Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam

Quản trị tốt ở Việt Nam đòi hỏi phải xác định rõ ràng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước trong quan hệ với Đảng, với thị trường, với các tổ chức xã hội dân sự, và với nhân dân. Công cuộc hoàn thiện thể chế nhà nước và cải cách hành chính đang tiến hành ở Việt Nam đang đi đúng hướng quản trị tốt. Cần đẩy nhanh tiến độ của các cuộc cải cách này. Đồng thời cần đẩy mạnh chống tham nhũng vì tham nhũng là trở ngại lớn đối với cả phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam, làm cho Việt Nam kém hấp dẫn với tư cách là điểm đến của các nhà đầu tư cũng như khách du lịch, và điều quan trọng hơn là tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước.

pdf14 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 23 BÀN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1 VŨ MẠNH LỢI* Mô hình phát triển xã hội Thời gian gần đây, trong các tài liệu về phát triển người ta thường thấy những khái niệm về mô hình phát triển theo vùng địa lý như "mô hình Đông Á", "mô hình Đông Nam Á" (Wilkinson, Dapice, Perkins, Nguyen Xuan Thanh, Vu Thanh Tu Anh, Huynh The Du, Pincus, và Saich, 2008), hoặc các mô hình gắn với tên quốc gia đã thành công trong quá trình hiện đại hóa như "mô hình Nhật Bản", "mô hình Hàn Quốc" (Song, 1990; Soon, 1994), "mô hình Hồng Kong, Singapore" (Cohen, 2003). Những mô hình này về thực chất phản ánh góc nhìn kinh tế phát triển, nhấn mạnh những đặc trưng của kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với các lực lượng thị trường. Nói đến "mô hình phát triển xã hội" ta cần phải chỉ ra được cơ cấu tổng thể của mô hình đó là gì, gồm những bộ phận trọng yếu nào, những bộ phận này có chức năng gì, và những bộ phận này có mối quan hệ với nhau để tạo thành một mô hình có tính hệ thống toàn vẹn như thế nào, có những lực lượng hay nhóm xã hội chủ yếu nào và vai trò của họ trong sự phát triển xã hội là gì. Ở đây chúng tôi chỉ bàn đến mô hình phát triển xã hội theo nghĩa hẹp, theo nghĩa các vấn đề xã hội được bàn ở đây, các vấn đề kinh tế, các vấn đề văn hóa, và các vấn đề về nhà nước là các mảng vấn đề có tính độc lập tương đối, tạo nên xã hội tổng thể theo nghĩa rộng trong tương quan với môi trường tự nhiên (Phạm Xuân Nam, 2010). Chúng tôi không đi sâu vào các yếu tố thị trường và nhà nước pháp quyền nếu những yếu tố này không trực tiếp tác động đến vấn đề xã hội được bàn. Có nhiều cách nhìn khác nhau đối với quan niệm về "mô hình phát triển xã hội". Một cách nhìn tương đối phổ biến trong thời gian gần đây là mô hình phát triển xã hội xét từ góc độ quan hệ với thị trường và nhà nước. Theo cách nhìn này, xã hội tổng thể bao gồm 3 trụ cột là "kinh tế thị trường", "nhà nước pháp quyền" và "xã hội dân sự" (Barber, 1997; Đinh Công Tuấn, 2010; Huỳnh Khôi, 2006; McElwee và Ha Hoa Ly, 2006; Nguyễn Quang A, 2009; Norlund, 2007; Reimer, 2005; Trần Hữu Quang, 2010; Trần Ngọc Hiên, 2008; Vũ Văn Nhiêm, 2008; Wischermann, 2010). Một số tác giả đưa cả gia đình vào "xã hội dân sự", một số tác giả khác lại tách gia đình ra như bộ phận thứ 4 cấu thành xã hội tổng thể. Cách nhìn thứ hai cũng khá phổ biến là cách nhìn từ góc độ cách thức phân phối của cải của toàn xã hội. Khác với quan niệm kinh tế đề cao việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, cách nhìn này nhấn mạnh một mô hình phát triển xã hội phải được đặc trưng bởi cách thức mà nó phân phối của cải của toàn xã hội. Theo cách nhìn này, hệ thống an sinh xã hội và 1 Bài viết này là một phần của đề tài nghiên cứu "Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thế giới về phát triển và quản lý xã hội" thuộc Chương trình nghiên cứu năm 2009-2010 của Viện Xã hội học với tên gọi "Mô hình tổng quát về phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay". * PGS,TS, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xã hội học giai đoạn 2007-2012. Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 24 bảo trợ xã hội là cốt lõi của mô hình phát triển xã hội và việc chăm lo cho những người mà vì lý do tuổi tác (quá trẻ hoặc quá già), giới (nam hoặc nữ), sức khỏe (tàn tật, sức khỏe yếu), hoặc do thất nghiệp, thiên tai dẫn đến suy giảm mức sống là ưu tiên hàng đầu của chính sách xã hội (Le Bach Duong và Khuat Thu Hong, 2008; Nguyễn Hữu Dũng, 2008). Mô hình nhà nước phúc lợi ở các nước phương Tây (ví dụ nhà nước phúc lợi Thụy Điển) chính là thí dụ về quan niệm mô hình phát triển xã hội nhìn từ góc độ phân phối của cải của xã hội. Cách nhìn thứ 3 về mô hình phát triển xã hội là cách nhìn liệt kê các lĩnh vực quan trọng của phát triển xã hội, nội dung và vai trò của chúng đối với phát triển xã hội. Định nghĩa kiểu liệt kê đối với mô hình xã hội có lẽ là một dạng mô hình phát triển xã hội phổ biến nhất, có tính thực tiễn cao vì nó chỉ ra nhà nước và các chủ thể có liên quan khác cần làm gì, khi nào, ở đâu, và sử dụng nguồn lực gì. Cách tiếp cận liệt kê thường đưa ra những phân tích điểm yếu, điểm mạnh trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể, từ đó xây dựng chiến lược phát huy điểm mạnh, khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu để tiếp tục phát triển. Nhìn chung các nước đều có các chiến lược phát triển xã hội quốc gia được trình bày theo hình thức liệt kê các lĩnh vực ưu tiên. Cách làm này cũng tránh được những tranh luận bất tận về ngữ nghĩa lý luận của các mô hình xã hội tổng quát kiểu như "xã hội dân sự", nhất là khi quan niệm lý luận còn chưa rõ ràng. Những lĩnh vực xã hội chính thường được liệt kê bao gồm việc làm, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội. Hệ thống an sinh xã hội, sự tham gia dân chủ của người dân vào các hoạt động chính trị, vào quá trình ra các quyết định quan trọng của đất nước và cộng đồng cũng thường được liệt kê trong các mô hình phát triển xã hội kiểu này, song ở cách tiếp cận liệt kê đối với mô hình phát triển xã hội, những khía cạnh này chỉ có tầm quan trọng tương đương các khía cạnh khác được liệt kê. Ta có thể thấy mô hình kiểu liệt kê này ở nhiều nước khác nhau. Năm 2010 Liên minh Châu Âu đưa ra Chiến lược cho sự tăng trưởng thông minh, bền vững, và bao gồm tất cả mọi người (European Commission, 2010), trong đó liệt kê 7 sáng kiến chính, với 4 sáng kiến chủ yếu về phát triển kinh tế và 3 sáng kiến mang đậm tính chất phát triển xã hội. Ở Trung Quốc, sau hơn 20 năm cải cách thành công, năm 2006 Đảng CSTQ đưa ra ý tưởng xây dựng xã hội hài hòa Trung Quốc trong Nghị Quyết Trung ương 6 Khóa XVI. Xã hội hài hòa Trung Quốc được coi là xã hội "dân chủ pháp trị; công bằng chính nghĩa, thành thực giữ chữ tín và thương yêu nhau; tràn đầy sức sống, yên ổn có trật tự, con người chung sống hài hòa với thiên nhiên" (Hoàng Thế Anh và Nguyễn Thanh Giang, 2008). Nghị quyết này cũng liệt kê 9 mục tiêu đối với việc xây dựng xã hội hài hòa Trung Quốc. Thậm chí Amartya Sen, người đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 1998, khi đưa ra mô hình phát triển là quyền tự do, là sự mở rộng các loại tự do chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vân vân, thì về cơ bản ông cũng sử dụng cách tiếp cận liệt kê các yếu tố trọng yếu của mô hình phát triển (Sen, 2002). Cách nhìn liệt kê các lĩnh vực quan trọng của phát triển xã hội cũng chính là cách nhìn mà từ nhiều năm nay ta có thể thấy trong các văn kiện Đại hội Đảng, các Kế hoạch phát triển của nhà nước, của các tỉnh, và của nhiều công trình nghiên cứu về phát triển của các tổ chức trong nước và ngoài nước (như các công trình của UNDP hay Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 25 Worldbank), và của nhiều tác giả khác (Arkadie và Mallon, 2003; Bùi Thế Cường, 2010). Thông thường, cả ba cách nhìn đối với mô hình phát triển xã hội đều được các tác giả ở các nước sử dụng, tùy thuộc vào điểm nhấn mà các tài liệu muốn chuyển tải. Trong nhiều trường hợp, các tác giả kết hợp cả ba cách nhìn này trong việc phân tích và mô tả mô hình phát triển xã hội của nước được nghiên cứu. Mô hình quản lý sự phát triển xã hội Nhìn chung, các nguyên tắc quản lý sự phát triển tốt cũng đồng thời là các nguyên tắc quản lý kinh tế tốt, và trong nhiều trường hợp quản lý sự phát triển tốt đòi hỏi đồng thời cả quản lý kinh tế tốt và quản lý xã hội tốt. Chính vì thế, trong phần này mặc dù nhấn mạnh khía cạnh quản lý sự phát triển xã hội, song nhiều điểm nêu ở đây cũng được rút ra từ các tài liệu về quản lý kinh tế tốt, và nhiều điểm nêu ở đây cũng áp dụng tốt cho quản lý kinh tế. Ở tầm lý luận về quản lý sự phát triển, dường như sự phân biệt giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội đã bị lu mờ. Thời gian gần đây trong các thảo luận lý luận về quản lý sự phát triển trên thế giới người ta nói nhiều đến "quản trị tốt" ("good governance"). Cũng như nhiều thuật ngữ mới xuất hiện gần đây, khái niệm "quản trị tốt" cũng được hiểu với ý nghĩa rất khác nhau, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp để ám chỉ quản lý hành chính công, đến cách hiểu theo nghĩa rộng bao gồm một diện rộng các mối quan hệ vượt ra ngoài khuôn khổ quản lý hành chính công như các mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước và công dân, giữa nhà nước và xã hội dân sự hay khu vực tư nhân, giữa các nhà chính trị được dân bầu và các công chức/viên chức nhà nước, giữa chính quyền địa phương và người dân ở nông thôn và đô thị, giữa khu vực lập pháp và hành pháp, và giữa nhà nước và các thể chế quốc tế (Agere, 2000). Trong công trình Quản trị tốt ("Good Governance") của Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) công bố năm 2000, "quản trị tốt" được định nghĩa như sau: "Quản trị tốt" là việc thực hiện quyền lực hay quyền uy về chính trị, kinh tế, hành chính, hay các quyền lực hay quyền uy khác nhằm quản lý các nguồn lực và các vấn đề của một nước. Nó bao gồm các cơ chế, các quá trình và các thể chế mà thông qua đó các công dân và nhóm người bày tỏ lợi ích của mình, thực hiện các quyền theo luật định, thực hiện trách nhiệm của mình và dung hòa các khác biệt của mình. "Quản trị tốt" có nghĩa là quản lý hiệu quả các nguồn lực và các vấn đề của đất nước theo cách cởi mở, minh bạch, có trách nhiệm giải trình, công bằng và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tài liệu này cũng đưa ra 5 nguyên tắc chính trị và 4 nguyên tắc kinh tế của quản trị tốt như sau: Các nguyên tắc chính trị của quản trị tốt: 1. Quản trị tốt dựa trên sự thiết lập hình thức chính quyền có tính đại diện và có trách nhiệm giải trình. Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 26 2. Quản trị tốt đòi hỏi một xã hội dân sự mạnh và đa nguyên nơi có sự tự do thể hiện và tự do hiệp hội. 3. Quản trị tốt đòi hỏi các thể chế tốt - bộ các quy tắc quy định hành động của các cá nhân và các tổ chức và sự đàm phán giải quyết các khác biệt giữa họ với nhau. 4. Quản trị tốt đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật là tối cao được duy trì thông qua hệ thống pháp lý hiệu quả và công bằng. 5. Quản trị tốt đòi hỏi mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình cao trong các quá trình công cũng như các quá trình của các nghiệp đoàn/tổ chức (public và corporate processes). Cách tiếp cận có sự tham gia rộng rãi đối với việc cung cấp dịch vụ công là rất quan trọng để các dịch vụ này có hiệu quả. Các nguyên tắc kinh tế của quản trị tốt: 1. Quản trị tốt đòi hỏi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có cơ sở rộng, khu vực tư nhân năng động và các chính sách xã hội giúp cho việc xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế sẽ là tốt nhất trong một nền kinh tế dựa trên thị trường, cởi mở và hiệu quả. 2. Đầu tư vào con người là ưu tiên cao nhất thông qua các chính sách và thể chế giúp tăng khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác là nền tảng của nguồn lực con người của một nước. 3. Các thể chế hiệu quả và quản trị nghiệp đoàn tốt là cần thiết để hỗ trợ sự phát triển khu vực tư nhân có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, để thị trường vận hành tốt cần có các chuẩn mực xã hội tôn trọng hợp đồng và quyền sở hữu tài sản. 4. Quản lý cẩn thận nền kinh tế quốc dân có tính chất sống còn nhằm tối đa hóa tiến bộ về kinh tế và xã hội. Như vậy, ta có thể thấy "các nguyên tắc kinh tế" nêu trên cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố xã hội. Quản lý nhà nước tốt là quản lý nhà nước phải đảm bảo bốn yêu cầu tối thiểu, có liên quan mật thiết với nhau và có tính hỗ trợ lẫn nhau (ADB, 1995), là:  (1) có trách nhiệm giải trình rõ ràng (accountability): quan chức quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyết định quản lý thuộc thẩm quyền của mình trước nhân dân, và khi cần thiết họ có trách nhiệm giải trình rõ ràng. Trách nhiệm giải trình rõ ràng cũng có nghĩa là phải có tiêu chuẩn rõ ràng để đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ của quan chức quản lý nhà nước, có cơ chế phản hồi ý kiến, khiếu nại, và cơ chế đáp ứng nhanh chóng những khiếu nại về sự không công bằng trong quản lý nhà nước của người dân. Trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng đem đến và duy trì sự tin tưởng vào nhà nước của người dân, điều không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh.  (2) có sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan (participation): điều này có nghĩa là chấp nhận quan niệm người dân là trung tâm của sự phát triển. Họ chẳng những là người hưởng lợi của phát triển, mà còn là người tạo ra sự phát triển với tư cách cá nhân, nhóm hoặc thông qua các tổ chức xã hội dân sự. Ở cấp cơ sở, sự Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 27 tham gia rộng rãi có nghĩa là cơ chế quản lý nhà nước phải đủ mềm mỏng để cho phép người hưởng lợi và những người bị ảnh hưởng tham gia vào việc hoàn thiện thiết kế và việc thực hiện các chương trình/dự án phát triển công. Điều này sẽ làm tăng tính "sở hữu" các chương trình/dự án phát triển công của nhân dân, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chương trình/dự án.  (3) có tính có thể dự đoán được (predictability): điều này có nghĩa là các ứng xử về quản lý phải dựa trên luật pháp, chính sách, và các quy định pháp lý hiện hành và khung pháp lý này phải được thực hiện một cách công bằng và nhất quán. Cả nhà nước và các cơ quan của mình cũng như người dân phải ứng xử theo pháp luật, không có ngoại lệ.  (4) tính minh bạch: điều này có nghĩa là người dân được thông tin đầy đủ và rõ ràng về các quy định, quyết định, chính sách, pháp luật và việc thực hiện những quy định, quyết định, chính sách, pháp luật này. Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết giúp giảm thiểu tham nhũng và lạm dụng quyền lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngoài 4 yêu cầu nêu trên, tác giả Sam Agere (Agere, 2000) còn cho rằng chống tham nhũng và xây dựng khuôn khổ pháp lý hiệu quả cũng cần phải được nhấn mạnh như những yếu tố nêu trên. Đối lập với quản trị tốt là quản trị tồi với những đặc trưng cơ bản sau đây (Agere, 2000):  Không phân biệt được giữa việc công và việc tư với hậu quả là có xu hướng sử dụng các nguồn lực công cho các mục đích tư lợi;  Không thiết lập được sự rõ ràng về pháp luật, về hành vi của chính phủ và quy tắc quản lý theo luật;  Có quá nhiều quy tắc và quy định gây khó khăn cho sự vận hành bình thường của thị trường;  Có các ưu tiên phát triển không nhất quán, dẫn đến việc lãng phí và đầu tư sai các nguồn lực;  Có quá trình ra quyết định không minh bạch, thiển cận, thiếu toàn diện;  Thiếu tiêu chuẩn đạo đức trong quản lý các vấn đề của nhà nước;  Thiếu các giả định chính sách được xác định một cách rõ ràng. Trong các sách giáo khoa về phát triển thời gian gần đây người ta nói nhiều đến sự thay đổi cách thức quản lý xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi nhanh chóng. Về đại thể, có thể liệt kê sự chuyển biến các nguyên tắc quản lý hiện đại chính như sau:  Tổ chức nhà nước thay đổi từ chỗ có quy mô cồng kềnh, quản lý mọi lĩnh vực, mọi cấp, ôm đồm mọi dịch vụ hành chính, kém hiệu quả, sang hình thức nhà nước có bộ máy tinh giản, quản lý có chọn lọc các lĩnh vực của đời sống xã hội, phân cấp, trao quyền, xã hội hóa có chọn lọc nhiều lĩnh vực quản lý và cung cấp dịch Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 28 vụ công, thúc đẩy dân chủ cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước và các dịch vụ hành chính công; nói cách khác, vai trò của chính phủ và các cơ quan chính phủ chuyển từ "chèo thuyền" sang "lái thuyền" (Thái Xuân Sang, 2010).  Chuyển từ quản lý hành chính kiểu truyền thống, lấy việc cai trị làm trọng tâm với những quy định cứng nhắc theo cấp bậc quản lý, quan liêu, chậm thay đổi khi thực tế đã thay đổi, phục vụ lợi ích và sự tiện lợi của người quản lý là chính sang mô hình quản lý hành chính kiểu mới, "hành chính phát triển", với trọng tâm là phục vụ nhân dân là chính, có tính năng động cao, nhạy bén thích nghi với hoàn cảnh thay đổi, đáp ứng nhanh với những nhu cầu của người dân và các đối tượng được quản lý, tạo điều kiện tốt cho họ tuân thủ pháp luật, kỷ cương, và quy định của nhà nước có liên quan.  Đề cao việc xây dựng tầm nhìn chiến lược rõ ràng.  Chuyển từ hoạch định chính sách dựa trên ý chí chủ quan của đội ngũ lãnh đạo sang hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể có lợi ích liên quan, mở rộng phản biện xã hội  Việc thực hiện quản lý nhà nước hiệu quả ở những nước thành công trong phát triển kinh tế-xã hội nhanh đặc trưng bởi tính ổn định của định hướng chính sách lớn, sự linh hoạt trong việc phản ứng với các tín hiệu của thị trường, và tính kỷ luật gắn với những biện pháp cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn cho dù có những khó khăn ngắn hạn (ADB, 1995).  Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung-quan liêu-bao cấp, áp đặt từ trên xuống, sang kế hoạch hóa có sự tham gia rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan, từ dưới lên, tăng cường phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở.  Chuyển từ đánh giá hiệu quả dựa trên đầu ra sang đánh giá hiệu quả dựa trên kết quả và tác động.  Chuyển từ giám sát theo đầu việc sang giám sát quá trình (chú trọng nhiều hơn đến tính năng động của giám sát); chuyển từ giám sát với mục đích phát hiện sai trái sang giám sát hỗ trợ; chuyển từ giám sát do chuyên gia thực hiện sang giám sát kết hợp của chuyên gia và sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan.  Đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, áp dụng tin học vào quản lý, đề cao bằng chứng thực tế. Về văn hóa quản lý đã có sự thay đổi theo chiều hướng:  Đề cao hiệu quả quản lý hơn sự thân quen, tuổi tác, giới tính, thành phần xuất thân của cán bộ quản lý.  Đề cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý và việc học tập không ngừng để nâng cao trình độ.  Đề cao sự công bằng, đặc biệt là bình đẳng giới và bình đẳng theo tuổi tác. Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 29  Chấp nhận nhiều hơn tính đa dạng, mềm mỏng, uyển chuyển của thực tế quản lý.  Đề cao sự tôn trọng và lắng nghe lợi ích của các cá nhân, các nhóm xã hội là đối tượng trực tiếp của quản lý nhà nước; đề cao sự vận động, thuyết phục và tạo điều kiện để người dân làm theo pháp luật hơn là canh chừng sai phạm và áp dụng các biện pháp trừng phạt. Ở Việt Nam, tất cả những thay đổi nói trên đều có thể quan sát được ở mức độ này hay khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong khoảng 20 năm qua, song về cơ bản Việt Nam chưa thiết lập được mô hình quản lý hiện đại, chưa đạt được mức độ của sự quản trị tốt. Đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng theo hướng dân chủ hơn, có sự tham gia của người dân nhiều hơn, có sự cải thiện về mức độ công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, sức ỳ của quản lý nhà nước kiểu cũ vẫn còn rất lớn. Nhiều cơ quan nhà nước và các quan chức có trách nhiệm quản lý vẫn thực thi mô hình quản lý kiểu "cai trị", duy trì cơ chế "xin-cho", gây trở ngại cho phát triển. Về mặt lý luận, mô hình quản lý sự phát triển xã hội kiểu mới, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới mới, nói chung chưa được thiết lập (Bùi Thế Cường, 2010). Năm 2001 Thủ Tướng đã ra Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó có 4 nội dung chính là: (1) cải cách thể chế, (2) cải cách tổ chức bộ máy hành chính, (3) đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, và (4) cải cách tài chính công. Về cơ bản, các giải pháp cải cách hành chính nhà nước đi theo hướng tinh giản bộ máy quản lý nhà nước, xác định rõ hơn vai trò quản lý nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, chuyển từ quản lý hành chính tập trung theo lối mệnh lệnh sang phương pháp quản lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở, tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, cải thiện các thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, một cửa, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực cán bộ, và cải cách tài chính công. Trong một báo cáo chuyên đề về quản lý và điều hành của Việt Nam năm 2004 (Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam, 2004), Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam theo hướng cải cách phương pháp quản lý sự phát triển hiện đại, theo hướng quản trị tốt. Báo cáo này, tuy nhiên, cũng chỉ ra nhiều yếu kém gắn với sức ỳ của cách quản lý tập trung, quan liêu bao cấp. Phương pháp lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực thiếu tầm nhìn dài hạn, vẫn đi theo lối mòn cũ mà chưa tính đến việc chính phủ không còn trực tiếp tham gia sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nữa, vẫn tiếp tục đưa ra những chỉ tiêu sản xuất cụ thể cho nhiều ngành. Chính phủ vẫn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ của nhiều lĩnh vực. Vấn đề về tính minh bạch, phân cấp phân quyền, quản lý tài sản nhà nước, và cải cách hành chính cũng còn nhiều yếu kém. Phòng chống tham nhũng mới chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng cũng có nhận định "Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Ðảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh thành tích còn nặng; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 30 nhiều yếu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với làm; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi" (Ban CHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011a). Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay cũng nhấn mạnh những yếu kém về quản lý còn tồn tại kể trên (Ban CHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, 2012). Nhóm nghiên cứu do Bùi Thế Cường lãnh đạo (Bùi Thế Cường, 2010) cho rằng quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam đang đối mặt với 10 vấn đề lớn cần sự can thiệp sáng tạo của nhà nước, bao gồm: 1. Tác động của toàn cầu hóa và đối phó với chiến lược của các siêu cường; 2. Quản lý sự phát triển xã hội trong điều kiện biến đổi cấu trúc xã hội; 3. Quản lý sự phát triển xã hội trong điều kiện biến đổi văn hóa; 4. Hoàn thiện mối quan hệ thể chế giữa kinh tế thị trường và nhà nước; 5. Vấn đề tính thống nhất và đa dạng quốc gia: vấn đề tộc người, tôn giáo và văn hóa; 6. Vấn đề nông dân: cách biệt đô thị-nông thôn, phát triển nông thôn; 7. Giáo dục; 8. Mạng lưới an toàn xã hội cho xã hội và các nhóm yếu thế; 9. Lệch chuẩn và tội phạm; 10. Môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu Nghiên cứu này, tuy nhiên, chưa đưa ra được mô hình quản lý sự phát triển xã hội rõ ràng về mặt phương pháp luận, mặc dù có khuyến cáo liên quan đến việc xác định rõ hơn vai trò của nhà nước và của thị trường, vấn đề thu hẹp phạm vi quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, và gợi ý ba cấp độ quản lý xã hội ở dạng khái quát cao, bao gồm "cấp độ chiến lược (liên quan đến định hướng và tầm nhìn lịch sử), biến đổi xã hội (những diễn tiến mang tính trung hạn), và khủng hoảng tình huống" (trang 185). Bàn luận và Kết luận Có những vấn đề toàn cầu mà tất cả các nước đều đang đối mặt và chịu tác động hàng ngày, hàng giờ. Đó là vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, vấn đề toàn cầu hóa, hợp tác, cạnh tranh và hội nhập, vấn đề bảo đảm an ninh và hòa bình, vấn đề toàn cầu hóa về thông tin và truyền thông đi kèm với tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Những vấn đề này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với phát triển nói chung, và phát triển xã hội nói riêng. Đối diện với những thách thức do những vấn đề toàn cầu đặt ra, không một nước nào có thể đơn phương giải quyết triệt để được những thách thức đang đặt ra, song không phải nước nào cũng có năng lực, ý chí chính trị, và sự nhạy cảm chính Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 31 trị để tranh thủ các cơ hội mà những vấn đề toàn cầu đem lại. Toàn cầu hóa đã thay đổi căn bản rất nhiều cách ứng xử quốc gia mà trong quá khứ không xa được xem như cách ứng xử khôn khéo. Thí dụ cho điều này là chính sách bảo hộ mậu dịch một thời được xem là giải pháp tốt cho những nước nghèo nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trước sự cạnh tranh hơn hẳn của hàng hóa và dịch vụ từ các nước phát triển hơn, nay điều này không còn đúng nữa. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin đã khiến cho những ý tưởng mới trên thế giới lan truyền nhanh chóng, tác động đến kiến thức, hiểu biết, thái độ, niềm tin và cả khát vọng của các cá nhân trên khắp hành tinh. Thế giới trở nên "phẳng" hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Đâycũng là thách thức và là cơ hội rất lớn đối với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Các cường quốc trên thế giới cũng không có khả năng hành xử đơn phương như trước đây mà không bị lên án nếu hành động của họ đi ngược lại các giá trị phổ biến toàn cầu. Vụ thông tin về việc binh lính Mỹ ngược đãi tù nhân I-rak bị lọt ra ngoài, và việc Wikileak công bố các tài liệu tình báo của Mỹ thời gian gần đây là minh chứng cho điều này. Các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, và các nước ngày càng cần thiết phải cùng làm việc, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái sinh, chống khủng bố, phát triển công nghệ thông tin... Ngày nay, một công ty có thể thuê người ở nước ngoài làm việc cho mình mà không cần sự hiện diện của người đó tại nước mình. Điều này hiện đang trở thành xu hướng phổ biến. Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc là những nước cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhiều công ty nước ngoài trong khi người lao động vẫn ở nước sở tại. Ở Việt Nam đã có nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuê nhân lực nước ngoài như vậy, đồng thời cũng nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc bán phần hoặc toàn phần cho các công ty có đại bản doanh ở nước ngoài trong khi vẫn đang sống ở Việt Nam. Nguồn nhân lực là cốt lõi của mô hình phát triển kinh tế cũng như mô hình phát triển xã hội, và trong bối cảnh toàn cầu hóa, quan hệ ngoại giao có hàm ý rất quan trọng đối với mô hình phát triển xã hội Việt Nam. Thực tế nói trên khiến chính phủ các nước đều phải xem xét lại mô hình phát triển và chiến lược phát triển của mình. Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum, 2012) đã đưa ra 12 trụ cột quyết định tính cạnh tranh toàn cầu của một nước (trang 8). Những trụ cột này được chia thành 3 nhóm lớn. Nhóm I là nhóm những yêu cầu cơ bản, bao gồm các trụ cột (1) thể chế, (2) cơ sở hạ tầng, (3) môi trường kinh tế vĩ mô, và (4) chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản. Nhóm II là nhóm những trụ cột nâng cao hiệu quả, bao gồm các trụ cột (5) giáo dục đại học/cao đẳng và đào tạo nghề, (6) tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, (7) tính hiệu quả của thị trường lao động, (8) sự phát triển thị trường tài chính, (9) tính sẵn sàng về các giải pháp công nghệ, và (10) quy mô thị trường. Nhóm III là nhóm bao gồm những trụ cột liên quan đến sáng tạo, bao gồm các trụ cột (11) mức độ tinh vi về kinh doanh (business sophistication), và (12) mức độ sáng tạo. Xét cho cùng, đây cũng là những thành phần cơ bản của một mô hình phát triển xã hội trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Theo báo cáo Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 32 này, Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 75 trong 144 nước được xếp hạng. Như vậy, so với sự xếp hạng của tổ chức này năm 2011-2012 (Việt Nam đứng thứ 65) thì ta đã tụt hạng 10 bậc. Dù chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI là chỉ số dựa trên các thống kê chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực tế đặc thù ở mỗi nước do yêu cầu so sánh quốc tế không cho phép tính đến tính đặc thù một cách đúng mức, song việc có thứ hạng thấp và đang tụt bậc vẫn là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn. Cũng tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012 công bố Báo cáo Công nghệ thông tin toàn cầu năm 2012 (World Economic Forum, và INSEAD 2012), theo đó công nghệ thông tin được xem như động lực cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường, và nâng cao phúc lợi của người dân. Công nghệ thông tin đang làm biến đổi thế giới mà chúng ta đang sống, và cũng đặt ra nhiều thách thức mà nếu không giải quyết tốt có thể làm triệt tiêu những nỗ lực phát triển. Theo Báo cáo này, có 10 trụ cột về phát triển công nghệ thông tin mà nếu làm tốt sẽ thúc đẩy 12 trụ cột phát triển các mặt của đời sống xã hội nêu trên. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp với quan niệm về hạ tầng công nghệ thông tin với tư cách là yếu tố quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như nêu trong Nghị Quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam hiện đứng thứ 83 trong 142 nước được xếp hạng theo chỉ số về tính sẵn sàng kết nối mạng thông tin (The networked Readiness Index). Cách nhìn của Diễn đàn kinh tế thế giới coi công nghệ thông tin như động lực phát triển toàn diện nền kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức là gợi ý rất đáng cân nhắc cho mô hình phát triển xã hội của Việt Nam. Phân tích bức tranh phát triển xã hội đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ của các nước, ta có thể thấy một số điểm chung nổi lên ở những nước có nhiều thành công trong phát triển xã hội. Đó là:  Ưu tiên cao vào đầu tư vào con người, nguồn nhân lực (giáo dục, y tế, đào tạo nghề, nâng cao mức sống);  Xây dựng hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo trợ xã hội phát triển (mô hình nhà nước phúc lợi);  Xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu khác biệt nông thôn-thành thị, khác biệt vùng miền;  Hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế và áp dụng nhất quán cho tất cả mọi người;  Thực hành quản trị tốt, chống tham nhũng  Mở rộng dân chủ, xã hội dân sự Áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, những trụ cột phát triển xã hội nêu trên có thể có một số nét riêng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa được định nghĩa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) như sau: Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 33 X ã h ộ i x ã h ộ i c h ủ n g h ĩ a m à n h â n d â n t a x â y d ự n g l à m ộ t x ã h ộ i : D â n g i à u , n ư ớ c m ạ n h , d â n c h ủ , c ô n g b ằ n g , v ă n m i n h ; d o n h â n d â n l à m c h ủ ; c ó n ề n k i n h t ế p h á t t r i ể n c a o d ự a t r ê n l ự c l ư ợ n g s ả n x u ấ t h i ệ n đ ạ i v à q u a n h ệ s ả n x u ấ t t i ế n b ộ p h ù h ợ p ; c ó n ề n v ă n h o á t i ê n t i ế n , đ ậ m đ à b ả n s ắ c d â n t ộ c ; c o n n g ư ờ i c ó c u ộ c s ố n g ấ m n o , t ự d o , h ạ n h p h ú c , c ó đ i ề u k i ệ n p h á t t r i ể n t o à n d i ệ n ; c á c d â n t ộ c t r o n g c ộ n g đ ồ n g V i ệ t N a m b ì n h đ ẳ n g , đ o à n k ế t , t ô n t r ọ n g v à g i ú p n h a u c ù n g p h á t t r i ể n ; c ó N h à n ư ớ c p h á p q u y ề n x ã h ộ i c h ủ n g h ĩ a c ủ a n h â n d â n , d o n h â n d â n , v ì n h â n d â n d o Đ ả n g C ộ n g s ả n l ã n h đ ạ o ; c ó q u a n h ệ h ữ u n g h ị v à h ợ p t á c v ớ i c á c n ư ớ c t r ê n t h ế g i ớ i . (Ban CHTW Đảng CS Việt Nam, 2011b) Định nghĩa này rất đẹp, là lời kêu gọi động viên ý chí của các cá nhân để tạo nên ý chí của dân tộc. Định nghĩa này đã được cụ thể hóa trong một số nỗ lực lý giải kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Phú Trọng, 2011; Nguyễn Quốc Phẩm và Đỗ Thị Thạch, 2012). Về mặt phát triển xã hội ta cần tiếp tục làm rõ nội dung của định hướng này trên bình diện thực tiễn và quản lý xã hội. Theo chúng tôi, tính chất xã hội chủ nghĩa trong xã hội hiện đại thể hiện rõ nhất ở vai trò của nhà nước trong việc tái phân phối của cải và các nguồn lực xã hội, theo đó dành nhiều ưu tiên hơn cho người lao động, cho những người mà vì lý do nào đó không tự lo cho mình được (trẻ em, người già, người tàn tật), các nhóm yếu thế (người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo), những người bị suy giảm thu nhập vì nhiều lý do khác nhau (thất nghiệp, thiếu việc làm, nông dân, người bị thiên tai, dịch bệnh). Tính chất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ không có ai bị bỏ quên trong quá trình phát triển, và mọi người đều được hưởng lợi công bằng từ quá trình phát triển đất nước. Điều này gợi ra rằng một trong những khía cạnh quan trọng của mô hình phát triển xã hội Việt Nam là xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và bảo trợ xã hội phát triển kiểu Việt Nam. Vấn đề quản trị tốt Quản trị tốt ở Việt Nam đòi hỏi phải xác định rõ ràng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước trong quan hệ với Đảng, với thị trường, với các tổ chức xã hội dân sự, và với nhân dân. Công cuộc hoàn thiện thể chế nhà nước và cải cách hành chính đang tiến hành ở Việt Nam đang đi đúng hướng quản trị tốt. Cần đẩy nhanh tiến độ của các cuộc cải cách này. Đồng thời cần đẩy mạnh chống tham nhũng vì tham nhũng là trở ngại lớn đối với cả phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam, làm cho Việt Nam kém hấp dẫn với tư cách là điểm đến của các nhà đầu tư cũng như khách du lịch, và điều quan trọng hơn là tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 34 Tài liệu trích dẫn ADB. 1995. Governance: Sound Development Management. Manila: ADB. Agere, Sam. 2000. Promoting Good Governance: Principles, Practices và Perspectives. London: Commonwealth Secretariat Marlborough House. Arkadie, V. Brian và Raymond Mallon. 2003. Vietnam a Transition Tiger? ANU: Asia Pacific Press. Ban CHTW Đảng CS Việt Nam. 2011a. "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020." Ban CHTW Đảng CS Việt Nam, Hà Nội. —. 2011b. "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) " Ban CHTW Đảng CS Việt Nam, Hà Nội. —. 2012. "Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay." Ban CHTW Đảng CS Việt Nam, Hà Nội. Barber, Benjamin. 1997. "Tương lai của Xã hội Dân sự (dịch từ: Benjamin Barber deflates the four myths of democracy)." Civnet's Journal For Civil Society 1. Bùi Thế Cường. 2010. Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Cohen, Daniel. 2003. Các quốc gia nghèo khó trong một thế giới thịnh vượng. Hà nội: NXB Chính trị Quốc gia. Đinh Công Tuấn. 2010. "Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở châu Âu đối với mô hình đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay." Viện Xã hội học, Hà Nội. Đỗ Thiên Kính. 2012. Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. European Commission. 2010. "Europe 2020: A strategy for smart, sustainable và inclusive growth." European Commission, Brussels. Hoàng Thế Anh và Nguyễn Thanh Giang. 2008. Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa XHCN của Trung Quốc. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia. Huỳnh Khôi. 2006. "Nhận xét lại những quan điểm về xã hội dân sự tại Việt Nam." in Kinhtehoc.com. Le Bach Duong và Khuat Thu Hong. 2008. Market Transformation, Migration và Social Protection in A Transitioning Vietnam. Hanoi: The Gioi. Lê Văn Toàn. 2012. Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. McElwee, Pamela và Ha Hoa Ly. 2006. "Deepening Democracy Và Increasing Popular Participation in Vietnam." UNDP, Hanoi. Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 35 Nguyễn Hữu Dũng. 2008. "Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta." Tạp chí Cộng Sản 155. Nguyễn Phú Trọng. 2011. "Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta." Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Nguyễn Quang A. 2009. "Xã hội dân sự đâu có đáng sợ." in Lao Động Cuối tuần, vol. 15. Hà Nội: Lao Động Cuối tuần. Nguyễn Quốc Phẩm và Đỗ Thị Thạch. 2012. "Về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam." Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam. 2004. Báo cáo phát triển Việt Nam 2005: Quản lý và điều hành. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới. Norlund, Irene. 2007. "Filling the Gap: The Emerging Civil Society in Viet Nam." UNDP và SNV, Hanoi. Phạm Xuân Nam. 2010. "Mấy nét cơ bản về cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu đề tài: Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay." Pp. 13-28 in Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình Đổi mới ở Việt Nam, edited by Trần Đức Cường. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Reimer, Sabine. 2005. "Civil Society--A New Solution Beyond State và Market?" Maecenata Institute of Philanthropy và Civil Society, Humboldt University, Berlin. Sen, Amartya. 2002. Phát triển là quyền tự do. Hà nội: NXB Thống Kê. Song, Byung-Nak. 1990. "The Rise of the Korean Economy." Hong Kong: Oxford University Press. Soon, Cho. 1994. The Dynamics of Korean Economic Development. Washington D.C.: Institute for International Economics. Thái Xuân Sang. 2010. "So sánh mô hình quản lý công mới (hành chính phát triển) với mô hình hành chính truyền thống." in Trang thông tin điện tử, Trường Chính trị Nghệ An. Nghệ An: Trường Chính trị Nghệ An. Trần Hữu Quang. 2010. "Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự." Khoa học Xã hội 140. Trần Ngọc Hiên. 2008. "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự nước ta." Tạp chí Cộng Sản 145. Vũ Văn Nhiêm. 2008. "Vài nét về xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta." hoa học Pháp lý 1. Wilkinson, Ben, David Dapice, Dwight Perkins, Nguyen Xuan Thanh, Vu Thanh Tu Anh, Huynh The Du, Jonathan Pincus, và Tony Saich. 2008. "Choosing Success: The Lessons of East và Southeast Asia và Vietnam's Future." JFK School of Government, Harvard University, Boston. Wischermann, Jörg. 2010. "Civil Society Action và Governance in Vietnam: Selected Findings from an Empirical Survey." Journal of Current Southeast Asian Xã hội học số 4(120), 2012 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 36 Affairs:3-40. World Economic Forum. 2012. The Global Competitiveness Report 2012–2013. WEF, Geneva. World Economic Forum, và INSEAD. 2012. The Global Information Technology Report 2012: Living in a Hyperconnected World. WEF and INSEAD, Geneva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2012_vumanhloi_7032.pdf