 5.000 Cụm dân cư miền núi 15 hộ, cùng khe núi (có dòng chảy xuống) 3.000 5.000 5.000 Công trình khai thác nước ngầm CS <100 m3/ng CS 100-10.000 m3/ng CS 10.000 m3/ng 100 300 1.000 300 1.000 2.000 1.000 3.000 5.000 Khoảng cách tới đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ 300 500 1.000 Ghi chú : Khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến hàng rào bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp phải đạt các tiêu chuẩn về môi trường, có hệ thống che đậy,thu khí và nước rò rỉ từ rác. Khí và nước sau khi thu lại sẽ được xử lý tránh tác động đến hệ thống nước ngầm và tránh mùi hôi ảnh hưởng đến các vùng xung quanh bãi chôn lấp. Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn, việc chôn lấp CTRCN và CTNH thường kết hợp với cố định và hóa rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hòa tan, giảm độ lan truyền chất thải độc hại ra môi trường. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải. Vật liệu để đóng rắn phổ biến là ximăng, hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu. Tỷ lệ ximăng phối trộn nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại CTNH cụ thể. Thông thường sau khi đóng rắn hồn tồn, người ta sẽ tiến hành kiểm tra khả năng hòa tan của các thành phần độc hại trong mẫu bằng cách phân tích nước dịch lọc để xác định một số chỉ tiêu đặc trưng rồi so sánh với tiêu chuẩn, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được phép chôn ở bãi rác công nghiệp, nếu không đạt thì phải tăng thêm tỷ lệ ximăng trong đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn.(công nghệ chôn lấp của Nhật). 3.6 Kết luận Tình hình rác thải tại TP HCM trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến theo hướng phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng tăng về khối lượng. Một số loại rác thải đô thị như: rác khu thương mại, rác công nghiệp... (trước đây rất ít) những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Làm cho công tác quản lý của ngành vệ sinh đô thị gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người dân bỏ rác trên lòng lề đường gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường do nhiều quận huyện vẫn thu gom rác vào ban ngày. Trên đường, người lưu thông vẫn đứng chen với các xe thu gom rác hoặc vào giờ cao điểm, xe trung chuyển, vận chuyển rác là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông.  Ngồi ra, quá trình thu gom rác hiện nay ở Tp Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập. Hệ thống thu gom còn lạc hậu, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng còn thiếu, việc quản lý còn gặp nhiều hạn chế. Điều quan trọng là thái độ ứng xử của các cấp lãnh đạo như thế nào trong công tác quản lý trong lĩnh vực này. 3.7 Kiến nghị Cần có một hệ thống quản lý về rác thải đô thị chặt chẽ hơn.(kiểm tra và sử pháp Cần đầu tư hơn về trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuyên truyền vận động người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyên truyền các hình thức xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường và cần phải đẩy mạnh chương trình 3R. Trong đó phân cấp quản lý nhà nước hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt cho UBND cấp phường xã. Tăng cường nguồn nhân lực cho UBND phường xã để tổ chức quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn. Việc tổ chức lại hoạt động thu gom rác sinh hoạt phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt là quyền khai thác đường dây rác mà họ đang nắm giữ và thu nhập của người lao động thu gom rác. Cho phép các Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể: miễn thuế bốn năm đầu khi thành lập và áp dụng thuế suất 5% trong chín năm tiếp theo theo qui định ở điều 14, chương III của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (số 14/2008/QH12). (ThS.Hồng Thị Kim Chi) Cần có lộ trình trong việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác. Ủy ban nhân dân Thành phố có thể giao cho Liên minh HTX TP, Quỹ giải quyết việc làm TP hay Quỹ xóa đói giảm nghèo quận – huyện lập đề án hỗ trợ vốn cho các tổ chức và người lao động thu gom rác chuyển đổi phương tiện hoạt động. Tài liệu tham khảo 1/ TS Trần Thị Mỹ Diệu, 2004-2005, Giáo trình môn học Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Trường Đại học Văn Lang. 2/ TS Nguyễn Trung Việt và TS Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình môn học Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Trường Đại học Văn Lang. 3/ ThS.Trần Nhật Nguyên, 2005, Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh, Viên nghiên cứu và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh. 4/ ThS.Trần Nhật Nguyên, 2005 Công tác vận chuyển và hệ thống điểm hẹn, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh. 5/ ThS.Hồng Thị Kim Chi và cộng sự, 2008, Các hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và các đề xuất bổ sung. Viên nghiên cứu và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh 6/ ThS.Hồng Thị Kim Chi, 2005, Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Viên nghiên cứu và phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh. 7/ Kỹ sư Hà Minh Châu (Chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM), 2006, TP HCM: Ô nhiễm môi trường vì thiếu trạm trung chuyển rác, Khoa môi trường và tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 8/ Những điểm trung chuyển rác trên địa bàn TPHCM - Nguy cơ lây lan dịch bệnh, Theo Công ty Môi trường đô thị www.chatthainguyhai.net 9/ Ngọc Lữ, 4/2008, Những điểm trung chuyển rác trên địa bàn TPHCM - Nguy cơ lây lan dịch bệnh. 10/ Thanh Hoa, 2009, Ô nhiễm không khí khu vực bãi rác: Cần có chương trình giám sát chặt chẽ, Trang www.khoahocphothong.com 11/ Trần Duy, 8/2007, Bãi rác 6000 tấn ngày ở TP Hồ Chí Minh, Theo Việt Báo. 12/ Theo trang 13/ Trang web của Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÁO CÁO MÔN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG - Ô nhiễm rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh.doc