Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến văn hóa Việt chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực bởi văn hóa bao gồm nhiều thành tố, ẩm thực cũng là một trong những thành tố của văn hóa. Trong muôn ngàn hương vị phong phú của món ăn Việt Nam, món ăn từng vùng miền tạo nên một sắc thái riêng. Mỗi vùng ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó. Đó là phong tục, thói quen và văn hóa của từng vùng. Cái chung, cái riêng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú. Mỗi vùng, miền đều có cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Cũng như nhiều địa phương khác, trên mảnh đất Việt Nam mỗi nơi đều có những món bánh tuy dân dã nhưng mang đậm bản sắc vùng miền. Nhắc tới vùng quê Kinh Bắc với những điệu quan họ làm say đắm lòng người, ta không thể không nhắc đến một loại bánh ngon nổi tiếng và được coi là đặc sản của Bắc Ninh: bánh phu thê. Bánh phu thê có ở rất nhiều nơi, nhưng nổi bật nhất là ở làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - nơi giữ được truyền thống lâu đời làm bánh phu thê. Từ khi ra đời cho đến nay, bánh phu thê vẫn giữ nguyên vẹn giá trị và gắn bó gần gũi với đời sống của mọi người dân Bắc Ninh. Đây là món bánh đặc sản của vùng luôn gây sự chú ý cho mọi người khi đặt chân đến Bắc Ninh. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó. Qua món bánh phu thê ta có thể hiểu hơn về văn hóa ẩm thực của người miền Bắc nói chung, người Bắc Ninh nói riêng trên cả phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đây là thứ đặc sản không những mang đậm chất quê hương mà còn là nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Trong chiếc bánh đơn sơ ấy chất chứa bao nhiêu những nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Là một sinh viên ngành văn hóa học, tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê” là một đề tài hấp dẫn thôi thúc tôi tìm hiểu nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho mình về văn hóa. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về bản sắc của văn hóa địa phương mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Bánh phu thê là một đặc sản của tỉnh Bắc Ninh, là một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Đây là một loại bánh có vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân tỉnh Bắc Ninh nói chung, người dân làng Đình Bảng nói riêng. Vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu sâu hơn về món bánh phu thê; để có những hiểu biết chính xác về nguồn gốc hình thành, xuất xứ, cách thức chế biến của món bánh này. Qua đó hiểu thêm về bản chất con người, bản sắc văn hóa cũng như đặc điểm địa chí của Bắc Ninh quy định cách thức ăn uống, đặc trưng món bánh. Đồng thời có thể hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực dân gian miền Bắc nói chung, Bắc Ninh nói riêng trong cơ tầng văn hóa ẩm thực Việt Nam. Và hơn nữa là để nâng cao thương hiệu bánh phu thê ở Bắc Ninh, thấy được nét đặc sắc cũng như tầm quan trọng của món bánh đối với mọi người dân nơi đây góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa Bắc Ninh. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Bánh phu thê là món bánh nổi tiếng và gắn bó với người dân Bắc Ninh rất sâu đậm bởi nó nói lên tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Đây là món bánh được nhiều nhà nghiên cứu; nhà báo tìm hiểu, phân tích và đánh giá trên nhiều phương tiện với nhiều công trình có quy mô lớn như : Trong cuốn sách “Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Bắc” do Băng Sơn, Mai Khôi biên khảo và sáng tác đã nêu những kiến thức cơ bản nhất về món bánh này. Cuốn sách không chỉ đề cập đến xuất xứ và nghệ thuật chế biến bánh phu thê mà còn giới thiệu bản sắc của văn hóa ẩm thực Bắc Ninh qua cách chế biến. Nhưng với sự nghiên cứu dàn trải các món ăn miền Bắc nên phần viết về bánh phu thê chỉ là một mảng nhỏ. Bàn về món ăn Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu “Văn hóa ẩm thực Kinh Bắc” của Trần Quốc Thịnh. Tác giả đã viết về một kho tàng văn hóa ẩm thực Kinh Bắc. Chúng ta rất ngạc nhiên khi được tác giả cho biết vùng đất được gọi là "Xứ Bắc - Kinh Bắc - Hà Bắc - Bắc Ninh", quê hương của các vua triều Lý (thế kỷ XI - XII) đã sáng tạo thành công một kho tàng văn hóa ẩm thực đồ sộ đếm được trên một ngàn món ăn: món ăn theo phong tục, theo tập quán: món xôi chè, món cơm cháo, món bánh kẹo, món đường mứt, các món rượu, các món bánh kèm theo là gần một trăm giai thoại và truyện cười liên quan tới việc ăn uống quá dồi dào và độc đáo ở vùng đất kỳ lạ này trên bản đồ văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong cuốn sách tác giả có viết về bánh phu thê ở vùng Kinh Bắc. Tuy vậy tác giả chỉ nghiên cứu một cách tổng quát về nguồn gốc, xuất xứ, cách thức làm bánh mà chưa đi vào tìm hiểu sâu ý nghĩa của bánh phu thê. Trong cuốn “Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam” của Nguyễn Thị Diệu Thảo có viết về các đặc sản tiêu biểu ở các vùng miền khắp đất nước trong đó có tìm hiểu về xuất xứ cũng như đặc điểm bánh phu thê ở Bắc Ninh. Tuy vậy cuốn sách chỉ tìm hiểu về ý nghĩa tên bánh mà không nghiên cứu sâu về món bánh nên không thấy được bản sắc văn hóa của Bắc Ninh thể hiện qua món bánh. Cuốn sách “Bản sắc ẩm thực Việt Nam” do Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã chủ biên viết về văn hóa ẩm thực theo vùng miền trong đó có nêu lên bản sắc của văn hóa ẩm thực Bắc Ninh nói chung. Cuốn "Các món ăn dân tộc cổ truyền" của tác giả Nguyễn Ðức Khoa có giới thiệu về nguồn gốc và cách thức chế biến món bánh phu thê ở Bắc Ninh. Trong cuốn “Từ điển các món ăn Việt Nam” do hai tác giả Nguyễn Loan và Nguyễn Hoa biên soạn cũng giới thiệu về quy trình làm bánh phu thê Bắc Ninh. Cuốn sách “Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam” của nhà nghiên cứu Xuân Huy viết đã trình bày các phong tục, tập quán liên quan tới ăn uống. Trước tiên tác giả giới thiệu 25 món ăn chính của người Việt toàn quốc, tiếp sau là 35 món tiêu biểu cho "hương hoa đất Bắc", 32 món tiêu biểu cho "phong vị miền Trung" và 43 món tiêu biểu cho "hào phóng miền Nam". Trong đó tác giả có viết về quy trình thực hiện món bánh phu thê ở Bắc Ninh. Trong cuốn “Từ điển văn hóa ẩm thực Việt Nam” của ba tác giả : Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Huế, với lời giới thiệu của Tô Ngọc Thanh cũng có viết về món bánh phu thê này. Và còn rất nhiều bài viết về bánh phu thê ở Bắc Ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí Tuy nhiên, trong những công trình đã được công bố chưa có một công trình nào chuyên sâu vào nghiên cứu bánh phu thê trong cơ tầng văn hóa Bắc Ninh. Vì vậy, tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê” là một đề tài hoàn toàn mới. Do đó tôi đi sâu vào nghiên cứu để có cái nhìn tổng quát hơn về bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh này. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá của các nhà nghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu “Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê”. Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, xuất xứ, quy trình chế biến, đặc trưng cũng giá trị của bánh phu thê để qua đó thấy được bản sắc văn hóa của vùng Kinh Bắc dưới góc nhìn văn hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : Phương pháp lịch sử - logic Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp thực chứng - khảo sát Phương pháp tổng quan tư liệu 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục và thư mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm hai chương: Chương I: Tổng quan về Bắc Ninh và ẩm thực Bắc Ninh Chương II: Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê NỘI DUNG Chương I. Tổng quan về Bắc Ninh và ẩm thực Bắc Ninh 1.1. Tổng quan về Bắc Ninh 1.1.1. Vị trí địa lý Bắc Ninh là tỉnh nằm ở khu trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp ranh giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du Bắc Bộ, có tọa độ là 21000' - 21005' Bắc, 105045' - 106015' Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, liền kề với thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua; nối liền tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hoá , thương mại của vùng. Với vị trí địa lý đó, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá . đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc nên có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1. Địa hình Phần lớn diện tích là đồng bằng, đồi núi chỉ chiếm khoảng 0,53%, chủ yếu tập trung ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Nhìn chung, bề mặt địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm nổi bật của địa hình là đồng bằng chiếm diện tích lớn trong tổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh nên có điều kiện sản xuất lương thực, thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Ninh trở thành một vùng nông nghiệp trù phú. 1.1.2.2. Khí hậu Bắc Ninh thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa khô rõ rệt, phân làm bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình trong năm 1.800mm, số giờ nắng khoảng 1.700 giờ/năm, thích hợp cho trồng lúa và các cây công nghiệp, cây thực phẩm khác. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Với kiểu khí hậu 4 mùa có mùa đông lạnh đã làm cho khí khí hậu Bắc Ninh dịu hoà, thích hợp với nhiều loại cây trồng và gia súc và cũng thích hợp với điều kiện sinh lí của con người, thuận lợi cho sự pháp triển kinh tế nhất là sản xuất nông nghiệp. 1.1.2.3. Nguồn nước Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km². Tỉnh có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình . Với mạng lưới sông ngòi dày đặc nên rất thuận lợi cho viêc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và phát triển thủy điện của vùng. Ngoài ra có thể khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên – môi trường 1.1.3.1. Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. 1.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. 1.1.3.3. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng và đất thổ cư chiếm 23,5%, đất chưa sử dụng còn 11,1%. Đất đai được phù sa các sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình bồi đắp quanh năm nên khá màu mỡ. Cả tỉnh còn 12.750 ha đất trũng ngập ở các huyện: Gia Bình, Quế Võ, Lương Tài, Yên Phong. Đất mặt nước chưa sử dụng là 3.114,5 ha, diện tích một vụ còn 7.462,5 ha. Tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn, có thể khai thác sử dụng để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế. 1.1.4. Dân số Theo số liệu thống kê năm 2007, Bắc Ninh có 1.028.844 người. Trong đó dân số nông thôn chiếm trên 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. 1.1.5. Kinh tế Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Gia Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Kim Sơn) . đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với các di tích – lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống đã thu hút đông đảo khách du lịch góp phần phát triển du lịch Bắc Ninh để phát triển kinh tế nói chung. Trong những năm qua, kinh tế Bắc Ninh đã có bước phát triển, tổng GDP tăng bình quân 12,9% (năm 2001 GDP tăng 14,1%), trong đó nông nghiệp tăng bình quân 6,4%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 23,1%, thương mại dịch vụ tăng 12,0%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24,5%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18,6%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2001 ước đạt gần 5.300 tỷ đồng, đứng thứ 6 miền Bắc (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Cơ cấu nông, lâm thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ: 34% - 37% - 29%. 1.1.5.1. Ngành nông nghiệp Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hòa, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Bắc Ninh đã phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, cung cấp lương thực, thực phẩm rau sạch: nhất là rau xanh, hoa tươi, cây cảnh, thuỷ sản, thịt lợn nạc, bò sữa với chất lượng cao cho các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 1.1.5.2. Ngành công nghiệp – xây dựng Do có lợi thế về địa lý, gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông phát triển, kết cấu hạ tầng đang được hoàn chỉnh, Bắc Ninh có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp. Tỉnh đang có nhiều lợi thế phát triển mạnh các ngành như: cơ khí, kỹ thuật điện, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản đặc biệt đồ gỗ cao cấp, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. 1.1.5.3. Ngành dịch vụ Bắc Ninh hiện có tiềm năng du lịch rất lớn. Với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc. Tỉnh đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch nên ngành dịch vụ ngày càng phát triển hơn góp phần phát triển kinh tế của vùng. 1.1.6. Văn hóa – xã hội, di tích lịch sử Bắc Ninh được coi là “Vùng đất Văn hiến”, nằm ở trung tâm của châu thổ sông Hồng, là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ nên tỉnh sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa với một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, đồng thời là bộ phận cốt lõi của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương . sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm thủ công mỹ nghệ. Khu di tích Luy Lâu rộng hàng trăm ha với hệ thống các công trình thành luỹ, đền chùa, phố xá, chợ, bến, kho tàng, dinh thự, các khu sản xuất gạch ngói, các làng nông nghiệp, làng thợ, làng buôn, khu môn địa . Đây còn là khu di tích thời Bắc thuộc lớn nhất Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình giao lưu, hội nhập và trao đổi kinh tế là quá trình tiếp xúc, hội nhập văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực mà trung tâm cũng vẫn là Luy Lâu. Nơi đây còn nổi tiếng với trung tâm Phật giáo và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúc rất công phu, tài nghệ như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa Tiêu Sơn, Cổ Pháp . 1.1.6.1. Lễ hội Bắc Ninh được mệnh danh là vương quốc của lễ hội với sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng chủ yếu là hội chùa, hội đền. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có nhiều lễ hội lớn nổi tiếng cả vùng và cả nước như: hội Gióng (9-4), hội Dâu (8-4), hội đền Đô, hội Lim, hội Chùa Phật Tích . 1.1.6.2. Di tích, di sản văn hóa Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài Nơi đây nổi tiếng với nhiều di tích, di sản văn hóa lâu đời như: chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Lý Bát Đế, đình làng Đình Bảng 1.1.6.3. Làng nghề truyền thống Kinh Bắc có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Kỵ, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bảo . và đặc biệt hơn cả là hệ thống 49 làng Quan họ - một lối chơi, một sinh hoạt văn hóa tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có. 1.1.6.4. Danh nhân Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao . Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc. 1.2. Tổng quan về ẩm thực Bắc Ninh Bắc Ninh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Đây là nơi tập trung những món ăn hấp dẫn, lôi cuốn thực khách mọi miền đất nước, cũng như thực khách nước ngoài muốn tìm hiểu về ẩm thực Bắc Ninh. Các món ăn của Bắc Ninh không cầu kì dù tất cả các nguyên liệu, thực phẩm rất dồi dào, phong phú. Ẩm thực Bắc Ninh bên cạnh các tính chất chung của ẩm thực miền Bắc với cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật, thiên về sự no đủ còn có nét riêng không lẫn với bất cứ nơi đâu. Bắc Ninh giao lưu văn hóa với các vùng trong cả nước trong đó đặc biệt là Hà Nội nên văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng rất đa dạng về món ăn và cách thức chế biến bởi ẩm thực Hà Nội là đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa văn hóa miền Bắc Việt Nam. Đó là bản sắc văn hóa ẩm thực của Bắc Ninh. Chương II: Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê 2.1. Giới thuyết thuật ngữ 2.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Theo tài liệu năm 1995 của UNESCO thì “văn hóa” có thể được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Đó là viết văn, làm thơ, tạc tượng, vẽ tranh nói chung là những hoạt động có tính văn chương nghệ thuật. Thứ hai, nhìn theo quan điểm nhân chủng và xã hội học, văn hóa là tập hợp những phong thái, tập quán, tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn của xã hội. Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Như vậy, có thể xem văn hóa là cái còn đọng lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc, đó là nếp sống của một dân tộc. 2.1.2. Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, là cái chảy ngầm bên trong, là nét đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, sáng tạo văn hóa, khoa học - nghệ thuật . Bản sắc văn hóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau. Quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng phải có. 2.1.3. Khái niệm ẩm thực Ẩm thực là những nguyên liệu cần và đủ để chế biến nên các món ăn, ẩm thực cũng được hiểu là thưởng thức những món ăn. Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn” trong tiếng việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20 ngữ nghĩa được nêu trong từ điển Tiếng Việt có liên quan đến “ăn”. Sở dĩ từ “ăn” chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người Việt vì từ xưa đến đầu thế kỷ XX, nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát triển, mức sống còn thấp do đó cái ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên” Bên cạnh “ăn” thì “uống” cũng chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt. Ngoài nghĩa thông thường là uống cho hết khát, từ “uống” trong từ ghép “ăn uống”có nghĩa là uống rượu. Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường dùng từ “nhậu” để chỉ việc uống rượu. Tuy nhiên trong các từ điển của Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) của Génibrel (1898), thì “nhậu” chỉ có nghĩa là uống, không chỉ uống rượu. Trong “Việt Nam tân từ điển” của Thanh Nghị (1952) thì từ “nhậu” đã mang nghĩa rõ hơn là “Uống, thường là uống rượu”. 2.1.4. Khái niệm văn hoá ẩm thực Trong cuốn “Từ điển Việt Nam thông dụng”, định nghĩa văn hóa ẩm thực được hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm Khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách thức ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn. Hay có định nghĩa nêu “Văn hoá ẩm thực” là những gì liên quan đến ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau, thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phản ảnh đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của tộc người đó. Theo Jean Anthelme Brillat Savarin “Văn hóa ẩm thực” là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là những gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon. Như vậy, “Văn hóa ẩm thực” là một phần của văn hóa ứng xử, thể hiện những thói quen ăn uống và cách thức chế biến món ăn của mỗi dân tộc, mỗi khu vực khác nhau. 2.2. Giới thiệu món bánh phu thê ở Bắc Ninh 2.2.1. Nguồn gốc Có rất nhiều truyền thuyết, tục truyền liên quan đến nguồn gốc ra đời món bánh phu thê. Theo truyền thuyết, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên Phi Ỷ Lan về quê lễ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở Đền Đô. Tại đây, dân làng đã dâng Đức vua và Nguyên Phi đặc sản của quê hương là bánh su sê. Đức vua và Nguyên Phi thưởng thức món bánh và ngợi khen bánh ngon. Người cho rằng, cuộc đời con người có được hạnh phúc là niềm vui lớn của mỗi lứa đôi. Và truyền rằng trong ngày ăn hỏi, ngày cưới thành vợ thành chồng nên có món bánh quý này cho mọi người cùng hưởng. Cũng từ đó bánh su sê được gọi là bánh phu thê. Có tục truyền rằng vào thời Lý xưa, ở Đình Bảng thường có tục lệ thi làm bánh dâng vua vào ngày hội. Có cặp vợ chồng đã làm và dâng lên vua một thứ bánh được kết hợp giữa bột gạo nếp và những nguyên liệu tự nhiên khiến cho bánh không chỉ nhìn bắt mắt mà còn thơm ngon. Vua liền khen thưởng, đặt tên bánh là bánh phu thê và truyền rộng ra dân gian để ca ngợi tình nghĩa vợ chồng họ. Bánh phu thê được mọi người biết đến từ đó. Theo các bô lão trong làng kể Đình Bảng kể rằng khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra chiến trường. Vua ăn ngon miệng, cảm động tấm lòng thủy chung, son sắt của vợ đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Hay có tục lại truyền rằng nguồn gốc bánh phu thê gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn: “Từ ngày chàng bước xuống ghe Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu”. Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó bánh phu thê thường hay có mặt trong các tiệc cưới nhằm nhắn nhủ lời thuỷ chung đến các đôi vợ chồng trẻ. Tuy có nhiều truyền thuyết về món bánh phu thê nhưng dù thế nào đi nữa thì món bánh này đều bắt nguồn từ tình cảm vợ chồng. Mỗi một vùng, mỗi một thời kì đều có sự khác nhau về nguồn gốc bánh phu thê nhưng tựu trung lại vẫn xoay quanh câu chuyện tình nghĩa vợ chồng đầy cảm động. 2.2.2. Xuất xứ Bánh phu thê xuất xứ từ làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh – nơi gắn bó với phát tích của triều Lý. Làng Đình Bảng là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này và kể từ đó làng có thêm nghề làm bánh. 2.2.3. Ý nghĩa của tên gọi Bánh trước đây có tên là bánh su suê, sau gọi chệch thành bánh phu thê. Bánh thường đi thành từng cặp và là một trong những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người dân Kinh Bắc. Bánh phu thê hàm chứa một câu chuyện cảm động về tình vợ chồng đằm thắm, gắn bó keo sơn. Điều này cũng dễ lý giải bởi hai chữ "phu thê" trong tiếng Hán vốn có nghĩa "vợ chồng" và trong thực tế loại bánh này cũng thường được dân gian dùng nhiều vào những dịp cưới hỏi. Sở dĩ gọi là bánh phu thê vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng. Bánh phu thê tức là bánh vợ chồng, bánh âm dương, bánh giao hòa gắn bó. Và tên gọi ấy như ý nghĩa hơn khi người vợ đã khéo léo đưa triết lí âm dương vào chiếc bánh với vỏ bánh vuông, nhân bánh tròn như là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời, của tình phu thê. Từ đó tới nay, bánh phu thê thường xuất hiện trong tráp lễ ăn hỏi để nhắn nhủ các tân lang, tân nương luôn giữ lòng son sắt, thủy chung của tình vợ chồng. Bánh phu thê không thể thiếu trong các đám cưới hỏi bởi nó như là một biểu tượng về lòng chung thủy, gắn bó sắt son của tình vợ chồng. 2.2.4. Nguyên liệu, quy trình làm bánh, yêu cầu kĩ thuật và cách thưởng thức 2.2.4.1. Nguyên liệu làm bánh Trải qua bao thời gian, nhưng nguyên liệu làm bánh không hề thay đổi. Nguyên liệu làm bánh bao gồm: gạo nếp cái hoa vàng, đường cát, đậu xanh, dừa, hoa dành dành và đu đủ khô. 2.2.4.2. Quy trình làm bánh Quy trình làm bánh trải qua 5 công đoạn chính: làm vỏ bánh, nhân bánh, nặn bánh, gói bánh và luộc bánh.  Vỏ bánh Để làm vỏ bánh thì trước hết là công đoạn chọn gạo. Gạo làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon với hạt to, đều và chắc để làm bột bánh. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã. Sau đó ngâm qua đêm rồi chắt lấy nước, lọc qua túi thấu, bỏ bã và lọc lấy tinh bột nếp. Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh được, nếu làm ngay bánh sẽ bị nát và ăn không ngon. Mang tinh bột thái nhỏ rồi phơi khô để làm dần. Khi nhào bột bánh phải dùng nước quả dành dành cho vào bột để lấy màu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm màu để vỏ bánh có màu vàng trong suốt. Người làm bánh đem hoa, quả dành dành phơi khô, lúc làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Đem bột hòa vào nước có ngâm quả hoặc hoa dành dành cho có màu, nhào kỹ với đu đủ xanh nạo nhỏ và đường kính thấu đi thấu lại cho thật dẻo, thật mịn.  Nhân bánh Nhân bánh muốn ngon thì tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh cũng phải là những loại hảo hạng. Nhân bánh là sự kết hợp giữa đậu xanh, đường trắng, dừa tươi và hạt sen. Đậu xanh phải là loại đỗ hạt nhỏ, ruột có màu vàng óng. Đậu xanh sau khi ngâm thì đãi sạch vỏ, đem đồ chín giã nhuyễn, nắn thành nắm to, dùng dao sắc thái cho thật tơi. Tương tự, hạt sen cũng được luộc chín, để ráo nước, giã nhuyễn. Đậu xanh trộn với đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị để tạo vị thơm ngon, hấp dẫn. Đặt lên bếp xào kỹ, khi thấy đậu ráo dẻo và mịn mới cho mỡ nước và nước hoa bưởi đánh đều. Bắc ra viên thành từng viên to, nhỏ tùy ý (mỗi viên là một nhân bánh). Để nhân bánh có mùi thơm có thể cho thêm một chút dầu chuối.  Nặn bánh Công đoạn tiếp theo là nặn bánh. Để tạo ra hình dạng chiếc bánh phu thê, người thợ làm bánh dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào giữa rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình nghĩa phu thê.  Gói bánh Bánh được gói thành hai lớp. Bên trong là lớp lót lá chuối tiêu có mùi thơm dịu, bên ngoài được bọc bằng lá dong và buộc một sợi lạt đỏ buộc thành từng cặp. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng. Khi gói bánh thì lấy ít bột đặt vào lá (đã xoa mỡ) dàn mỏng, cho nhân vào giữa bao kín nhân gói lại, gói thêm một lượt lá ngoài, nắn cho bánh thành hình vuông.  Luộc bánh Luộc bánh là công đoạn cuối cùng. Tùy theo kích cỡ của bánh để tính toán thời gian bánh chín. Với loại bánh nhỏ sẽ được xếp vào xoong rồi đồ lên (như đồ xôi) chừng 50 phút, thấy lá dong vàng tức là bánh chín. Với loại bánh lớn, ta xếp vào nồi lớn, đun bằng bếp củi chừng 30 phút thì bánh sẽ chín. Luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa. 2.2.4.3. Yêu cầu kĩ thuật và cách thưởng thức  Yêu cầu kĩ thuật Bánh phải được gói đều, vuông thành 8 góc. Khi bóc bánh ra, bánh phải có màu vàng tươi óng ánh – màu đặc trưng của quả dành dành. Bánh có độ trong vừa phải để khi bóc ra, có thể thấy được nhân bán ẩn khuất phía sau lớp vỏ bánh dày vừa phải. Khi ăn bánh phải thấy được độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường  Cách thưởng thức Bánh phu thê là loại bánh phải ăn khi nguội ta mới cảm nhận hết được độ dẻo, dai và giòn của vỏ bánh. Bánh bóc ra mịn màng thơm phức. Trên nền trắng lụa của vỏ bánh thấp thoáng những vân mây đu đủ trông thật gợi cảm. Hương thơm của bánh được toả ra từ lúa nếp cái hoa vàng, cộng với vị bùi béo của đậu xanh, dừa, mứt sen, hương bưởi, nước quả dành dành. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường, mùi thơm của vừng . Tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Vì vậy ăn một miếng bánh người ta nghĩ đến sự thưởng thức của một thú vui tao nhã mà cầu kỳ lịch sự. Khi cầm cặp bánh trên tay, cẩn thận tháo từng sợi lạt, lớp lá dong và lá chuối, vị béo, ngọt, mịn màng và thơm lừng trong từng miếng bánh ngấm dần trên đầu lưỡi khiến cho bất kỳ ai khi có dịp thưởng thức cũng sẽ có cảm giác ngon miệng, độc đáo và nồng nàn đến khó quên. Tất cả đều thể hiện sự đằm thắm, ngọt ngào trong nghĩa tình vợ chồng. 2.3. Đặc trưng văn hóa ẩm thực qua món bánh phu thê 2.3.1. Tính hài hòa trong món bánh phu thê 2.3.1.1. Hài hòa trong nguyên liệu làm bánh Bánh phu thê là một loại bánh được tạo nên bởi sự pha trộn tổng hợp giữa những nguyên liệu truyền thống được làm từ những sản vật đồng quê hết sức quen thuộc đối với mỗi người dân đất Việt như: gạo nếp, quả dành dành, hạt vừng, hạt sen, đu đủ . Những thứ tưởng chừng như dung dị, nhưng khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh, chúng lại trở thành sản vật mang hương vị rất riêng và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. 2.3.1.2. Hài hòa trong màu sắc của bánh Bánh phu thê không lẫn với bất cứ một thứ bánh nào bởi cái màu vàng của nó. Bánh gai màu huyền, bánh gấc màu đỏ, bánh chưng màu xanh, bánh giò màu trắng Bánh phu thê có màu vàng hổ phách trong suốt, màu xanh mát mắt của lớp lá, màu đen của vừng, màu trắng của cơm dừa, màu đỏ của lạt buộc. Đây là sự hòa trộn về màu sắc nhưng lại rất hài hòa tạo nên màu sắc rất riêng của bánh phu thê. 2.3.1.3. Hài hòa trong mùi vị của bánh Đó là mùi thơm dìu dịu, là vị giòn của đu đủ chín trộn lẫn với vị dẻo của bột gạo nếp cái hoa vàng, vị béo của cơm dừa xen lẫn với vị ngậy của đậu đỗ, vị thơm bùi của hạt sen cộng hưởng với vị thanh khiết của hương bưởi, cùng vị ngọt thanh của đường cát trắng, mùi thơm của vừng Tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. 2.3.1.4. Hài hòa trong cách thức trình bày Vì bánh mang tên phu thê, nên không có bánh lẻ một chiếc, mà đơn vị đếm là cặp. Mỗi cặp là một đôi, màu lá chuối đã luộc, bọc ngoài là lá chuối tươi, có sợi lạt cánh sen buộc chữ thập. Khác hẳn các loại bánh khác như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp, bánh khoai sọ . một cái là bình thường. Bánh phu thê có vợ có chồng, cái duyên thắm thiết, nói như một câu trong lễ cưới: "Chỉ cái chết mới chia lìa được hai người". Bánh phu thê biểu trưng cho sự gắn bó son sắt của tình vợ chồng. 2.3.2. Nét đặc trưng của bánh phu thê ở Bắc Ninh Khác với bánh phu thê ở một số nơi trên đất nước Việt Nam, bánh phu thê ở Bắc Ninh có một hương vị vừa độc đáo, vừa ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên. Vỏ bánh chế từ gạo nếp cái hoa vàng, xay mịn, lọc lấy tinh bột, nhào đu đủ xanh nạo nhỏ, ngâm nước quả dành dành để tạo màu vàng. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh đồ chín, xào nhuyễn với đường kính, mứt sen, mứt bí, cùi dừa nạo nhỏ . Từng ấy thứ tổng hợp lại với nhau, bổ sung lẫn nhau để cho ta chất béo, chất bột, chất khoáng. Béo, ngọt, mịn màng trong suốt như hổ phách và tác động tới mọi giác quan: mũi ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng nhưng rất sâu của lúa nếp và đậu xanh, mứt sen; mắt nhìn thấy nền lụa trắng của vỏ bánh với thấp thoáng những "vân mây"; lưỡi thưởng thức vị ngon của đồ ăn; tai nghe tiếng lá bóc sột soạt. Đây là những yếu tố làm nên sự khác biệt mà chỉ bánh phu thê Đình Bảng mới có. 2.4. Vai trò của bánh phu thê trong truyền thống và hiện nay 2.4.1. Truyền thống Xưa kia bánh phu thê là loại bánh sang trọng chỉ có các bậc vua chúa, quan lại mới được thưởng thức. Loại bánh này được xem như món quà quý và sang trọng của các gia đình giàu có, là sản vật tiến vua, thường được làm vào những dịp lễ, Tết. Vì vậy ngày xưa có vài ba nhà làm bánh bởi đây là loại bánh đắt tiền chỉ có quan lại chức tước hoặc những nhà quyền quý mới có tiền ăn bánh phu thê. Do đó đối với người dân thường thì bánh phu thê là món bánh xa hoa. 2.4.2. Thực trạng của bánh phu thê hiện nay Ngày nay bánh phu thê đã phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi. Thứ quà sang trọng này được thường được sử dụng trong những dịp lễ Tết, dùng làm quà biếu và xuất hiện nhiều trong lễ cưới hỏi của nam thanh nữ tú miền đồng bằng Bắc Bộ. Ở Bắc Ninh, thậm chí cả ở Hà Nội bánh đã xuất hiện trong lễ cưới, hỏi. Trong đám cưới người ta cũng dùng bánh phu thê làm món tráng miệng. Cho tới hôm nay vẫn còn nhiều đám cưới hỏi chọn bánh phu thê để làm một trong những lễ vật vì đây là một loại bánh ngon nhất trong những món ăn ngọt truyền thống của Việt Nam. Trong những đám hỏi và lễ cưới ở Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang nhà gái “thách cưới” nhà trai từ 30-50 cặp bánh phu thê để làm lễ vật vì ý nghĩa âm dương giao hòa tinh tế của nó. Giữa không khí vui tươi, trang trọng và lịch thiệp trong ngày cưới, mùi vị ngọt ngào của bánh phu thê mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mong cho đôi trẻ được trăm năm hạnh phúc. Giờ đây không chỉ những dịp cưới hỏi, lễ Tết chúng ta mới được thưởng thức bánh, mà bất cứ dịp nào, ai đi ngang qua đất Đình Bảng - Bắc Ninh đều muốn dừng chân mua vài cặp bánh về làm quà. Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích. Theo chân khách hành hương, bánh phu thê đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và từng xuất ngoại qua nhiều nước. Bánh phu thê vẫn được coi là thứ bánh sang trọng dùng trong những dịp lễ Tết, cưới hỏi hoặc dùng làm quà biếu. Tuy vậy trong xã hội hiện nay, khi đời sống ngày càng được nâng cao, bánh phu thê dần trở thành một thứ quà phổ biến thì việc gìn giữ nếp xưa càng trở nên quan trọng. Vì chạy theo lợi nhuận một số cơ sở làm bánh đã không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Họ cho thêm nhiều thứ phẩm màu độc hại và trộn bột sai tỷ lệ khiến bánh phu thê mất đi giá trị thực sự của nó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người làm bánh phu thê truyền thống đang ngày đêm lặng lẽ giữ lại bản sắc riêng của loại bánh rất độc đáo này. Người Đình Bảng vẫn giữ được tục lệ thi làm bánh phu thê trong dịp lễ hội hàng năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại Đền Đô. 2.5. Giá trị ẩm thực của Bắc Ninh qua món bánh phu thê 2.5.1. Giá trị kinh tế Bánh phu thê đã đem lại cho Bắc Ninh một giá trị kinh tế to lớn góp phần tiêu thụ các sản phẩm của ngành nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nghề làm bánh không những tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây mà còn tạo ra nguồn kinh tế cho tỉnh Bắc Ninh nói chung, người dân làng Đình Bảng nói riêng. 2.5.2. Giá trị du lịch Bánh phu thê là một thứ đặc sản nổi tiếng của vùng Kinh Bắc. Vì vậy đã thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước đến thăm Bắc Ninh, thu hút những ai muốn khám phá văn hóa ẩm thực nổi tiếng của vùng nhất là tìm hiểu về món bánh phu thê này. 2.5.3. Giá trị văn hóa Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, du lịch mà bánh phu thê còn có cả giá trị về mặt văn hóa. Qua món bánh phu thê ta có thể hiểu được về truyền thống văn hóa của vùng Kinh Bắc nổi tiếng xưa kia, đó là bản sắc văn hóa của Bắc Ninh. Những ai xa quê hương đều không thể quên món bánh đặc sản nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đây là loại bánh hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn nhất mà họ gìn giữ được. Bánh phu thê là loại bánh không thể thiếu trong các lễ vật cưới hỏi cổ truyền của dân tộc ta. Trong chiếc bánh đơn sơ ấy chất chứa bao nhiêu những nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Nó như một biểu tượng của lòng chung thủy lứa đôi. Dần dần bánh phu thê đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng, được dùng trong các việc trọng đại của gia đình, họ hàng, làng xã vào những ngày lễ Tết, cúng lễ trời phật tổ tiên và nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, để khao bạn, đãi khách. Bánh phu thê – với tên gọi của mình đã tự nói lên ý nghĩa tiềm ẩn về một cuộc sống gia đình ấm áp. Bánh phu thê còn chứa đựng trong nó nét đẹp tâm tư, suy nghĩ của người Việt. Bánh đi thành đôi, buộc bằng lạt đỏ tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung son sắt. Tuy bánh đơn giản nhưng chứa đựng trong mình cả một triết lý Á Đông sâu sắc. Lá bánh xanh mướt tượng trưng cho sự chung thủy của người vợ Việt Nam. Sợi dây kết đôi bằng lạt nhuộm đỏ mô phỏng sợi tơ hồng thể hiện tình vợ chồng. Bánh có màu vàng trong thể hiện tình yêu thương thầm kín, chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc của người vợ đối với chồng mình. Bánh bóc ra tỏa mùi hương mát dịu. Đưa cho người yêu thương cùng ăn là sự thể hiện tình cảm trìu mến với nhiều ý nghĩa. Hàm ý sâu xa của chiếc bánh nhắc nhở người chồng đừng quên tình nghĩa lứa đôi khi vấn vương vị bánh trong miệng. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế qua năm màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của quả dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh xay nhuyễn, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Nhân bánh hình tròn như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Cả nhân bánh, vỏ bánh lại được phủ lên một màu vàng ươm, mát mịn, chiết xuất từ quả dành dành. Bao nhiêu hương vị ấy tượng trưng cho bấy nhiêu tình nghĩa phu thê. Thế mới biết, nghĩa phu thê - nghĩa vợ chồng mặn nồng và triết lý đến thế nào! 2.6. Một số kiến nghị phát huy bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê để phục vụ và phát triển du lịch. Bánh phu thê là một món bánh đặc sản của vùng Kinh Bắc. Nó đã tạo nên nét đặc trưng rất riêng, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa Bắc Ninh. Đây là loại bánh không thể thiếu trong các lễ vật cưới hỏi cổ truyền của dân tộc ta. Trong chiếc bánh đơn sơ ấy chất chứa bao nhiêu những nét đẹp văn hóa của người dân Việt, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngày nay bánh phu thê vẫn tồn tại trên mảnh đất Bắc Ninh nhưng không có nhiều người hiểu hết giá trị của bánh. Vì vậy việc quảng bá món bánh đặc sản này cho mọi người trên khắp mọi miền đất nước cũng như du khách nước ngoài đã gặp phải nhiều khó khăn. Do đó muốn phát huy bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê để phục vụ và phát triển du lịch phải có những giải pháp cụ thể. Bánh phu thê là món bánh mang trong mình những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Bắc Ninh. Bản sắc văn hóa Bắc Ninh được thể hiện rất rõ trong món bánh này. Chính vì chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về vị trí và vai trò của bánh trong cơ tầng văn hóa Bắc Ninh. Chính quyền tỉnh phải có các chính sách khuyến khích các nhà làm bánh truyền thống, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần đối với người dân làm bánh để giữ lại bản sắc riêng của loại bánh rất độc đáo này. Bởi trong xã hội ngày nay, khi đời sống ngày càng được nâng cao, bánh phu thê dần trở thành một thứ quà phổ biến thì việc gìn giữ nếp xưa càng trở nên quan trọng. Ngoài ra phải truyền đạt cho mọi thế hệ sau về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của bánh phu thê đối với mọi người nơi đây thông qua hình thức tuyên truyền. Bên cạnh đó nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi làm bánh phu thê trong các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của tỉnh để tất cả mọi người đều có thể biết đến ý nghĩa của bánh phu thê – món bánh đặc trưng của xứ Kinh Bắc. KẾT LUẬN Có thể nói, bánh phu thê là một trong những loại bánh ngon nhất trong các món ăn truyền thống của Việt Nam. Nó đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của văn hóa ẩm thực Bắc Ninh. Bánh phu thê là sự hòa hợp giữa con người với đất, với trời, là sự giao duyên giữa người với người, giữa vợ với chồng. Đây là một món bánh nổi tiếng và gắn bó với người dân Bắc Ninh rất sâu đậm bởi nó nói lên tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt. Bánh phu thê là món bánh không thể thiếu trong các lễ vật cưới hỏi cổ truyền của dân tộc ta bởi bánh phu thê được coi là bánh của hạnh phúc. Trong chiếc bánh đơn sơ ấy chất chứa bao nhiêu những nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Bánh phu thê chiếm vị trí quan trọng và gắn bó gần gũi trong đời sống của mỗi người dân Bắc Ninh nói chung, người dân làng Đình Bảng nói riêng. Bánh phu thê không những mang đậm chất quê hương mà còn là nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc, là bản sắc của văn hóa Bắc Ninh. Vì vậy bánh phu thê vẫn giữ nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Băng Sơn, Mai Khôi (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam- Các món ăn miền Bắc , NXB Thanh niên Hà Nội 2. Nguyễn Ðức Khoa (1993), Các món ăn dân tộc cổ truyền NXB Văn hóa dân tộc. 3. Nguyễn Loan và Nguyễn Hoa (1994), Từ điển các món ăn Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin. 4. Nguyễn Nhã (2009) Bản sắc ẩm thực Việt Nam, NXB Thông Tấn 5. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Đại học sư phạm. 6. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục. 7. Từ Giấy (2001), Phong cách ăn Việt Nam, NXB Tự Điển Bách Khoa. 8. Xuân Huy (2000), Văn hóa ẩm thực và các món ăn Việt Nam, NXB Trẻ. 9. Http:// google.com.vn

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử với một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ xa xưa, nền văn hóa cổ truyền đã hình thành nên các đặc trưng mang dấu ấn văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể đến lễ hội. Lễ hội là một trong các yếu tố cấu thành nên nền văn hóa dân gian, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hợp của cộng đồng dân tộc Việt. Là quốc gia đa dân tộc vì thế mà lễ hội ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội đều mang dấu ấn và nét văn hóa riêng nhưng với tôi lễ hội vật Liễu Đôi là đặc sắc hơn cả bởi đây là một lễ hội làng độc đáo tiêu biểu của miền quê nơi tôi sinh ra. Đây là một lễ hội mang tinh thần thượng võ sâu sắc và có qui mô lớn trong hệ thống lễ hội truyền thống Việt Nam. Là một sinh viên ngành văn hóa học, lễ hội vật Liễu Đôi là một đề tài hấp dẫn thôi thúc tôi tìm hiểu nhằm trang bị kiến thức chuyên môn cho mình, nhưng bên cạnh đó đây cũng là dịp để tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn nét đặc sắc của văn hóa địa phương mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội làng tiêu biểu của văn hóa Hà Nam. Đây là một lễ hội độc đáo và có vị trí quan trọng trong mỗi người dân Hà Nam nói chung, người dân Thanh Liêm nói riêng. Vì vậy mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu sâu hơn về lễ hội ở làng xã mình. Qua đó để thấy được nét đặc sắc cũng như tầm quan trọng của lễ hội đối với mọi người dân nơi đây. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội lớn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân xứ Sơn Nam. Đây là một lễ hội được nhiều nhà nghiên cứu; nhà báo tìm hiểu, phân tích, đánh giá qua nhiều công trình với quy mô lớn như : Nhà sử học nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu “văn hóa Liễu Đôi”. Trong sách “Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi” Bùi Văn Cường, Nguyễn Tế Nhị đã nghiên cứu sự ra đời của lễ hội. Trong sách “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” Lê Kỳ đã đi sâu vào nguồn gốc cũng như tiến trình của lễ hội. Và còn nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo đã đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu lễ hội này. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tôi đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lễ hội vật Liễu Đôi ở Hà Nam Phạm vi nghiên cứu: không gian của lễ hội là tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : Phương pháp tổng quan tư liệu Phương pháp thống kê, lựa chọn Phương pháp so sánh, chứng minh, diễn dịch Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp Phương pháp tra cứu, khảo sát 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung gồm hai chương chính Chương 1. Khái quát về vùng đất Thanh Liêm Chương II. Tìm hiểu lễ hội vật Liễu Đôi B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Khái quát về vùng đất Thanh Liêm Thanh Liêm là một huyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Con sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng, chảy cắt ngang qua địa bàn huyện, gần như theo hướng Bắc Nam, từ thành phố Phủ Lý đến ngã ba ranh giới của huyện với hai tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Đó là vùng đất được tạo nên nhờ bàn tay con người, có dải núi đất kéo dài suốt từ Bắc tới Nam huyện làm thành một vòng cung hướng về phía Đông ôm lấy vùng đồng chiêm chũng. Đây là một huyện có rất nhiều sự khác biệt so với các huyện của tỉnh Hà Nam về cả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội : Vị trí địa lý Huyện Thanh Liêm có ranh giới phía Đông giáp huyện Bình Lục, góc phía Đông Bắc giáp huyện Duy Tiên, phía Bắc giáp thị xã Phủ Lý, phía Tây Bắc giáp huyện Kim Bảng, đều là các huyện thị của tỉnh Hà Nam. Phía Tây huyện Thanh Liêm giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình. Trên ranh giới phía tây của huyện có điểm ngã ba ranh giới của tỉnh Hà Nam với hai tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Tây Nam huyện giáp huyện Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình. Phía Đông Nam huyện giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định. Huyện bao gồm 2 thị trấn Thanh Liêm, Kiện Khê và 19 xã: Liêm Tiết, Liêm Phong, Liêm Cần, Thanh Hà, Thanh Tuyền, Thanh Phong, Thanh Thuỷ, Thanh Bình, Liêm Thuận, Thanh Lưu, Thanh Hương, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải, Thanh Nguyên, Thanh Tâm, Liêm Sơn, Liêm Túc và Liêm Thuận. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Địa hình Địa hình huyện chia thành hai vùng rõ rệt, phía tây và vùng núi đá vôi có nhiều điểm cao và hang động đẹp, phía đông là dãy đồi núi đất xen kẽ vùng đồng bằng. 2.1.2 Khí hậu Khí hậu của huyện Thanh Liêm mang đặc điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. 2.2. Tài nguyên thiên nhiên 2.2.1 Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.200,95 ha chiếm 53%, đất lâm nghiệp chiếm 26%, đất chuyên dùng chiếm 12,2%, đất khu dân cư chiếm 4,2%, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất vùng đồng bằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy, thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Vùng đồi núi chủ yếu tà đất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp. 2.2.2 Tài nguyên rừng Huyện có 520 ha rừng mới trồng, chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp và cây ăn quả như vải, nhãn, na dai, hồng không hạt... Hiện nay, đã có một số loại cây mới được đưa vào trồng thí điểm như măng tre Bát Độ phát triển khá tốt, cho giá trị kinh tế cao. 2.2.3 Tài nguyên khoáng sản Huyện có nguồn đá vôi với trữ lượng hàng tỷ m3, tập trung chủ yếu ở 5 xã Tây Đáy, trong đó có Thanh Nghị (Đồng Ao) và thị trấn Kiện Khê. Ngoài ra còn có mỏ sét ở xã Liêm Sơn: Thanh Tâm, Thanh Lưu trữ lượng hàng triệu m3 dùng làm chất liệu phụ gia cho sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận cùng với mỏ đá trắng cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất. 2.2.4 Tài nguyên nước Thanh Liêm có nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang được các xã khai thác xử lý phục vụ cho sinh hoạt như Kiện Khê, Thanh Nguyên, Liêm Sơn... Ngoài ra, sông Đáy và sông Châu Giang cũng là nguồn nước tới phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân). 3. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1 Dân số Năm 2003, dân số toàn huyện là 137.552 người, số người trong độ tuổi lao động là 58.5 nghìn người (chiếm 43%), lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản là 53.743 người. 3.2. Kết cấu hạ tầng Cấp điện: 20/20 xã, thị trấn trong huyện đã có điện lưới quốc gia với tồng công suất 12.420 KVA và 69 trạm biến áp, có 2 trạm trung gian là Thanh Lưu và E32. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,8%. Cấp nước: Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 65%. Dự án nước sạch khu vực trung tâm huyện lỵ đang được thi công hoàn thiện và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2004. Giao thông: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam đi qua 3 xã của huyện là Liêm Tiết, Liêm Cần, Liêm Phong với chiều dài 5 km. Đường thủy nội địa trên địa bàn có 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Châu Giang. Thông tin liên lạc: Bưu chính - viễn thông phát triển với tốc độ cao, mạng viễn thông được trang bị 3 trạm chuyển mạch với dung lượng 4.700 số, đảm bảo thông lin chất lượng cao. Năm 2003, huyện có 4.180 máy điện thoại, đạt tỷ lệ 3 máy/100 dân. 100 % số thôn trong huyện có điện thoại. 20/20 xã, thị trấn trong huyện có đài truyền thanh, đảm bảo 100% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp. 4. Tiềm năng du lịch Thanh Liêm có tiềm năng du lịch khá lớn với nhiều hang động đẹp, đã từng là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Huyện có vùng đồi rừng rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Kẽm Trống, chùa Tiên và hệ thống đình chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử như chùa Trinh Tiết, chùa Châu, chùa Đá, chùa Lại Xá thờ Lý Thường Kiệt... Huyện có 13 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia. Chương II. Tìm hiểu lễ hội vật Liễu Đôi Giới thiệu chung về lễ hội 1.1. Nguồn gốc của lễ hội Liễu Đôi là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ. Ở đây có hội vật nổi tiếng, thu hút các đồ vật gần xa đến tham dự đua tài. Người dân Liễu Đôi lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của lễ hội và cả những truyền thuyết liên quan đến vật võ và hội vật võ mà di tích còn in dấu đậm đặc trên mảnh đất này. Truyền thuyết Liễu Đôi kể rằng ở đây có một chàng trai họ Đoàn có sức mạnh phi thường, vóc dáng to khỏe ( mình cao 7 thước, lưng rộng mấy ôm, dáng đi như hổ ) lại giỏi võ, một mình địch nổi năm trai tráng trên sới vật. Một hôm, ở Nương Cửi, tự nhiên có một ánh sáng xanh chói lòa phát ra, dân làng vô cùng hoảng sợ, chỉ có chàng trai họ Đoàn nọ dám đi tới và nhận thấy ánh sáng ấy phát ra từ một thanh gươm đặt trên một tấm khăn đào. Mọi người đều thử, nhưng chỉ chàng trai lấy được khăn đào từ trong lửa và nhấc nổi thanh kiếm. Chàng cầm kiếm vái trời đất, bái tạ thần linh, tay cầm gươm, lưng thắt chiếc khăn đào, múa gươm cho dân làng xem. Chàng vốn say mê võ vật, từ ngày được kiếm quý, chàng lại mang kiếm quý ra múa báo hiệu cho bốn phương về Liễu Đôi vui hội vật võ. Khi có giặc phương Bắc kéo tới. Chàng dựng cờ cùng trăm họ lên đường đánh giặc lập nhiều chiến công. Trong đoàn quân của chàng có nữ tướng họ Bùi rất dũng cảm, hai người thề ước với nhau. Trong một trận giao tranh ác liệt chàng đã bị tử trận, thi hài được mang về quê hương. Khi bị tử thương, chàng dặn lại mưu kế đáng giặc, lúc qua đời mặt vẫn hướng về phương Bắc như muốn trối trăng điều gì. Giặc tan, nữ tướng họ Bùi đến viếng mộ chàng nhưng do quá đau buồn, quá xúc động, uất lên mà chết. Nữ tướng đã chết trên ngựa khi cách mộ chàng chừng vài trăm bước. Dân Liễu Đôi thương nhớ, lập đền Ông thờ chàng, gọi là Thánh Ông, lập đền Bà thờ nữ tướng, gọi là đền Tiên Bà. Hàng năm làng mở hội vật để tưởng niệm, gọi là hội Thánh Tiên (gọi tắt hai chữ Thánh Ông–Tiên Bà), đó là lễ hội vật Liễu Đôi. Về nguồn gốc của lễ hội vật Liễu Đôi còn có truyền thuyết khác trong đó có thuyết gắn liền với câu chuyện xa xưa về “Pho tượng nổi” có hình dáng một số vật do trẻ chăn trâu bắt được. Thấy hay hay, lũ trẻ xúm vào vật nhau với pho tượng. Nhưng tượng chỉ có một, nên chúng xoay ra thi vật với nhau cho ông tượng xem. Mỗi lần như thế, sức khỏe của chúng tăng lên gấp bội. Người lớn nghe chuyện cũng thử vật xem sao, quả nhiên được ứng nghiệm. Dân Liễu Đôi bèn lập miếu thờ ông tướng và hằng năm mở hội vật võ. Nhưng rồi cùng với tiến trình của lịch sử, những lớp phù sa văn hóa kế tiếp được bồi đắp thêm lên, trong đó có câu truyện của chàng trai họ Đoàn và nữ tướng họ Bùi. Hai người kết duyên với nhau. Chàng trai họ Đoàn hy sinh trong một trận chống giặc phương Bắc, còn nữ tướng họ Bùi sau đó đã chết trên mình ngựa trong một chuyến về thăm mộ chồng. Đó là hai truyền thuyết về sự ra đời của lễ hội vật Liễu Đôi. 1.2 Thời gian, địa điểm Lễ hội kéo dài từ mùng 5 tháng Giêng cho đến hết ngày mồng 10 tháng Giêng. Lễ hội diễn ra tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hội tổ chức trên khu đất “Nương Cửi”- đất Thánh. 1.3 Đối tượng suy tôn Đối tượng suy tôn là ông Thánh họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường có công đánh giặc cứu nước đồng thời là ông tổ của vật võ. 1.4. Đối tượng tham dự lễ hội Tham dự hội là dân làng Liễu Đôi và các làng có truyền thống vật võ gần xa. Hội vật võ Liễu Đôi cho phép phụ nữ được tham gia, chị em cũng được ra dóng với đao, côn, kiếm, quyền… không thua kém con trai. 1.5. Đặc điểm của lễ hội Đó là đấu vật, lễ chém chữ (lễ Trảm tự), thi nói vè, thi món ăn đặc sản chế biến từ lươn, ốc, ếch, cá. Tiến trình của lễ hội Vật, võ là một hoạt động vui khỏe có tính chất truyền thống của nhân dân ta. Khỏe để dựng làng, dựng nước, khỏe để giữ làng, giữ nước. Cho nên vật- võ dần trở thành một hoạt động thượng võ, một hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Việt. Nhưng nếu như ở nhiều nơi vật chỉ là trò vui khỏe, làm đường viền cho hội làng cùng hàng loạt trò vui khác, thì ở Liễu Đôi - mảnh đất giàu truyền thống thượng võ thì vật - võ là toàn bộ nội dung của hội làng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội: “… Tùng, tùng, tùng… Trống giục tùng tùng. Hội vật Liễu Đôi Mồng năm cho đến mồng mười Khắp nơi kéo đến, người người đua chen Thức ngon, vật là như nêm Trai thanh gái lịch về đền cầu may Vật tài, võ giỏi cao tay Quần hồng, áo tía như mây kéo về…” Hay “Côn quyền la hán, la hào Còn như vật võ thì vào Liễu Đôi.” Ở đây các cụ thường nói “cứ nhất niên nhất lệ”, Liễu Đôi phải mở lễ hội vật. Hễ trên không cho phép, thì phải vật trộm để “dân khang vật thịnh”, trong làng mới yên. Hàng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lại diễn ra lễ hội vật để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ đã có công đánh giặc cứu nước (ông tổ của vật võ có công chống ngoại xâm). Hội vật võ Liễu Đôi, còn gọi là hội Thánh Tiên. Hội tổ chức trên khu đất “Nương Cửi”- đất Thánh (với hình thể “tiền tam thái, hậu ngũ nhạc), từ sáng mồng năm Tết, mồng mười mới rã đám. Chiều mồng bốn người ta đã dựng xong rạp, đóng xong dóng quanh sới vật. Rạp bằng tre, lợp cót, trong bày hương án, là nơi sẽ để bài vị của Thánh. Cửa rạp mở về hướng Đông. Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội vật Liễu Đôi ở Hà Nam cũng bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội. 2.1 Phần lễ 2.1.1 Lễ rước Thánh vào đóng Đầu tiên là lễ rước Thánh vào dóng: Dóng tức là nơi tổ chức vật, rước thánh vào dóng tức rước kiệu Thánh Ông từ đền vào dóng vật. Lễ rước trang nghiêm đậm tinh thần thượng võ. Không khí trang nghiêm biểu lộ ở tinh thần thượng võ, lòng ngưỡng mộ của dân chúng đi xem. Lễ vật dâng thánh là lễ chay, gồm mấy phẩm oản, vài bẹ chuối, một nậm trà (thay cho rượu). Đi đầu đám rước là một cụ già tay cầm gương, bước đi giật lùi theo hướng kiệu. Phụ giá mỗi bên 18 người để đốt lửa hội Thánh. Khi kiệu Thánh vào dóng thì làm lễ tế. Lễ tế bắt đầu. Vật tế cũng rất đơn giản : oản, chuối và nước trà pha vào nậm giống lễ vật dân Thánh. Vì Thánh lúc sinh thời theo đạo Phật, nên nay chỉ tế chay. 2.1.2 Lễ phát hỏa Sau lễ tế Thánh là lễ phát hoả. Rước Thánh vào hội dóng, người ta đốt lên một ngọn lửa lớn, lửa bốc rừng rực để tưởng nhớ lại ngọn lửa xanh thần diệu bốc lên từ thanh gươm phát hỏa mà trời ban cho đất Liễu Đôi ở cánh Nương Cửi, tượng trưng cho ngọn lửa năm nào cháy sáng ở đất Nương Cửi khi chàng trai họ Đoàn nhặt được chiếc gươm thiêng. Người ta tin rằng ngọn lửa thiêng ấy vẫn cháy sáng mãi suốt từ xưa cho đến nay. 2.1.3 Lễ trao gươm và thắt khăn đào Tiếp đó là lễ trao gươm và thắt khăn đào tưởng nhớ việc chàng trai họ Đoàn nhận thanh gươm thần và tấm khăn đào. Trống thiêng vẫn nổi lên. Một cụ già cao tuổi, có uy tín được làng cử làm người cầm trống cái điều khiển hội ra nhận thanh gươm trên kiệu Thánh, múa trang nghiêm và đẹp mắt rồi trao lại gươm cho một đô đoạt giải năm trước, đồng thời trao cho đô chiếc khăn đào (cũng trên kiệu)- trao trong tư thế ngồi. Động tác này gợi lại cảnh chàng trai họ Đoàn nhặt được thanh gươm thiêng và khăn đào của trời ban thưởng để rồi từ đó mà thành tài, thành người hữu ích cho quê hương. 2.1.4 Lễ múa cờ tụ nghĩa Sau đó là lễ múa cờ tụ nghĩa, điệu múa này còn có tên là "thiên nhân kỳ trận". Điệu múa này có hai hoặc bốn người tham gia, mỗi người một lá cờ đỏ hình vuông, vừa đi vừa múa theo nhịp trống từ hai bên kiệu ra giữa dóng vật. Đây là điệu múa khỏe và đẹp, lúc xoay tròn, lúc lên cao xuống thấp, như kêu gọi anh hùng các nơi cùng về tụ hội làm việc nghĩa thuở nào của Đức Thánh. 2.1.5 Lễ Thanh động Cuối cùng là lễ thanh động. Lễ này bắt đầu bằng tiếng trống cái ở dóng nổi lên liên hồi cùng với tiếng pháo nổ ran, tiếng chuông, cồng, mõ, thanh la tại khu vật võ và tất cả các đền chùa trong vùng đều nhất tề hưởng ứng hoà với tiếng reo hò cổ vũ sôi nổi. Tiếng hò reo vang dậy tạo nên không khí hào hứng của một thời tụ nghĩa dấy binh nổi trận. 2.2 Phần hội Sau những nghi thức long trọng của phần lễ thì các cuộc vật võ bắt đầu. Trước khi vào những cuộc vật võ chính thức thì lễ hội có nhiều nghi thức bắt buộc. Phần hội trong lễ hội diễn ra với nhiều trò thu hút đông đảo người xem. 2.2.1 Những nghi thức bắt buộc trong phần hội 2.2.1.1 Nghi thức “ năm keo trai rốt” Đầu tiên là nghi thức gọi là năm keo trai rốt. Trai rốt là hai cậu con trai của làng ra đời cuối cùng trong năm qua. Mở đầu cuộc vật, làng gọi tên hai trai rốt ra vật năm keo trình làng, lễ thánh. Tất nhiên trai rốt hãy còn bé chưa vật được nên bố phải ra vật thay. Lệ quy định, hai ông bố chỉ vật biểu diễn, không được vật thật để đối phương ngã, bởi vì hai ông bố ra vật với mục đích trình làng, trình Thánh chứng giám để hai đứa trẻ tương lai sẽ trở thành hai đồ vật võ. Vì vậy nếu để bị ngã thì làng sẽ bắt phạt cả hai. Có khi bố đi vắng thì ông nội phải ra vật thay, không được bỏ cuộc. Năm keo trai rốt còn gọi là năm keo giao diệt, nghĩa là vật để cầu khỏe, và cũng là giữ bền phong tục là lệ làng, là con người làng này phải khỏe từ lúc lọt lòng. Với lệ này, người dân Liễu Đôi muốn nhắn nhủ con cháu là sinh ra làm anh con trai thì trước hết phải là trai vật võ. 2.2.1.2 Nghi thức đô xã làm nền Tiếp theo là nghi thức đô xã làm nền, có nghĩa là đô Liễu Đôi vào đóng trước, giao đấu trước để gây không khí, khuyến khích tinh thần cho đô vật bốn phương. Khi đô vật bốn phương đã hăng say rồi thì đô vật Liễu Đôi rút ra, nhường đóng cho khách, chỉ đứng ngoài cổ vũ động viên là chính. Và khi đô vật bốn phương đã sẵn sàng rồi thì họ được mời vào cuộc thi hết sức gay go và hứng thú. 2.2.2 Hội vật 2.2.2.1 Diễn biến của các cuộc vật Sau những nghi thức trên thì hội vật cũng bắt đầu. Vào dóng đô vật chỉ được đóng khố, không được mặc quần áo. Có hai loại khố bao và khố bẹ. Khố bao là khố may thành túi đựng trấu và chỉ quấn ngang lưng cho êm, cho thêm vẻ đẹp. Khố bẹ là khố dài, sau khi quấn xong vẫn thừa hai đầu xòe ra trông rất đẹp. Mỗi khi đô đang cuộc vật trước và sau khi vật, các đô phải kiêng cởi áo và xỏ áo vào tay phải trước vì tay phải là tay cầm giáo, cầm gươm, tay lợi thế trong đấu vật. Cần cởi áo hoặc xỏ áo, họ dùng tay trái, vì thế, tay trái còn gọi là tay áo. Trong dóng, những miếng hiểm độc làm hại đối phương bị cấm ngặt. Ai phạm luật bị xử rất nghiêm khắc. Người phạm luật bị phạt đứng ở giữa dóng cho một đô vật khỏe hơn bê vứt ra khỏi dóng và năm đời con cháu không được tham gia vật võ. Bởi hội rất chú trọng đến sinh mạng và tình nghĩa con người khi thi đấu. Tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà có thể bị đuổi ra khỏi dóng, hoặc “treo đấu” mấy năm sau. Dân chúng thì nguyền rủa thậm tệ. Họ xem đấy là những “thằng lái”, những kẻ “nghịch tặc” chứ không còn là người đáng tôn trọng nữa. Trước khi vào vật, các đô phải đến lễ Thánh rồi mới được “vuốt giải”. Vật ở đây có nhiều kiểu, nhiều miếng vừa hữu hảo, đẹp mắt lại vừa quyết liệt nghiêm túc. Những miếng thường thấy các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng táng, miếng háng, miếng bành, miếng gốc, miếng bốc, miếng càn, chớp đảo ngã ba… thật bí hiểm và ngoạn mục khiến người xem hồi hộp theo dõi và cổ vũ. Đặc biệt người dân Liễu Đôi rất có sở trường về miếng háng. Tục ngữ địa phương đã tổng kết : “Miếng sườn Bồng Lạng Miếng háng Liễu Đôi” Đối với vật võ ngoài sức lực, các đô còn phải có kỹ thuật, có miếng mới mong thắng được đối phương. Câu cửa miệng của các đô vật “Đô vật mười năm phải nằm vì mất miếng” là một kết luận có tính chất lành nghề. Điều khiển vật võ là một người cầm trống. Người này phải hiểu biết, tinh nhanh, trung thực, công bằng. Khi cất lên ba tiếng trống thong thả là trống gọi vật, khi đánh ba tiếng liên tục là có ý nghĩa thúc giục các đô hãy cố gắng lên. Khi mất trật tự thì gõ tang hai tiếng một và sau đó trương tuần sẽ xuất hiện. Kết thúc một keo vật thì gõ tang một hồi ngắn. Ai bị nhấc bổng hai chân lên khỏi mặt đất là thua. Trong ngày hội trống là một yếu tố quan trọng. Người cầm trống giỏi sẽ động viên các đô rất hiệu lực. Cuộc tranh tài giữa hai đô vật trên sới ngày càng quyết liệt. Những giây phút căng thẳng tiếng trống sẽ góp phần tạo nên không khí náo nhiệt, tưng bừng cho hội. Trong giao đấu, ai bị xây xát thì cứ lấy đất trong dóng mà đắp vào khắc khỏi vì đấy là đất Thánh- quê hương che chở cho con người. Xưa kia ông tổ họ Đoàn cũng đã làm như thế mà khỏi. 2.2.2.2 Giải thưởng của hội vật Vào giải, ai thắng được năm keo liền thì được vào vòng giải. Hội bao giờ cũng phải có giải thưởng để khuyến khích dân chúng. Giải chia làm ba loại: giải cọc, giải thứ và giải cuộc. Giải cọc là giải cao nhất, cả hội chỉ có một giải, ai thắng tất cả các đô trong hội thì mới được giải cọc. Giải thứ có ba bậc: giải nhất, giải nhì, giải ba. Mỗi bậc có thể có nhiều người được giải chứ không độc nhất vô nhị như giải cọc. Giải cuộc là giải thưởng cho bất cứ đô nào đã vào dóng (kể cả thắng lẫn thua). Đây là giải khuyến khích tinh thần say mê vật võ. Sự khuyến khích ấy đã thu hút được nhiều người tham gia và qua đó có thể bồi dưỡng được nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. Giải thưởng do khách thập phương góp lại. Được nhiều thì giải to, được ít thì giải nhỏ. Đã có năm giải cọc được nhận khá nhiều: một nồi ba, năm mâm thau, hai vò rượu tăm, một thùng nếp, mộ ô lục soạn, một khăn xếp, năm mươi quan tiền. Song cũng có năm giải cọc chỉ được vài ba chục quan mà thôi. Hiện nay giải thưởng của hội cũng là tiền hảo tâm của thập phương công đức, ngoài việc chi vào đèn nhang, còn lại bao nhiêu phải chi hết vào giải, nếu còn chút ít thì cho người nghèo ngay tại chỗ, không được dùng vào việc khác. Tuy nhiên, những người được giải dù to hay nhỏ đều lấy làm vinh dự vì họ quan niệm:“ Một trăm tiền không bằng một đồng tiền thưởng”. Nó là lộc, là khước, có ý nghĩa linh thiêng. Tuy vậy do khước hội là của mọi người nên ai cũng có quyền chung hưởng và vun đắp hội với tấm lòng thành kính của mình. Vì vậy mà trước cổng hội bao giờ cũng có một thiếu nữ cầm bó hương đang cháy để tặng cho khách mỗi người một cây và khách cũng phải giữ hương luôn đỏ vì “ hương có đỏ thì võ mới thiêng”. 2.2.3 Hội thi món ăn đặc sản Liên quan đến lễ hội vật Liễu Đôi còn có hội thi món ăn đặc sản trước hôm mở hội do bàn tay chế biến khéo léo của các bà, các chị mang đến hội thi để tranh tài như : lươn nấu măng, gà đồng (ếch), ốc bồ hóng, chè bà cốt, rượu tăm… Món ăn nào được làng trao giải mới được đem bán phục vụ khách thập phương trong những ngày hội. 2.2.4 Các cuộc thi khác Ngoài việc vật võ, hội làng Liễu Ðôi còn tổ chức nhiều thú vui khác như hát vè, hát đối đáp... Ngoài ra trong thời gian của hội còn có các cuộc thi khác như: đấu côn, đấu quyền, đấu kiếm… 3. Đặc trưng của lễ hội vật Liễu Đôi Lễ hội vật Liễu Đôi được tổ chức ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đặc trưng của lễ hội đó là những điểm sau đây: Ở các lễ hội khác, vật võ chỉ là trò vui thể thao thì trong lễ hội Liễu Ðôi này, vật võ lại là nội dung chính của ngày hội. Đặc trưng của lễ hội còn được thể hiện ở tinh thần thượng võ. Tinh thần thượng võ trong hội được khích lệ đến mức rất cao. Ai biết võ nghệ sẽ được xem là con nhà “nòi giống” sẽ làm nên mọi sự nghiệp trong đời. Tinh thần thượng võ của người dân Liễu Đôi còn được thể hiện ở lễ trầm tự, được tiến hành vào đêm 30 tết tại chùa Ba Chạ. Trầm tự có nghĩa là chém chữ. Tương truyền có một vị tướng đời nhà Trần khi về đây thao binh luyện tướng đến khi ra quân đã trao lại cho 5 làng của xã Liễu Đôi một cuốn binh thư có tên là Võ trận. Người dân Liễu Đôi truyền đời phải học thuộc cuốn binh thư đó. Đêm ba mươi tết, các tộc trưởng đeo gươm vào đền thờ Thánh trước mặt là băng giấy ghi chữ đầu trang của tập Võ trận. Đúng giao thừa, đèn nến vụt tắt, mỗi tộc trưởng vung gươm chém một nhát lên băng giấy trước mặt. Chém được đoạn giấy nào thì nhận lấy đoạn giấy ấy. Xong lễ, đèn nến sáng trở lại, từng họ xem các chữ đầu của băng giấy biết được họ mình năm đó phải học thuộc đoạn nào trong sách. Nhiều năm như thế, các dòng họ có thể thuộc lòng quyển binh thư. Đến thời Pháp thuộc, việc dùng gươm chém băng giấy đã được thay bằng việc rút thẻ. Ngày nay, cuốn Võ trận không còn nên lễ trầm tự cũng không còn nhưng ký ức về tục lệ đó đã chứng tỏ tinh thần thượng võ sâu đậm của người dân Liễu Đôi. Đặc trưng của lễ hội còn thể hiện trong tiến trình của lễ hội với một hệ thống nghi thức và tục lệ chặt chẽ và có mối quan hệ hữu cơ nhiều chiều giữa các tục lệ, giữa các thôn làng theo chiều dài lịch sử chưa xác định được rõ ràng do tính thời gian của nó đã làm cho lễ hội vật Liễu Đôi nổi bật trên cái nền vật võ có truyền thống của toàn huyện Thanh Liêm. 4. Giá trị của lễ hội vật Liễu Đôi Có thể nói lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội lớn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân xứ Sơn Nam. Đây là lễ hội mang tinh thần thượng võ sâu sắc và có qui mô lớn trong hệ thống lễ hội truyền thống. Chính vì do Liễu Đôi là một vùng chiêm chũng, đất đai hầu hết chìm dưới mặt nước, điều kiện canh tác khó khăn nên người dân nơi đây phải lặn lội cùng với sóng gió. Hơn nữa quân xâm lược phương Bắc đã đặt chân đến đây khá sớm nên đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt để chống chọi với thiên tai, với quân xâm lược. Chính vì vậy mà dân chúng Liễu Đôi trai cũng như gái phải vật võ rồi say mê vật võ. Nó trở thành một nếp sinh hoạt thường tình như mọi sinh hoạt khác nên đến nay hội vật võ vẫn còn. Với người Liễu Đôi vật võ là để cho khỏe người, để có đủ sức mà sản xuất, mà chống giặc ngoại xâm chứ không phải là một trò tranh chấp hơn thua của những kẻ muốn “làm anh, làm chị” thiên hạ: “Ngàn năm võ vật đua tài Vạn năm sông rộng núi dài tổ tiên” Đó là ý nghĩa của mỗi người. Ý thức đó như nằm trong tiềm thức của mỗi người dân Liễu Đôi mà ngày hội chỉ là sự nở rộ của những bông hoa đẹp nhất. Tinh thần vật võ Liễu Đôi như một ngọn lửa âm ỉ trong lòng người dân vùng này, không kể giới nào, tuổi nào. Thi vật đã trở thành một tục lệ đẹp rồi mọi người tham gia. Đã là tục lệ thì không thể thiếu được. Bằng mọi cách họ cũng phải tổ chức vật võ đầu năm. Vật Liễu Đôi là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, có tính bền bỉ, trường tồn cùng với thời gian. Ở Liễu Đôi, vật võ đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống thường ngày mà ông tổ họ Đoàn kia là một biểu tượng tốt đẹp kết tinh tất cả mọi ước muốn suy tư cho mọi người dân. Lễ hội vật Liễu Đôi thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của nhân dân Việt Nam, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. C. PHẦN KẾT LUẬN Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội làng tiêu biểu của văn hoá Hà Nam để ghi nhớ công lao của chàng trai họ Đoàn giỏi võ đã có công đánh giặc cứu nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay lễ hội vật Liễu Đôi vẫn còn tồn tại ở vùng đất chiêm trũng. Đây là một lễ hội có tính bền bỉ và trường tồn cùng người dân nơi đây. Lễ hội vật Liễu Đôi là một lễ hội lớn, độc đáo mang đậm tinh thần thượng võ của người dân Liễu Đôi. Lễ hội thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của nhân dân Việt Nam, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đến Liễu Đôi dự lễ hội vào đầu xuân ngoài việc ôn lại tinh thần truyền thống, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của văn hóa địa phương, tham dự các cuộc thi tài, chúng ta còn có thể thưởng thức những thú vui như hát đối đáp, nghe những khúc dân ca trữ tình nơi đất đồng chiêm mà còn được nếm những món ăn đặc sản do những người dân ở vùng chế biến. Có thể nói đây là một lễ hội được tổ chức quy mô theo đúng quy trình và nghi thức của lễ hội truyền thống, các nghi thức tế lễ, rước, sinh hoạt văn nghệ được tổ chức long trọng, sinh động…Là người con của quê hương Hà Nam thân yêu không một ai là không biết tới lễ hội vật Liễu Đôi. Lễ hội sẽ còn mãi còn mãi trong lòng những người dân nơi đây và sẽ tồn tại cùng cuộc sống của mọi người dân Hà Nam nói chung, người dân Thanh Liêm nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1. Http:// google.com.vn 2. Báo chí, tạp chí văn hóa nghệ thuật ngày nay. 3.Bùi Văn Cường, Nguyễn Tế Nhị “Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi”, Nxb Khoa học xã hội. 4. Nhiều tác giả “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê.doc