Bản chất phương pháp phân loại đất theo FAOUNESCO?

Bản chất phương pháp phân loại đất theo FAOUNESCO? Giống như phương pháp phân loại đất Soil Taxonomy, các tác giả của hệ thống phân loại FAO- UNESCO cũng dựa vào tính chất hiện tại của đất có liên quan tới nguồn gốc, điều kiện và quá trình hình thành để tiến hành phân .

pdf9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản chất phương pháp phân loại đất theo FAOUNESCO?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản chất phương pháp phân loại đất theo FAO- UNESCO? Giống như phương pháp phân loại đất Soil Taxonomy, các tác giả của hệ thống phân loại FAO- UNESCO cũng dựa vào tính chất hiện tại của đất có liên quan tới nguồn gốc, điều kiện và quá trình hình thành để tiến hành phân loại. Như vậy có thể cho rằng phương pháp của FAO- UNESCO cũng là phương pháp định lượng (định lượng tầng chẩn đoán và tính chất chẩn đoán). Chỉ có tính chất hiện tại được định luợng hoá mới đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Những đặc điển về yếu tố, quá trình hình thành tác động đến đặc tính đất có thể xác định được mới đưa vào sử dụng trong phân loại. Nội dung của phương pháp Cơ sở của phương pháp Giống như phương pháp phân loại đất Soil Taxonomy, các tác giả của hệ thống phân loại FAO- UNESCO cũng dựa vào tính chất hiện tại của đất có liên quan tới nguồn gốc, điều kiện và quá trình hình thành để tiến hành phân loại. Như vậy có thể cho rằng phương pháp của FAO- UNESCO cũng là phương pháp định lượng (định lượng tầng chẩn đoán và tính chất chẩn đoán). Chỉ có tính chất hiện tại được định luợng hoá mới đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Những đặc điển về yếu tố, quá trình hình thành tác động đến đặc tính đất có thể xác định được mới đưa vào sử dụng trong phân loại. Nội dung của phương pháp a. Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất Nội dung này bao gồm thu thập và nghiên cứu các tư liệu có liên quan tới các yếu tố tự nhiên trong học thuyết hình thành đất, gồm: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con người. Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên theo một hệ thống chỉ dẫn chặt chẽ của phương pháp để có thể xử lý trên máy điện toán. b. Xác định tầng chẩn đoán và tính chất chẩn đoán Tầng đất là lớp đất nằm song song với mặt đất có các đặc tính sinh ra do các quá trình hình thành đất, được phân biệt với tầng nằm kề cận bởi đặc tính có thể đo đếm hay quan sát khi nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp với phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm. Tầng chẩn đoán (diagnostic horizons) là tầng đất mà các tính chất đã được định lượng hoá, dùng để xác định tên đơn vị đất (name of units). Đặc tính chẩn đoán (diagnostic properties): một số tính chất được sử dụng để phân chia các đơn vị phân loại đất trừ nhóm chính (major group) không thể coi là tầng đất. Các tính chất chẩn đoán nhất thiết phải được định lượng hoá. Tương tự như trong Soil Taxonomy, các tầng chẩn đoán cũng phân thành 2 nhóm tầng: tầng chẩn đoán bề mặt (Surface horizons) và tầng chẩn đoán phía dưới (Subsurface horizons). Bảng dưới trình bày một số tầng chẩn đoán và tính chất của chúng được dùng để đặt tên đất. Mỗi tầng chẩn đoán cần đạt được một số tiêu chuẩn định lượng rõ ràng thì mới đặt được tên. Ví dụ, tầng A.mollic cần có 6 tiêu chuẩn, tầng B argic cần có 7 tiêu chuẩn. Tương tự các đặc tính chẩn đoán cũng cần đạt nhiều tiêu chuẩn. Sự khác biệt ở đây là để gọi tên đặc tính chẩn đoán không nhất thiết phải sử dụng tất cả các tiêu chuẩn đạt được mà nhiều trường hợp chỉ cần dùng một số trong đó. Ví dụ, đặc tính Andic chỉ cần 1, 2 hay cả 3 tiêu chuẩn; đặc tính Fluvic chỉ cần 1 trong 2 tiêu chuẩn đạt được. c. Vật liệu chẩn đoán (diagnostic materials) Vật liệu chẩn đoán có ý phản ánh mẫu chất nguyên thuỷ không còn biểu hiện quá trình phát sinh đất để lại dấu hiệu đáng kể. Sau đây là một số trong nhiều vật liệu đất: các vật liệu do hoạt động của con người như phân bón, chất thải,... cacbonat (Calcaric), hữu cơ (organic), lưu huỳnh (sulfudic), phù sa (fluvic), vật liệu núi lửa (tephric). d. Nghiên cứu danh pháp và hệ thống phân vị Danh pháp được sử dụng Khác với Soil Taxonomy, ngoài các danh pháp có nguồn gốc Latin, Hylạp, Ðức ra thì một số danh pháp có nguồn gốc các thứ tiếng khác vẫn được sử dụng để chỉ những đất đặc thù của đới khí hậu đồng thời mang tính hoà hợp cao như: đất Podzols, đất Solonetz, đất Chernozem, đất Kastanozem theo tiếng Nga; đất Renzin theo tiếng Balan; đất Andosols theo tiếng Nhật... Tuy nhiên, việc sử dụng danh pháp rộng rãi thể hiện thiếu tính thống nhất và chặt chẽ trong hệ thống phân loại mặc dù các đất đó có diện tích đáng kể và đã được nghiên cứu khá kỹ ở các nước này. Hệ thống phân vị So với Soil Taxonomy, hệ thống phân vị của FAO-UNESCO đơn giản hơn nhiều, bao gồm 4 cấp, đó là: nhóm chính (major groups) -> đơn vị (units) -> đơn vị phụ (sub units) -> pha (phase). Các nhóm chính và các đơn vị đất được phân chia trên cơ sở điều kiện địa lý và bối cảnh tiến hoá. Trong tài liệu năm 1988 FAO-UNESCO công bố có 28 nhóm đất chia ra 8 cột (bảng 15.6) bao gồm 153 đơn vị đất Trong hệ thống phân loại WRB (Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới) đã bổ sung thêm 3 nhóm đất mới: đất băng giá (Cryosols), đất cứng rắn (Duripans) và đất nâu sẫm nhân tác (Umbrisols) đồng thời loại bỏ nhóm đất xám thảo nguyên (Greyzem) để nhập vào nhóm đất nâu thẫm Phaeozem (Phaeozems) và đổi tên nhóm đất potzon nâu (Podzols) thành tên nâu đen tầng mặt bạc trắng (Albeluvisols). Bên cạnh đó WRB tuỳ vào trường hợp cụ thể về vị trí, mức độ, tính chất của tầng, của đặc tính, hay của vật Như vậy hệ thống này có 30 nhóm đất và số đơn vị đất tăng lên đáng kể. Ðơn vị đất là đơn vị phân loại mức thứ 2 được xác định bởi một biểu hiện rõ ràng của quá trình hình thành, biến hoá của đất và tên gọi theo danh pháp có nguồn gốc Latin, Hylạp hay những thứ tiếng khác. Các danh pháp này là những thành tố để gọi tên đất. Ta có rất nhiều thành tố. Sau đây nêu một số rất ít trong các thành tố đó làm ví dụ *: • Albic: Lat. albus, trắng, chỉ đất bị rửa trôi mạnh. • Cambic: Lat. cambiare, biến đổi, chỉ đất có biến đổi: màu, cấu trúc hay độ chặt. • Haplic: Hyl. haplos, đơn giản, điển hình, chỉ đất có tầng điển hình. • Thionic: Hyl. theion, sulfua, hàm ý sự có mặt của vật liệu sulfua. • Rhodic: Hyl. rhodon, đỏ, chỉ đất có màu đỏ. • Lithic: Hyl. lithos, đá, chỉ đất rất mỏng. • Eutric: Hyl. eu, tốt, phì nhiêu, chỉ đất có độ bão hoà cao. ....... * Nhiều danh pháp chúng ta đã được làm quen trong phương pháp Soil Taxonomy. Ðơn vị phụ đất là cấp phân vị thứ 3 trong hệ thống phân loại. Cấp này không thể thể hiện được trên bản đồ thế giới tỷ lệ 1/5.000.000, vì thế được áp dụng cho từng quốc gia. Tuy nhiên một số nguyên tắc chung cần kèm theo để đảm bảo tính thống nhất của các đơn vị đất. Như vậy ta có các dạng phương thức thêm tiếp đầu ngữ khác nhau như sau: 1) Ðơn vị phụ được lập trung gian giữa các nhóm chính ở mức thứ nhất, ví dụ: Gleyi-Dystric Fluvisols (FLdg) là Dystric Fluvisols có biểu hiện đặc tính gleyic trong phạm vi 100 cm. Andi-Humic Ferralsols (FRha) là Humic Ferralsols có hỗn hợp vật liệu tro núi lửa (andic). 2) Ðơn vị phụ đất được lập trung gian giữa các đơn vị đất ở mức thứ 2, ví dụ: Stagni- Gleyic Luvisols (LVgj) là Gleyic Luvisols thể hiện tính khử (stagnic) do đọng nước bề mặt. Calci- Mollic Solonetz (SNmk) là Mollic Solonetz có tầng calcic trong phạm vi 125 cm. 3) Ðơn vị phụ đất mà tầng hoặc tính chất được đưa vào đơn vị đất (mức thứ 2) như là một pha đất (phase), ví dụ: Anthraqui- Stagnic Solonetz là Stagnic Solonetz có liên quan tới đọng nước do tưới (Anthraqui). Rudi- Calcaric Regosols (RGcr) là Calcaric Regosols có sỏi, đá hoặc cuội trong lớp đất mặt hoặc trên mặt đất. 4) Ðơn vị phụ được lập bằng cách thêm đặc tính đã được sử dụng trong mức thứ nhất và thứ 2, ví dụ: Grumi- Eutric Vertisols (VReg) là Eutric Vertisols khi khô có kết cấu hạt lớn trong phần trên 18 cm. Alumi- Humic acrisols là Humic Acrisols bão hoà nhôm 50 % hay hơn ít nhất một phần của tầng B argic trong phạm vi 125 cm. 5) Ðơn vị phụ được tạo bởi nhiều chi tiết của các đặc tính đã sử dụng khi xác định đơn vị đất mức 2, ví dụ: Hyper-Calcaric Cambisols (CMch) là Calcaric Cambisols có chứa vật liệu cacbonat từ 40% trở lên. Umbri - Humic Alisols (ALuu) là Humic Alisols có tầng A umbric Pha đất (phase) giới hạn những yếu tố có liên quan đến bề mặt đất hoặc tính chất dưới đất mặt (subsurface features). Chúng không nhất thiết liên quan tới sự hình thành đất và nhìn chung giao nhau giới hạn của các đơn vị đất khác nhau. Những tính chất đó có thể được hình thành do sử dụng đất. Ở đây có một số pha như: anthraquic (đất do tưới nước đọng bề mặt), duripan (lớp cứng rắn do cát xi măng hoá), fragipan (lớp đất thịt phía dưới gắn lại rất chắc có tỷ trọng lớn), gilgai (đất sét có tiểu địa hình đặc trưng, thường là đất có hệ số giãn nở cao), lithic (được dùng khi trong phạm vi < 50 cm xuất hiện đá tươi), placic (chỉ sự có mặt lớp sắt mỏng, màu từ đen đến đỏ bị xi măng hoá bởi sắt và mangan hay hỗn hợp sắt- hữu cơ), salic, rudic (chỉ diện tích có sỏi, đá, cuội hay đá lộ thiên trong lớp đất mặt), skeletic (lớp đất vật liệu thô với độ dày bé nhất là 25 cm và xuất hiện trong phạm vi 50 cm). Ðể gọi tên đất một cách dễ dàng ta sử dụng bộ khoá phân loại (keys to soil classification) bằng cách: trước hết xây dựng hệ thống danh pháp gọi tên nhóm đất, tiếp theo xây dựng hệ thống danh pháp gọi tên đơn vị đất rồi lựa chọn phương thức đặt tên đơn vị phụ đất, cuối cùng tuỳ theo trường hợp cụ thể mà gắn thêm pha đất. Như vậy cấu tạo tên một đất như sau: tên pha- tên đơn vị phụ- tên đơn vị- tên nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBản chất phương pháp phân loại đất theo FAOUNESCO.pdf
Tài liệu liên quan