Báo cáo Ảnh hưởng của thuê tài sản đến Tài chính
Ảnh hưởng của thuê tài sản đến
Báo cáo Tài chính
Thuê tài sản đã ra đời từ lâu và ngày càng
phát triển cùng với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội. Ở nước ta, hoạt động thuê
tài sản cũng đã đi vào hoạt động và phát triển mạnh mẽ,
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 “Thuê tài sản” và Thông
tư số 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn phương pháp kế toán
thuê tài sản.
Bài viết này tập trung làm sáng tỏ thêm nữa một số khía cạnh của
nội dung trên:
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Ảnh hưởng của thuê tài sản đến Tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của thuê tài sản đến
Báo cáo Tài chính
Thuê tài sản đã ra đời từ lâu và ngày càng
phát triển cùng với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội. Ở nước ta, hoạt động thuê
tài sản cũng đã đi vào hoạt động và phát triển mạnh mẽ,
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 “Thuê tài sản” và Thông
tư số 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn phương pháp kế toán
thuê tài sản.
Bài viết này tập trung làm sáng tỏ thêm nữa một số khía cạnh của
nội dung trên:
- Phân biệt sự khác nhau giữa thuê hoạt động và thuê tài chính
và lợi ích của việc đi thuê.
- Ảnh hưởng của thuê tài sản đến báo cáo tài chính của công ty
(bên thuê).
Thuê tài sản
Thuê tài sản là sự thoả thuận giữa người sở hữu tài sản (bên cho
thuê) và một người khác (bên thuê) về việc bên cho thuê đồng ý
cho bên thuê quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian
nhất định để đổi lấy một chuỗi thanh toán định kỳ.
Trong một giao dịch thuê, về pháp lý, bên cho thuê có quyền sở
hữu tài sản, bên thuê không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền
sử dụng tài sản trong thời gian thuê. Có nhiều hình thức thuê tài
sản, được phân biệt căn cứ vào tính chất của từng hợp đồng
thuê.
- Thuê hoạt động: Một hợp đồng thuê tài sản là thuê hoạt động
nếu như phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài
sản hầu như không được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên
thuê. Bên thuê chỉ sử dụng tài sản thuê trong một thời gian ngắn
so với thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Chi phí thuê thường
bao gồm phần hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng và mức lợi
nhuận mong muốn của bên cho thuê. Hợp đồng thuê hoạt động
thường linh hoạt đối với bên thuê, nhưng chi phí thuê thường cao
vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá
của tài sản.
- Thuê tài chính: Một hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính nếu
như phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản
được chuyển giao cho bên thuê. Thông thường, quyền sở hữu tài
sản được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê hoặc hợp đồng
thuê có qui định bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản; thời
gian thuê thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của
tài sản. Thông thường một hoạt động thuê tài chính được bắt đầu
khi người đi thuê lựa chọn tài sản và thoả thuận giá cả, sau đó sẽ
thương lượng với một công ty cho thuê tài chính. Công ty cho
thuê tài chính với tư cách là người cho thuê sẽ mua tài sản và
chuyển thẳng đến bên thuê.
Có nhiều lý do khiến việc lựa chọn hình thức thuê tài sản ngày
càng trở nên phổ biến, trong đó lý do chủ yếu là lợi ích có thể
mang lại từ việc thuê tài sản. Cụ thể:
- Đối với bên thuê: khi mua một tài sản, người sử dụng phải đối
đầu với rủi ro do sự lạc hậu của tài sản. Thuê là một cách để
giảm hoặc tránh rủi ro này, bên cho thuê (chủ sở hữu tài sản) sẽ
phải gánh chịu rủi ro về sự lạc hậu của tài sản. Với các hợp đồng
thuê tài sản huỷ ngang, bên thuê có thể thay đổi tài sản một cách
dễ dàng hơn so với việc sở hữu tài sản. Bên thuê cũng được
hưởng một khoản lợi từ thuế so với việc vay để mua hoặc mua
trả chậm, vì chi phí thuê (gồm khấu hao và lãi) được tính toàn bộ
vào chi phí trước khi xác định lợi nhuận chịu thuế, vì vậy chi phí
thực tế mà bên thuê chịu là chi phí thuê sau khi khấu trừ phần
giảm thuế. Trong khi đó, nếu đi vay để mua hoặc mua trả chậm,
thuế chỉ được tính giảm trên chi phí lãi, phần nợ gốc không được
khấu trừ thuế. Ngoài ra, khi thuê tài sản, bên thuê sẽ có được tài
sản sử dụng trong điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ, không có tiền
để mua tài sản hoặc không có vốn đối ứng cho các hợp đồng vay
để mua tài sản; Hoặc khi công ty có tài sản cố định nhưng thiếu
tiền để mua nguyên vật liệu, thanh toán lương, … thì cũng có thể
thực hiện giao dịch “Bán rồi thuê lại”.
- Đối với bên cho thuê: trong suốt thời hạn cho thuê, bên cho thuê
vẫn có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản, do đó bên cho thuê
có quyền lấy lại tài sản nếu xét thấy bên thuê có biểu hiện vi
phạm hợp đồng. Mặt khác, trong trường hợp bên thuê lâm vào
tình trạng phá sản thì tài sản thuê vẫn không bị phát mãi mà vẫn
bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê đối với tài
sản này.
Ảnh hưởng của thuê tài sản đến báo cáo tài chính (bên thuê)
Ảnh hưởng của thuê tài sản, không phân biệt thuê tài chính hay
thuê hoạt động, đều ảnh hưởng giống nhau đối với dòng lưu
chuyển tiền tệ, bởi dòng tiền thuê tài sản đối với bên thuê chính
là một khoản chi phí phải trả cố định, nó được xem như một
khoản thanh toán cố định cho một món nợ. Nhưng thuê tài chính
và thuê hoạt động sẽ có ảnh hưởng khác nhau đối với Bảng cân
đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với Bảng cân đối kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 06 “Thuê tài sản”, bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là
tài sản và tương ứng nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với
cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá
trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại thời điểm
khởi đầu thuê. Trong trường hợp thuê hoạt động thì giá trị tài sản
thuê không được ghi nhận vào giá trị tài sản của bên thuê. Giả sử
đầu năm N, công ty có nhu cầu tăng thêm một tài sản cố định
dùng cho bộ phận bán hàng với giá trị là 200 triệu đồng, thời gian
khấu hao ước tính là 10 năm, lãi suất 10%/năm. Để có tài sản
này, công ty có thể sử dụng hình thức thuê hoạt động hoặc thuê
tài chính. Với hình thức thuê tài chính, ta xác định được mức
khấu hao là 20 triệu/năm, sử dụng công thức tài chính ta cũng
tính được số tiền phải trả mỗi năm (cả gốc và lãi) là 32,55 triệu
đồng. Với hình thức thuê hoạt động, chi phí thuê phải trả mỗi năm
là 32,55 triệu đồng. Giả sử các yếu tố khác không đổi trong năm
N và N-1, ta có Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) được lập vào cuối
năm như sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N
Thuê
hoạt
động
Thuê tài
chính
A - Tài sản ngắn hạn
B - Tài sản dài hạn
300
700
300
700
300
880
Tổng tài sản 1.000 1.000 1.180
A - Nợ phải trả
B - Nguồn vốn CSH
400
600
400
600
580
600
Tổng nguồn vốn 1.000 1.000 1.180
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí thuê tài
sản có tác động cuối cùng đến lợi nhuận của công ty là như
nhau, nhưng thể hiện chi tiết trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh là khác nhau. Trong trường hợp thuê hoạt động, chi phí
thuê được ghi nhận toàn bộ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty phù hợp với bộ phận sử dụng tài sản. Trong
trường hợp thuê tài chính, chi phí thuê được tách ra thành hai bộ
phận là chi phí khấu hao và chi phí trả lãi. Chi phí khấu được ghi
nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với bộ phận sử
dụng tài sản, còn chi phí trả lãi tính vào chi phí tài chính. Cũng
với tình huống trên, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tóm
tắt) được thể hiện như sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N
Thuê Thuê tài
hoạt
động
chính
1. Doanh thu BH V CCDV
4. Giá vốn hàng bán
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý DN
14. Lợi nhuận trước thuế
400
200
40
50
60
50
400
200
40
82,550
60
17,45
400
200
52,550
70
60
17,45
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
(28%)
16. LN sau thuế TNDN
14
36
4,886
12,564
4,886
12,564
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của thuê tài sản đến Báo cáo Tài chính.pdf