Bài thuyết trình Sự phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao trong mối quan hệ với doanh nghiệp

Tăng cường thăm các trường phổ thông; mời học sinh và phụ huynh học sinh đến thăm quan trường; tổ chức các hoạt động cùng với các trường phổ thông (VD: tổ chức cuộc thi robot nhỏ, buổi nói chuyện với học sinh tại các trường phổ thông)

ppt37 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Sự phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao trong mối quan hệ với doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao trong mối quan hệ với doanh nghiệp Junichi Mori Chuyên gia về cộng tác doanh nghiệp – trường học Dự án HaUI-JICA về phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Tháng 7/2012 The Project for Human Resource Development of Technicians at Hanoi University of Industry HaUI-JICA Project for Industrial Human Resources Development Nội dung Tổng quan về cung – cầu của nguồn nhân lực kỹ thuật Tổng quan về Dự án HaUI-JICA về Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Những điển hình về xây dựng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Đề xuất cho việc phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo nghề với các doanh nghiệp 2 Tổng quan về cung – cầu của nguồn nhân lực kỹ thuật Cung và cầu của nguồn nhân lực kỹ thuật Người thiết kế sản phẩm / Kỹ sư: Nhu cầu đang dần tăng lên nhưng không lớn, ngoài ra nguồn cung sinh viên tốt nghiệp đại học có thể vượt quá cầu. Kỹ sư sản xuất, Kỹ thuật viên, Trưởng dây chuyền sản xuất: Trình độ công nghiệp hóa tăng thì nhu cầu cũng tăng theo. Trong khi đó các khóa đào tạo nghề là nguồn cung kỹ thuật viên cơ bản ngày càng ít sinh viên theo học. Người vận hành dây chuyền sản xuất: Đầu tư trong và ngoài nước tăng nên nhu cầu ngày càng cao. Đã tạo dựng được danh tiếng nhưng ngày càng khó đảm bảo số lượng nhân lực thích hợp. 4 Product Designer/Engineers Production Engineers / Technicians Production Line Leaders Production Line Operators Việt Nam có tiềm năng cung cấp được nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, nhưng khoảng cách ngày càng tăng giữa cung và cầu là rất đáng lo ngại. Nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật: Quan điểm của các doanh nghiệp Nhật Bản Nhìn chung, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể nhận thấy nguồn cung nhân lực được cải thiện đôi chút nhưng việc tuyển được các cán bộ quản lý cấp trung vẫn rất khó khăn, vì còn khó khăn hơn nhiều khi tuyển công nhân (có thể bao gồm kỹ thuật viên). Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp tiến hành năm 2011, 83,3% doanh nghiệp nói rằng việc tăng lương quá nhanh là một thử thách lớn với họ. Tỉ lệ nhảy việc cũng đang tăng. 5 Source: JETRO (2004-20012) “Japanese affiliated manufacturers in Asia”. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ĐHCNHN: Thái độ và khả năng làm việc Điểm mạnh Tuân thủ nội quy công ty và hướng dẫn của cấp trên. Khả năng học công nghệ mới nhanh. Điểm yếu Khả năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo chưa tốt. Kỹ năng giải quyết vấn đề chưa tốt. Việc thực hiện 5S chưa tốt. Chưa biết cách báo cáo và tham khảo ý kiến khi cần. 6 Dự án HaUI-JICA (2012) Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ĐHCNHN: Ngành cơ khí Điểm mạnh Nhanh chóng nắm bắt được việc vận hành máy mới. Học CAD nhanh. Điểm yếu Không biết về bản vẽ kỹ thuật ở phương pháp góc chiếu thứ ba. Thiếu kiến thức về an toàn lao động. Nhận thức kém về độ chính xác cao trong gia công và dung sai. 7 Dự án HaUI-JICA (2012) Tổng quan về Dự án HaUI-JICA về Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Tổng quan về Đại học Công nghiệp Hà Nội ĐHCNHN thuộc Bộ Công thương và có lịch sử hơn 110 năm từ năm 1898. Trường được thành lập trên cơ sở sát nhập trường nghề Hà Nội và trường nghề Hải Phòng. Năm 1999 trường thành trường cao đẳng và năm 2005 thành trường đại học. ĐHCNHN có 2 cơ sở ở Hà Nội (mỗi cơ sở rộng 5ha) và 1 cơ sở ở Hà Nam (rộng 38,5ha). Hiện nay trường có khoảng 60.000 sinh viên, trong đó hơn 30.000 là sinh viên đại học và cao đẳng chính quy. Hằng năm, trường cung cấp cho thị trường lao động khoảng 10.000 – 15.000 sinh viên chất lượng cao. Trường có khoảng 1.400 giáo viên và 300 nhân viên. 9 Các ngành đào tạo của ĐHCNHN Mô hình đào tạo của ĐHCNHN Tích cực tham gia các kỳ thi quốc gia và quốc tế ĐHCNHN đã tham gia cuộc thi Robocon trong 10 năm qua. Trường đã 1 lần vô địch và 3 lần đạt á quân. ĐHCNHN đã liên tục cử sinh viên đi tham gia kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới. Sinh viên của trường đã giành 4 huy chương vàng của kỳ thi tay nghề ASEAN (1 sinh viên khoa Cơ khí và 3 sinh viên khoa Điện tử). Hỗ trợ kỹ thuật lần thứ nhất của JICA Dự án HIC-JICA (2000-2005) Mục tiêu : Tham khảo các chương trình đào tạo nghề tại Nhật Bản để thiết lập các khóa trung cấp nghề về gia công cơ khí, điều khiển điện và gia công kim loại tấm. Đầu vào: Các chuyên gia dài hạn và ngắn hạn; các trang thiết bị đào tạo như máy phay, máy tiện, trung tâm gia công, và nhiều thiết bị khác cho đào tạo điều khiển điện và gia công kim loại tấm Kết quả: Các khóa học của Dự án HIC-JICA đã được tiếp tục tại Trung tâm Việt Nhật. Nhiều sinh viên của Trung tâm Việt Nhật sau khi tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản và tạo dựng được uy tín tốt. Hỗ trợ kỹ thuật lần thứ hai của JICA Dự án HaUI-JICA (2010-2013) Mục tiêu : Hỗ trợ ĐHCNHN xây dựng hệ thống quản lý để nâng cao các chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Đầu vào: Các chuyên gia dài hạn và ngắn hạn; các trang thiết bị đào tạo như dụng cụ cho khóa bảo dưỡng, phụ tùng cho các thiết bị mô phỏng, trung tâm gia công, v.v. Các đầu ra: (i) xây dựng và triển khai các khóa học và chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp; (ii) triển khai thí điểm hệ thống đánh giá kỹ năng; và (iii) xây dựng hệ thống hỗ trợ việc làm. ĐHCNHN đang xây dựng hệ thống quản lý đào tạo theo chu trình với hai Dự án của JICA 15 Plan Do Check Action Pha 2 của Dự án Pha 2 của Dự án Chu trình 1: Tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp Chu trình 2: Lựa chọn lĩnh vực đào tạo Chu trình 3: Xây dựng khung chương trình đào tạo Chu trình 4: Chuẩn bị triển khai chương trình đào tạo Chu trình 6: Tổ chức đánh giá về các chương trình đào tạo Chu trình 7: Dự thảo và triển khai kế hoạch hành động Pha 1 của Dự án Đầu ra 1: Quản lý chu trình đào tạo Khảo sát nhu cầu doanh nghiệp Chúng tôi đã đi thăm 97 doanh nghiệp trong năm 2010, 68 trong năm 2011 và 23 doanh nghiệp tính đến tháng 3 năm 2012. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức một cuộc khảo sát chuyên sâu về đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên của ĐHCNHN ở 32 doanh nghiệp trong năm 2010. Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, chúng tôi đã lến các kế hoạch hành động. Hầu hết các hoạt động đã hoàn thành hoặc đang tiến hành của chúng tôi hiện nay được dựa trên các kế hoạch hành động này. Trong năm 2012, ĐHCNHN hoàn toàn chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc khảo sát nhu cầu doanh nghiệp nữa. Đầu ra 1: Quản lý chu trình đào tạo Việc triển khai 5S ở ĐHCNHN 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng) đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Đây là công cụ hữu ích để cải thiện năng suất lao động và môi trường làm việc. ĐHCNHN đã thành lập Ủy ban 5S và chọn 4 xưởng làm thí điểm trong năm 2010. ĐHCNHN bắt đầu tổ chức ngày 5S hàng tháng và mở rộng hoạt động 5S ra toàn trường từ năm 2011. ĐHCNHN tổ chức 3 lần hoạt động “Tuần 5S” vào tháng 4, tháng 10 năm 2011 và tháng 4 năm 2012. Hoạt động này đã mời khách từ các doanh nghiệp và các trường. Hội sinh viên cũng đã tích cực, chủ động tham gia. ĐHCNHN sẽ cố gắng giới thiệu về 5S cho các trường khác thông qua các hội thảo. Đầu ra 1: Quản lý chu trình đào tạo Cải tiến môn Vẽ kỹ thuật 18 Trong khảo sát nhu cầu doanh nghiệp năm 2010, chúng tôi phát hiện ra rằng có một khoảng cách giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản khi đánh giá khả năng đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật. Phỏng vấn sâu một số doanh nghiệp, chúng tôi thấy phần kiến thức còn thiếu là về phương pháp góc chiếu thứ ba. . Trung tâm Việt Nhật, Trung tâm Cơ khí và Khoa Cơ khí hiện đang sửa chương trình và tài liệu giảng dạy, đưa thêm nội dung về góc chiếu thứ ba. Đầu ra 1: Quản lý chu trình đào tạo Khóa đào tạo ngắn hạn về Bảo dưỡng máy 19 Kết quả khảo sát nhu cầu doanh nghiệp năm 2010 chỉ ra nhu cầu đào tạo cơ bản về bảo dưỡng máy móc . Chúng tôi đã xây dựng chương trình vào giáo trình dựa trên ý kiến của các doanh nghiệp. 2 giáo viên của trường đã được đào tạo về hiệu chỉnh độ chính xác của máy tại công ty Etsuki, công ty chiếm thị phần lớn nhất ở Nhật về máy phay. Chúng tôi đã tổ chức 4 khóa học vào tháng 3, 4/2012 cho các nhân viên bảo dưỡng mới của các doanh nghiệp. Khóa đào tạo ngắn hạn về bảo dưỡng cơ khí và điện cơ bản cho các máy vạn năng 20 Bảo dưỡng cơ khí Bảo dưỡng phòng ngừa Vẽ kỹ thuật Chi tiết máy Tìm lỗi và hiệu chỉnh độ chính xác 5. Quản lý dầu bôi trơn Bảo dưỡng điện An toàn điện Đo lường điện Khí cụ điện Máy điện Cảm biến Hệ thống khí nén Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện của các máy vạn năng 76 người từ 17 doanh nghiệp đã tham gia trong 4 khóa học Các công ty: Honda Vietnam, Vietnam Stanley Electric, Brother Industries ( Vietnam) , PENTAX Vietnam, Asahi Intecc Hanoi, EBA Machinery, EDH, Fujikin Vietnam, Tohoku Pioneer Vietnam, Muto Technology Hanoi, Nissei Technology Vietnam, Canon Vietnam, Cosmos Industrial , Thang Long Industrial Park Corporation , Toho Vietnam, CNC Vina, Tien Phat. 21 Kết quả khảo sát nhu cầu doanh nghiệp năm 2010 chỉ ra nhu cầu đào tạo về quản lý chất lượng Nhóm giáo viên chịu trách nhiệm đang xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo Chúng tôi dự kiến tổ chức khóa học ngắn hạn về 7 công cụ quản lý chất lượng cho sinh viên vào tháng 10/2012. Đầu ra 1: Quản lý chu trình đào tạo K hóa học ngắn hạn về Quản lý chất lượng Đầu ra 2: Xây dựng hệ thống thí điểm đánh giá kỹ năng trên máy trung tâm gia công Chính phủ đã có một vài chính sách để cải tiến hệ thống đánh giá kỹ năng ở Việt Nam. Với hướng dẫn của Bộ Công thương và TCDN, ĐHCNHN đã chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn nghề CNC và đang xây dựng đánh giá kỹ năng trên trung tâm gia công. ĐHCNHN dự kiến tổ chức thí điểm đánh giá kỹ năng cho sinh viên vào tháng 8/2012. Trong tương lai gần, trường sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá kỹ năng quốc gia và sẽ mời các doanh nghiệp tham gia. 22 Đầu ra 3: Xây dựng Hệ thống hỗ trợ việc làm Giúp sinh viên tìm được việc làm phù hợp và doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp ĐHCNHN thành lập Ủy ban hỗ trợ việc làm vào tháng 6/2011. Cải tiến chương trình thực tập Cùng với doanh nghiệp cải tiến nội dung chương trình thực tập; Yêu cầu sinh viên làm báo cáo và triển khai việc giám sát thực tập. Thí điểm tư vấn hướng nghiệp Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên đầu khóa, trước và sau khi đi thực tập. Đi thăm quan doanh nghiệp Là cơ hội cho sinh viên tìm hiểu về thái độ làm việc chuyên nghiệp và các kiến thức, kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Buổi nói chuyện của cựu sinh viên Là cơ hội để biết các cựu sinh viên làm những công việc gì và họ nghĩ sao về công việc của mình. Khảo sát tình hình việc làm Tìm hiểu tỉ lệ có việc của sinh viên và biết sinh viên làm ở những doanh nghiệp nào. 23 Những điển hình về xây dựng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Các loại hình hợp tác và các yêu cầu Loại hình Yêu cầu Các trường đào tạo nghề Doanh nghiệp Tuyển dụng Giới thiệu sinh viên phù hợp (Giáo viên nên có quan hệ tốt với sinh viên thông qua việc tư vấn hướng nghiệp và các hoạt động khác); Tổ chức Ngày hội việc làm. Cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí cần tuyển dụng (mô tả công việc, điều kiện, v.v.) Thực tập Giới thiệu sinh viên phù hợp; Nội dung chương trình thực tập rõ ràng; Bảo hiểm tai nạn; Tư vấn sinh viên trước và sau khi thực tập; Các chuyến thăm giám sát thực tập tại doanh nghiệp. Cung cấp chương trình thích hợp; môi trường làm việc an toàn; giao người phụ trách giám sát; hệ thống đánh giá; cung cấp các thông tin về khả năng tuyển dụng. Các khóa đào tạo ngắn hạn Giảng viên đạt yêu cầu; trang thiết bị và tài liệu đào tạo phù hợp; Hệ thống đánh giá. Yêu cầu cụ thể về nội dung khóa học; xem xét cẩn thận chương trình đào tạo; lựa chọn học viên phù hợp; hợp tác cho quá trình đánh giá khóa học. Cộng tác đào tạo Có số sinh viên phù hợp; giảng viên đạt yêu cầu; trang thiết bị và tài liệu đào tạo phù hợp; Hệ thống đánh giá. Chuyên gia nội bộ để chuyển giao công nghệ; cung cấp các trang thiết bị và tài liệu đào tạo cần thiết. Hợp tác nghiên cứu Có sinh viên và giảng viên đạt yêu cầu; trang thiết bị nghiên cứu phù hợp; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cung cấp đề tài nghiên cứu; Giao người chịu trách nhiệm; Cung cấp trang thiết bị hoặc vật tư cần thiết cho nghiên cứu. 25 Thực trạng quan hệ hợp tác giữa ĐHCNHN và các doanh nghiệpd Các lựa chọn chính Ổn định: Tuyển dụng Được cải thiện: Thực tập Đang tăng: khóa học ngắn hạn. Định hướng tương lai Muốn tăng cường: (i) các khóa học ngắn hạn cho doanh nghiệp; (ii) hợp tác nghiên cứu liên quan đến các đề tài tốt nghiệp của sinh viên. 26 Quan hệ hợp tác với doanh nghiệp: Cộng tác đào tạo Toyota Motors Việt Nam (TMV) TMV có nhà máy ở Vĩnh Phúc và các đại lý cùng với trung tâm dịch vụ trên toàn quốc. Chương trình đào tạo của Toyota về sơn và sửa chữa thân vỏ (T-TEP) đã bắt đầu ở ĐHCNHN từ năm 2006 vớ sợ hỗ trợ kỹ thuật của công ty. Chương trình này nhằm tăng số thợ cơ khí ô tô làm việc tại các trung tâm dịch vụ. Chương trình bắt đầu tuyển sinh từ 2007. Chương trình T-TEP là khóa đào tạo thực hành 6 tháng cho những sinh viên đã tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô. Chương trình đã đào tạo được 297 kỹ thuật viên sau 6 khóa trong vòng 6 năm. Các kỹ thuật viên này đang làm việc tại các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng của Toyota và các công ty khác. ĐHCNHN cũng hợp tác với TMV để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng hơn cho các nhà máy. TMV đã cung cấp khóa đào tạo 2 ngày về Vòng tròn quản lý chất lượng cho 20 giáo viên của trường trong tháng 12 năm 2010 và tháng 1 năm 2011. Các giáo viến này sẽ xây dựng khóa học ngắn hạn về Quản lý chất lượng và sẽ tổ chức tại trường vào tháng 10 năm 2012. Quan hệ hợp tác với DN: Đào tạo cho giáo viên và sinh viên ĐHCNHN Học viện sản xuất Panasonic Học viện sản xuất Panasonic (PIM) cung cấp chương trình đào tạo cho các trưởng nhóm hoặc các nhân viên cấp cao cho các công ty thuộc tập đoàn Panasonic tại Việt Nam. Khóa học bao gồm các nội dung về thái độ làm việc chuyên nghiệp, quản lý chất lượng, IE và lắp ráp bản mạch điện. PIM mở rộng khóa học này cho nhân viên của các nhà cung cấp hoặc giáo viên và sinh viên của các đơn vị đào tạo nghề. Học viên đã tiếp nhận 2 giáo viên của ĐHCNHN đến học vào tháng 8-9/2012, và 21 sinh viên của Trung tâm Việt Nhật và Khoa Điện tử trong 3 khóa học từ 12/2011 đến 8/2012. PIM cũng giúp ĐHCNHN triển khai hoạt động 5S bằng cách cử nhân viên đến hoạt động tuần 5S của trường với tư cách đánh giá viên hoặc phát biểu/giảng bài. Quan hệ hợp tác với DN: Phối hợp tổ chức hội thảo Tập đoàn EBARA Tập đoàn EBARA là nhà sản xuất bơm và máy nén khí hàng đầu Nhật Bản hiện đang tổ chức đào tạo ở các nước đang phát triển để đóng góp cho các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vào tháng 9/2011, các chuyên gia của EBARA đã tổ chức hội thảo 1 ngày về cách vận hành và bảo dưỡng bơm, gồm các nội dung: cấu trúc cơ bản của bơm, phân tích sai lỗi và bảo dưỡng phòng ngừa. Khoảng 100 giáo viên và sinh viên của trường đã tham dự hội thảo. Đặc biệt, nội dung hội thảo còn hữu ích cho các thành viên nhóm công tác trong việc xây dựng khóa đào tạo ngắn hạn về bảo dưỡng. EBARA và ĐHCNHN dự kiến tổ chức hội thảo thứ hai về “Chẩn đoán sai lỗi của máy bơm: Các phương pháp phân tích độ rung và tiếng ồn mới” vào tháng 9/2012. Quan hệ hợp tác với DN: Thực tập để tuyển dụng Công ty TNHH Toho Việt Nam Toho Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất khuôn nhựa hàng đầu Nhật Bản. Họ có nhà máy sản xuất ở Khu công nghiệp Thăng Long và cung cấp khuôn nhựa cho các khách hàng như Canon, Brother và Honda. Toho thường xuyên tuyển sinh viên của Trung tâm Việt Nhật của ĐHCNHN. Cho đến 2/2012 có 57 sinh viên của Trung tâm/Trường đang làm việc tại bộ phận sản xuất và thiết kế của công ty (Chiếm 48% trong tổng số 120 nhân viên). Hằng năm Toho tiếp nhận 20-30 sinh viên thực tập từ Trung tâm Việt Nhật. Thông qua chương trình thực tập toàn diện với phần đào tạo lý thuyết và hướng dẫn thực hành tại chỗ, các sinh viên được học về thái độ làm việc chuyên nghiệp, các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Còn công ty thì tìm các được ứng viên thích hợp để tuyển dụng. Trung tâm Việt Nhật và Toho đang thảo luận hợp tác hơn nữa để tăng số lượng kỹ thuật viên nữ và cùng nhau xây dựng khóa học về thiết kế khuôn mẫu cơ bản. Quan hệ hợp tác với DN: Thực tập để tuyển dụng Công ty TNHH Takagi Việt Nam Takagi Việt Nam là nhà sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp và khuôn ép nhựa, đóng tại KCN Thăng Long II ở Hưng Yên. Takagi muốn tuyển dụng kỹ sư và kỹ thuật viên cho nhà máy khuôn nhựa sắp hoàn thành của họ. Để chọn được ứng viên phù hợp, họ đã nhận 4 sinh viên thực tập của Trung tâm Việt Nhật, những em quê ở Hưng Yên và vùng lân cận. Họ cung cấp chương trình thực tập hoàn chỉnh gồm phần lý thuyết và thực hành về cách sử dụng dụng cụ đo, vận hành máy vạn năng, vận hành cần trục và hoàn thiện sản phẩm. Họ có kế hoạch tuyển 3 trong số 4 sinh viên thực tập và hy vọng rằng đây sẽ là những nhân viên chủ chốt trong nhà máy mới về khuôn nhựa của họ. Quan hệ hợp tác với DN: Đào tạo theo yêu cầu Công ty TNHH Nagatsu Việt Nam Nagatsu Việt Nam có nhà máy tại KCN Thăng Long I, đây là công ty Nhật chuyên sản xuất chi tiết cho công ty sản xuất máy xây dựng như Komatsu. Họ đã tuyển sinh viên của Trung tâm Việt Nhật. Nagatsu yêu cầu ĐHCNHN hỗ trợ để đào tạo nhân viên mới. Vào 4/2012, một nhóm giảng viên của Trung tâm Việt Nhật và Khoa Cơ khí đã đào tạo cho 2 kỹ thuật viên mới vào nghề của họ với khóa học 60 giờ trong 3 tuần về vận hành cơ bản cho máy trung tâm gia công. Khóa học bao gồm cách sử dụng dụng cụ đo, vẽ kỹ thuật, gá phôi và đồ gá, cài đặt gốc máy, v.v. Nagatsu mong rằng Trung tâm Việt Nhật/ĐHCNHN tiếp tục đào tạo như thế cho nhân viên mới của họ. Quan hệ hợp tác với DN: Đào tạo theo yêu cầu Công ty TNHH Đất hiếm Showa Denko Việt Nam Công ty TNHH Đất hiếm Showa Denko Việt Nam có nhà máy về kim loại đất hiếm ở Hà Nam. Để tăng năng suất, công ty đã yêu cầu Trung tâm Việt Nhật/ ĐHCNHN tổ chức khóa đào tạo về bảo dưỡng điện và cơ khí cho 40 kỹ thuật viên bảo dưỡng của hojk. Khóa đào tạo gồm cả đào tạo tại trường và tại công ty và sẽ được tổ chức trong tháng 7-8/2012. Nguồn: Website của công ty Showa Denko Đề xuất cho việc phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo nghề với các doanh nghiệp Thách thức và các kế hoạch hành động khả thi để phát triển hơn nữa mối quan hệ với doanh nghiệp 35 # Thách thức Giải pháp ĐHCNHN Các cơ quan chức nắng 1 Làm thế nào để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác với doanh nghiệp sau khi kết thúc Dự án Thành lập và triển khai hoạt động của Ban phát triển quan hệ doanh nghiệp và Ủy ban hỗ trợ việc làm. Khuyến khích các hiệp hội doanh ngành nghề và các cơ quan địa phương làm cầu nối cho quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. 2 Làm thế nào để khuyến khích giáo viên chủ động xây dựng quan hệ với doanh nghiệp. Xây dựng cơ khí khuyến khích, khen thưởng đối với các giáo viên tích cực tham gia xây dựng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế khuyến khích quan hệ hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp (VD: hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quỹ về hợp tác nghiên cứu, v.v.) Thách thức và các kế hoạch hành động khả thi để phát triển hơn nữa mối quan hệ với doanh nghiệp (tiếp) 36 # Thách thức Giải pháp ĐHCNHN Các cơ quan chức nắng 3 Làm thế nào để cải tiến chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp Tiếp tục tiến hành khảo sát nhu cầu doanh nghiệp; Học các phương pháp xây dựng chương trình. Cho phép các chương trình đào tạo linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. 4 Làm thế nào để duy trì số sinh viên học nghề. Tăng cường thăm các trường phổ thông; mời học sinh và phụ huynh học sinh đến thăm quan trường; tổ chức các hoạt động cùng với các trường phổ thông (VD: tổ chức cuộc thi robot nhỏ, buổi nói chuyện với học sinh tại các trường phổ thông) Cho phép học liên thông cao đẳng nghề lên đại học; Khuyến khích các hoạt động giữa trường nghề và trường phổ thông; Xây dựng hệ thống để thừa nhận hoặc khen thưởng các công nhân/kỹ thuật viên có tay nghề. Cảm ơn Quý vị vì đã lắng nghe! Liên lạc: e-mail: junmori0707@gmail.com Tel: +84-(0)4-3765-5407 (máy lẻ 103)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_thuyet_trinh_su_phat_trien_nguon_nhan_luc_ky_thuat_trinh.ppt