Bảng cân đối kế toán : kết cấu và nguyên tắc

Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”.

pdf9 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 5266 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng cân đối kế toán : kết cấu và nguyên tắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng cân đối kế toán : kết cấu và nguyên tắc Bảng cân đối kế toán không còn xa lạ gì đối với các kế toán viên. Bảng cân đối kế toán được hiểu là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và những gì mà doanh nghiệp nợ ở một thời điểm nhất định. Nói rõ hơn, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được Bộ Tài Chính quy định. Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tài sản cố định gồm: Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:  Cổ phiếu  Bán thành phẩm  Tiền nợ của khách hàng  Tiền mặt tại ngân hàng  Các khoản đầu tư ngắn hạn  Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm:  Tiền nợ các nhà cung cấp  Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác  Thuế phải trả trong một năm  Các khoản nợ dài hạn, gồm:  Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm  Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại. Kết cấu bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán đưa cho chúng ta toàn bộ giá trị tài sản hiện có, hình thái vật chất của tài sản, nguồn hình thành tài sản đó. Qua đó đánh giá khái quát được tình hình tài chính, sự biến động tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu. Kết cấu bảng cân đối kế toán Căn cứ vào các yêu cầu biểu hiện 2 mặt khác nhau của tài sản trong doanh nghiệp, tài sản đó gồm những gì và tài sản đó do đâu mà có nên kết cấu của bảng được xây dựng theo 2 bên hoặc 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản: Phần tài sản phản ánh giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của tất cả đối tượng thuộc nhóm tài sản (theo tính lưu động giảm dần). Phần tài sản được chia làm 2 loại lớn:  Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.  Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn : Phần nguồn vốn phản ánh giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của tất cả đối tượng thuộc nhóm nguồn vốn theo thời hạn thanh toán tăng dần. Phần nguồn vốn được chia làm 2 loại lớn:  Nợ phải trả.  Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong từng loại còn chia thành nhiều mục, nhiều khoản để phản ánh chi tiết theo yêu cầu quản lý chung theo những quy định và sắp xếp thống nhất. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán Khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính. Dưới đây là một số nguyên tắc mà người lập bảng cân đối kế toán cấn lưu ý. Trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn cuả chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hsy thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai ngắn hạn. Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ trên 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai dài hạn. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào lọai ngắn hạn; Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn. Nguyên tắc chung khi lập bảng cân đối kế toán Lập bảng cân đối kế toán đã trở thành một việc làm hết sức dễ dàng với dân chuyên kế toán đã dày dạn kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với “cư dân” mới vào nghề thì công việc này không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn. Dưới đây là một số nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán. Chuẩn bị trước khi lập bảng cân đối kế toán Trước khi lập bảng cân đối kế toán, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. Lập bảng cân đối kế toán Khi lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi. Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”. Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên bảng cân đối kế toán thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần “nguồn vốn”, nhưng ghi theo số âm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcan_doi_ke_toan_1__7569.pdf
Tài liệu liên quan