Bàn về bản chất của nội dung phản ánh ở các tài khoản dự phòng
Bàn về bản chất của nội dung phản ánh
ở các tài khoản dự phòng
Trong hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, có hai loại tài khoản (TK) phản
ánh các khoản dự phòng mà việc ghi tăng các khoản dự phòng
này đều dãn đến việc ghi nhận một khoản chi phí: các TK thuộc
loại TK phản ánh tài sản có chữ số tận cùng là 9 (TK 129, 139,
159, 229); và các TK thuộc loại TK phản nợ phải trả có 2 chữ số
đầu là 35 (TK 351, 352). Bài viết này nhằm làm rõ bản chất của
nội dung được phản ánh ở các loại TK dự phòng này.
Các khoản dự phòng được ghi nhận ở các TK 129, 139, 159, 229
là kết quả của việc lập dự phòng rủi ro về sự giảm giá trị của các
8 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về bản chất của nội dung phản ánh ở các tài khoản dự phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về bản chất của nội dung phản ánh
ở các tài khoản dự phòng
Trong hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, có hai loại tài khoản (TK) phản
ánh các khoản dự phòng mà việc ghi tăng các khoản dự phòng
này đều dãn đến việc ghi nhận một khoản chi phí: các TK thuộc
loại TK phản ánh tài sản có chữ số tận cùng là 9 (TK 129, 139,
159, 229); và các TK thuộc loại TK phản nợ phải trả có 2 chữ số
đầu là 35 (TK 351, 352). Bài viết này nhằm làm rõ bản chất của
nội dung được phản ánh ở các loại TK dự phòng này.
Các khoản dự phòng được ghi nhận ở các TK 129, 139, 159, 229
là kết quả của việc lập dự phòng rủi ro về sự giảm giá trị của các
loại tài sản như: đầu tư tài chính, nợ phải thu, và hàng tồn kho.
Việc lập dự phòng rủi ro giảm giá trị tài sản nhằm tuân thủ
nguyên tắc "thận trọng" được quy định ở VAS 01 "Chuẩn mực kế
toán chung". Theo đó, khi giá trị có thể thu hồi của một tài sản
thấp hơn giá gốc của tài sản đó thì cần điều chỉnh giảm giá trị tài
sản ngang bằng với giá trị có thể thu hồi. Chế độ kế toán Việt
Nam quy định xử lý lập dự phòng rủi ro giảm gía trị tài sản bằng
cách ghi nhận khoản giảm giá trị của tài sản vào bên Có của các
TK dự phòng và ghi tăng chi phí kinh doanh trong kỳ. Như vậy,
thực chất các TK 129, 139, 159, 229 phản ánh giá trị tài sản bị
giảm và điều chỉnh giảm giá gốc của các tài sản được lập dự
phòng.
Các khoản dự phòng được phản ánh ở nhóm TK 35X là dự
phòng chi phí, bao gồm: quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và
dự phòng phải trả. Dự phòng chi phí là nguồn vốn dùng để tài trợ
cho các khoản chi phí doanh nghiệp sẽ phải chi trong tương lai và
được hình thành bằng cách trích trước vào chi phí sản xuất kinh
doanh hàng kỳ một khoản chi phí nhất định. Khác với dự phòng
rủi ro giảm giá trị tài sản, dự phòng chi phí không chỉ nhằm tuân
thủ nguyên tắc "thận trọng" mà còn nhằm đảm bảo nguyên tắc
"phù hợp". Theo VAS 18 "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ
tiềm tàng", "dự phòng phải trả" thoả mãn định nghĩa và tiêu
chuẩn ghi nhận nợ phải trả được quy định ở VAS 01. Tuy nhiên,
"Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm" thực chất không phải là một
khoản nợ phải trả như được đĩnh nghĩa ở VAS 01, vì tại thời
điểm trích lập quỹ, doanh nghiệp chưa thể xác định cụ thể sẽ
"phải chi trả trợ cấp mất việc cho ai" và do đó chưa hình thành
một "nghĩa vụ hiện tại"
Theo cách nhìn nhận về dự phòng chi phí như trên thì các khoản
chi phí trích trước được phản ánh ở TK 335- "Chi phí phải trả"
cũng thuộc dự phòng chi phí, nhưng không được xếp vào nhóm
35X. Có thể nhận thấy điểm tương đồng giữa "Chi phí phải trả"
với "Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm" và "Dự phòng phải trả"
qua quá trình thay đổi của chế độ kế toán Việt Nam: sau khi VAS
18 được ban hành, TK 352 "Dự phòng phải trả" được bổ sung
vào hệ thống TK kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006; và các khoản chi phí phải trả thoả mãn điều kiện
là "nghĩa vụ hiện tại" được phản ánh ở TK 352 thay vì phản ánh
ở TK 335 như trước đây, chẳng hạn như khoản trích trước chi
phí bản hành sản phẩm. Ngoài ra, TK 351 - "Quỹ dự phòng trợ
cấp mất việc làm", "Chi phí phải trả" không thoả mãn định nghĩa
về nợ phải trả được quy định ở VAS 01, vì tại thời điểm ghi nhận
"Chi phí phải trả", doanh nghiệp chưa thể xác định sẽ "phải trả
cho ai". Tuy nhiên, TK Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không
được xếp cùng nhóm với TK Chi phí phải trả, mà lại cùng nhóm
với TK Dự phòng phải trả. Có lẽ do tên gọi cùng có từ "dự phòng"
nên TK Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và TK Dự phòng phải
trả được xếp vào cùng một nhóm TK.
Từ phân tích trên có hai vấn đề cần được nhìn nhận lại:
Một là, tên của các TK 129, 139, 159, 229 không phù hợp với các
nội dung được phản ánh ở các TK này. Theo quan điểm của
chúng tôi, "dự phòng" cần được hiểu là "nguồn vốn dự trữ" để tài
trợ cho các khoản chi phí doanh nghiệp sẽ phải chi trong tương
lai nhưng có liên quan đến doanh thu đã được ghi nhận, hoặc đề
phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Do đó,
các TK 129, 139, 159, 229, như đã phân tích ở trên, phản ánh giá
trị điều chỉnh giảm giá gốc của các loại tài sản được phản ánh ở
từng nhóm TK tương ứng (kết quả của việc lập dự phòng rủi ro
giảm giá tài sản), thực chất đây không phải là các TK dự phòng.
Đối chiếu với Chuẩn mực kế toán Quốc tế "Hàng tồn kho" (IAS 2-
Inventories), giá trị điều chỉnh giảm giá gốc của hàng tồn kho cho
ngang bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn
kho được gọi là "amount of write down of inventories", chứ không
được gọi là "provision" (dự phòng). Trong khi đó, theo IAS 37
"Provision, Contigent liabilities and Contigent assets", dự phòng
(provision) là một khoản nợ phải trả không chắc chắn về mặt thời
gian và giá trị. Định nghĩa này tương đương với định nghĩa về
"dự phòng phải trả" ở VAS 18. Theo chúng tôi, để đảm bảo tên
gọi của các TK 129, 139, 159, 229 phù hợp với nội dung được
phản ánh ở các TK này, cần bỏ từ "dự phòng" trong tên gọi của
các TK này.
Hai là, cách mã hoá các TK dự phòng chi phí không hợp lý. "Chi
phí phải trả" và "Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm" thực chất
không phải là một khoản nợ phải trả như được định nghĩa ở VAS
01, nhưng lại được phản ánh ở loại TK nợ phải trả. Các khoản dự
phòng chi phí thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận nọ thì
phải được phản ánh ở nhóm TK 35X; còn các khoản dự phòng
chi phí không thoả mãn định nghĩa nợ phải trả thì cần được phản
ánh ở loại TK nguồn vốn chủ sở hữu (nhóm TK 45X). Nhóm TK
45X sẽ chỉ phản ánh nguồn dự phòng hình thành từ việc trích
trước chi phí, khác với "Quỹ dự phòng tài chính" được hình thành
từ lợi nhuận sau thuế.
Tóm lại, việc nhận biết TK dự phòng cần căn cứ vào bản chất của
nội dung được phản ánh ở TK, không nên chỉ căn cứ vào tên gọi
của TK. Tuy nhiên, để tránh hiểu sai về TK dự phòng, cần phải
nhận diện lại các TK dự phòng trong hệ thống kế toán hiện hành,
và quy định lại mã hoá các TK dự phòng cho phù hợp với bản
chất của các TK dự phòng. Việc hiểu đúng bản chất của các TK
dự phòng giúp xử lý và phân loại các khoản dự phòng trên Bảng
cân đối kế toán một cách đúng đắn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bàn về bản chất của nội dung phản ánh ở các tài khoản dự phòng.pdf