Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng
lợi lớn nhất trong suốt 15 năm (1930-1945)
đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đạt tới
thắng lợi rực rỡ đó là nhờ tinh thần yêu nước,
đoàn kết của nhân dân ta, nhờ Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt vận dụng sáng
tạo vào nước ta lý luận tình thế cách mạng,
điều kiện, thời cơ của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Đảng đã thường xuyên “bắt mạch” thời cuộc
thế giới và trong nước, vừa giữ vững nguyên
tắc, vừa linh hoạt nhạy bén trước tình thế, đưa
ra những dự kiến tài tình về thời cơ tổng khởi
nghĩa. Đảng ra sức chuẩn bị những điều kiện
tinh thần và vật chất cho tổng khởi nghĩa, vừa
tuân thủ quy luật chung vừa phát huy cao độ
tính năng động, chủ động, sáng tạo. Đảng đã
mau lẹ, kịp thời chớp lấy thời cơ thuận lợi khi
Nhật đầu hàng, bằng trí tuệ, nghị lực cách
mạng, tinh thần dũng cảm, huy động toàn bộ
lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lực
lượmg toàn dân, toàn dân tộc để giành độc lập
dân tộc, giành chính quyền toàn quốc trong
thời gian ngắn.
Trong hội nhập quốc tế ở thời kỳ mới của đất
nước, việc tích cực, chủ động để không ngừng
phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế là rất quan trọng và cấp thiết đối với
mỗi tổ chức trong xã hội và từng người. Song
phải thực hiện tốt phương châm ứng vạn biến,
luôn nhạy bén phát hiện, mau lẹ chớp lấy và
nắm chắc thời cơ, vận hội mới để góp phần
đắc lực đưa đất nước phát triển vững chắc
theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó cũng
chính là con đường mà Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã trải nghiệm và cần được
tiếp tục nghiên cứu vận dụng, phát triển với
tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo để phù hợp
với bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước ta
hiện nay
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm về vấn đề dự đoán thời cơ, chớp thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng tám năm 1945 - Lý Thị Thu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
103
BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ DỰ ĐOÁN THỜI CƠ, CHỚP THỜI CƠ
TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Lý Thị Thu Huyền*, Đoàn Thị Yến
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới đã chứng minh, cách mạng muốn thắng lợi phải có thời
cơ. Thời cơ rất quý và hiếm, song thời cơ sẽ qua đi nếu cách mạng chưa hội tụ đầy đủ những điều
kiện cần thiết để chủ động nắm chắc lấy nó. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thể
hiện sự nhạy bén của Đảng; biểu hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của toàn Đảng, toàn
dân và các lực lượng vũ trang nhân dân trong quá trình chuẩn bị lực lượng và tiến hành tổng khởi
nghĩa giành chính quyền. Vì vậy có thể khẳng định, sự chuẩn bị sẵn sàng về chủ trương, lực lượng
và dự đoán chính xác thời cơ, mau lẹ chớp lấy thời cơ, đó chính là một trong những bí quyết lãnh
đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Từ khóa: thời cơ, dự đoán thời cơ, chớp thời cơ, cách mạng tháng Tám
MỞ ĐẦU*
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cách mạng
tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc vĩ đại, điển hình do Đảng
cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng
lợi ở một nước thuộc địa. Với thắng lợi của
cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã
đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp,
lật đổ chế độ quân chủ hàng nghìn năm và ách
thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người
dân của một quốc gia, trở thành người làm
chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cuộc
cách mạng tháng Tám là một điển hình sáng
tạo về đường lối chính trị, phương pháp cách
mạng, trong đó nổi bật lên là việc dự đoán
thời cơ, chớp thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa
giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về
tay nhân dân.
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm
nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát
huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ
đó có thể là do sai lầm của đối phương, do
năng động chủ quan tạo nên, hoặc do khách
quan đưa đến. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén
nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy.
*
Tel: 0977 022982, Email: thuhuyenly@gmail.com
Đã có nhiều bài viết về thời cơ trong cách
mạng tháng Tám trên các tạp chí chuyên
ngành như: Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp
chí Lịch sử Đảng
Trong bài viết này, Tác giả chỉ xin đề cập đến
Vấn đề dự đoán thời cơ, chớp thời cơ tiến lên
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách
mạng tháng Tám năm 1945.
NỘI DUNG
Sự xuất hiện thời cơ và sự đánh giá thời cơ
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới II đã vào
giai đoạn cuối. Chủ nghĩa phát xít cả ở châu
Âu và châu Á đều lâm vào tình thế nguy
khốn. Ở Đông Dương, phát xít Nhật tiến hành
đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp (9-3-1945).
Những sự kiện đó phản ánh mâu thuẫn và
khủng hoảng sâu sắc trong hàng ngũ kẻ thù
cụ thể và trực tiếp của cách mạng nước ta. Đó
cũng là dấu hiệu chứng tỏ thời cơ cách mạng
đã chín muồi. Nhạy bén trước tình hình mới,
Trung ương Đảng ra bản chỉ thị lịch sử:
“Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta” (12-31945).
Theo tinh thần đó, cả nước bùng lên một cao
trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ. Khi các
điều kiện tổng khởi nghĩa đã đầy đủ, thời cơ
tổng khởi nghĩa đã tới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng toàn dân, toàn quân ta đồng lòng hiệp
sức kiên quyết vùng dậy giành chính quyền.
106Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
104
Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ
thị về việc thành lập Ủy ban giải phóng Việt
Nam. Tháng 5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ
Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ
đạo phong trào cách mạng toàn quốc. Người
chỉ thị phải gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân
và thành lập “khu giải phóng”. Ủy ban lâm
thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải
phóng đã trở thành căn cứ địa chính của cách
mạng của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của
nước Việt Nam mới.
Những sự kiện đó vừa phản ánh sự nhanh
nhạy nắm bắt thời cơ, thúc đẩy thời cơ mau
tới gần và sẵn sàng đón thời cơ của Đảng.
Thời cơ tạo nên sức mạnh, nhưng phải có
thực lực mới có thể chủ động khi thời cơ xuất
hiện và không bỏ lỡ thời cơ.
Phân tích sự phát triển của tình hình thế giới
và sự phát triển của phong trào trong nước,
đầu tháng Tám, Bác Hồ và Trung ương Đảng
đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản:
Phát xít Nhật hoang mang, chính phủ Trần
Trọng Kim yếu thế, quân Đồng minh chưa
vào nước ta, quân Pháp có tham vọng quay
trở lại Việt Nam nhưng chúng chưa có lực
lượng. Từ 13 đến 15-8-1945 Hội nghị toàn
quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên
Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định
tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính
quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương. Ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban
Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng
khởi nghĩa. Lệnh Tổng khởi nghĩa do Trung
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh phát đi chỉ
mất một tiếng đồng hồ khi lần thứ hai Trung
ương nhận được tin Nhật đầu hàng. Việc nắm
bắt thời cơ chín muồi là cơ hội rất tốt cho việc
phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng.
Thời cơ cho cuộc tổng khởi nghĩa như phân
tích của Đảng ta đã xuất hiện khi kẻ thù trực
tiếp của cách mạng Việt Nam là Phát xít Nhật
đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện,
hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đông Dương
chia rẽ đến cực điểm, quân lính Nhật tan rã
mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng
sợ; khi cao trào cách mạng đã phát triển lên
đến đỉnh cao, toàn dân đứng lên với quyết
tâm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; khi
mà lực lượng Đồng minh chưa kịp vào để
tước vũ khí quân Nhật. Những điều kiện khởi
nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, đây là cơ
hội rất tốt để cho ta giành quyền độc lập. Tuy
nhiên thời cơ này không tồn tại vĩnh viễn, nó
sẽ biến mất khi quân Đồng minh vào nước ta
để tước vũ khí phát xít Nhật. Với bản chất
thực dân đế quốc, chúng có thể dựng ra một
chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện
vọng của dân tộc ta. Đế quốc Pháp đang lăm
le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương. Bọn
phản động trong nước cũng đang tìm cách
thay thầy đổi chủ. Vì vậy thời cơ cách mạng
chỉ xuất hiện trong nửa cuối tháng Tám năm
1945 từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng
minh đến trước khi quân Đồng minh vào
nước ta.
Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách
mạng Tháng Tám đã phân tích thời cơ khi
Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: Nếu ngày 9-
3-1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà cuộc khởi
nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn
thất nhiều và chính quyền chưa thể thành lập
trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn
khá vững, có thể tiêu diệt quân cách mạng ở
những nơi có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi
nghĩa bộ phận giành chính quyền địa phương.
Nếu sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh
mà nhân dân ta bị động trông chờ quân Đồng
Minh vào “giải phóng”, không tức thời nổi
dậy giành chính quyền toàn quốc thì sẽ ra
sao? Hai trường hợp có thể xảy ra: Hoặc bọn
bù nhìn tay sai của Nhật đứng ra vỗ ngực
“thoát ly ảnh hưởng của Nhật” và tự xưng là
“độc lập, dân chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ
không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp
sẽ thu thập sức tàn ở Đông Dương và đem tàn
quân chạy ra ngoài rồi trở lại cùng với bọn
Việt gian thân Pháp, lập chính quyền bù nhìn
thân Pháp trong toàn quốc lập nên xứ Đông
Dương “tự trị”. Cả hai trường hợp trên đều vô
cùng nguy hiểm.
Dự đoán đúng thời cơ và điều kiện tổng
khởi nghĩa.
Trên một ý nghĩa nhất định, thời cơ cũng là
lực lượng, thời cơ trôi đi rất nhanh. Nắm đúng
thời cơ sẽ thúc đấy phong trào cách mạng
phát triển nhảy vọt đảm bảo cho cách mạng
chắc thắng.
107Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
105
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ cho các đảng
cách mạng lý luận về khởi nghĩa vũ trang, về
tình thế cách mạng, về thời cơ tổng khởi
nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khảng định
phương pháp cách mạng bạo lực là quy luật
phổ biến, là phương thức chủ yếu và tất yếu
để giai cấp vô sản lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của mình,
thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô
sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi khởi nghĩa vũ
trang là một khoa học và nghệ thuật, có
những quy tắc đòi hỏi các đảng lãnh đạo phải
phục tùng nghiêm ngặt. Đó là: “Không được
đùa với khởi nghĩa; không nên bắt đầu khởi
nghĩa khi chưa có điều kiện chín muồi; Khi
điều kiện đã chín muồi thì phải đảm bảo có sự
chuẩn bị chu đáo lực lượng khởi nghĩa; Một
khi khởi nghĩa bắt đầu thì phải hành động với
một quyết tâm rất lớn và phải giành thế tiến
công, không được phòng ngự; Phải đánh quân
thù một cách bất ngờ, phải giữ ưu thế tinh
thần và mỗi ngày phải đạt được những thắng
lợi dẫu nhỏ”[1, tr.357].
Đảng ta hiểu rằng, thời cơ là sự kết hợp của
hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan đã
đến độ chín muồi, rằng thời cơ không phải tự
nó đến, một phần lớn là do ta sửa soạn nó,
thúc đẩy nó.Chính vì vậy Đảng đã công phu
và bền bỉ chuẩn bị tinh thần và lực lượng
trong suốt mười lăm năm qua. Đảng chăm
chú theo dõi, phân tích sâu sắc sự phát triển
của tình hình, dự đoán các tình huống, chủ
động đối phó với địch.
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX,
Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: sự đầu độc có
hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể
làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê
liệt tư tưởng của người Đông Dương. “Đằng
sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông
Dương giấu một cái gì đang sôi sục đang gào
thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời
cơ đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã
chuẩn bị đất rùi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
việc giải phóng nữa thôi”[3, tr.7]. Và Cương
lĩnh năm 1930 của Đảng là sự bắt đầu gieo
hạt giống giải phóng đó.
Khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, theo
dự kiến từ trước, nhận thấy thời cơ thuận lợi
cho cách mạng giải phóng các dân tộc Đông
Dương bắt đầu xuất hiện, Hội nghị lần thứ VI
(11-1939) của Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã nhận định: “Cuộc khủng hoảng kinh
tế, chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh
lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương
bùng nổ và tiền đồ cách mệnh giải phóng
Đông Dương nhất định sẽ quang minh, rực
rỡ”. Từ đó, Đảng nêu cao nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, hướng tất cả các cuộc đấu
tranh của quần chúng vào mục tiêu trung tâm
chống đế quốc, chống tay sai “dự bị những
điều kiện bước tới bạo động làm cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc”. Hội nghị Trung
ương lần thứ VII (11-1940) của Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã dự kiến: “Một cao
trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng
phải chuẩn bị gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng
lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức ở Đông
Dương võ trang bạo động giành lại quyền tự
do, độc lập”. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc
Sơn (9-1940), Nam Kỳ (11-1940) và Binh
biến Đô Lương (1-1941) nổ ra, Đảng đã phân
tích từng cuộc khởi nghĩa và rút ra những vấn
đề có ý nghĩa lớn về phương pháp cách mạng
và nghệ thuật khởi nghĩa. Đó là những vấn đề
về thời cơ. Năm 1940, cách mạng nước ta
chưa có điều kiện cho tổng khởi nghĩa thắng
lợi. Để nắm thời cơ phải có lực lượng to lớn
cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Để chuẩn bị lực lượng cách mạng, Đảng đã
bám sát từng bước ngoặt của chiến tranh thế
giới, cũng như thắng lợi của Liên Xô và các
nước dân chủ. Đồng thời Đảng cũng quyết
định duy trì, phát triển các đội du kích Bắc
Sơn, Nam Kỳ, xây dựng căn cứ địa cách
mạng Cao Bằng, Bắc Sơn - Vũ Nhai
Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước
cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cao
trào giải phóng dân tộc. Sự trở về tổ quốc ở
thời điểm lịch sử đó đã phản ánh tư duy, tầm
nhìn chiến lược của Người về tình thế cách
mạng trực tiếp xuất hiện. Tại hội nghị lần thứ
VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-
1941) khẳng định: “Cách mạng Đông Dương
phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ
trang”. Chúng ta phải “luôn luôn chuẩn bị
một lực lượng, nhằm vào cơ hội thuận tiện
hơn cả mà đánh lại quân thù”[4, tr.131].
108Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
106
Tính hết mọi khả năng để nắm thời cơ, nhưng
tư tưởng chỉ đạo chính yếu của Đảng là không
ngồi yên trông chờ vào những điều kiện đã dự
kiến một cách thụ động, trái lại phải chủ động
chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để chớp thời cơ
thuận lợi. Theo tinh thần đó, Đảng đã lập ra
Mặt trận Việt Minh nhằm xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc dựa trên cơ sở
liên minh công nông và nông dân; phát triển
phong trào cả ở nông thôn và thành thị; dựa
vào nông thôn đồng bằng và miền núi để xây
dựng căn cứ địa và an toàn khu; xây dựng lực
lượng chính trị mạnh để từng bước xây dựng
lực lượng vũ trang. Tiếp tục tổng kết thực tiễn
các cuộc khởi nghĩa địa phương, căn cứ vào
tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ VIII
(5-1941) của Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã nêu bật tư tưởng: Nay mai đây tình
hình xoay ra hoàn toàn có lợi cho cách mạng
Đông Dương thì lúc đó với lực lượng sẵn có,
ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng
phần trong từng địa phương cũng có thể giành
được sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc
tổng khởi nghĩa to lớn. Đây là một phát hiện
sáng tạo độc đáo và quan trọng của Đảng ta
về hình thái vận động khách quan của tổng
khởi nghĩa trong cách mạng giải phóng dân
tộc nước ta. Theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ VIII (5-1941) của Ban chấp hành
Trung ương Đảng, phải “đặt mình vào tình
thế khẩn cấp”, coi việc “chuẩn bị khởi nghĩa
là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta
trong giai đoạn hiện tại”[5,tr.298] Hội nghị
vạch ra một kế hoạch thúc đẩy việc chuẩn bị
đầy đủ về mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa sắp đến.
Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế
cách mạng, trong tác phẩm Con đường giải
phóng, Hồ Chí Minh đã nêu ba điều kiện của
thời cơ khởi nghĩa:
Một là, chính quyền thực dân đế quốc đã lung
lay bối rối đến cao độ, chúng đã cảm thấy
không thể ngồi yên nắm giữ địa vị của chúng
như trước.
Hai là, quần chúng đói khổ đã căm thù thù
thực dân đến cực điểm, đã thấy cần phải đồng
tâm hiệp lực, nổi đậy lật đổ ách thống trị của
đế quốc thực dân, vì mọi người hiểu rằng ngồi
yên cũng chết.
Ba là, đã có một chính Đảng cách mạng đủ
sức tổ chức, lãnh đạo quần chúng nổi dậy
khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một
kế hoạch phù hợp, đảm bảo giành thắng lợi
cho cuộc khởi nghĩa.
Từ dự đoán ban đầu đó, dựa vào phân tích
tình hình thế giới, chiều hướng phát triển của
chiến tranh, tiền đề cách mạng thế giới và
cách mạng Đông Dương, Hội nghị lần thứ
VIII (5-1941) của Ban chấp hành Trung ương
Đảng nêu rõ: “Liên Xô thắng trận, quân
Trung Quốc phản công...Tất cả các điều kiện
ấy sẽ giúp cho cuộc vận động của Đảng ta
mau phát triển và rồi đây lực lượng sẽ lan ra
toàn quốc để gây một cuộc khởi nghĩa hoàn
toàn rộng lớn”. Hội nghị còn nêu lên bốn
nhân tố của thời cơ chín muồi cho cuộc tổng
khởi nghĩa là:
“a. Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được
toàn quốc.
b. Nhân dân không thể sống được nữa dưới
ách thống trị của Pháp - Nhật, mà sẵn sàng hi
sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
c. Phe thống trị Đông Dương đã bước vào
cuộc khủng hoảng phổ thông đến cực điểm về
kinh tế, chính tri lẫn quân sự.
d. Những điều kiện khách quan tiện lợi cho
cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân
Trung Quốc đại thắng quân Nhật. Cách mạng
Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân
chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô
đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp -
Nhật sôi sục và nhất là quân Trung Quốc hay
quân Anh - Mỹ tràn vào Đông
Dương”[4,tr.130].
Từ năm 1942, trong bốn khả năng, Đảng nhận
định khả năng Liên Xô chiến thắng phát xít
Đức, Nhật là quan trọng nhất, là thời cơ tốt
nhất và xác định “chuẩn bị khởi nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân
ta trong giai đoạn hiện tại.
Tháng 9-1944, Đảng dự kiến rằng, mâu thuẫn
Nhật - Pháp sẽ dẫn tới Nhật đảo chính lật đổ
Pháp, và chỉ ra phương hướng hành động cho
toàn Đảng: “Hãy mài gươm, lắp súng khi
quân Nhật - Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy, tiêu
diệt chúng giành lại giang sơn”.
109Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
107
Tháng 10- 1944, trong “Thư gửi đồng bào
toàn quốc”, Hồ chí Minh dự báo: Phe xâm
lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh
quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ
hội cho dân ta giải phóng chỉ ở trong một năm
hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải
làm nhanh!”[3, tr.334]
Đến hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng
tháng 3-1945, dự đoán của ta về cách mạng
cụ thể rõ ràng và chính xác hơn. Đảng cho
rằng, cuộc đảo chính Pháp - Nhật làm cho
cuộc khủng hoảng chính trị thêm sâu sắc. Tuy
vậy, những điều kiện khởi nghĩa chưa thật
chín muồi. Những cơ hội tốt đang giúp cho
những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi.
Ba cơ hội đó là:
a. Chính trị khủng hoảng (quân thù không
rảnh tay đối phó với cách mạng).
b. Nạn đói ghê gớm (quần chúng cách mạng
oán ghét quân cướp nước).
c. Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng
minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật).
Đảng dự kiến ba trường hợp, tạo thời cơ cho
cách mạng bùng nổ: Cách mạng bùng nổ;
Nhật mất nước; Quân Đồng minh vào Đông
Dương. Đảng đặc biệt chú ý trường hợp quân
Đồng minh vào Đông Dương, phải tính toán
rất chu đáo khi quân Đồng minh kéo vào
Đông Dương đánh Nhật không phải là ta có
thể phát động khởi nghĩa ngay tức khắc. Quân
Đồng minh vào, mà ta khởi nghĩa ngay có thể
Nhật chưa thật lúng túng, nó có thể tiến hành
đàn áp. Quân Anh, Mỹ là quân đế quốc khi đổ
bộ vào, ta khởi nghĩa nó có thể dừng lại cho
quân cách mạng rồi mới tiến quân. Mượn
Nhật diệt cộng sản, vừa tiến tới tiêu diệt Nhật,
lập chính phủ bù nhìn tay sai.
Quyết tâm chớp thời cơ, phát động tổng
khởi nghĩa.
Lý luận cách mạng cho biết, cuộc tổng khởi
nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi nếu Đảng
lãnh đạo nắm vững nguyên lý chung của Mác
- Lênin: không đùa với khởi nghĩa và khi thời
cơ đến phải có quyết tâm cao, phát động quần
chúng nổi dậy, phải liên tục tiến công giành
thắng lợi từng giờ. Thời cơ và nguy cơ
thường luôn đi liền với nhau. Khi thời cơ
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 xuất
hiện, thì nguy cơ lớn cũng đến gần. 20 vạn
quân Trung hoa dân quốc, công cụ của đế
quốc Mỹ vào miền Bắc Đông Dương từ vĩ
tuyến 16 trở ra và 1 vạn quân Anh đóng từ vĩ
tuyến 16 trở vào với danh nghĩa tước vũ khí
quân Nhật nhưng nuôi âm mưu chống phá
cách mạng hoặc giúp Pháp trở lại, hoặc lập
một chính quyền công cụ của chúng. Trong
khi đó, chính phủ Đờ Gôn cũng ráo riết thực
hiện khôi phục vị trí cũ của Pháp ở Đông
Dương, bằng những hoạt động ngoại giao,
cho sĩ quan nhảy dù và đưa tàn quân trước
đây chạy trốn ra nước ngoài trở lại miền núi
phía Bắc. Phải có quyết tâm rất cao, cao đến
tột độ mới phát động quần chúng tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong bối cảnh lịch
sử lúc đó.
Lợi dụng được thời cơ sẽ tạo thế và lực mới
để vượt qua nguy cơ. Đảng không thể chậm
trễ phát động quần chúng vùng dậy tước vũ
khí quân Nhật trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương giành lấy chính quyền từ tay
Nhật, lật đổ bọn bù nhìn, “đứng ở địa vị làm
chủ nước mình mà tiếp đón quân Đồng minh
vào giải giáp quân Nhật” và dự kiến các biện
pháp đối phó thích hợp. Hội nghị toàn quốc
của Đảng họp tại Tân Trào (13 đến 15-8-
1945) quyết định phát động toàn dân nổi dậy
tổng khởi nghĩa.
Kiên quyết chớp thời cơ, Hội nghị chỉ rõ:
“Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc
đều phải nhằm vào ba nguyên tắc:
a. Tập trung - Tập trung lực lượng vào những
việc chính.
b. Thống nhất - Thống nhất về mọi phương
diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy.
c. Kịp thời - kịp thời hành động không bỏ lỡ
cơ hội”[4,tr.425].
Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân đại hội họp
đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của
Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua 10
chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy
ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Chính phủ
cách mạng lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh
làm đứng đầu. Trong thư kêu gọi đồng bào cả
nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định
cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải
110Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
108
phóng cho ta Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh,
đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”[4, tr.554].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc Việt
Nam nhất tề nổi dậy với ý chí dù hy sinh tới
đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng kiên quyết giành cho được độc lập. Từ
đây cách mạng Việt Nam đã tiến đến bước
nhảy vọt vĩ đại: Nhanh chóng chuyển từ khởi
nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu từ đêm 13 rạng
ngày 14-8-1945, đánh dấu thời điểm mở đầu
của cách mạng tháng Tám. Trong cách mạng
tháng Tám, Đảng và mặt trận Việt Minh đã
huy động nhanh chóng lực lượng đông đảo
toàn dân tộc vào thời điểm quyết định. Tại
những tỉnh, thành nhận được lệnh của Trung
ương cũng như địa phương chưa nhận được
lệnh tổng khởi nghĩa đều nổi dậy kịp thời. Từ
ngày 14 đến 18-8-1945, hàng vạn nhân dân ở
phần lớn làng, xã, huyện thuộc các tỉnh miền
Bắc, miền Trung được huy động giành chính
quyền. Hàng chục ngàn nhân dân được tổ
chức, tập hợp tiến hành tổng khởi nghĩa giành
chính quyền ở tỉnh lỵ đầu tiên: Bắc Giang,
Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng
Ngãi. Ngày 19-8-1945, dưới sự lãnh đạo của
Thành ủy Hà Nội, hàng vạn quần chúng sau
khi dự mít tinh đã rầm rộ xuống đường biểu
tình, tuần hành và mau chóng tỏa đi các
hướng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính,
Trại lính bảo an, Sở cảnh sát và các công sở
của chính quyền bù nhìn. Trước khí thế áp
đảo của quần chúng khởi nghĩa hơn 1 vạn
quân Nhật ở Hà Nội bị tê liệt, không dám
chống cự. Chính quyền về tay nhân dân. Ngày
23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế.
Ở Nam Kỳ, ngay trong đêm 24-8-1945 các
lực lượng khởi nghĩa của công nhân, nhân dân
lao động, thanh niên với gậy tầm vông vót
nhọn và giáo mác, từ các tỉnh xung quanh rầm
rập kéo về Sài Gòn. Ngày 25-8-1945 xứ ủy và
Việt Minh Nam Bộ, Đảng bộ Việt Minh thành
phố Sài Gòn - Chợ Lớn đã chỉ đạo nhân dân
các vùng lân cận thuộc Gia Định, Tân An,
Biên Hòa và đồng bào dân tộc thiểu số
Khơme Nam Bộ làm cuộc mít tinh, biểu tình,
tuần hành khổng lồ lật đổ chính quyền Phát
xít Nhật và tay sai Nam Kỳ, làm chủ hoàn
toàn thành phố.
Đến ngày 25-8-1945, khi Trung ương Đảng,
Chính phủ lâm thời, Tổng bộ Việt Minh và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về đông đủ ở thủ đô
Hà Nội chỉ đạo toàn quốc gấp rút hoàn thành
Tổng khởi nghĩa. Khi các thành phố lớn và đa
số các tỉnh trong cả nước đã khởi nghĩa giành
được chính quyền, ổn định chính trị, xã hội,
an ninh thì cách mạng tháng Tám căn bản
thành công. Một số ít tỉnh còn tiếp tục khởi
nghĩa cho đến cuối tháng 8-1945. Đầu tháng
9-1945, 4500 tù chính trị là các chiến sĩ cộng
sản và chiến sĩ yêu nước cách mạng, bị giam
ở nhà tù Côn Đảo nổi dậy phá bỏ chế độ nhà
tù đế quốc, lập chính quyền cách mạng, làm
chủ Côn Đảo. Trong cách mạng tháng Tám,
bốn tỉnh lỵ biên giới phía Bắc Móng Cái, Hà
Giang, Lào Cai, Lai Châu và thị xã Vĩnh Yên,
Việt Minh không nắm được chính quyền, vì
bị quân Tưởng và bọn phản động thân Tưởng,
thân Nhật chiếm giữ từ trước. Còn tất cả các
địa phương hơn 60 tỉnh, thành từ địa đầu Tổ
quốc cho đến cực cuối phía Nam; từ Tây
Nguyên cho đến các hải đảo, chính quyền đã
về tay nhân dân, thống nhất đất nước. Cách
mạng tháng Tám hoàn toàn thắng lợi, kết thúc
vào ngày 2-9-1945, ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng
trường Ba Đình (Hà Nội) khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh thận
trọng mà không do dự, quyết tâm mà không
phiêu lưu. Cuộc tổng khởi nghĩa đã thắng lợi
mà ít đổ máu. Đó là vì cuộc tổng khởi nghĩa
nổ ra đúng thời cơ chín muồi.
Cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi là kết quả của
trí tuệ, tài năng, thông minh, bình tĩnh, tinh
thần quả cảm, kiên quyết và khôn khéo của
nhân dân ta và của Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đánh giá về thắng lợi và những ưu
điểm của cách mạng tháng Tám, đồng chí
Trường Chinh đã kết luận: “Cách mạng
tháng Tám thắng lợi, một phần lớn là nhờ sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông
Dương, nhờ công tác tổ chức và chuẩn bị của
Đảng và của Mặt trận Việt Minh trước khi
khởi nghĩa”[2, tr.367] “Thắng lợi cách mạng
không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy
111Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
109
nó. Đảng đã chuẩn bị chu đáo và đúng
nguyên tắc để giành thắng lợi cho cách mạng.
Song cách mạng thắng lợi không phải chỉ ở
chỗ chuẩn bị chu đáo, mà còn ở chỗ nổ ra
đúng lúc phải nổ. Mau lẹ, kịp thời, nổ ra đúng
lúc phải nổ là một ưu điểm lớn của cách
mạng tháng Tám” [2, tr.372].
Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, một cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc điển hình là
một minh chứng hùng hồn rằng: Khởi nghĩa
vũ trang không chỉ là một khoa học, mà đồng
thời còn là một nghệ thuật, đòi hỏi sự nắm
vững và tuân theo những quy luật hết sức chặt
chẽ đòi hỏi sự khéo léo của lực lượng lãnh
đạo cách mạng. Đó không chỉ là thắng lợi của
đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn mà
còn là thắng lợi của phương pháp cách mạng
độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng và Hồ
Chí Minh, thắng lợi của nghệ thuật khởi nghĩa
dân tộc.
KẾT LUẬN
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng
lợi lớn nhất trong suốt 15 năm (1930-1945)
đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đạt tới
thắng lợi rực rỡ đó là nhờ tinh thần yêu nước,
đoàn kết của nhân dân ta, nhờ Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt vận dụng sáng
tạo vào nước ta lý luận tình thế cách mạng,
điều kiện, thời cơ của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Đảng đã thường xuyên “bắt mạch” thời cuộc
thế giới và trong nước, vừa giữ vững nguyên
tắc, vừa linh hoạt nhạy bén trước tình thế, đưa
ra những dự kiến tài tình về thời cơ tổng khởi
nghĩa. Đảng ra sức chuẩn bị những điều kiện
tinh thần và vật chất cho tổng khởi nghĩa, vừa
tuân thủ quy luật chung vừa phát huy cao độ
tính năng động, chủ động, sáng tạo. Đảng đã
mau lẹ, kịp thời chớp lấy thời cơ thuận lợi khi
Nhật đầu hàng, bằng trí tuệ, nghị lực cách
mạng, tinh thần dũng cảm, huy động toàn bộ
lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lực
lượmg toàn dân, toàn dân tộc để giành độc lập
dân tộc, giành chính quyền toàn quốc trong
thời gian ngắn.
Trong hội nhập quốc tế ở thời kỳ mới của đất
nước, việc tích cực, chủ động để không ngừng
phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế là rất quan trọng và cấp thiết đối với
mỗi tổ chức trong xã hội và từng người. Song
phải thực hiện tốt phương châm ứng vạn biến,
luôn nhạy bén phát hiện, mau lẹ chớp lấy và
nắm chắc thời cơ, vận hội mới để góp phần
đắc lực đưa đất nước phát triển vững chắc
theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó cũng
chính là con đường mà Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã trải nghiệm và cần được
tiếp tục nghiên cứu vận dụng, phát triển với
tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo để phù hợp
với bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước ta
hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mác - Ăngghen tuyển tập (1981), Tập 2, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
[2]. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[3]. Hồ Chí Minh tuyển tập (1980), Tập 1, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
[4]. Văn kiện Đảng toàn tập (2000), Tập 7, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
112Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lý Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 103 - 110
110
SUMMARY
SAY MORE ABOUT ANTICIPATED OPPORTUNITIES,
BLINK OPPORTUNITIES ADVANCE TO THE GENERAL UPRISING
TO SEIZE POWER IN THE AUGUST 1945 REVOLUTION
Ly Thi Thu Huyen*, Doan Thi Yen
College of Sciences – TNU
History of the revolution in the world have proven successful revolution want to have the
opportunity. Opportunities is very precious and rare, but the opportunity will go away if the
revolution have not full convergence conditions needed to actively grasp retrieve it. The victory of
the August Revolution 1945 had shown acumen of the party; manifestations the spirit of
independence, autonomy and creativity of the Party, the people and the armed forces in process the
preparation and conduct of general uprising to seize power. So can be affirmed, the preparedness
about the policy and force, accurately predict opportunities, quickly seize opportunities, which is
one of the secrets of the Vietnamese revolutionary leader of the Communist Party production and
revolutionary leader Ho Chi Minh City in August 1945.
Key words: opportunities, anticipated opportunities, blink opportunities, the August Revolution
Ngày nhận bài: 02/11/2012, ngày phản biện:22/11/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel: 0977 022982, Email: thuhuyenly@gmail.com
113Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_38557_42106_208201382853103_5959_2052043.pdf