5. Kết luận
Trẻ em là con đẻ của thời đại, nhà trường
là nơi tổ chức cuộc sống thực của trẻ em.
Trẻ em là nhân vật trung tâm trong nhà
trường, mọi hoạt động trong nhà trường căn
cứ vào trẻ em. Trẻ em chấp nhận thì có cơ
may thành công, trẻ em phản đối thì thất bại.
Học, theo hướng công nghệ giáo dục, cốt lõi
là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong
đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự
làm phong phú giá trị của mình bằng cách
thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên
ngoài thành tri thức bên trong con người
mình,quá trình học diễn ra mọi lúc mọi nơi,
khi có thầy cũng như khi không có thầy
10 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về một số phạm trù của công nghệ giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới - Phạm Quang Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ MỘT SỐ PHẠM TRÙ CỦA CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
PHẠM QUANG TIẾN*
1. Đặt vấn đề
*Trên thế giới, tư tưởng Công nghệ giáo
dục (CNGD) ra đời vào những thập kỉ đầu
của thế kỉ 20 ở một số nước Tây Âu, Mỹ và
Nga. Dạy học theo hướng Công nghệ giáo
dục, lấy học sinh làm trung tâm là một tư
tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp
cận quá trình dạy học chi phối toàn bộ quá
trình dạy học cả về mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh
giá. Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy,
trong nhà trường một thầy dạy cho một lớp
đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ
tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều
kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình
thành kiểu dạy "Thầy nói - Trò ghi". Giáo
viên có nhiệm vụ truyền đạt cho hết nội
dung quy định trong sách giáo khoa, cố gắng
làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những
điều giáo viên giảng. Cách dạy này khởi
nguồn cho cách học tập thụ động, thiên về
ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, nên đã hạn chế
chất lượng và hiệu quả dạy và học. Để khắc
phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu
gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh, quan tâm đến nhu cầu, khả năng
của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp.
Không thể xem nhẹ hoạt động dạy của giáo
viên, nhưng kết quả học tập có được chính
là do hoạt động học của học sinh, yếu tố
bên trong quyết định. Dạy học theo hướng
Công nghệ giáo dục ra đời trong hoàn cảnh đó.
Cơ quan văn hoá và khoa học giáo dục
của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra
định nghĩa về Công nghệ giáo dục như sau:
“Công nghệ giáo dục là khoa học xác lập
* TS. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
các nguyên tắc hợp lý của phương pháp dạy
học và những điều kiện thuận lợi nhất để
tiến hành quá trình giáo dục, cũng như các
phương pháp, phương tiện có hiệu quả nhất
để đạt được mục đích đào tạo với sự tiết
kiệm sức lực của giáo viên và học sinh”.
Đồng thời đó còn là “tập hợp gắn bó chặt
chẽ các phương pháp, phương tiện kỹ thuật,
học tập và đánh giá được nhận thức và sử
dụng tuỳ theo mục đích đang theo đuổi, có
liên hệ với vận dụng dạy học và lợi ích của
người học”. Công nghệ giáo dục về đến
Việt Nam năm 1978, và chính thức ra đời
năm 1992 cùng với việc thành lập Trung
tâm Công nghệ giáo dục - thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo, do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại
làm giám đốc. Ở Việt Nam, từ khi ra đời cho
đến nay, Công nghệ giáo dục được nhiều
người ủng hộ, song cũng không ít ý kiến
phản đối, nghi ngờ về sự tồn tại “có” hay
“không” một Công nghệ giáo dục trong thực
tế nhà trường? Câu trả lời còn đang để ngỏ,
chờ đợi các nhà khoa học của tương lai.
2. Phạm trù trẻ em
2.1. Trẻ em là gì
Xưa nay người ta hiểu học chỉ là việc
học, hoặc học là cắp sách đến trường. Nếu
chấp nhận “chân lý” đó, thì chẳng phải làm
gì thêm, cũng chẳng cần đổi mới gì hết. Để
đổi mới cái nếp giáo dục vẫn tiến hành như
một thói quen, thì điều trước tiên phải hiểu :
Trẻ em là gì?
“Trẻ em là giai đoạn phát triển của đời
người từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng
thành. Có đặc điểm nổi bật là sự tăng trưởng
và phát triển liên tục về thể chất và tâm thần.
Quá trình phát triển của trẻ em trải qua các
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012
32
thời kì: sơ sinh, bú mẹ, trước khi đi học, đi
học và tuổi dậy thì. Ở mỗi thời kì, có những
đặc điểm sinh học khác nhau nên việc nuôi
dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cũng
khác nhau, phù hợp với những đặc điểm của
mỗi thời kì”(Từ điển Bách khoa toàn thư
Việt Nam).
Một trong những khuynh hướng của giáo
dục học Âu – Mỹ cho rằng, trẻ em là Mặt
trời mà tất cả mọi biện pháp giáo dục và
phương pháp dạy học (nhất là trong các
trường tiểu học) nhất thiết phải do hứng thú
và nhu cầu trực tiếp, tự sinh của trẻ quyết
định, chứ không xuất phát từ điều kiện xã hội
kinh tế cũng như nhu cầu của xã hội. Thuyết
trẻ em là trung tâm đã phê phán lối truyền thụ
tri thức "từ bên ngoài" và thay vào đó bằng
việc tổ chức quá trình học sao cho "nhân
cách của trẻ có khả năng tự thể hiện tối đa".
Họ phủ nhận vai trò quyết định của thầy giáo
trong việc dạy học và giáo dục trẻ. Họ gạt bỏ
việc dạy học có hệ thống và thay vào đó bằng
những trò chơi, những cuộc mạn đàm. Đúng
là công việc dạy học và giáo dục phải xuất
phát từ chính trẻ, phải làm sao cho nhân cách
của trẻ được thể hiện tối đa, nhưng không thể
tách rời điều kiện kinh tế - xã hội, không thể
đứng ngoài yêu cầu của chính trị.
2.2. Charles Darwin(1809 - 1882) là người
đầu tiên nghiên cứu và đo nghiệm trẻ em.
Năm 1840, Ông ghi chép hàng ngày các
thay đổi tâm lý của cậu con trai William.
Charles Darwin ghi chép các phản xạ lần
đầu xuất hiện ở con trai. Chẳng hạn, ngày
tuổi thứ 9 cậu nhìn chằm chằm vào ngọn
nến, ngày tuổi thứ 49 thì cậu chú ý vào cái
tua sặc sỡ, vào ngày thứ 132 thì cậu tìm cách
với tay đến đồ vật. 37 năm sau Charles
Darwin mới chịu công bố những ghi chép đó
trên tạp chí Mind (Nga).
2.3. Jean Piaget (1896 - 1980) nhà tâm lý
học, giáo dục học, triết học và lôgic học
Thuỵ Sĩ, một trong những người sáng lập ra
môn tâm lí học phát triển, người đề xuất
quan điểm thao tác về trí khôn và trí học
phát sinh, chuyên nghiên cứu về tâm lí học
tư duy và tâm lí học trẻ em, tiếp tục cách ghi
chép đó tiến hành thông qua những đứa con
của mình là Lucienne, Jacqueline và Laurent
cùng những học sinh trường mầm non thuộc
Viện Jean - Jacques Rousseau ở Thụy Sĩ.
Tác phẩm chính: "Tiếng nói và tư duy trẻ
em" (1923). J.Piaget chia các
Giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em như
sau:
+ Giai đoạn 1: cảm giác vận động (0-2
tuổi). Giai đoạn này trẻ chỉ nhận thức được
những cảm giác vận động, trẻ thường không
có biểu tượng hoặc có ở mức tối thiểu. Trẻ
trong giai đoạn này có tính ích kỷ, nghĩa là
trẻ lấy mình làm trung tâm để nhận thức mọi
việc.
+ Giai đoạn 2: tiền thao tác (2-7 tuổi).
Trẻ có ít biểu tượng và biết phân loại sự vật
dựa trên sự giống nhau của chúng, trẻ giải
quyết mọi việc dựa vào cảm tính hơn là lý
trí.
+ Giai đoạn 3: thao tác cụ thể (7-11 tuổi).
Trẻ hiểu đươc một số khái niêm phức tạp
nhưng trẻ chỉ có thể vận dụng chúng vào
những vấn đề cụ thể mà có thể giải quyết
trực tiếp.Trẻ chưa có nhận thức về sự bảo
toàn và bài toán ngược.
+ Giai đoạn 4: thao tác hình thức (từ 11
tuổi trở đi). Trẻ có thể giải được bài toán
bảo toàn và bài toán ngược, có thể vận dụng
những khái niệm phức tạp vào trong những
vấn đề trừu tượng cũng như cụ thể. Ví dụ:
A=B, B=C rút ra A=C
2.4. Vưgôtxki L.X. (1896 - 1934) thường
được đem so sánh với Jean Piaget, đặc biệt
là về lí thuyết phát triển nhận thức của trẻ.
Trái ngược với quan niệm vùng phát triển
gần của LX.Vưgôtxki, J.Piaget cho rằng,
nguồn gốc quan trọng nhất của sự nhận thức
là ở chính đứa trẻ. Tuy nhiên, LX.Vưgôtxki
lại cho rằng, môi trường xã hội có thể giúp
phát triển nhận thức của trẻ. Môi trường xã
hội là một yếu tố quan trọng giúp cho đứa
trẻ thích ứng về mặt văn hóa với tình trạng
Bàn về một số phạm trù...
33
mới khi cần. Cả LX.Vưgôtxki và J.Piaget
đều có chung một mục tiêu là tìm ra sự phát
triển trí tuệ ở trẻ. Lý thuyết của J.Piaget
nhấn mạnh đến con đường tự nhiên của
nhận thức, trong khi đó, lý thuyết của
LX.Vưgôtxki quan tâm đến sự phát triển
theo con đường văn hoá.
2.5. Claparet (É. Claparède) là nhà tâm lí
học, giáo dục học người Pháp nổi tiếng,
sống tại Thụy Sĩ, tiến sĩ y khoa (1897), tiến
sĩ danh dự của nhiều viện đại học, hội viên
danh dự của nhiều hội khoa học ở châu Âu
và châu Mỹ đã viết: "Khoa sư phạm phải
dựa vào sự hiểu biết đứa trẻ" và khẳng định
kết luận của Rút xô (J. J. Rousseau) "Người
ta không biết gì hết về tuổi trẻ" và "các bạn
nên bắt đầu nghiên cứu kĩ hơn về những học
sinh của các bạn, vì chắc chắn các bạn
không biết gì về chúng".
2.6. J.Locke (1632 – 1704), xem trẻ em bị
ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
giống như khi sinh ra chỉ là tờ giấy trắng mà
sự trải nghiệm cuộc sống tự do viết lên đó.
J.Locke đã nhấn mạnh vai trò và quyền năng
của giáo dục “trí tuệ của đứa trẻ cũng dễ
dàng thay đổi giống như nước vậy”. Ông
nhấn mạnh tới mục tiêu rộng lớn của giáo
dục chính là để có những con người phù hợp
với cuộc sống, với thế giới chứ không phải
là để vào đại học. Mục tiêu giáo dục quan
trọng chính là đào tạo tính cách.
2.7. Quan điểm của J.J. Rousseau (1712-
1778) về trẻ em được thể hiện qua cuốn tiểu
thuyết Emile hay bàn về giáo dục (5/1762).
Trong đó Emile trải qua giai đoạn giáo dục
đầu tiên đến năm 12 tuổi; giáo dục về bản
chất là hoàn toàn tự nhiên. Giai đoạn hai từ
12 đến 15 tuổi: lí tính bắt đầu phát triển, và
giai đoạn cuối cùng từ 15 tuổi trở đi: đứa trẻ
tiếp tục phát triển thành người lớn. Trong
tiểu thuyết này, J.J.Rousseau đã đưa ra một
quan niệm mới về giáo dục: hãy để cho trẻ
được phát triển theo quy luật tự nhiên, bố
mẹ không nên cưỡng chế con cái theo ý
mình. Quan điểm giáo dục này của ông tuy
có đôi chỗ thái quá, nhưng nhìn chung, hoàn
toàn trái ngược với nền giáo dục gò bó của
chế độ phong kiến và Giáo hội đương thời.
Cái bao trùm toàn bộ quan điểm giáo dục
này là nêu cao tinh thần dân chủ và tự do,
hướng sự nghiệp giáo dục vào việc đào tạo
ra những công dân kiểu mới trong một xã
hội mới. J.J. Rousseau không xem trọng sự
cần thiết của giáo dục qua sách vở, cũng như
việc ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo
dục cảm xúc cho trẻ em trước khi giáo dục lí
tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện
đại đặt trẻ em làm trung tâm. J.J. Rousseau
cho rằng cần xây dựng một nền giáo dục
mới, phù hợp với thiên nhiên và bản tính
vốn có của con người. Émile - người được
hưởng sự giáo dục toàn diện, trong đó thầy
tôn trọng nhân phẩm trò, giáo dục trò bằng
sự thuyết phục. Tác phẩm thể hiện lòng yêu
trẻ tha thiết, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa
nhân văn, tôn trọng tự do và nhân phẩm con
người. J.J. Rousseau đã nhận xét : trẻ em có
những cách nhìn, cách suy nghĩ, và cảm
nhận riêng của nó. Sự khác nhau giữa người
lớn và trẻ em là sự khác nhau về chất. Để
đứa trẻ có thể phát triển mọi năng lực của
nó, việc chăm sóc, giúp đỡ của người lớn chỉ
nên dừng lại ở mức thật cần thiết và cần chú
ý đừng quá nuông chiều để làm “hư” chúng.
J.J. Rousseau viÕt : “Bất kỳ sự tai ác nào
cũng từ sự yếu đuối mà ra; đứa trẻ chỉ tai ác
vì nó yếu đuối; hãy làm cho nó mạnh, nó sẽ
tốt; người nào có thể thực hiện mọi điều sẽ
không bao giờ làm điều ác”.
2.8. J.Dewey(1859-1952)
Là nhà triết học, tâm lý học, xã hội học,
giáo dục học vĩ đại của Mỹ. Ông là người
khởi xướng trào lưu Tân giáo dục ở Mỹ cuối
thế kỷ XIX, đã thành lập Trường Thực
nghiệm (1/1896), thuộc Đại học Chicago.
Đây là trường học đầu tiên của Mỹ xác định
“Trẻ em là trung tâm”. Hai khẩu hiệu:
“Giáo dục là đời sống, chứ không phải
chuẩn bị cho đời sống” và “Vừa làm vừa
học” đã khái quát được tư tưởng dạy học của
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012
34
ông. Với J.Dewey, “giáo dục chính là bản
thân cuộc sống”, giáo dục chủ yếu phải là
quá trình của người học chứ không phải của
người dạy . “Trường học và xã hội” (1899)
và sau đó là Trẻ em và chương trình học
(1902) là hai tác phẩm viết về triết lý giáo
dục do ông khởi xướng. Theo John Dewey
chương trình giáo dục phải được xây dựng
theo những lợi ích của trẻ, và mục tiêu của
nhà trường là sự trưởng thành của trẻ em
trên mọi phương diện.Về sau, những ý
tưởng này đã được J.Dewey nói rõ hơn trong
tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”(1916).
2.9. Ferie A.(1879 - 1960), nhà giáo dục
học Thụy Sĩ đầu thế kỷ 20, thành lập trường
thực nghiệm đầu tiên ở Glarixec (Thụy Sĩ).
Chủ trương phát huy tính chủ động, thức
tỉnh hứng thú của trẻ và chuẩn bị cho chúng
tham gia hoạt động trong cuộc sống. Tác
phẩm: "Chúng ta hãy biến đổi nhà trường"
(1920), "Chế độ tự quản của học sinh"
(1921), "Nhà trường hoạt động" (1920).
2.10. Lêôntiep A. N. (1903 - 79), nhà tâm
lí học Liên Xô, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa
học Giáo dục Liên Xô, tiến sĩ danh dự
Trường Đại học Xoocbon (Sorbonne), Pháp.
Những công trình khoa học đáng chú ý nhất
gồm: "Sự phát triển chú ý có chủ định ở trẻ
em" (1930), "Sự phát triển trí nhớ" (1931),
"Hoạt động - Ý thức - Nhân cách". Ông là
một trong những người sáng lập ra Lí thuyết
hoạt động tâm lí người. Giải thưởng Lênin
(1963). Các quan niệm về trẻ em của
Lêôntiep dựa trên lí thuyết hoạt động, một
thành tựu lớn của Tâm lí học Xô Viết và thế
giới. Quan điểm tâm lý học của ông cho đến
nay vẫn là kim chỉ nam cho tâm lí học Việt
Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.
2.11. Tâm lí học ngày nay có những quan
niệm về trẻ em rất khác nhau:
+ Quan niệm thứ nhất cho rằng: trẻ em là
người lớn thu nhỏ lại, sự khác nhau giữa trẻ
em và người lớn về tầm cỡ, kích thước, khác
nhau về lượng, không khác nhau về chất.
Bởi vì hoạt động của người lớn không cao
hơn hẳn so với hoạt động của trẻ em, cũng
làm bấy nhiêu việc với những thao tác giống
hệt nhau. Thời xa xưa, những thao tác lao
động sản xuất không khác bao nhiêu so với
thao tác sử dụng công cụ sinh hoạt. Các thao
tác hoạt động còn quá thô sơ, đơn điệu,
khiến cho sự khác biệt về tâm lí giữa trẻ em
và người lớn coi như không đáng kể.
+ Quan niệm thứ hai cho rằng: xã hội
càng văn minh, tuổi thơ được kéo dài hơn,
công cụ lao động đòi hỏi phải có những thao
tác phức tạp hơn. Nên những thao tác sử
dụng các công cụ lao động cao hơn những
thao tác sử dụng đồ dùng sinh hoạt. Sự khác
nhau đó đã làm cho tâm lí của trẻ em và
người lớn có sự khác nhau về chất.
+ Quan niệm thứ ba cho rằng: trẻ em vừa
là trẻ em, vừa là người lớn đang hình thành.
Sự khác biệt tâm, sinh lý giữa trẻ em và
người lớn vừa về lượng, vừa về chất
(Nguyễn Hữu Long).
2.12. Quan điểm của Hồ Ngọc Đại
Trẻ em hiện đại là con đẻ rứt ruột của
thời hiện đại. Sinh ra, các em đã hưởng thụ
ngay tất cả những thành quả mà cha ông đã
dò dẫm suốt chiều dài lịch sử. Đồng thời,
chúng cũng phải đối mặt với những vấn đề
mà thế hệ trước không biết đến và chưa từng
trải qua. Chính vì thế, như Hegel nói, các em
sẽ tự sinh thành ra chính mình với những nét
độc đáo của riêng mình. Không thể áp đặt
lên các em những chuẩn mực giáo dục của
quá khứ.
Trẻ em hiện đại sinh ra có đến 99,9% số
gene giống nhau. Tận dụng sự khác biệt nhỏ
nhoi chỉ 0,1%, mỗi cá nhân cũng đủ trở
thành chính mình, không lẫn với kẻ thứ hai.
Để có thể phát triển được, trẻ em phải sống
trong xã hội loài người, sống chung với
người lớn. Trẻ em là một phạm trù phát
triển, phát triển cùng với Phạm trù người.
Thuở nguyên sơ, tuổi thơ (thời trẻ con) rất
ngắn và trừu tượng. Phạm trù người càng
Bàn về một số phạm trù...
35
phát triển, tuổi thơ càng dài ra và phân hoá.
Trẻ em hiện đại đã phát triển rất xa, nên đã
phân hoá thành nhiều lứa tuổi : 0 – 2; 3 – 5;
6 – 12; 13 – 17;... Trẻ em hiện đại, xét về
mặt triết học, dùng phép phủ định (biện
chứng) các lứa tuổi đã qua để tạo ra sự phát
triển của lứa tuổi đương thời. Trẻ em là con
đẻ của thời đại, nhà trường là nơi tổ chức
cuộc sống thực của trẻ em. Trẻ em là nhân
vật trung tâm trong nhà trường, mọi hoạt
động trong nhà trường căn cứ vào trẻ em.
Trẻ em chấp nhận thì có cơ may thành công,
trẻ em phản đối thì thất bại.
3. Phạm trù học
3.1. Mục đích của học
Theo quan điểm của UNESCO mục đích
của việc học là: “Học để Hiểu, Học để Làm,
Học để Hợp tác, cùng chung sống và Học để
làm người”.
3.1.1. Học để Hiểu.
Ngày nay, học không thể dừng lại ở trình
độ nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, mà phải đạt
trình độ thông hiểu. Học - Hiểu là đi sâu
nắm được bản chất sự vật, hiện tượng, nhận
thức được quy luật của hiện thực khách
quan, hiểu được chính bản thân mình để có
thể tự biến đổi mình. Học - Hiểu là phát
hiện, khai thác, phân tích, lý giải, xử lí được
thông tin, giải quyết vấn đề một cách có
hiệu quả. Học - Hiểu là học cách tư duy, để
tạo ra cho mình năng lực tư duy. Học - Hiểu
là học cách học, cách tự học, tự nghiên cứu,
tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động và
thao tác tư duy của chính mình. “Hãy học
phương pháp chứ đừng học dữ liệu”
(Thierry Gaudin). Học - Hiểu là học cách
học để tạo ra cho mình năng lực tự học và
thói quen tự học suốt đời. Học để Hiểu, Hiểu
để Học. Hiểu vừa là mục đích vừa là cách
học. Học là đi từ cái đã hiểu đến cái chưa
hiểu, liên kết những cái đã hiểu, tạo ra các
cầu nối nhận thức. Học - Hiểu là phát huy
đồng thời cả hai tố chất chính là tư duy và trí
nhớ, học cách tư duy và cách nhớ, làm cho
trí nhớ ngày càng bền vững, tư duy ngày
càng sắc bén. Hiểu để nhớ. Nhớ để hiểu.
Hiểu để học.
3.1.2. Học để Làm
Học không chỉ để hiểu mà còn để ứng
dụng, học để làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Học với hành phải đi đôi. Học mà
không hành thì học vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi chảy”. “Cách tốt
nhất để hiểu là làm” (Kant). Học để Làm.
Làm để Học. Làm vừa là mục đích vừa là
cách học. Hành để Học. Vừa làm vừa học,
hay vừa học vừa làm, học xen kẽ với làm,
học lý thuyết kết hợp với lao động thực tiễn,
đó là một đặc trưng cơ bản của việc học suốt
đời, một xã hội Học - Hành. “Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
(Nguyên lí giáo dục)
3.1.3. Học để hợp tác, cùng chung sống.
Học để hợp tác. Hợp tác để học. Hợp tác
vừa là mục đích vừa là cách học. Học cá
nhân phải kết hợp với học nhóm. Học -
Hiểu, Học - Làm, Học - Hợp tác là 3 mặt
của một tổng thể, đan xen lẫn nhau, quyện
vào nhau nhằm tạo ra những năng lực cơ
bản như: năng lực tư duy, năng lực phát
hiện, hợp tác và giải quyết vấn đề, năng lực
tự học... và tổng hoà các năng lực đó thành
nhân cách: Học để làm người.
3.1.4. Học để làm người. Làm người phải
học.“Học, học nữa, học mãi” (V.I. Lê Nin).
3.2. Phong cách học (theo David A.Kolb
Mỹ 1939).
Ông là tác giả của phương pháp học đổi
mới. Sau nhiều năm nghiên cứu đã xuất bản
cuốn : The Kolb learning Style Inventory,
1975. Theo David A.Kolb, có thể chia cách
học của học sinh thành 4 nhóm khác nhau.
3.2.1. Học bằng cách quan sát người khác
Những học sinh có phong cách học này
có thể nhìn sự vật từ nhiều hướng khác
nhau. Các em thích quan sát nhiều hơn hành
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012
36
động, có xu hướng thu thập thông tin và sử
dụng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề.
Các em rất giỏi nhìn những tình huống cụ
thể dưới một số quan điểm khác nhau, có
các mối quan tâm xã hội tổng quát và thích
thu thập thông tin. Hay quan tâm đến con
người, hay tưởng tượng, giàu cảm xúc, giỏi
các môn nghệ thuật. Những học sinh có
phong cách học này thích làm việc theo
nhóm, lắng nghe với thái độ cởi mở và đón
nhận phản hồi.
3.2.2. Học bằng cách phát triển các lí
thuyết
Phong cách học này thiên về phương
pháp chính xác, lôgíc. Các em giỏi trong
việc hiểu rõ thông tin trên phạm vi rộng, và
sắp xếp chúng dưới một hình thức rõ ràng,
hợp lí. Các em ít tập trung vào con người,
mà quan tâm nhiều đến ý tưởng, các khái
niệm trừu tượng. Những học sinh này bị lôi
cuốn vào những vấn đề mang tính lí luận,
lôgíc, hơn là các phương pháp dựa trên giá
trị thực tế, hợp với những nghề về thông tin,
khoa học, thích đọc, thuyết giảng, khám phá
những mô hình phân tích và dành thời gian
để suy nghĩ thấu đáo.
3.2.3. Học bằng cách dùng các lí thuyết
đã được kiểm chứng để giải quyết vấn đề và
rút ra kết luận.
Những học sinh có phong cách học này
có thể giải quyết vấn đề và sẽ sử dụng
những gì học được để tìm ra giải pháp cho
những vấn đề thực tiễn. Các em thích công
việc kĩ thuật và ít quan tâm đến con người
và các mối quan hệ giao tiếp. Những học
sinh này giỏi tìm ra những ứng dụng thực
tiễn cho các ý tưởng và lí thuyết. Các em
thường dùng các lí thuyết đã được kiểm
chứng để giải quyết vấn đề và rút ra kết
luận.
3.2.4. Học bằng cách rút ra từ kinh
nghiệm mới
Những học sinh này học trên trực giác
phán đoán hơn là lí luận lôgíc. Các em này
hay sử dụng những phân tích của các bạn và
thích phương pháp thực tế dựa trên kinh
nghiệm. Các em bị lôi cuốn vào những thử
thách trải nghiệm mới. Phong cách học này
thông dụng và hữu ích khi hành động và đề
xuất sáng kiến. Các em thích làm việc trong
nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, đặt ra mục
tiêu và chủ động làm việc để tìm ra nhiều
cách đạt tới mục tiêu.
3.3. Phương pháp học
3.3.1. Học nghe
Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời
không đủ để biết lắng nghe. Có miệng
không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có
nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là
biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng
nghe. Có sự khác biệt giữa nghe và lắng
nghe.
Nghe là hành động vô thức nhận âm
thanh bằng tai. Khi học sinh không chủ động
nghe, hành động nghe vẫn diễn ra. Tuy
nhiên lắng nghe là hành động có ý thức.
Lắng nghe đòi hỏi sự tập trung để não xử lí
ý nghĩa của các từ và các câu. Lắng nghe
dẫn đến việc học. “Một người biết lắng nghe
luôn có gắng hiểu thấu đáo những gì người
khác đang nói. Dù cho dù sau đó, anh ta có
thể phản đối người kia một cách kịch liệt,
nhưng trước khi phản đối, anh ta sẽ lắng
nghe để hiểu rõ ý kiến đó”(Kenneth A.
Wells, người Mỹ). Nghe chủ động có nghĩa
là tập trung vào người bạn đang lắng nghe,
cho dù đó là cuộc nói chuyện trong nhóm
hay là chỉ có hai người, để hiểu được họ
đang nói điều gì. Là người nghe, bạn nên tự
mình có thể nhắc lại bằng từ ngữ của mình
những gì họ vừa nói. Điều đó không có
nghĩa là bạn đồng ý với tất cả những gì họ
nói, mà chỉ có nghĩa là bạn thực sự hiểu họ
đang nói gì.
Hầu hết mọi người thấy việc lắng nghe
khó hơn là nghe vì nhiều trở ngại như : tâm
lí, không gian, ngôn ngữ, khả năng lĩnh hội
v.v... Vì thế để việc lắng nghe có hiệu quả,
người nghe cần :
Bàn về một số phạm trù...
37
Chú ý: giúp hiểu rõ nội dung người nói
đang trình bày, tôn trọng không cắt ngang
lời người nói.
Mắt nhìn: mắt nhìn vào người nói để thấy
được các cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ. Điều
này giúp hiểu rõ nội dung hơn.
Óc suy nghĩ: vừa nghe vừa phân tích nội
dung của vấn đề đang được trình bày, xem
xét tính lôgíc của vấn đề.
Không thành kiến: lắng nghe một cách
khách quan. Thể hiện sự đồng cảm với
người nói bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh
của người nói.
Các cuộc nghiên cứu gần đây đã chứng
minh rằng người ta lắng nghe nội dung chỉ
được 25% hoặc ít hơn. Một người trung bình
chỉ nhớ 50% những gì đã nghe trong vòng
mười phút nói chuyện và quên đi một nửa
trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ.
Hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe...
Để nghe có hiệu quả, người học cần:
Đừng quá chú trọng vào phong cách
giảng bài của giáo viên; Khách quan khi
lắng nghe để giảm được ảnh hưởng của cảm
xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn
nghe được toàn bộ thông tin; Hãy lắng nghe
để nắm được những khái niệm và tư tưởng
cũng như các sự kiện, biết được sự khác biệt
giữa sự kiện và nguyên tắc, ý kiến và ví dụ,
bằng chứng và lập luận;
Hãy đoán xem những gì giáo viên sẽ nói
và suy nghĩ về những gì giáo viên đã nói;
Tìm kiếm thông tin không lời qua cách diễn
tả của giáo viên; Hãy xem lại những điểm
quan trọng, có ý nghĩa không? Những khái
niệm có được minh họa bằng sự kiện
không? Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu
hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; Hãy
khoan phán đoán phê bình cho đến khi giáo
viên kết thúc phần trình bày và chỉ phán
đoán và phê bình nội dung chứ không phải
phê bình giáo viên; Cần đưa ra ý kiến phản
hồi để giáo viên biết bạn đang theo dõi cuộc
nói chuyện với họ; Tóm tắt nội dung bài
giảng của giáo viên sau khi giáo viên giảng
xong; Cần ghi nội dung một cách ngắn gọn;
Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe,
nhìn và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết
hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến
thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu,
thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời,
chú ý nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng
chỉ sau một thời gian tập luyện, ai cũng có
thể kết hợp các khả năng này.
Người không biết lắng nghe thường mắc
phải những thiếu sót sau:
Không lắng nghe những chủ đề khô khan;
Không chú ý nếu giáo viên truyền đạt dở;
Có khuynh hướng tranh luận; Ghi chép quá
nhiều; Không thích đọc tài liệu dài và khó;
Thích phản ứng.Ngắt lời người nói (thiếu
kiên nhẫn); Không có ánh mắt giao tiếp;
Không quan tâm đến những gì giáo viên nói;
Rất ít hoặc không đưa thông tin phản hồi
cho giáo viên (cả ngôn từ và phi ngôn từ);
Chỉ quan tâm đến mình; Đưa ra những lời
khuyên không mong muốn; Không cởi mở.
Người biết lắng nghe là những người:
Luôn tự hỏi vấn đề này có gì mới; Quan
tâm đến nội dung, không quan tâm đến
phương pháp của giáo viên; Lắng nghe để
nắm chủ đề chính; Ghi chép không nhiều;
Tập trung, tóm tắt các ý chính.Không tranh
luận nhiều với giáo viên; Có ánh mắt giao
tiếp thích hợp; Chú ý, lưu tâm đến ngôn từ
và cử chỉ phi ngôn ngữ của giáo viên; Kiên
nhẫn và không ngắt lời (cho đến khi giáo
viên hoàn thành bài giảng); Có thể tóm tắt,
thuật lại ngắn gọn lời của giáo viên; Cung
cấp những phản hồi mang tính xây dựng; Có
sự đồng cảm, sự quan tâm, cởi mở; Thể hiện
thái độ thích thú và sẵn sàng lắng nghe giáo
viên.
3.3.2. Học nói
Lời nói phản ánh tư duy con người. Phải
tập nói cho rõ ràng, khúc chiết. Phải lưu ý
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012
38
cách diễn đạt để hấp dẫn người nghe. Người
biết nói là người biết suy nghĩ khi nói, vừa
nói vừa suy nghĩ, vừa suy nghĩ vừa
nói.Trình tự các ý niệm có tầm quan trọng
hàng đầu. Người nghe, theo lôgic thông
thường, nhận thức từ dễ tới khó, từ nông tới
từ sâu, từ cụ thể tới trừu tượng. Người nói,
khi chuẩn bị dàn bài, cũng phải theo lôgic
đó và suy nghĩ kĩ về thời gian dành cho từng
phần, từng ý. Phải ghi sẵn trình tự bài nói
lên giấy và dựa vào đó mà trình bày. Phải
chuẩn bị kĩ trước khi nói: Nói cho ai nghe,
nói câu gì, khi nào, ở đâu, tại sao lại nói, nói
thế nào, trình tự nói ra sao? Việc chuẩn bị
này thể hiện sự thận trọng của người nói và
như thế dễ thành công. Khi nói một vấn đề,
phải tập trung chú ý vào chủ đề. Phải chủ
động kiểm tra các ý niệm khi nói. Luôn luôn
bám vào các điểm thiết yếu, không phát
triển chủ đề quá xa đến nỗi mất hướng. Nếu
thấy mất hướng, phải dừng lại kịp thời. Nên
thường xuyên theo dõi phản ứng người
nghe. Qua cặp mắt thính giả, ta biết ngay là
họ hiểu hay không, để nếu cần thì diễn giải
chậm hơn. Có thể điều chỉnh thời gian của
từng phần nhưng phải cố gắng kết thúc đúng
giờ.
Nói với tốc độ vừa phải để ta kịp suy nghĩ
trong khi nói và để người nghe kịp tiếp thu.
Nói chậm quá, người nghe sốt ruột, chóng
chán. Còn nói nhanh quá, người nghe bỏ sót
nhiều ý niệm. Trong lúc nói, muốn gây ấn
tượng sâu sắc cho người nghe, nên sử dụng
minh hoạ (hình, bảng, đồ thị, hiện vật).
Người ta đã thí nghiệm thấy, vừa nói vừa
giới thiệu minh hoạ, ần tượng để lại cho
người nghe bền hơn.
3.3.3. Học đọc
Đọc sách có ba cách, một là đọc và không
hiểu, hai là đọc và chỉ hiểu những điều nói
trong sách, và ba là đọc và còn hiểu cả
những điều không viết trong sách nữa. Cách
đọc sách thứ ba là cách nên tập luyện vì làm
cho người đọc mở rộng được kiến thức và
bồi dưỡng được trí tuệ. Đọc sách là một
nghệ thuật, để nâng cao kỹ năng đọc sách
của mình, nhanh và hiệu quả cần:
Tạo sự tập trung cho chính mình bằng
cách xem lướt qua bài đọc (xem tựa đề bài
đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh
dấu, in nghiêng hoặc in đậm, xem qua
những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu
đồ); Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà
phát thành tiếng thì không thể đọc nhanh;
Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi
đọc. Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại
vi; Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc;
Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc;
Mục đích của việc đọc là để nhớ. Nhớ cái gì
tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và
chỉ nên nhớ những gì hiểu được. Không cần
nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý
tưởng và ý đồ của tác giả; Biết đọc với các
tốc độ khác nhau cũng rất quan trọng. Có
chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì
nên đọc chậm lại để hiểu được thực chất vấn
đề.
3.3.4. Học ghi (viết)
Không ai có thể tự tin vào trí nhớ của
mình mà không cần ghi chép. Khi một ý
niệm được tay ta trực tiếp ghi trên giấy là
hình ảnh của ý niệm này được đậm nét thêm
ở trong óc. Có ghi chép bài, học bài càng
chóng thuộc. Ghi đầy đủ những kiến thức
mới liên can tới vấn đề mình đang quan tâm.
Lưu ý đánh dấu ngoài lề những kiến thức
trái với nhận thức của mình để sau có thể
kiểm tra. Sau khi nghe giảng, nên dành thì
giờ để xem lại và nếu cần, thẩm tra lai các
điều đã ghi chép. Phải tập ghi nhanh để
không lọt quá nhiều thông tin. Muốn ghi
nhanh phải luyện một số ký hiệu ghi tắt. Thí
dụ, quan điểm viết là q/đ, vấn đề là v/đ;
Phải chú ý để ghi các ý chính, lược giản
những chi tiết không quan trọng. Khi ghi
chép cần phải suy nghĩ, cân nhắc, sắp xếp có
hệ thống những số liệu, đánh dấu những số
liệu quan trọng để khi cần tới thì tìm hiểu dễ
dàng. Sau này, từng thời kì, phải xem lại
những điều đã ghi để biết điều nào đã được
xác minh, điều nào cần thẩm tra tiếp. Ghi
Bàn về một số phạm trù...
39
chép con số phải thật cẩn thận rõ ràng và
ghi bằng mực, không cho phép bất cứ ai
xuyên tạc số liệu của mình, do bất cứ
nguyên nhân gì.
Ghi chép không đúng cách là ghi lia lịa
đặc cả trang giấy, thậm chí tới mức sau này
chính bản thân cũng không đọc nổi những
điều đã ghi. Cách ghi như vậy chỉ làm nhọc
cơ thể và trí não một cách vô ích.
3.3.5. Tự học.
Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ
thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát
triển như vũ bão thì, không thể nhồi nhét
vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức
ngày càng nhiều. Phải dạy cho học sinh
phương pháp tự học ngay từ bậc Tiểu học và
càng lên bậc học cao hơn càng phải được
chú trọng.Trong các phương pháp học thì
cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ
năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ
được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay
người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học
trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự
chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học
chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay
trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở
nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong giờ
học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Theo Wang and Peverly (1986), một
người có khả năng tự học có thể:
- Tự xác định mục tiêu, hình thành mục
tiêu, và thay đổi mục tiêu phù hợp với nhu
cầu và quan tâm trong việc học của mình.
- Sử dụng các chiến lược học tập và tự
theo dõi, kiểm tra quá trình tự học của bản
thân.
Nhiều nhà nghiên cứu khác đồng ý với
quan điểm này. Ví dụ như Dickinson (1995)
cho rằng tự học được xem như là khả năng
học tích cực và tự chủ, là một thái độ đối với
học tập mà trong đó người học tự chịu trách
nhiệm về việc học của mình, tự quyết định
việc học của mình. Little (1991) đồng ý
rằng tự học là khả năng tự phân tích, tự suy
nghĩ sâu sắc, tự quyết định và tự hành động.
Holect (1985) cho rằng tự học là một khả
năng tự động hóa các kỹ năng cần thiết, tự
xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp
học. Little Wood (1999) phân biệt hai mức
độ tự học:
a) học độc lập và b) làm việc độc lập
Với học độc lập thì người học hoàn toàn
chịu trách nhiệm về việc học của họ, tự xác
định mục tiêu, tự lựa chọn phương pháp và
chiến thuật học tập, tự đánh giá những thành
quả, tự xác lập chương trình học tập cá
nhân. Với làm việc độc lập là tiến hành việc
học có hướng dẫn, như là làm các bài tập về
nhà, bài tập lớn hay là các việc làm trong
lớp mà người học được yêu cầu hoàn thành.
Giáo viên chịu trách nhiệm cung cấp đầu
vào, ví dụ như đưa ra những yêu cầu cụ thể,
theo dõi và đánh giá chất lượng của các bài
tập này. Như vậy thì giáo viên đưa ra bài
tập, người học làm bài tập đáp ứng yêu cầu
như là mục tiêu của việc học.
4. Cách học theo quan điểm Công nghệ
giáo dục1
Cách học hiện đại ở trường không phải là
nghe giảng và ghi nhớ lời Thầy giảng như
nhớ những gì giáo điều có sẵn, mà phải tự
mình làm ra những sản phẩm ấy, hơn nữa
làm ra theo công nghệ học, được thiết kế sao
cho có thể kiểm soát được quá trình học.
Điều này cho thấy giải pháp phát triển giáo
dục có thành công hay không tùy thuộc vào
bước nhảy sinh mệnh từ : Thầy giảng giải –
Trò ghi nhớ sang Thầy thiết kế - Trò thi
công. Thi công tức là làm. Làm để học. Học
là học làm. Làm là làm ra sản phẩm có thể
cân đo đong đếm, ít ra cũng cảm nhận được
một cách cảm tính. Sản phẩm làm ra trong
đời, trong cuộc sống thực, khác hẳn với sản
phẩm ghi nhớ lời thầy giảng. Trong nền văn
minh hiện đại, lời Thầy giảng nhiều lắm như
lời chỉ đường (Khổng Tử gọi là đạo), thì Trò
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2012
40
phải tự mình đi lấy từ đầu này đến tận cuối
kia. Nào có ích gì sự nhớ thuộc lòng lời thầy
mà cứ đứng yên một chỗ, không đi, không
làm.
Học là học làm, nhưng không phải làm
tuỳ tiện, may rủi, lúc được lúc chăng. Phải
làm theo thiết kế. Thầy thiết kế sao cho bất
cứ học sinh bình thường nào (không bị thiểu
năng), ai cũng làm được, cũng làm ra sản
phẩm mong muốn, phải làm ra bằng được
sản phẩm mong muốn như đã thiết kế. Học
sinh thế kỷ XXI đến trường học là học làm,
tự mình làm ra sản phẩm giáo dục cho chính
mình. Ai làm nhiều có nhiều. Ai làm ít có ít.
Ai không làm gì thì không có gì. Hồ Ngọc
Đại cho rằng : “Lớp học là nơi lần đầu tiên
trong đời trẻ em tự làm việc trí óc một cách
có hệ thống,chẳng có gì quá đáng, nếu nói
rằng toàn bộ sự nghiệp giáo dục hiện đại
thâu tóm vào một việc học của học sinh”.
Hướng đi và cách làm trong hệ thống giáo
dục của Hồ Ngọc Đại đã đưa người thày vào
vị trí khác hẳn: thầy là người hướng dẫn,
cộng sự với trò. Nói tóm lại là công việc dạy
và học sẽ được đúc kết lại thành các thiết kế
sao cho mọi thầy giáo đều thi công cùng học
trò trên lớp học và cho ra sản phẩm tương
đương với sản phẩm thực nghiệm. Cách làm
đó Hồ Ngọc Đại gọi là Công nghệ dạy
học.30 năm thực nghiệm và chuyển giao
công nghệ giáo dục trên diện khá rộng ở
hàng trăm trường học tại 43 tỉnh, thành phố
từ đô thị, đồng bằng đến miền núi. Học theo
công nghệ học thì học đến đâu có kết quả
đến đấy, hơn nữa, còn là kết quả mong
muốn đã dự kiến trước (trong bản thiết kế).
Đó là nguồn cảm hứng của tính tự nguyện,
ham thích học, không cần đến sự phụ trợ của
những gì bên ngoài bản chất việc học.
5. Kết luận
Trẻ em là con đẻ của thời đại, nhà trường
là nơi tổ chức cuộc sống thực của trẻ em.
Trẻ em là nhân vật trung tâm trong nhà
trường, mọi hoạt động trong nhà trường căn
cứ vào trẻ em. Trẻ em chấp nhận thì có cơ
may thành công, trẻ em phản đối thì thất bại.
Học, theo hướng công nghệ giáo dục, cốt lõi
là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong
đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự
làm phong phú giá trị của mình bằng cách
thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên
ngoài thành tri thức bên trong con người
mình,quá trình học diễn ra mọi lúc mọi nơi,
khi có thầy cũng như khi không có thầy.
_______________________
Chú thích
1. Xem: Hồ Ngọc Đại, Giải pháp phát triển giáo
dục.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Ngọc Đại, 1994,1995. Công nghệ giáo dục (2
tập), Hà Nội, Nxb. Giáo dục.
2. Hồ Ngọc Đại, 2006. Giải pháp phát triển Giáo
dục, Hà Nội, Nxb. Giáo dục.
3. Nguyễn Cảnh Toàn, 2002 (Chủ biên). Học và dạy
cách học, Nxb. Đại học Sư phạm.
4. Phạm Quang Tiến, 2011. Công nghệ giáo dục
bậc Trung học giai đoạn 1983 – 2010, Kỉ yếu hội
thảo khoa học toàn quốc: Khoa học giáo dục Việt
Nam 2/2011.
5. Phạm Quang Tiến, 2008. Phương pháp luận thiết
kế bài học theo hướng Công nghệ học, Tạp chí Khoa
học, Đại học sư phạm Hà Nội, tr 63-70.
6. Phạm Quang Tiến, Lê Văn Hồng, 2008. Về Công
nghệ giáo dục, Tạp chí Dạy và Học ngày nay.
7. J.Dewey, Dân chủ và giáo dục, Nxb. Tri thức, Hà
Nội, 2008.
8. Geoffrey Petty, 1998. Dạy học ngày nay, Nxb.
Stanley Thornes.
9. MJ.Bensen, 1992. Thay thế cơ cấu, nội dung và
phương pháp tiếp cận với công nghệ giáo dục, Kỷ
yếu Hội nghị Quốc tế về Công nghệ giáo dục,
Weimar, Đức.
10. J.J.Rouseau, 2008. Émile hay là về giáo dục,
Nxb Tri Thức. Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương
chuyển ngữ, Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu.
11. Lưu Phóng Đồng, 2004. Triết học phương Tây
hiện đại. Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 349.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30762_103187_1_pb_2111_2012782.pdf