Bàn về khái niệm nhân cách trong tâm lý học ngày nay

Khái niệm nhân cách được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và là khái niệm then chốt trong tâm lí học, là một khái niệm rộng nên nhân cách được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Và đây cũng là khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học nên rất được quan tâm, được hiểu theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam khái niệm này chưa có sự thống nhất. Về cơ bản người ta coi nhân cách là hệ thống các giá trị xã hội nằm trong con người, là những thuộc tính tâm lí ổn định của cá nhân, hay là tổ hợp đạo đức và năng lực trong con người.

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về khái niệm nhân cách trong tâm lý học ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 BÀN VỀ KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC NGÀY NAY Đinh Đức Hợi* Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Khái niệm nhân cách được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và là khái niệm then chốt trong tâm lí học, là một khái niệm rộng nên nhân cách được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Và đây cũng là khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học nên rất được quan tâm, được hiểu theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam khái niệm này chưa có sự thống nhất. Về cơ bản người ta coi nhân cách là hệ thống các giá trị xã hội nằm trong con người, là những thuộc tính tâm lí ổn định của cá nhân, hay là tổ hợp đạo đức và năng lực trong con người. Từ khoá: Nhân cách, cá nhân, cá tính, giá trị xã hội, phẩm chất, năng lực. ĐẶT VẤN ĐỀ Có lẽ khoa học nghiên cứu về nhân cách và hành vi của con người là nghiên cứu thú vị nhất được thực hiện từ trước đến nay. Tại sao con người lại cư xử như thế? Tại sao bạn lại buồn chán, giận dữ, vui sướng hoặc lo âu? Những chuẩn mực về hành vi được thiết lập như thế nào và chúng thay đổi ra sao? Những kiểu hành vi kì quái được con người phát triển như thế nào và làm sao để xử lí chúng một cách hiệu quả. Tâm lí học nhân cách là một khoa học hấp dẫn, sẽ cung cấp câu trả lời cho toàn bộ vấn đề trên. Mỗi người đều khác nhau, nhưng chúng ta cũng có những điểm chung đi đến sự nhất trí về tính cá nhân ở con người và những gì tạo ra nhân cách cá nhân là một trong những vấn đề thu hút nhất trong tâm lí học. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Về bản chất, nhân cách là những giá trị làm nên bản sắc riêng của con người đó, được hình thành trong quá trình con người sống và hoạt động. * Ngoài nước (có thể phân thành các hướng nghiên cứu sau): + Xu hướng sinh vật cho nhân cách là thuộc tính sinh vật, bản năng tình dục, đặc điểm hình thể, siêu đẳng bù trừ...(S. Freud; A. Adler; K. Jung; Krestchmer).  Tel: 0985 464 848 - Thuật ngữ “nhân cách” bắt nguồn từ chữ “Persona” trong tiếng Hi Lạp cổ đại dùng để chỉ cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp đến dùng để chỉ bản thân người diễn viên và các vai mà người đó đóng. Sau đó nó dùng để chỉ vai trò thực sự của con người trong xã hội. - Nhân cách là một cơ cấu có tổ chức của các quá trình và trạng thái tâm lý liên quan đến cá nhân (R. Linton). - Nhân cách là cơ quan điều khiển thể xác, một thiết chế tác động đến những sự biến đổi không ngừng từ lúc được sinh ra đến khi chết (H.A.Murray). - Con người vượt ra khỏi giới động vật nhờ lao động và phát triển trong xã hội, tham gia giao tiếp với những người khác nhờ tiếng nói, đã trở thành nhân cách...chủ thể của nhận thức và cải tổ tích cực hiện thực (A.V. Petrovxki). - Nhân cách là một tổ chức tâm lí mới về chất, được hình thành nhờ sống trong xã hội (A.N. Leonchiev). - Nhân cách là một tồn tại cá nhân nhất định, độc nhất vô nhị, không thể phân chia, được đặc trưng bởi sự thể hiện tính cách do tư chất và môi trường tạo ra (W.arnold). - Nhân cách là toàn bộ nội dung tinh thần với những phẩm chất thể lực và đặc trưng tâm lí , với giá trị cá nhân trong tập thể, với vai trò của cá nhân trong lao động của họ ( I. Edrink) [6; tr 10]. - Nhân cách là cá nhân cụ thể, lịch sử, sinh động gắn với những quan hệ thực tế đối với thế giới hiện thực (X.L.Rubinstêin). Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 + Xu hướng nhân cách là nhân tính con người, là động cơ tự điều chỉnh, là tương tác xã hội, là nhu cầu, là lo lắng... (C. Rogers; R.May; A. Maslow; G. Allport; J. Bugental; A. Murray; G.H. Merd; K. Horney). - Nhân cách là một cá thể có ý thức, một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò nhất định (A.G. Covaliov). - Nhân cách là con người với tư cách là chủ thể có ý thức (K.K. Platonov) [1; tr 240]. - Nhân cách là một trật tự động (dynamic) của các hệ thống tâm-thể trong cá nhân quy định những sự thích nghi độc đáo đối với môi trường xung quanh của họ (G.W. Allport). - Nhân cách là khái niệm chỉ mọi sự kiện hợp thành lịch sử cuộc đời của cá nhân (H. Thomae). + Xu hướng nhân cách là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (L. Seve; Zeigarnite; Ogorodnikov). - Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất cá nhân tương đối bền vững (L.I. Borovich). - Nhân cách của một cá nhân là cấu trúc độc đáo của các thuộc tính (J.P. Guilford). - Nhân cách là những hành vi, tư duy và cảm xúc có tính chất đặc biệt và ổn định của cá nhân (R.A. Baron) [100; tr 10]. - Nhân cách là sản phẩm cuối cùng của thói quen (J. Watson). - A.N. Leonchiev quan niệm: Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt...người ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà người ta trở thành nhân cách. - A.I. Secbacov: Nhân cách là sự hình thành một cách trọn vẹn những cấu trúc tâm lí, phản ánh bản chất xã hội của con người hiện thực với tư cách là chủ thể có ý thức của nhận thức và tích cực cải tạo thế giới [6; tr 10]. + Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với khái niệm con người (K.K. Platonov). + Nhân cách được hiểu như cá nhân con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G. Kovalev; I.X. Kon). - Nhân cách là một sản phẩm xã hội – lịch sử, chủ thể có ý thức xã hội – có trách nhiệm (J.P. Galpêrin). - Nhân cách phát triển toàn diện là một người có năng lực và sẵn sàng hành động ngày càng độc lập (tự động) và có ý thức trong những phạm vi hoạt động hết sức đa dạng, có ý nghĩa xã hội trong sự tác động chung, tập thể đối với những người khác (A.Kossakowski). - Nhân cách là hệ thống sinh động của những quan hệ xã hội giữa các phương thức hành vi..., cơ sở chung, đầy đủ nhất để xem xét những mặt khác nhau của đời sống cá nhân (L.Sève). - Nhân cách là những mẫu hành vi ứng xử có tính kiên định và những quá trình tâm lý trong mối quan hệ, giữa chủ thể và bản thân, khởi xướng từ bên trong cá nhân (J.M.Burger). Nhân cách như là những mặt và trong các mặt này chứa các nét nhân cách [6; tr 171]. Nhận xét: Nhìn chung các tác giả nước ngoài khi định nghĩa nhân cách cũng chưa có sự thống nhất vì họ xây dựng quan niệm theo những cách tiếp cận khác nhau. Khi đề cập đến nhân cách đại đa số tập trung vào giá trị xã hội, quá trình ý thức, quá trình trở thành một nhân cách, sự tác động của xã hội, của hoạt động của giao tiếp đến nhân cách. * Trong nước (có thể phân thành các hướng nghiên cứu sau): Tương tự như trong nhiều nền tâm lý học khác, trong tâm lý học Việt Nam cũng có những cách hiểu khác nhau về nhân cách. + Xu hướng coi nhân cách là hệ thống giá trị: - Từ điển tiếng Việt lí giải nhân cách là tư cách là phẩm chất con người. GS.VS. Phạm Minh Hạc định nghĩa nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của nó” [2; tr 478]. Gần đây, ông đưa đến một định nghĩa mới về nhân cách. Đó là: “Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 thuớc đo giá trị của cộng đồng và xã hội, độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn” [3; tr 24]. - Theo PGS Lê Đức Phúc, “Nhân cách là cấu tạo tâm lý phức hợp, bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người” [3;74-76]. - Tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng, “Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá nhân”. Nhân cách của con người phải được phân tích và được đánh giá ở 3 mức độ khác nhau: mức độ bên trong cá nhân, mức độ bên ngoài cá nhân, mức độ siêu cá nhân” . - Tác giả Nguyễn Ngọc Bích định nghĩa: Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai [1; tr 233]. + Xu hướng coi nhân cách là một thuộc tính tâm lí ổn định: - Tác giả Đặng Xuân Hoài: Nhân cách là một cấu trúc bao gồm những thuộc tính và đặc điểm tâm lí ổn định tạo nên bản sắc của cá nhân, được hình thành từ những quan hệ xã hội. Nhân cách là chủ thể của hành vi và hoạt động có ý thức, qua đó thể hiện giá trị xã hội của mỗi người [4; tr 5]. - Tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của con người. - Tác giả Trần Hiệp: Nhân cách là kết quả của quá trình xã hội hoá nhân cách, nhân cách bao gồm một tập hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí đã qui định hoạt động và hành vi của cá nhân, qua đó giá trị của cá nhân đó được xác định. - Tác giả Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Đỗ Thị Châu quan niệm: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó. + Xu hướng coi nhân cách là bản tính xã hội, chủ thể ý thức: - Tác giả Nguyễn Khắc Viện quan niệm: Nhân cách là tổng hoà tất cả những gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét.. - Tác giả Nguyễn Ngọc Phú: Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng. - Tác giả Vũ Dũng: Một mặt nhân cách là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội, mặt khác nhân cách cũng là người sáng tạo ra hoàn cảnh, điều kiện, của cải xã hội. - Tác giả Đỗ Long coi nhân cách là một chủ thể tự ý thức ở mỗi con người, thể hiện thông qua quá trình tự khẳng định trong hoạt động chủ đạo của chính mình. - Tác giả Phạm Tất Dong quan niệm: Nhân cách được xem xét với tư cách là con người mang ý thức, một con người rất cụ thể với cá tính của họ, với những ưu khuyết điểm đang bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nhận xét: Có thể thấy là ở Việt Nam hiện nay có xu hướng đặt giá trị xã hội thành một thành phần, một mặt quan trọng nếu không nói là trung tâm của nhân cách. Mức độ của giá trị xã hội của nhân cách quy định kích cỡ của nhân cách ấy. KẾT LUẬN Như vậy, cũng giống như trên thế giới, ở Việt Nam cũng chưa có một khái niệm nhân cách thống nhất. Khi xây dựng khái niệm nhân cách chúng tôi kế thừa tư tưởng của các tác giả đi trước, đồng thời xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người, chúng tôi cho rằng, nói đến nhân cách là chúng ta cần nói đến: + Các nét tâm lí tương đối ổn định; + Nhân cách được hình thành trong cuộc sống, trong hoạt động, giao tiếp; Đinh Đức Hợi Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 107 - 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 + Là những nét (bản sắc) riêng biệt của mỗi cá nhân; + Là thước đo giá trị của con người trong xã hội. Vậy, nhân cách là toàn bộ những phẩm chất tâm lí tương đối ổn định của cá nhân, biểu hiện ở các nét nhân cách của chính cá nhân đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lí học nhân cách. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3]. Đào Thị Oanh (chủ biên)(2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4]. Damarin F. L, Cattell R. B (1986), Personality factors in early childhood and their relation to intelligence, Monographs of the society for researcher in child development. [5]. Don Richard Riso, Russ Hudson (1996), Personality Types, Houghton Mifflin. [6]. Jerry M. Burger (2000), Personality, Fifth Edition, Wadsworth, Wadsworth Morton Hunt SUMMARY THE CONCEPT OF PERSONALITY IN MODERN PSYCHOLOGY Dinh Duc Hoi  College of Education, Thai Nguyen University The concept of personality has been taken into consideration for a long time in human’s history, and it is regarded as a fundomental key concept in psychology the concept of personality is a broad concept so it can be understood in many different ways. The concept of personality has certain relations with many other fields of science, thus there have been a number of approaches to understand it. In the world as well as there have been no consennes in understandiny this concept in Vietnam. In general, it is supposed that personality is a system of social values existiny a human, psychological permanent attributes of an invididual or a conbination of morals and abilities in a human. Keywords: personality, an individualls, social values, morals, abilities  Tel: 0985 464 848

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3423_9722_dinhduchoi_9951_2052913.pdf
Tài liệu liên quan