Bàn về khấu hao TSCĐHH của doanh nghiệp
Bàn về khấu hao TSCĐHH
của doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp là
những tài sản có hình thái vật chất doanh nghiệp
(DN) nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
hữu hình (TSCĐHH).
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 thì các tài sản
được ghi nhận là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn
tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khấu hao TSCĐHH của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về khấu hao TSCĐHH
của doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp là
những tài sản có hình thái vật chất doanh nghiệp
(DN) nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
hữu hình (TSCĐHH).
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 03 thì các tài sản
được ghi nhận là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn
tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định
một cách đáng lin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Còn theo Quyết
định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài
sản cố định, quy định "thời gian sử dụng từ một năm trở lên " và
giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Quy định về
thời gian sử dụng giữa chuẩn mực (trên một năm) với chế độ tài
chính (từ một năm) đã không thống nhất làm cho kế toán DN rất
lúng túng khi xác định TSCĐHH. Do vậy, thời gian sử dụng
TSCĐHH nên được quy định là "ước tính trên 1 năm ", vì nếu từ 1
năm thì trong năm sản xuất kinh doanh không cần ghi nhận
TSCĐHH để khấu hao dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
VAS 03 cũng quy định ba phương pháp khấu hao TSCĐHH, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo số lượng sản
phẩm.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng
năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản.
Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao
giảm dần hàng năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản.
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng
số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.
Phương pháp khấu hao do DN xác định để áp dụng cho từng
TSCĐHH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sử thay đổi
trong cách thức sử dụng tài sản đó.
Nhưng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì quy định DN
được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với
từng loại TSCĐ của DN.
Nếu theo phân loại, TSCĐ của DN bao gồm các loại như sau:
Loại 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc
Loại 2 : Máy móc , thiết bị . . .
Loại 3 : Phương tiện vận tải .
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác.
Như vậy, DN lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp
với loại TSCĐHH là hợp Iý. Nếu phù hợp với từng thứ TSCĐHH
thì rất phân tán, việc theo dõi rất phức tạp.
Về phương pháp khấu hao đường thẳng, VAS 03 quy định:
TSCĐHH tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu
hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Các DN hoạt
động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa
không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp
đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐHH tham
gia vào hoạt động kinh doanh được tích khấu hao nhanh là: máy
móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và
phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.
Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, DN phải đảm bảo kinh doanh
có lãi.
Công thức tính như sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐHH = Nguyên
giá của TSCĐHH / Thời gian sử dụng.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải
trích cả năm chí cho 12 tháng.
Nguyên giá của TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để có được TSCĐHH tính đến thời điểm đưa tài sản
đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐHH được hình thành do: mua sắm, tự xây dựng
hoặc tự chế, trao đổi; tài trợ, được biếu tặng.v.v. . . được xác
định theo VAS 03.
Không ít ý kiến cho rằng công thức trên phải là "giá trị phải khấu
hao" chứ không thể là "nguyên giá TSCĐHH". Như vậy, "giá trị
phải khấu hao " là nguyên giá TSCĐHH trừ (-) giá trị thanh lý ước
tính của tài sản đó.
Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Thời gian sử dụng ghi trong công thức phải là thời gian sử dụng
hữu ích. Đó là thời gian mà TSCĐHH phát huy được tác dụng
cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng thời gian mà DN dự
tính sử dụng TSCĐHH, hoặc số lượng sản phẩm, hoặc các đối
với tính tương tự mà DN dự tính thu được từ việc sử dụng tài
sản.
DN căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành
theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và căn cứ vào đặc điểm,
tính chất sử dụng TSCĐHH của đối với mình để xác định thời
gian sử dụng hữu ích.
Như vậy, để phù hợp và nhất quán với VAS 03 thì công thức trích
khấu hao TSCĐHH theo phương pháp đường thẳng sẽ là:
Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐHH = (Nguyên giá
gốc của TSCĐHH - Giá trị thanh lý ước tính của TSCĐHH ) / Thời
gian sử dụng hữu ích (Giá trị thanh lý ước tính của TSCĐHH sau
khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về khấu hao TSCĐHH của doanh nghiệp.pdf