Bài 1: Định nghĩa và tổng quan về sinh thái học
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trìđa
dạng sinh học và phát triển tài nguyên cho sự
khai thác bền vững.
Bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho con người
và các loài sinh vật sống tốt hơn.
Sinh thái học giờ đây là cơ sở khoa học, là
phương thức cho chiến lược phát triểnbềnvững
của xã hội con người đang sống trên hành tinh
30 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 1: Định nghĩa và tổng quan về sinh thái học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH THÁI HỌC CƠ BẢN
(BASIC ECOLOGY)
Giáo viên phụ trách: TS. Phạm Đức Toàn
Viện NC Công nghệ Sinh học và Môi trường
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn
Điện thoại: 0918386966
BÀI 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN
VỀ SINH THÁI HỌC
1. Định nghĩa về sinh thái học
Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp: Oikos và logos, oikos là nhà hay nơi ở
và logos là khoa học hay học thuật
Theo nghĩa hẹp thì sinh thái học là khoa học
nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” của sinh vật
Hoặc rộng hơn, sinh thái học là khoa học nghiên
cứu mối quan hệ giữa sinh vật hoặc một nhóm hay
nhiều nhóm sinh vật với môi trường xung quanh
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về
sự phân bố và sinh sống của những sinh vật
sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật
và môi trường sống của chúng
Các chủ đề mà các nhà sinh thái học quan tâm
như đa dạng sinh học, sự phân bố, sinh khối,
số lượng cá thể, quần thể của các sinh vật,
cũng như sự cạnh tranh giữa chúng bên trong
và giữa các hệ sinh thái
Môi trường sống của một sinh vật hàm chứa:
Tổng hòa các nhân tố vật lý như khí hậu, thời
tiết, tốc độ gió, nhiệt độ, ánh sáng, địa lý được
gọi là ổ sinh thái
Các sinh vật khác sinh sống trong cùng ‘ổ sinh
thái’
Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở
nhiều cấp độ khác nhau từ cá thể và các quần
thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển.
Sinh thái học là môn khoa học đa ngành, nghĩa
là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau.
2. Các khái niệm cơ bản về sinh thái học
2.1 Sinh vật và môi trường
2.1.1 Sinh vật
Sinh vật và môi trường có quan hệ khăng khít với
nhau và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau.
Sinh vật gồm có:
Các nhóm thực vật: thực vật bậc thấp, bậc cao
Vi khuẩn, nấm, địa y
Động vật: có xương sống, không xương sống,
có vú, không có vú
Sự khác nhau giữa động vật và thực vật
Thực vật tổng hợp được chất hữu cơ từ CO2
và H2O bằng năng lượng mặt trời
Động vật chỉ có thể dùng chất hữu cơ có sẵn
lấy từ động vật và thực vật khác
Ngoài ra động vật còn có cơ quan di chuyển,
có hệ thần kinh, các giác quan mà ở thực vật
không có
2.1.2 Môi trường
Môi trường bao gồm tất cả những gì xung
quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và
hữu sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
lên sự sinh sống, phát triển và sinh sản của
sinh vật
Môi trường được chia ra các thành phần như
Thạch quyển – Môi trường đất
Thuỷ quyển – Môi trường nước
Khí quyển – Môi trường không khí
Thạch quyển – Môi trường đất
Thành phần và tính chất của thạch quyển tương
đối ổn định và ảnh hưởng đến sự sống của sinh
vật trên trái đất
Thuỷ quyển – Môi trường nước
Đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm, băng
tuyết, hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai trò duy trì
sự sống và cân bằng khí hậu trên trái đất. Không
có nước không có sự sống
Khí quyển – Môi trường không khí
Đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì
sự sống của sinh vật và quyết định tính chất khí
hậu và thời tiết trái đất
Về mặt sinh học thì tổng hòa thạch quyển, thủy
quyển và khí quyển được gọi là môi trường sinh
quyển
Sinh quyển bao gồm các thành phần hữu sinh và
thành phần vô sinh có quan hệ chặt chẽ và tương
tác phức tạp với nhau
Nhân tố vô sinh
Bao gồm tất cả các nhân tố không phải sự
sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể
sinh vật như khí hậu, nhiệt độ, không khí, độ
ẩm, ánh sáng, tốc độ gió, hướng gió, các nhân
tố về thổ dưỡng, thuỷ văn, khí tượng, lưu tốc
dòng chảy.
Nhân tố hữu sinh
Bao gồm các sinh vật và mọi tác động của
chúng lên cơ thể sinh vật. Và yếu tố con người
bao gồm mọi tác động trực tiếp của con người
lên cơ thể sinh vật
Sự ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh lên
đời sống sinh vật ở nhiều mức độ khác nhau
Các cá thể sống ở tự nhiên trong cùng một
điều kiện, nơi sinh sống có thể có những kiểu
quan hệ với nhau tuỳ theo mức độ mà có
những cách gọi khác nhau:
Cạnh tranh
Cộng sinh
Ký sinh
Vật ăn thịt và con mồi
2.2 Quần thể sinh vật
Tập hợp tất cả các cá thể của cùng một loài
và cùng sống chung trong một nơi gọi là quần
thể sinh vật.
Quần thể là một nhóm cá thể của một loài,
khác nhau về kích thước, độ tuổi, giới tính…
phân bổ trong vùng phân bổ của loài, chúng
tự giao phối với nhau để tạo nên cá thể mới.
Đặc trưng của quần thể sinh vật
Mỗi quần thể có sự phân bổ theo không gian
những cá thể của nó
Mỗi quần thể đều có cấu trúc về thành phần
tuổi, về tỷ lệ giới tính riêng
Mỗi quần thể có đặc trưng riêng về tốc độ tăng
trưởng, về kích thước hay số lượng và sự biến
động về số lượng cá thể theo thời gian
Một đặc trưng nữa của quần thể là sự biến
động số lượng cá thể theo mùa và theo thời
gian nhiều năm
Tồn tại và phát triển trong các điều kiện môi
trường nhất định
2.3 Quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là tổ hợp quần thể của ít nhất
hai loài phân bổ trong một nơi sinh sống nhất
định
Các đặc trưng của quần xã sinh vật
Cấu trúc thành phần loài và số lượng cá thể
của từng loài
Cấu trúc về không gian tức là sự phân bổ theo
không gian của các sinh vật trong
quần xã
Cấu trúc về dung lượng
Theo thời gian các quần xã đều có sự biến đổi
2.4 Hệ sinh thái
Mỗi quần xã sinh vật, nó bao gồm nhiều quần
thể sinh vật cùng với khu vực sống của quần
xã thường tạo thành một hệ thống tương đối
ổn định và hoàn chỉnh được gọi là hệ sinh thái
Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật + môi trường
Các hệ sinh thái được xếp vào 3 nhóm
Nhóm hệ sinh thái trên cạn
- hệ sinh thái rừng,
- hệ sinh thái ruộng lúa v.v...
Nhóm hệ sinh thái nước ngọt
- hệ sinh thái ao, hồ, kênh mương,
- sông, suối, các cửa sông v.v...
Nhóm hệ sinh thái nước mặn
- hệ sinh thái biển,
- hệ sinh thái gần bờ, xa bờ v.v...
Cấu trúc hệ sinh thái:
Mỗi một hệ sinh thái bao giờ cũng có 2 bộ phận
cấu thành đó là
thành phần sống hay gọi là giới hữu sinh
- sinh vật như thực vật,
- động vật,
- vi sinh vật
và thành phần vô sinh
- các yếu tố thời tiết, khí hậu, ánh sáng
- đất đai, thổ nhưỡng
Thành phần sống hay giới hữu sinh gồm có
Sinh vật sản xuất
Sinh vật tiêu thụ
Ví dụ:
Loài ăn cỏ – vật tiêu thụ bậc 1: là sinh vật
chỉ ăn cây cỏ
Loài ăn thịt – vật tiêu thụ bậc 2, 3, ...n là
sinh vật tiêu thụ chỉ ăn các loài động vật
Loài ăn tạp – vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2,
3, …n là loài ăn cả cây cỏ và động vật
Vật phân huỷ
các vsv phân hủy xác thực vật, động vật
Thành phần vô sinh
Các yếu tố hóa học bao gồm các hợp chất vô
cơ và hữu cơ
Các yếu tố vật lý bao gồm nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm, gió … tham gia vào vòng tuần hoàn
vật chất.
3. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học
Nghiên cứu tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật
và môi trường:
Đơn vị: Nguyên tử - Phân tử - Tế bào - Mô -
Cơ quan - Cá thể - Quần thể -Quần xã - Hệ
sinh thái
Đối tượng: Cá thể, Quần thể, Quần xã, Hệ
sinh thái.
Các nghiên cứu của sinh thái học
Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường
ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật và sự
thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh
khác nhau
Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan
đến các chu kỳ ngày đêm và các chu kỳ địa lý của
quả đất và sự thích ứng của các sinh vật
N/c điều kiện hình thành quần thể, những đặc
điểm cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quần
thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản,
tử vong…) giữa quần thể với môi trường thể hiện
trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.
Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã,
mối quan hệ giữa trong nội bộ quần thể khác nhau,
quá trình biến đổi của các quần xã theo không gian và
thời gian qua các loại hình diễn thế (succession).
Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh, thể hiện
trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng
và sự hình thành những hình tháp sinh thái về số
lượng và năng lượng.
Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh
vật, tham gia vào chu trình sinh địa hoá trong thiên
nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh
thái để nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ
sinh thái khác nhau.
Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những vùng
địa lý sinh vật lớn trên trái đất, cung cấp những hiểu
biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.
Ứng dụng các kiến thức về sinh thái học vào việc tìm
hiểu tài nguyên thiên nhiên, phân tích những sai lầm
của con người trong việc sử dụng lãng phí tài
nguyên, làm ô nhiễm môi trường và những hậu quả
tai hại; từ đó đề ra các biện pháp phục hồi tài nguyên
sinh vật, bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho sản xuất, sinh hoạt, thẩm mĩ, nghỉ ngơi…và
giữ cân bằng sinh thái.
Thông qua các kiến thức về sinh thái học đóng góp
tích cực vào công việc giáo dục dân số
4. Mối quan hệ giữa sinh thái học với các
lĩnh vực khác
Sinh thái học là môn khoa học cơ bản trong
sinh vật học, nó cung cấp những nguyên tắc,
khái niệm cho việc nghiên cứu sinh thái học
các nhóm ngành phân loại riêng lẻ như sinh
thái học động vật, sinh thái học thực vật
Sinh thái học có liên hệ chặt chẽ với các lĩnh
vực khác như thổ nhưỡng, khí tượng và địa lý
tự nhiên, vì sinh thái học sử dụng kiến thức
và kết quả nghiên cứu về khí hậu, đất đai
5. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học
Phương pháp nghiên cứu của sinh thái học gồm
Nghiên cứu thực địa (hay ngoài trời) là những
quan sát, ghi chép, đo đạc, thu mẫu
Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành
trong phòng thí nghiệm hay bán tự nhiên
Và phương pháp mô phỏng: Tất cả những
kết quả của 2 phương pháp nghiên cứu trên
là cơ sở cho phương pháp mô phỏng hay
mô hình hoá, dựa trên công cụ là toán học
và thông tin được xử lý
6. Ý nghĩa của sinh thái học
Cũng như các khoa học khác, những kiến
thức của sinh thái học đã và đang đóng góp
to lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả
hai khía cạnh lý luận và thực tiễn
Cùng với các lĩnh vực khác trong sinh học,
sinh thái học giúp chúng ta ngày càng hiểu
biết sâu sắc về bản chất của sự sống trong
mối tương tác với các yếu tố của môi trường,
cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm
cuộc sống và sự tiến hoá của con người
Trong cuộc sống, sinh thái học đã có những
thành tựu to lớn được con người ứng dụng vào
những lĩnh vực như:
Nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng
trên cơ sở cải tạo các điều kiện sống của
chúng.
Hạn chế và tiêu diệt các dịch hại, bảo vệ đời
sống cho vật nuôi, cây trồng và đời sống của
cả con người.
Thuần hoá và di giống các loài sinh vật.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa
dạng sinh học và phát triển tài nguyên cho sự
khai thác bền vững.
Bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho con người
và các loài sinh vật sống tốt hơn.
Sinh thái học giờ đây là cơ sở khoa học, là
phương thức cho chiến lược phát triển bền vững
của xã hội con người đang sống trên hành tinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_thai_hoc_bai_1_9873.pdf