Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che
phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc
thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị
kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là
khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm
2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng
27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ
USD vào năm 2005.
Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang
sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc
sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp
còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng
miền núi và nông thôn.
Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc
biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc,
Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình
thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm
giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập
mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi
khí hậu toàn cầu đang xảy ra.
19 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Giám sát ngành lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị
kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là
khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm
2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng
27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ
USD vào năm 2005.
Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang
sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc
sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp
còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng
miền núi và nông thôn.
Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc
biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc,
Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình
thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm
giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập
mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi
khí hậu toàn cầu đang xảy ra.
Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào những năm 90,
Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng, tăng độ che phủ rừng
thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng, như: Chương
trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn
1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai
đoạn 2006-2020.
Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là cải
thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác cao. Qua
đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập qui hoạch, kế hoạch khả thi hơn và
xây dựng chính sách tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh sáng kiến của Đối tác
1Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Lời giới thiệu
2
Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) về xây dựng bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ
số và các cơ sở dữ liệu này là các modun quan trọng cho một Hệ thống thông tin giám sát
ngành lâm nghiệp tổng thể (FOMIS) hiện đang được xây dựng.
Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam được phản ảnh thông qua những chỉ số
quan trọng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, những thành tựu đạt được và tác động của chiến
lược, các chương trình, đề án, dự án quan trọng của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân
tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh
các số liệu của ngành trong tương lai.
Những chỉ số này còn phản ảnh một cách tiếp cận mới về đánh giá hiệu quả của ngành
lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá khứ báo cáo thường chỉ dựa vào đầu vào và chỉ tiêu đạt
được, nay chúng ta sẽ chuyển hướng tập trung vào một hệ thống quản lý dựa vào kết quả,
xem xét các tác động, đầu ra và hiệu quả đạt được.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ‘Báo
cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp
của Tổ công tác Giám sát bao gồm các cán bộ của các Cục, các Vụ trong Bộ và các Bộ ngành
liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt quá trình thu thập, phân tích, xây
dựng và xuất bản báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của
Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) đặc biệt là Tiến sỹ Paula
Williams đã giúp chúng tôi hiệu đính bản tiếng Anh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính
của Quỹ Ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) do Chính phủ các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy
Điển (Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida) và Thụy Sỹ (Cơ quan Hợp tác và Phát
triển Thụy Sỹ - SDC) tài trợ.
Đây là lần đầu tiên Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp được xây dựng nên không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân cùng bạn đọc để có thể hoàn thiện trong những lần báo cáo sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Hứa Đức Nhị
Thứ trưởng
Bộ NN và PTNT
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
Mục đích của báo cáo
• Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung chủ yếu của các
chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp.
• Sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành như Chiến lược phát
triển lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, Kế hoạch 5 năm của ngành và Dự án Trồng mới 5
triệu ha rừng.
• Giám sát và đánh giá các kết quả, các tác động chính của các hoạt động lâm nghiệp nhằm
kịp thời phát hiện, sửa chữa và cải tiến công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách
của ngành, góp phần giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia và của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
• Cung cấp các số liệu cần thiết cho các báo cáo của Bộ và ngành lâm nghiệp cho các cơ
quan của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Thoả thuận quốc tế mà Việt nam đã tham
gia.
Bộ chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở cách lập kế hoạch
được định hướng theo mục tiêu và kết quả của Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai
đoạn 2006-2020, sử dụng Khung lô gíc được đơn giản hoá để phục vụ cho xây dựng, thực thi,
giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược PTLNQG cũng như các chương trình, dự án
lâm nghiệp trọng điểm và từ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần thiết cho hệ thống chỉ tiêu
thống kê chuyên ngành lâm nghiệp.
Nội dung của mỗi chỉ tiêu bao gồm định nghĩa, số liệu cơ bản năm 2005 dưới dạng
biểu, biểu đồ, bản đồ, một vài bình luận về số liệu (có sử dụng số liệu của các năm trước để
thuyết minh) và kiến nghị về việc thu thập và nâng cao chất lượng của các số liệu. Các số liệu
chi tiết liên quan đến mỗi chỉ tiêu sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa CD đính kèm báo cáo này.
Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát chính của ngành lâm nghiệp và hiện trạng năm 2005
(là năm cơ sở) cũng được cung cấp cho người đọc dưới dạng bản in trên giấy và trên trang
web của Chương trình hỗ trợ đối tác ngành lâm nghiệp (FSSP). Báo cáo này sẽ được xuất bản
5 năm một lần, trong khi các chỉ tiêu giám sát ngành sẽ được cập nhật và công bố hàng năm.
Báo cáo này cũng góp phần xây dựng hệ thống chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT và các chỉ
tiêu chuyên ngành tại Quyết định số 71/2006/QĐ-BNN về ban hành bộ chỉ tiêu thống kê
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và xây dựng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia bao gồm
24 nhóm chỉ tiêu tại Quyết định số 305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
10Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
11
Tuy nhiên, do số liệu tản mát ở nhiều cơ quan khác nhau, nên nhiều số liệu cần thiết
vẫn chưa thu thập được, chất lượng của số liệu còn hạn chế và vì vậy còn nhiều việc phải làm
để cải thiện việc thu thập và sử lý các số liệu này.
Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam
Chương "Tổng quan về Lâm nghiệp Việt nam" được trình bày thành 5 phần bắt đầu với
mục "Khái quát về đất nước, con người và rừng của Việt nam". Mục thứ hai trình bày "Vai trò
của rừng và ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân", trong đó nêu rõ các đóng góp của
ngành và tình hình quản lý sử dụng rừng. Mục 3 là " Rừng và lâm nghiệp đối với công cuộc xoá
đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn miền núi" và mục 4 về " Rừng và Lâm nghiệp đối
với sự bền vững của môi trường". Mục cuối cùng nêu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm
nghiệp đã được xác định tại Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động
Các chỉ tiêu thuộc chương này cho thấy Việt nam có 12,6 triệu ha đất có rừng (độ che
phủ rừng là 37%) bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,3 triệu ha rừng trồng vào năm
2005. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
trong khi rừng trồng tập trung ở các vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ.
49,8% diện tích rừng tự nhiên do các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước quản lý,
trong khi các hộ gia đình và tập thể chỉ quản lý 23,5% và còn tới 24,6% diện tích rừng tự
nhiên do UBND xã quản lý, mà thực chất là chưa có chủ quản lý. Xu thế này khác hẳn đối
với rừng trồng với 40,2% diện tích rừng trồng do các hộ gia đình quản lý, trong khi trong khi
diện tích do doanh nghiệp nhà nước trồng chiếm 26% và do các ban quản lý rừng phòng hộ
và đặc dụng trồng chiếm 14,5%.
Nhìn chung, độ che phủ rừng tăng đều đặn từ năm 2000 đến năm 2006 từ 33,2% năm
2000 lên 38% năm 2006, trong các vùng có độ che phủ rừng chung cao nhất là Tây Nguyên
(54%), Bắc Trung Bộ (47,1%) và Đông Bắc Bộ(44,2%). Diện tích đất trống đồi trọc "chưa sử
dụng" còn khoảng 6,36 triệu ha tập trung ở vùng Đông Bắc(1,7 triệu ha) và Tây Bắc Bộ (1,3
triệu ha).
Tổng sản phẩm trong nước của ngành lâm nghiệp theo cách tính hiện hành chỉ chiếm
1,2 % GDP quốc gia và 5,7% GDP của khối nông, lâm, thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm của lâm nghiệp trong 2000-2006 là 0,8% / năm là thấp do chu kỳ sản xuất
lâm nghiệp dài, do không khai thác rừng tự nhiên và do cách tính GDP chưa đầy đủ cho
ngành lâm nghiệp.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 ở Việt nam là 6,84% (theo tiêu chí cũ)
Các chỉ tiêu về kinh tế
Theo cách tính của Tổng Cục Thống Kê, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chỉ
bao gồm giá trị sản xuất của các hoạt động trồng rừng, khai thác và một số dịch vụ lâm
nghiệp với giá trị sản xuất toàn ngành là 9.496 tỷ đồng (giá thực tế) và 6.316 tỷ đồng (giá so
sánh), trong đó khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,5%), trồng rừng (14,8%). Tuy nhiên giá
trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa phản ánh đầy đủ các đóng góp của ngành và cần được
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
12
tính toán lại theo quan niệm trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG ngày 5/2/2007.
Tổng trữ lượng gỗ toàn quốc là 811.678.000 m3 trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm
93,4% và gỗ từ rừng trồng chiếm 6,6%. Ba vùng có trữ lượng gỗ rừng tự nhiên lớn nhất là
Tây Nguyên (35,2%), Bắc Trung Bộ (22,6%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (16,1%), trong
khi trữ lượng gỗ từ rừng trồng lớn nhất ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ.
Các chỉ tiêu về xã hội
Chỉ tiêu số xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 phản ánh gián tiếp tình hình
kinh tế xã hội tại các vùng lâm nghiệp trọng điểm và cũng là các xã cần quan tâm đối với các
chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển lâm nghiệp và nông thôn. Chương trình
135 giai đoạn 2006-2010 tập trung vào 1644 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc 287
huyện, 45 tỉnh trong cả nước, trong đó các xã đặc biệt khó khăn tập trung hầu hết ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Số liệu giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cuối năm 2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho thấy các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng trên
65% diện tích đất lâm nghiệp, trong khi các hộ gia đình chỉ quản lý và sử dụng khoảng 31%.
Cộng đồng dân cư thôn chỉ quản lý bảo vệ 581.000 ha rừng và đất lâm nghiệp là quá ít so với
tổng số trên 10 triệu ha rừng tự nhiên hiện có, trong khi diện tích giao cho UBND xã quản lý
chiếm trên 2,8 triệu ha, mà thực chất là chưa có chủ. Số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp cuối năm 2004 cho thấy cả nước mới cấp gần 1 triệu giấy
CNQSDĐ cho các hộ gia đình và tổ chức với 43,6% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó cho
các hộ gia đình là 2 triệu ha và tổ chức là 3 triệu ha (đến 30/9/2007 được 62%).
Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung, cho khu vực thành thị / nông thôn và
cho mỗi vùng đều liên tục tăng từ năm 1996 đến nay. Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
cho thấy thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2003-2004 đạt 484.000 đồng và thu
nhập của nhóm có thu nhập thấp nhất chỉ bằng 1/8 thu nhập của nhóm có thu nhập cao nhất.
Thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 1,27% (2002) và gần 1% (2004) của tổng thu nhập bình
quân.
Việc thống kê số việc làm được tạo ra trong ngành lâm nghiệp là tương đối khó và
hiện chỉ có thể thực hiện gián tiếp hoặc thông qua các chương trình, dự án. Số liệu thống kê
của dự án 661 cho biết cả nước có 389.500 hộ tham gia các hoạt động của dự án 661. Số liệu
thống kê của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN & PTNT) cho thấy cả nước
có trên 250.300 người tham gia các hoạt động chế biến gỗ, trong đó số lao động ở các tỉnh,
thành phố ở phía Nam chiếm 229.100 người (91,5%).
Các chỉ tiêu về môi trường
Các chỉ tiêu chủ yếu về đa dạng sinh học là số lượng các hệ sinh thái quan trọng, số
lượng các loài động, thực vật quý hiếm và tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng (Protected Areas) so
với diện tích tự nhiên cả nước. Hiện tại diện tích rừng đặc dụng ở Việt nam chỉ chiếm khoảng
6% diện tích tự nhiên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Danh mục các
loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
13
tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Tuy nhiên, hiệu quả và hiệu lực của quy định sẽ
rất hạn chế, nếu quy định này không được cấp nhật hàng năm theo vùng hoặc theo tỉnh, thành
phố.
Việc xác định diện tích rừng theo đai cao và độ dốc giúp cho công tác phân cấp rừng
phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng và đánh giá gián tiếp khả năng
phòng hộ của các khu rừng. Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của Viện điều tra quy
hoạch rừng cho thấy đất trống đồi núi trọc ở cấp độ dốc trên 25° chiếm 15% diện tích
ĐTĐNT và tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Các chỉ tiêu về Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững
Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến 2010 là một chỉ tiêu trung gian nhằm hướng
đến xây dựng chỉ tiêu "Lâm phận quốc gia ổn định" (Permanent forest estate) để tạo hành
lang pháp lý cho quản lý và phát triển rừng bền vững. Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp
2006-2020 và Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2010 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 16,2
triệu ha bao gồm 5,6 triệu ha đất rừng phòng hộ, 2,2 triệu ha đất rừng đặc dụng và 8,4 triệu ha
đất rừng sản xuất.
Để tái tạo rừng tự nhiên từ rừng tự nhiên nghèo kiệt và trên đất trống có cây gỗ mọc
rải rác, kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã được áp dụng. Tính đến hết 2006 cả
nước đã khoanh nuôi xúc tiến tái sính tự nhiên có và không trồng bổ sung được 818.398 ha
vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên diện tích khoanh nuôi tái sinh thành rừng thấp, trung bình chỉ ở mức
150.000 ha / năm (2001-2005).
Diện tích đất trồng rừng mới hiên nay là khoảng 1,37 triệu ha cho rừng sản xuất, 0,6
triệu ha cho rừng phòng hộ và 0,13 triệu ha cho rừng đặc dụng. Các vùng có nhiều diện tích
đất trồng rừng mới là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.
Trồng cây phân tán đã trở thành một truyền thống tốt đẹp ở nhiều địa phương. Số
lượng trồng cây phân tán hàng năm của cả nước là khoảng 200 triệu cây /năm trong suốt thời
kỳ 2001-2005.
Diện tích rừng sản xuất năm 2005 là quá nhỏ, mới đạt 4,5 triệu trên 8,5 triệu ha diện
tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất đến năm 2010. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chủ yếu
tập trung ở Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Diện tích rừng trồng sản xuất còn
quá nhỏ bé với diện tích gần 1,4 triệu ha trong đó các vùng có diện tích rừng trồng sản xuất
lớn nhất là Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long.
Diện tích trồng rừng mới hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là khoảng 170.000 ha
đến 190.000 ha /năm, trong đó tỷ lệ rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ là tương
đương. Tuy nhiên từ năm 2006 tỷ lệ này đã thay đổi nghiêng về trồng rừng sản xuất, do nhu
cầu gỗ rừng trồng cho thị trường trong nước và quốc tế tăng mạnh.
Diện tích trồng rừng lại hàng năm sau khai thác duy trì ở mức trên dưới 20.000 ha /
năm tức là tương đương với diện tích khai thác hàng năm là 20.000 ha và lượng khai thác là 1
triệu m3 / năm từ rừng trồng (ước sản lượng gỗ là 50 m3 gỗ /ha).
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
14
Hiện chưa có số liệu chính xác về giá trị sản xuất của lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, số
liệu xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của Tổng Cục Hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu LSNG
năm 2004 đạt 200 triệu USD, trong đó hàng mây tre đan chiếm ưu thế với hơn 70% giá trị
xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng LSNG năm 2004 đạt 300 triệu USD.
Chứng chỉ rừng là đặc biệt quan trọng và cần thiết để sản phẩm gỗ và LSNG của Việt
nam có thể thâm nhập vào thị trường lâm sản thế giới. Cho đến tháng 11/2005 chưa có khu
rừng nào của Việt nam được cấp chứng chỉ của FSC và mới có 86 chứng chỉ CoC đã được
cấp cho các doanh nghiệp chế biến của Việt nam. Năm 2006 mới có một đơn vị duy nhất ở
Việt nam được cấp chứng chỉ rừng FSC với diện tích 9.904 ha rừng trồng là Công ty liên
doanh trồng rừng New O.J tại Quy Nhơn (Bình Định).
Các chỉ tiêu về Chương trình Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các
dịch vụ môi trường
Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên có diện tích 5,3 triệu ha (chiếm 89,1% diện tích có
rừng) cần tiếp tục nâng cao chất lượng để có được 5,68 triệu ha rừng phòng hộ đến 2010 và
các năm sau, như nhiệm vụ đã xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam
2006-2020. Các vùng có diện tích có rừng phòng hộ chung và đồng thời có diện tích rừng tự
nhiên phòng hộ lớn nhất là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
và Tây Nguyên.
Việt nam hiện có 128 khu bảo tồn thiên nhiên với 30 Vườn quốc gia, 47 khu dự trữ
thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan và tổng diện tích trên 2,34 triệu ha,
trong đó 1,93 triệu ha có rừng, khoảng 412.000 ha chưa có rừng. 95,7% diện tích có rừng đặc
dụng là rừng tự nhiên.
Trong nhiều năm qua, dự án 661 và các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế khác
đã hỗ trợ cho các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và các tỉnh tổ chức khoán bảo
vệ rừng cho các cộng đồng, hộ gia đình nhằm tạo thu nhập cho các hộ nông dân sống phụ
thuộc vào rừng. Diện tích khoán bảo vệ trong giai đoạn 2001-2006 trung bình là 2,7 triệu
ha/năm.
Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã là một chủ trương đúng đắn, tạo ra chuyển
biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kiểm lâm theo quan
điểm xã hội hóa nghề rừng và bảo vệ rừng. Hiện cả nước có 57/64 tỉnh, thành phố đã phân
công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, với 4.477 kiểm lâm viên được phân công quản lý
5.310/5.985 xã có nhiều rừng.
Trong giai đoạn 1999-2006 bình quân một năm diện tích bị cháy giảm còn 4.631 ha
trong đó nguyên nhân chính là do người dân đốt nương làm rẫy.
Hàng năm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy có giảm từ 59.379 vụ
năm 2000 xuống còn 39.592 vụ năm 2005 và 38.708 vụ năm 2006, tuy nhiên tình trạng phá
rừng, khai thác trái phép lâm sản vẫn diễn biến rất phức tạp do một số địa phương buông lỏng
việc quản lý rừng.
Để thúc đẩy người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, UBTVQH, Chính phủ và
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã ban hành một số pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn thực
hiện quy chế dân chủ ở xã và xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
15
dân cư thôn, bản. Tính đến cuối năm 2006, 18.961 thôn bản trong cả nước đã xây dựng được
Quy ước bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía Bắc.
Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Trong các năm từ 1970-1980, lượng khai thác từ rừng tự nhiên là 2 triệu m3 gỗ/ năm;.
trong giai đoạn 1981-1990 giảm xuống còn 1 triệu m3/ năm; thời kỳ 1991-2000 còn khoảng
500 ngàn m3/năm và từ năm 2000 đến nay, Chính phủ chỉ cho phép khai thác từ 300.000 m3
đến 200.000 m3 gỗ/năm.
Khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên của cả nước trong thời kỳ từ
2001-2005 trung bình mỗi năm đạt 2,53 triệu m3, trong đó chủ yếu từ rừng trồng. Riêng năm
2005, khối lượng gỗ khai thác của cả nước đạt hơn 2,7 triệu m3, trong đó có hơn 2,5 triệu m3
từ gỗ rừng trồng. Trên thực tế khối lượng gỗ khai thác hàng năm có thể còn cao hơn số công
bố. Tuy không thể thống kê được lượng LSNG đã khai thác, nhưng thông qua công suất của
các cơ sở chế biến LSNG và lượng LSNG xuất và nhập khẩu có thể ước đoán lượng khai thác
hoặc giá trị sản xuất của LSNG. Tổng kim ngạch xuất khẩu LSNG năm 2004 gần 200 triệu
USD, riêng hàng mây tre đan đạt 138 triệu USD, chiếm đứng đầu các mặt hàng LSNG xuất
khẩu, sau đó là mật ong, quế, hồi....
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 ngàn ste
củi, trong đó các địa phương miền Bắc khai thác 19.256,7 ngàn ste, chiếm 73,4% tổng sản
lượng củi khai thác của cả nước.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của cả nước đã tăng từ 13.500 tỷ
đồng năm 2000 lên 60.060 tỷ đồng năm 2005 theo giá thực tế và 7.529 tỷ đồng năm 2000 lên
21.532 tỷ đồng năm 2005 theo giá so sánh 1994.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu các
mặt hàng lâm sản của Việt Nam đạt gần 1,79 tỷ USD, trong đó giá trị mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng giá trị xuất khẩu, phần giá trị còn lại (230 triệu
USD) thuộc về các mặt hàng làm từ mây, tre ( khoảng 10%), quế, hồi và các sản phẩm khác
(khoảng 2,6%).
Năm 2005, tổng giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập nhập khẩu cả nước đạt hơn 650,7
triệu USD, tăng 20,8% so với tổng giá trị nhập khẩu của năm trước. Thị trường nhập khẩu gỗ
và nguyên liệu gỗ chính vào Việt Nam là Malaysia với 20,8% tổng thị phần, tiếp theo là Lào,
Campuchia, Trung Quốc, Mỹ...
Trong năm 2005, cả nước đã chế biến được hơn 3,1 triệu m3 gỗ xẻ các loại, bao gồm
cả gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu; gần 86 triệu m2 gỗ ván sàn; 42,6 triệu m2 gỗ
dán, 286,7 triệu m2 ván ép và hàng triệu bàn làm việc, giường, tủ; hàng chục triệu bộ salong,
sập gụ, tủ chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. 100% khối lượng các mặt
hàng gia dụng và 75-98% gỗ xẻ, gỗ ván sàn, ván ép...là do khu vực tư nhân sản xuất.
Chỉ tiêu về Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khuyến lâm
Hiện nay đã có một mạng lưới các đơn vị nghiên cứu khoa học lâm nghiệp bao gồm
các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo về lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất, các đơn vị ở địa
phương và các tổ chức phi chính phủ.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Viện nghiên
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
16
cứu duy nhất của ngành lâm nghiệp với tổng số 301 cán bộ (2005) và 325 cán bộ nghiên cứu
(2006).
Theo số liệu điều tra, hiện có 163 nguồn giống với tổng diện tích 5.967 ha tại 35/64
tỉnh, thành phố, trong đó: lâm phần tuyển chọn: 813,7 ha (chiếm 13,6%), rừng giống chuyển
hóa: 4.768 ha (chiếm 79,9% về diện tích) rừng giống: 215,2 ha (chiếm và 3,6%), vườn giống:
169,7 ha (chiếm 2,9%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng.
Trong giai đoạn 1996-2005, các đề tài nghiên cứu về lâm sinh, đề tài nghiên cứu về
trồng rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,6% (37/122 đề tài). Có 60 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực
chế biến lâm sản và 17 đề tài nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp cấp Bộ, nhưng đều ở quy mô
nhỏ. Các nghiên cứu về thương mại và thị trường còn chưa được quan tâm. Hầu hết các đề tài
nghiên cứu do Viện KHLN và Trường đại học lâm nghiệp thực hiện.
Tại thời điểm cuối năm 2005, lực lượng cán bộ khuyến nông trên toàn quốc đã có trên
25 ngàn người, trong đó các tỉnh miền Bắc có 20.112 người chiếm 80,3% tổng số cán bộ
khuyến nông trong cả nước. Tuy nhiên, số cán bộ khuyến lâm hiên tại là rất ít. Tại các Trung
Tâm khuyến nông tỉnh có nhiều rừng cũng chỉ có 1-2 cán bộ khuyến lâm, đa số các trạm
khuyến nông và ở tất cả các xã không có cán bộ khuyến lâm.
Tính đến năm 2005, số cán bộ kiểm lâm có gần 9.500 người. Về trình độ đào tạo có
đến 50% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, và 50% còn lại có trình độ trung hoặc sơ
cấp. Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã chiếm gần 40% lực lượng cán bộ kiểm lâm của cả nước. Số
cán bộ thuộc các Chi cục lâm nghiệp hoặc phòng Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh (nơi chưa thành lập chi cục) có 559 người, trong đó các tỉnh phía Bắc có
328 người, các tỉnh phía Nam có 231 người.
Số doanh nghiệp chế biến lâm sản ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam, nhưng bình
quân trên 1 doanh nghiệp về lao động, vốn và lợi nhuận trước thuế thì các doanh nghiệp thì ở
địa bàn phía Nam có qui mô bình quân vượt trội so với các doanh nghiệp ở địa bàn phía Bắc.
Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm
trường quốc doanh, 149 lâm trường đã được chuyển đổi thành 79 công ty lâm nghiệp, 56 ban
quản lý rừng phòng hộ và giải thể 9 lâm trường. Tổng diện tích đất thu hồi giao lại cho địa
phương là 225.685 ha. Tổng diện tích các công ty đang quản lý gồm gần 1,5 triệu ha đất các
loại.
Tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp lâm nghiệp cuối
năm 2005 là 1.731 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định bình quân của 304 doanh nghiệp
sản xuất lâm nghiệp đạt 718, 5 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp đạt
2,36 tỷ đồng.
Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn chu kỳ 2001-2005, cả nước có
26.606 hộ lâm nghiệp. Số hộ này đang quản lý 115,5 nghìn ha đất, trong đó có 108,5 nghìn ha
đất lâm nghiệp, chiếm gần 94% tổng diện tích đất được giao quản lý. Tính bình quân trên cả
nước mỗi hộ được giao quản lý 4,3 ha đất, trong đó có 4,1 ha đất lâm nghiệp. Nhìn chung, số
hộ lâm nghiệp còn quá ít chưa đến 1% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước
(11,2 triệu hộ ).
Cả nước có 2.457 trang trại lâm nghiệp, sử dụng tổng số 18.862 lao động trong đó có
8.680 lao động thường xuyên và quản lý tổng diện tích 56.276 ha đất các loại, trong đó có
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
17
51.038 ha đất lâm nghiệp.Tính bình quân cả nước 1 trang trại lâm nghiệp sử dụng 7,7 lao
động, trong đó có 3,5 lao động thường xuyên, quản lý 22,9 ha đất các loại, trong đó có 20,8
ha đất lâm nghiệp.
Trong cả nước, có 2.547 trang trại lâm nghiệp với tổng giá trị hàng hóa 102,2 tỷ đồng,
tổng thu nhập đạt 53,56 tỷ đồng. Tính bình quân trên cả nước trong năm 2005, giá trị hàng
hóa một trang trại đạt 41,6 triệu đồng và thu nhập đạt 21,8 triệu đồng.
Đầu tư tài chính cho ngành lâm nghiệp
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 16%
vốn đầu tư của Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trong tổng số vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp năm 2005 (568,6 tỷ đồng), vốn đầu tư cho dự án
Trồng mói 5 triệu ha rừng đã chiếm 512,8 tỷ đồng. Các nguồn vốn khác đầu tư cho lâm
nghiệp là vốn ODA (318,9 tỷ đồng), vốn tín dụng (145,4 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp và hộ
gia đình (98,5 tỷ đồng), vốn địa phương (81,8 tỷ đồng) và vốn từ thuế tài nguyên và bán cây
đứng là 36,8 tỷ đồng.
Tính đến 2005, có 57 dự án ODA lâm nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn khoảng
434,8 triệu USD. Các tổ chức quốc tế viện trợ nhiều nhất là: Ngân Hàng thế giới, ADB, Quỹ
môi trường toàn cầu GEF và Liên hiệp Châu Âu EU. Các nước viện trợ nhiều nhất cho ngành
lâm nghiệp là: Đức, Nhật, Phần Lan, CIDA Ca Na Đa.
Hiện Tổng Cục Thống kê chưa thống kê số liệu về các dự án FDI cho riêng ngành lâm
nghiệp. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt nam, đến 2004 toàn quốc có 420 dự án đầu tư nước
ngoài cho ngành lâm nghiệp với tổng vốn 1,3 tỷ USD, trong đó có 210 dự án còn hiệu lực với
vốn thực hiện đến 332 triệu USD.
Đầu tư cho khoa học công nghệ lâm nghiệp có sự gia tăng đầu tư đáng kể trong năm
2006 với mức đầu tư trên 38 tỷ đồng / năm, trong đó nghiên cứu lâm sinh vẫn là một ưu tiên
trong nghiên cứu.
Tổng vốn đầu tư lâm sinh năm 2005 là 1.194,3 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung
ương (43%) và vốn của các dự án đầu tư nước ngoài (27%) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn đầu
tư cho dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn vốn chủ yêú đầu tư cho lâm nghiệp.
Đầu tư về nhân lực cho ngành lâm nghiệp
Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 1993 đến 2005, tổng kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến lâm là 66,6 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng nguồn kinh
phí nhà nước cấp cho hoạt động khuyến nông khuyến lâm nói chung. Bình quân mỗi năm
kinh phí được cấp cho hoạt động khuyến lâm là 5,12 tỷ đồng. Từ năm 2003, kinh phí nhà
nước đầu tư cho hoạt động khuyến lâm đã tăng lên mức trên 10 tỷ đồng/năm, riêng năm
2005, đạt gần 12 tỷ đồng, tập trung vào việc xây dựng các mô hình trình diễn (96,4% tổng
kinh phí).
Số liệu Tổng điều tra nghiệp và nông thôn của Tổng cục Thống kê, năm 2001 cho
thấy cả nước có hơn 31 triệu lao động trong độ tuổi có khả năng lao động sống ở khu vực
nông thôn, trong đó 75% làm việc trong ngành nông nghiệp, 0,2% làm việc trong ngành lâm
nghiệp, 3,7% làm việc trong ngành thủy sản.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Tóm tắt
18
Kết luận
Phần lớn các chỉ tiêu trong Hệ thống FOMIS lần này được lựa chọn từ Hệ thống chỉ
tiêu quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu ngành NN&PTNT và hệ thống chỉ tiêu của một số tổ chức
quốc tế và các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là số liệu của nhiều chỉ tiêu thống
kê quốc gia và ngành vẫn chưa được thu thập.
Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, ngành, giữa các Viện nghiên cứu
và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách ở các cấp, thậm chí ngay trong cùng một bộ
về khái niệm, định nghĩa và phương pháp tính toán một số chỉ tiêu hiện hành.
Việc thu thập thông tin để tính toán các chỉ tiêu cũng gặp nhiều khó khăn do sự phân
tán thông tin, sự thiếu đồng bộ trong công tác thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin, hạn chế
về năng lực của các cơ quan chuyên môn; ngân sách hạn hẹp; số liệu thống kê chuyên ngành
hầu hết chưa được công bố công khai (trừ một số chỉ tiêu tổng hợp của Tổng Cục Thống kê
và của Bộ Nông nghiệp và PTNT...). Nhiều chỉ tiêu cần có trong các Báo cáo quốc gia đối
với các Thoả thuận đa phương về môi trường (MEAs) vẫn chưa thu thập được.
Việc xây dựng bộ chỉ tiêu và vận hành hệ thống FOMIS chắc chắn sẽ tốn kém cả về
kinh phí và thời gian, vì vậy cần được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ, cần có sự hỗ trợ cả về
kỹ thuật và tài chính và sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế quan tâm đến
lĩnh vực này.
Khuyến nghị:
¾ Thống nhất định nghĩa về ngành lâm nghiệp và rừng
¾ Nâng cao chất lượng kiểm kê tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
¾ Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp liên ngành trong điều tra, khảo sát các
chuyên đề liên quan đến lâm nghiệp
¾ Xây dựng Kế hoạch hành động về phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Bộ
Nông nghiệp và PTNT trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên
ngành lâm nghiệp.
¾ Thực hiện thành công Đề án “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành lâm
nghiệp đến năm 2010” theo Quyết định số 3427/QĐ-BNN-LN.
¾ Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin
cho các chỉ tiêu hiện có.
¾ Tiếp tục xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện việc thu thập, tổng hợp các thống tin cho
các chỉ tiêu mới.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương
Tổng quan về Lâm nghiệp
Việt Nam
19Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Khái quát về điều kiện tự nhiên và rừng
Việt nam 1.1
Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28'
kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến
bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái
Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền
dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía
Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía
Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích
331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và
hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000
hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có
vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi,
đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh
lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài
trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa
mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng
chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới
3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung
lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ
Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Đồng bằng chỉ
chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi
ngăn cách thành nhiều khu vực. Đồng bằng
rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ với diệ i
diện tích 40.000 km² và chuỗi cácđồng bằng nh n
Trung với tổng diện tích 15.000 km².
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyế
Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa n
Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới
gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ V
khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay
từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ
đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Việt Namn tích 16.700 km², đồng bằng Nam Bộ vớ
ỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miề
Việt nam nhìn từ vũ trụ 20
n, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.
ên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển
gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới
iệt Nam, hình thành nên các miền và vùng
đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao,
trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC
có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
21
nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ
ẩm không khí trên dưới 80%.
Rừng miền trung Việt Nam (Nguồn: Chi cục KL
Quảng Nam)
Việt Nam có một mạng lưới
sông ngòi dày đặc với 2.360
con sông có chiều dài trên 10
km, trong đó có 13 hệ thống
sông lớn có diện tích lưu vực
trên 10.000 km2. Hai sông lớn
nhất là sông Hồng và sông Mê
Công tạo nên hai vùng đồng
bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ
thống các sông suối hàng năm
có dung lượng chảy trên 310 tỷ
m3 nước. Chế độ nước của
sông ngòi chia thành mùa lũ và
mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-
80% lượng nước cả năm và
thường gây ra lũ lụt.
Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 9 vùng, đó là: vùng Tây
Bắc, vùng Trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng
Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Hệ sinh thái của
Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy,
sông suối, rặng san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại
chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có nơi nào
khác trên thế giới đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là
nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó1.
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam có nhiều định nghĩa khác nhau về
rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng chủ yếu : Rừng là
một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các
quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó;
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại
những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này
được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất
cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có sự cân bằng
đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật,
trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm
vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác
động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Tuy vậy cần có
một định nghĩa thống nhất và thực tế về rừng và ngành lâm nghiệp Việt nam.
1 Theo Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt. ừng.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
22
Rừng. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như
sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là
thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự
nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Tuy nhiên, định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về
rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2 – 5m. Hơn nữa, với việc xác định diện tích
đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống đồi núi trọc
cây trồng phân tán hoặc không có rừng có thể được gọi là rừng. Với cách phân loại như vậy
thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng.
Rừng miền trung Việt Nam (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam)
Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí xác định
rừng mở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng từ 2m trở lên mà mỗi
nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc gia đó. Do vậy, Việt Nam đưa ra định
nghĩa về rừng – là diện tích có độ che phủ rừng tối thiểu 30% và chiều cao cây rừng thấp nhất
5m là phù hợp với đại đa số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt của Việt Nam. Định nghĩa này
đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng sử dụng trước đây khi tiến hành đánh giá tài nguyên
rừng.
Ngành lâm nghiệp. Theo định nghĩa của FAO được quốc tế công nhận như sau:
“Lâm nghiệp là một ngành kinh tế, gồm các hoạt động kinh tế chính liên quan đến sản
xuất hàng hoá từ gỗ (gỗ tròn phục vụ công nghiệp, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ, gỗ ván, bột giấy, giấy và
đồ gỗ nội thất), sản xuất các sản phẩm phi gỗ và dịch vụ liên quan đến rừng”.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 vận dụng định nghĩa
này trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam như sau:
“Lâm nghiệp là một ngành kỹ thuật đặc thù, gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến
sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như trồng rừng/trồng lại rừng, khai thác, vận chuyển,
sản xuất và chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường liên quan đến rừng. Ngành lâm
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
23
đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, đồng thời góp phần làm ổn định xã hội và
bảo vệ an ninh quốc phòng”.
Do vậy, định nghĩa này có tính bao quát hơn so với định nghĩa được sử dụng trước
đây. Nó tính đến các ngành công nghiệp rừng (chế biến lâm sản) và tiếp thị - có thiên hướng
là một ngành công nghiệp hơn là ngành lâm nghiệp. Theo Ông Vương Văn Quỳnh (2006),
rừng tự nhiên nhiệt đới Việt Nam giàu có trước hết bởi nguồn năng lượng dồi dào hình thành
năng suất kinh tế và sinh thái cao. Mỗi năm 1m2 mặt đất ở hầu hết các vùng núi trung bình
nhận được từ 1.200.000 đến 1.500.000 kcal, tương đương với năng lượng của toả ra khi đốt
cháy 1,2-1,5 tấn than đá. Nguồn năng lượng bức xạ khổng lồ này được phân bố tương đối đều
quanh năm cùng với nền nhiệt độ trung bình cao và lượng mưa bình quân từ 1800-2200 mm
đã trở thành điều kiện rất thuận lợi cho sự tồn tại của những hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển
hình có năng suất cao. Đây là lý do giải thích vì sao ở phần lớn các khu vực của đất nước
Việt Nam đều tồn tại kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới với cấu trúc đặc sắc và tổ thành loài phong
phú, đa dạng. Số liệu điều tra cho thấy trong khi bề rộng vòng năm cây rừng bình quân ở vĩ
độ 50 chỉ đạt xấp xỉ 1mm, thì ở Việt Nam đạt xấp xỉ 2.5 mm, trong khi ở hầu hết các khu vực
ôn đới cây rừng chỉ sinh trưởng nửa mùa hè thì ở Việt Nam cây rừng sinh trưởng gần như
quanh năm, trong khi ở vùng ôn đới cần hàng trăm năm để những khu khai thác trắng phục
hồi lại thành rừng, thì ở Việt Nam chỉ cần 15 – 20 năm. Điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo
nên khả năng phục hồi và sức sinh trưởng cây rừng nhanh gấp nhiều lần ở những vùng ôn đới
hoặc khô hạn khác. Đây cũng là tiền đề quan trọng của những giải pháp khoa học công nghệ
nhằm nâng cao năng suất của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam2.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cùng với sự tác động của thảm thực vật qua nhiều thế hệ
đã tạo nên những lớp đất vô cùng tươi tốt. Hàm lượng mùn trung bình của đất dưới rừng ở
Việt Nam dao động từ 6-10%, độ xốp lớp đất mặt từ 50-70%, độ ẩm đất quanh năm trên
25%3. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự chung sống của nhiều giống loài và cũng là lý do giải
thích vì sao trong khi ở những vùng ôn đới trên một ha rừng thường chỉ có một vài loài cây
gỗ thì ở Việt Nam có tới hàng trăm loài, trong khi ở rừng những vùng ôn đới và khô hạn chỉ
có một vài dạng sống thì ở rừng nhiệt đới Việt Nam có đầy đủ các dạng sống từ cây gỗ lớn,
cây bụi, thảm tươi đến các loài dây leo, ký sinh, cộng sinh, phụ sinh và thực vật ngoại tầng.
Sự phong phú của rừng tự nhiên nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện ở số nhóm loài được
phân theo giá trị sử dụng. Ngoài những loài cho gỗ, củi, còn vô số các loài khác cho vật liệu
làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh v.v... Chỉ riêng
dược thảo người ta đã thống kê được hàng nghìn loài trong rừng tự nhiên, trong đó có những
loài có giá trị thương mại cao như sa nhân, thảo quả, kim tuyến, đỗ trọng, đương quy, vàng
đằng, ngưu tất v.v... Thực tiễn ở nhiều nơi cho thấy nếu quản lý bảo vệ tốt thì một ha rừng tự
nhiên có thể cho thu nhập ổn định hàng năm từ 20-25 triệu đồng/năm, trong đó có tới khoảng
hai phần ba là từ lâm sản ngoài gỗ. Sự phong phú về thành phần các loài có giá trị kinh tế là
tiền đề cho những giải pháp khoa học công nghệ nhằm kinh doanh rừng có hiệu quả kinh tế
cao và phát triển bền vững.
2 Vương Văn Quỳnh (2006). Rừng nhiệt đới - Điều kiện cần thiết cho sự phồn thịnh của hệ sinh thái nông
nghiệp. Tài liệu nội bộ của Viện Sinh thái rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp. 2006.
3 Phïng Ngäc Lan (1997). L©m sinh häc tËp I - Nguyªn lý l©m häc. Nhµ xuÊt b¶n n«ng nghiÖp. Hµ Néi. 1997.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
Do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và
lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm
trước đây đã bị suy giảm liên
tục. Năm 1943, Việt Nam có
14,3 triệu ha rừng, độ che
phủ là 43%, đến năm 1990
chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che
phủ rừng 27,2%; thời kỳ
1980 - 1995, bình quân mỗi
năm mất 110 nghìn ha rừng
2007, tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2006, diện tích rừng
toàn quốc là 12.873.850 ha
với độ che phủ rừng 38%,
trong đó 10.410.141 ha rừng tự nhiên và 2.463.709 ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại
rừng như sau: Rừng đặc dụng: 2.202.888 ha, chiếm 17,1%; Rừng phòng hộ: 5.628.789 ha,
chiếm 40,9%; Rừng sản xuất : 5.402. 173 ha, chiếm 42,0%.
Ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Dự án Sông Đà)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, rừng Việt Nam có tổng trữ lượng gỗ là 813,3
triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng
gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5/m3/ha và rừng trồng là 40,6 m3/ha. Gỗ tập trung chủ
yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng
trữ lượng. Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ yếu tập trung ở
3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc4.
Xét trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ suy thoái diện tích
rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,87 triệu
ha năm 2006 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện tích rừng trồng mới tăng từ
50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm, diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ phục
hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng. Sản
lượng khai thác gỗ rừng trồng gần 3.000.000 m3/năm (2006) cung cấp một khối lượng đáng
kể nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất khẩu và củi đun, góp phần giảm sức
ép vào rừng tự nhiên;
Mặc dù có nhiều thành
năm qua, vẫn còn nhiều hạn chế
Với vốn rừng hiện có, c i
và 9,16 m3 gỗ/người, thuộc loạ i
và 75m3/người, trong khi đó do
ngày một gia tăng về đất cho sả
4 Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việ
18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 nă
5 Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việ
18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 nă
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 20
tựu trong khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trong những
và thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng5:
hỉ tiêu bình quân hiện nay ở Việt Nam là 0,15 ha rừng/ngườ
i thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/ngườ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo nên sức ép vào rừng
n xuất lương thực và lâm sản từ rừng tự nhiên và rừng trồng.
t Nam giai đoạn 2006 – 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số
m 2007 của Thủ tướng Chính phủ. 24
t Nam giai đoạn 2006 – 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số
m 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
05
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
25
Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên ở
nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999-2005, diện tích rừng tự nhiên là
rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%,
rừng trồng tăng 50,8%. Ở một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy.... . Từ năm 2000 đến năm 2005,
bình quân có 9.345 vụ phá rừng/năm và diện tích bị chặt phá 2.160 ha/năm. Hậu quả là hiện
tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường xảy ra do có một phần nguyên nhân do
mất hoặc suy thoái rừng.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, diện tích đất "chưa sử dụng" toàn quốc là 6,76 triệu
ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; phân
bố giảm dần theo vùng như sau: vùng Đông Bắc chiếm 28% tổng diện tích đất trống đồi núi
trọc, Tây Bắc 21%, Bắc Trung Bộ 19%, Duyên hải Nam Trung Bộ 13%, Tây Nguyên 12%,
Đông Nam Bộ 5%.... Trong tổng diện tích đất trống đồi núi trọc có tới 71% diện tích phân bố
ở độ cao < 700 m và 38% diện tích phân bố ở độ dốc từ 16 - 350. Diện tích đất trống đồi núi
trọc này sẽ là tiềm năng, nhưng cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp trong
giai đoạn tới, vì phần lớn là đất dốc, bạc màu và phân bố rải rác.
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam
Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005
26
Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn chất
đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của
con người. Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội đã đòi hỏi phải có phương thức quản lý rừng thích hợp. Quá
trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm
nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi
trường của mỗi quốc gia.
Như vậy, lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng.
Vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng, cụ
thể là không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh
tế quốc dân mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn,
giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu..., góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa
đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và miền núi và bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt
đối với bảo vệ biên giới hải đảo.
Nói đến lâm nghiệp trước hết phải
nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế
quốc dân thông qua việc cung cấp gỗ và
lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của các tầng lớp dân cư; cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản;
cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu
chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người; cung cấp lương thực, nguyên liệu
chế biến thực phẩm...phục vụ nhu cầu đời
sống xã hội... Như vậy, đối với nền kinh tế
quốc dân, lâm nghiệp là một ngành kinh tế
kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch
vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận
chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung
cấp các dịch vụ môi trường có liên quan
đến rừng.
Theo các số liệu và cách tính hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ bao gồm giá trị tạo ra từ
gây trồng, khai thác và một vài dịch vụ chiếm 1% tổng GDP quốc gia. Tuy nhiên ngành lâm
nghiệp còn có nhứng đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân thông qua công nghiệp chế biến
Rừng và lâm nghiệp đối với nền kinh tế
quốc dân 1.2
Bàn-ghế, một sản phẩm rất thông dụng từ gỗ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp.pdf